Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017

Nghiên cứu mô tả cắt ngang lượng clo dư và nhiễm vi

sinh vật trục ống phân phối nước máy TP Rạch Giá, 2017.

Xét nghiệm 162 mẫu nước máy tại 3 vị trí trên 3 mạng

cấp nước.

Kết quả đánh giá chất lượng nước 2016, có 29 mẫu

nước đạt theo QCVN 01:2009/BYT tỷ lệ 55,7%. Tỷ lệ

mẫu đạt chỉ tiêu hóa lý 55,7%, mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh

78,2%.

Kết quả 162 mẫu nước của chi nhánh số 1 và số 2

nhà máy nước TP Rạch Giá, có 52 mẫu đạt chất lượng

QCVN 01:2009/BYT tỷ lệ 32,1%, tỷ lệ đạt chỉ tiêu vi sinh

(72,2%). Có 5 chỉ tiêu: Màu sắc, độ đục, độ cứng, hàm

lượng clorua, hàm lượng sắt đạt tỷ lệ 100%. Chỉ tiêu Clo

dư có đạt thấp 38,9%. Tỷ lệ chất lượng nước đạt tại chi

nhánh cấp nước số 1 là 33,3%, chi nhánh cấp nước số 2 là

30,9%. Hàm lượng Clo dư trung bình chi nhánh cấp nước

số 1 tại mạng cấp 1 là 0,56mg/l, mạng cấp 2 là 0,39mg/l

và mạng cấp 3 là 0,08mg/l. Hàm lượng Clo dư trung bình

chi nhánh cấp nước số2 tại mạng cấp 1 là 0,61mg/l, mạng

cấp 2 là 0,31mg/l và mạng cấp 3 là 0,11mg/l.

Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật chi nhánh cấp nước số 1 tại

mạng cấp 1 là 0, mạng cấp 2 là 3,7% và mạng cấp 3 là

59,3%. Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật chi nhánh cấp nước số 2

tại mạng cấp 1 là 0, mạng cấp 2 là 11,1% và mạng cấp 3 là 70,4%

Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017 trang 1

Trang 1

Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017 trang 2

Trang 2

Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017 trang 3

Trang 3

Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017 trang 4

Trang 4

Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017 trang 5

Trang 5

Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 6520
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017

Thực trạng lượng clo dư và nhiễm vi sinh vật trong hệ thống ống phân phối nước máy tại thành phố Rạch Giá, 2017
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn 111
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÓM TẮT
Nghiên cứu mô tả cắt ngang lượng clo dư và nhiễm vi 
sinh vật trục ống phân phối nước máy TP Rạch Giá, 2017. 
Xét nghiệm 162 mẫu nước máy tại 3 vị trí trên 3 mạng 
cấp nước.
Kết quả đánh giá chất lượng nước 2016, có 29 mẫu 
nước đạt theo QCVN 01:2009/BYT tỷ lệ 55,7%. Tỷ lệ 
mẫu đạt chỉ tiêu hóa lý 55,7%, mẫu đạt chỉ tiêu vi sinh 
78,2%.
Kết quả 162 mẫu nước của chi nhánh số 1 và số 2 
nhà máy nước TP Rạch Giá, có 52 mẫu đạt chất lượng 
QCVN 01:2009/BYT tỷ lệ 32,1%, tỷ lệ đạt chỉ tiêu vi sinh 
(72,2%). Có 5 chỉ tiêu: Màu sắc, độ đục, độ cứng, hàm 
lượng clorua, hàm lượng sắt đạt tỷ lệ 100%. Chỉ tiêu Clo 
dư có đạt thấp 38,9%. Tỷ lệ chất lượng nước đạt tại chi 
nhánh cấp nước số 1 là 33,3%, chi nhánh cấp nước số 2 là 
30,9%. Hàm lượng Clo dư trung bình chi nhánh cấp nước 
số 1 tại mạng cấp 1 là 0,56mg/l, mạng cấp 2 là 0,39mg/l 
và mạng cấp 3 là 0,08mg/l. Hàm lượng Clo dư trung bình 
chi nhánh cấp nước số2 tại mạng cấp 1 là 0,61mg/l, mạng 
cấp 2 là 0,31mg/l và mạng cấp 3 là 0,11mg/l.
Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật chi nhánh cấp nước số 1 tại 
mạng cấp 1 là 0, mạng cấp 2 là 3,7% và mạng cấp 3 là 
59,3%. Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật chi nhánh cấp nước số 2 
tại mạng cấp 1 là 0, mạng cấp 2 là 11,1% và mạng cấp 3 
là 70,4%.
Từ khóa: Lượng clo dư, nhiễm vi sinh vật, nước máy, 
TP Rạch Giá
ABSTRACT:
The study on residual chlorine and microbial 
contamination in water distribution pipe at Rach Gia City, 
2017. 162 samples of tap water in three locations on three 
water supply network.were tested.
Results of water quality assessment in 2016, 29 
samples of water reached QCVN 01: 2009 / BYT rate of 
55.7% and the microbiological target of 78.2%.
Results of 162 water samples of branches 1 and 2 of 
water supply Rach Gia, 52 samples reached QCVN 01: 
2009/BYT rate of 32.1%, rate of microorganism (72.2%). 
There are five indicators: color, turbidity, hardness, 
chloride content, iron content of 100%. The residual 
chlorine index reached a lower 38.9%. The water quality 
ratio reached at the water supply branch no. 1 is 33.3%, 
the water supply branch no.2 is 30.9%. The average 
chlorine content of the 1st water supply in the 1st level is 
0.56mg / l, the second level is 0.39mg / l and at the end 
user is 0.08mg / l.
The rate of microorganism infection in water supply 
branch No.1 in primary level is 0, second level is 3.7% 
and level 3 is 59.3%, and in water supply branch No 2 in 
primary level is 0, secondary level is 11.1% and level 3 is 
70.4%.
Keywords: Residual chlorine, microbial 
contamination, tap water, Rach Gia City.
 is 3.7% and 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nguồn nước bị nhiễm vi sinh vật đang là vấn đề lớn 
trong cấp nước ăn uống, nước sinh hoạt kể cả các nguồn 
nước máy. Kết quả giám sát chất lượng nước máy tại TP 
Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang cho thấy chất lượng nước cấp 
không đạt về vi sinh 39,1% do nhiễm Colifom tổng số và 
Escherichia coli (E.coli), có thể do tình trạng khử trùng 
nước cấp tại nguồn hoặc tái nhiễm vi sinh vật trong hệ 
thống phân phối nước sạch và cũng có thể do chất lượng 
hệ thống phân phối nước chưa bảo đảm. Theo báo cáo của 
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Kiên Giang trong năm 2015 
trên toàn tỉnh có 6690 người mắc bệnh tiêu chảy liên quan 
THỰC TRẠNG LƯỢNG CLO DƯ VÀ NHIỄM VI SINH VẬT TRONG 
HỆ THỐNG ỐNG PHÂN PHỐI NƯỚC MÁY TẠI THÀNH PHỐ 
RẠCH GIÁ, 2017
Kiều Lộc Thịnh1, Lưu Văn Đức2 , Phạm Ngọc Châu3 
Ngày nhận bài: 12/08/2017 Ngày phản biện: 18/08/2017 Ngày duyệt đăng: 23/08/2017
1. Trung tâm Y tế dự phòng, Kiên Giang, Tel 0919974093
2. Lớp CK1 Vệ sinh phòng dịch, HVQY
3. Học viện Quân Y
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn112
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
đến nguồn nước cấp, riêng TP Rạch Giá có 808 người bị 
mắc, là một trong những nơi có số người bị mắc bệnh tiêu 
chảy cao nhất trong toàn tỉnh.
Nhà máy nước TP Rạch Giá có công suất trên 50.000m3/
ngày đêm cung cấp cho khoảng 77000 khách hàng trên địa 
bàn.Việc đánh giá chất lượng nước đầu ra đã được nhà máy 
thực hiện theo qui trình. Tuy nhiên vẫn còn xảy ra nhiều 
trường hợp mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước cấp do 
nhà máy cung cấp.Vì vậy việc đánh giá chất lượng nước từ 
đầu nguồn cấp đến cuối nguồn cấp nhằm tìm ra các yếu tố 
ảnh hưởng đến chất lượng nước cấp và đưa ra các giải pháp 
nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại đó làm ảnh hưởng 
đến chất lượng nước cấp giúp cho việc cấp nước trở nên an 
toàn và bền vững là điều rất cần thiết.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đối tượng là nguồn nước của chi nhánh cấp nước số 1 
cho các phường Vĩnh Thanh, Vĩnh Quang, phường Vĩnh 
Thông, chi nhánh cấp nước số 2 cho phường Vĩnh Thanh 
Vân bao gồm Mạng cấp I, cấp 2 và cấp 3.
Phương pháp: Lấy mẫu tổ hợp theo Tiêu chuẩn Việt 
Nam (TCVN 6663-1) vị trí lấy mẫu trên hệ thống phân 
phối đường ống cấp nước của nhà máy thống nhất theo từ 
đầu nguồn cấp đến cuối nguồn cấp, theo tần suất lấy mẫu 
3lần/tháng và thời gian thu thập số liệu 3 tháng.
Đối với mạng ống cấp 1 và cấp 2: 108 mẫu nước lấy 
tại 3 vị trí lấy mẫu đã được thiết kế sẵn theo đường ống 
cấp nước của nhà máy. Vị trí số (1) tương ứng với van lấy 
mẫu số 1; Vị trí số (2) tương ứng với van lấy mẫu số 2; Vị 
trí số (3) tương ứng với van lấy mẫu số 3.
Đối với mạng ống cấp 3 (hộ gia đình): Lấy 54 mẫu tại 
hộ gia đình
Xét nghiệm nước thực hiện tại TTYTDP Kiên Giang, 
với 9 chỉ tiêu: Màu sắc, độ đục, pH, hàm lượng sắt, hàm 
lượng Clorua, độ cứng, hàm lượng clo dư, Coliform tổng 
số và E.coli. Đánh giá chất lượng nước trên hệ thống phân 
phối nước máy theo tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống 
QCVN 01:2009/BYT.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chất lượng nước tại mạng cấp 3 thuộc chi nhánh cấp 
nước số 1 có 13 mẫu nước đạt theo QCVN 01:2009/BYT 
chiếm tỷ lệ 48,1%.
Bảng 3.1 Tỷ lệ chất lượng nước đạt tại mạng cấp 1 - chi nhánh cấp nước số 1.
Chỉ tiêu
Tần suất đạt
QCVN 01:2009
(n=27)
Tỷ lệ 
(%)
Màu sắc 27 100
Độ đục 27 100
pH 27 100
Độ cứng 27 100
Hàm lượng clorua 27 100
Hàm lượng sắt 27 100
Hàm lượng clo dư 13 48,1
Coliform tổng số 27 100
E.coli 27 100
Chỉ tiêu hóa lý 13 48,1
Chỉ tiêu vi sinh 27 100
Chất lượng nước đạt cả chỉ tiêu hóa lý và chỉ vi sinh 13 48,1
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn 113
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 3.2 Tỷ lệ chất lượng nước đạt tại mạng cấp 2 - chi nhánh cấp nước số 1.
Chỉ tiêu
Tần suất đạt
QCVN 01:2009
(n=27)
Tỷ lệ (%)
Màu sắc 27 100
Độ đục 27 100
pH 27 100
Độ cứng 27 100
Hàm lượng clorua 27 100
Hàm lượng sắt 27 100
Hàm lượng clo dư 24 88,9
Coliform tổng số 26 96,3
E.coli 27 100
Chỉ tiêu hóa lý 24 88,9
Chỉ tiêu vi sinh 26 96,3
Chất lượng nước đạt cả chỉ tiêu hóa lý và vi sinh 24 88,9
Bảng 3.3 Tỷ lệ chất lượng nước đạt tại mạng cấp 3 - chi nhánh cấp nước số 1
Chỉ tiêu
Tần suất đạt
QCVN 01:2009
(n=27)
Tỷ lệ (%)
Màu sắc 27 100
Độ đục 27 100
pH 8 29,6
Độ cứng 27 100
Hàm lượng clorua 27 100
Hàm lượng sắt 27 100
Hàm lượng clo dư 8 29,6
Coliform tổng số 11 40,7
E.coli 23 85,2
Chỉ tiêu hóa lý 4 14,8
Chỉ tiêu vi sinh 11 40,7
Chất lượng nước đạt cả chỉ tiêu hóa lý và vi sinh 4 14,8
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn114
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
Biểu đồ 3.1 Biến đổi clo dư và mức nhiễm vi sinh vật nước máy TP Rạch Giá
Chi nhánh cấp nước số 1
Bảng 3.4 Tỷ lệ chất lượng nước đạt chi nhánh cấp nước số 2
Chỉ tiêu
Tần suất đạt
QCVN 01:2009
(n=81)
Tỷ lệ (%)
Màu sắc 81 100
Độ đục 81 100
pH 66 81,5
Độ cứng 81 100
Hàm lượng clorua 81 100
Hàm lượng sắt 81 100
Hàm lượng clo dư 33 40,7
Coliform tổng số 57 70,4
E.coli 71 87,7
Chỉ tiêu hóa lý 30 37,0
Chỉ tiêu vi sinh vật 57 70,4
Chất lượng nước đạt cả chỉ tiêu hóa lý và vi sinh 30 37,0
Chỉ tiêu vi sinh gồm có 2 chỉ tiêu Coliform tổng số 
và E.coli, trong 81 mẫu có 57 mẫu đạt Coliform tổng số 
(70,4%) và có 71 mẫu đạt E.coli (87,7%). Chỉ tiêu vi sinh 
vật có 57 mẫu đạt chiếm tỷ lệ 70,4%.
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn 115
 V
I N
 S
C K
H E C NG 
NG
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Biểu đồ 3.2 Biến đổi clo dư và mức nhiễm vi sinh vật nước máy TP Rạch Giá
Chi nhánh cấp nước số 2
IV. BÀN LUẬN
Mẫu nước có tỷ lệ chỉ tiêu hóa lý đạt có 29/55 mẫu 
chiếm tỷ lệ 55,7%. Chỉ tiêu hóa lý không đạt nguyên 
nhân chủ yếu là do không đạt tiêu chuẩn về độ pH và 
hàm lượng Clo dư. Tỷ lệ hóa lý đạt cao hơn rất nhiều so 
với nghiên cứu của Doãn Ngọc Hải (2014) tại thành phố 
Hà Nội cho thấy trong 26 mẫu nước lấy tại 26 trạm cấp 
nước và 166 mẫu nước được lấy trước đồng hồ tại nhà dân 
tại thành phố Hà Nội tỷ lệ đạt về mặt hóa lý là 3,65% sự 
chênh lệch này có thể do khác nhau về địa điểm, thời gian 
và phương pháp nghiên cứu. Tỷ lệ này tương đồng so với 
nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2016) được thực hiện 
tại tỉnh Tiền Giang đánh giá chất lượng nước tại các trạm 
cấp nước có tỷ lệ đạt chỉ tiêu hóa lý là 58,7%. Tỷ lệ này 
thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh và cộng 
sự (2014). Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông thôn 
và đánh giá các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến 
nguồn nước tại huyện Thạch Hóa, tỉnh Long An cho thấy 
qua khảo sát 120 mẫu nước có 84 mẫu đạt chỉ tiêu hóa lý 
chiếm tỷ lệ 70%.
Mẫu nước có tỷ lệ nhiễm chỉ tiêu vi sinh vật có 13/55 
mẫu chiếm tỷ lệ 21,8%, tỷ lệ mẫu nước nhiễm Coliform 
tổng số và E.coli tương đồng với nhau. Nghiên cứu cho 
thấy tỷ lệ mẫu nước nhiễm vi sinh vật thấp hơn so với 
nghiên cứu của Doãn Ngọc Hải (2014) tại thành phố Hà 
Nội cho thấy trong 26 mẫu nước lấy tại 26 trạm cấp nước 
và 166 mẫu nước được lấy trước đồng hồ tại nhà dân tại 
thành phố Hà Nội tỷ lệ đạt về mặt vi sinh là 56,2%. Tỷ lệ 
này tương đồng so với nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh và 
cộng sự (2014). Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông 
thôn và đánh giá các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng 
đến nguồn nước tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An cho 
thấy qua khảo sát 120 mẫu nước có 26 mẫu không đạt 
chỉ tiêu vi sinh chiếm tỷ lệ 21,7%[12].Tỷ lệ này cao hơn 
nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2016) 
được thực hiện tại tỉnh Tiền Giang đánh giá chất lượng 
nước tại các trạm cấp nước trong 596 mẫu nước có tỷ lệ 
nhiễm chỉ tiêu vi sinh vật là 7,2%. Sự khác biệt này có 
thể do trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng QCVN 
01:2006/BYT để đối chiếu còn trong nghiên cứu trên tác 
giả sử dụng QCVN 02:2009/BYT.
Hàm lượng Clo dư trong nghiên cứu này đạt, với tỷ 
lệ 51,9%.Tỷ lệ đạt cao hơn nhiều so với nghiên cứu của 
Doãn Ngọc Hải tại các các nhà máy, trạm cấp nước trên 
địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014 với 2/26 mẫu đạt tại 
các trạm cấp nước đạt tỷ lệ 7,7% và có 7/162 mẫu tại các 
hộ gia đình chỉ đạt 4,2%. Tỷ lệ này cũng cao hơn so với 
nghiên cứu của Lê Thị Sông Hương và cộng sự nghiên 
cứu điều kiện vệ sinh và chất lượng nước tại các trạm 
cấp nước nông thôn của thành phố Hải Phòng năm 2009-
SỐ 41 - Tháng 11+12/2017
Website: yhoccongdong.vn116
2017JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE
2010. Kết quả cho thấy trong 112 mẫu nước từ các trạm 
cấp nước chỉ có 32/112 mẫu đạt hàm lượng Clo dư chiếm 
tỷ lệ 28,57% [16]. Hàm lượng Clo dư rất cần thiết trong 
quá trình khử trùng nước nếu lượng Clo dư không đạt tiêu 
chuẩn trong mẫu nước sẽ tạo điều kiện cho các loại vi 
khuẩn gây bệnh đường ruột phát triển, tiềm tàng nguy cơ 
gây các bệnh đường ruột như tiêu chảy.
Chỉ tiêu hóa lý trong nghiên cứu có tỷ lệ đạt là 47,5%. 
Nguyên nhân dẫn đến chỉ tiêu hóa lý đạt thấp là do hàm 
lượng Clo dư không đạt rất cao (48,1%). Tỷ lệ đạt cao hơn 
rất nhiều so với nghiên cứu của Doãn Ngọc Hải tại các các 
nhà máy, trạm cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội 
năm 2014 với tỷ lệ đạt chỉ tiêu hóa học là 3,65%[9]. Tỷ lệ 
này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Lê Hoàng Ninh 
và cộng sự (2014). Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt 
nông thôn và đánh giá các yếu tố nguy cơ ô nhiễm ảnh 
hưởng đến nguồn nước tại huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long 
An cho thấy qua khảo sát 120 mẫu nước có 84 mẫu đạt chỉ 
tiêu hóa lý chiếm tỷ lệ 70%. Tỷ lệ này cũng thấp hơn so 
với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng (2016) được thực 
hiện tại tỉnh Tiền Giang đánh giá chất, lượng nước tại các 
trạm cấp nước trong 596 mẫu nước có tỷ lệ đạt chỉ tiêu 
hóa lý là 58,7%.
Chỉ tiêu vi sinh vật trong nghiên cứu có tỷ lệ đạt là 
75,9%.Có sự chênh lệch giữa tỷ lệ nhiễm Coliform tổng 
số (24,1%) và E.coli (6,8%). Tỷ lệ đạt vi sinh vật trong 
nghiên cứu cao hơn so với nghiên cứu của Doãn Ngọc 
Hải (2014) kết quả cho thấy tỷ lệ vi sinh vật đạt 50%. Kết 
quả nghiên cứu với tỷ lệ đạt vi sinh vật cao hơn rất nhiều 
so với nghiên cứu “Đánh giá chất lượng nước uống qua 
chỉ số vi sinh vật tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắc năm 
2007” của Nguyễn Mạnh Hùng và Cộng sự với tỷ lệ đạt 
vi sinh vật tại tại xã Krông Na là 13,4%, tại xã Ea Huar là 
26,7%, và tại xã Ea Noul là 20%. Kết quả này cũng cao 
hơn so với nghiên cứu Vũ Thị Hồ Vân và Nguyễn Thị 
Tuyến (2012) tại Trường đại học Y Hà Nội cho kết quả có 
50% số mẫu đạt tiêu chuẩn về vi sinh vật. 
V. KẾT LUẬN
Tỷ lệ mẫu nước đạt tại chi nhánh cấp nước số 1 là 50%, 
chi nhánh cấp nước số 2 là 33,3%. Trong tổng số 162 mẫu 
nước trên 3 mạng cấp nước chi nhánh số 1 và số 2 của 
nhà máy nước TP Rạch Giá có 77 mẫu đạt chất lượng theo 
QCVN 01: 2009/BYT tỷ lệ 47,5%. Chỉ tiêu hóa lý đạt 47,5%, 
chỉ tiêu vi sinh 75,9%. Chỉ tiêu Clo dư có tỷ lệ đạt 48,1%. 
Hàm lượng Clo dư trung bình tại mạng cấp 1 là 0,55mg/l, 
mạng cấp 2 là 0,38mg/l và mạng cấp 3 là 0,11mg/l, chi 
nhaanhs cấp nước số 2, mạng cấp 1 là 0,60mg/l, mạng cấp 
2 là 0,37mg/l và mạng cấp 3 là 0,09mg/l.
Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật chi nhánh cấp nước số 1 tại 
mạng cấp 1 là 0, mạng cấp 2 là 3,7% và mạng cấp 3 là 
59,3%. Tỷ lệ nhiễm vi sinh vật chi nhánh cấp nước số 1 
tại mạng cấp 1 là 0, mạng cấp 2 là 11,1% và mạng cấp 3 
là 70,4%.
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2014), Báo cáo kết quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia 
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn năm 2013.
2. Đặng Ngọc Chánh, Vũ Trọng Thiện và Nguyễn Xuân Thủy (2008), “Khảo sát chất lượng nước sinh hoạt nông 
thôn và xác định các yếu tố ô nhiễm ảnh hưởng đến nguồn nước sử dụng tại hộ gia đình ở hai tỉnh Long An và Hậu 
Giang”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 12(Số 4), tr. 198 - 204.
3. Đặng Ngọc Chánh, Nguyễn Đỗ Quốc Thống và Nguyễn Trần Bảo Thanh (2014), “Thực hành sử dụng nước 
sinh hoạt, nước ăn uống và nhà tiêu hợp vệ sinh tại hộ gia đình nông thôn khu vực phía Nam, năm 2012 - 2013”, Tạp 
chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 18(Số 6), tr. 111 - 117.
4. Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang (2017), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện SXKD năm 
2016 và phương hướng hoạt động năm 2017.
5. Cục Quản lý môi trường - Bộ Y tế (2012), Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam năm 2011.
6. Nguyễn Thu Ngọc Diệp (2008), “Khảo sát chất lượng một số nhóm thực phẩm về chỉ tiêu vi sinh phòng ngừa 
dịch tiêu chảy cấp năm 2007”, Y học thành phố Hồ Chí Minh, tập 12(Số 4), tr. 291-296.
7. Nguyễn Tiến Dũng (2016), Thực trạng chất lượng nước sinh hoạt nông thôn tại các trạm cấp nước tập trung tại 
tỉnh Tiền Giang và một số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sỹ Y tế công cộng, Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội.
8. Doãn Ngọc Hải và các cộng sự. (2015), “Thực trạng chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt tại các nhà máy, trạm 
cấp nước trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2014”, Tạp chí Y học Dự phòng, Tập số XXV(Số 4 (164)), tr. 184.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_luong_clo_du_va_nhiem_vi_sinh_vat_trong_he_thong.pdf