Thực thi quy định môi trường không khói thuốc tại một số khách sạn, nhà nghỉ tại Hải Phòng và Thái Nguyên năm 2018
Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 140 khách sạn, nhà nghỉ tại Hải Phòng và Thái
Nguyên năm 2018 nhằm mô tả thực trạng thực thi quy định môi trường không khói thuốc tại Hải Phòng
và Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ thực thi hoàn toàn môi trường không khói thuốc tại khu
vực quan sát là thấp: thực thi hoàn toàn cao nhất là phòng họp/hội nghị/hội thảo (48,7%), không thực thi
cao nhất là tiền sảnh/lễ tân và khu vực hành lang/cầu thang (74,3% và 83,6%); khách sạn bốn, năm sao
có mức độ thực thi một phần và hoàn toàn cao hơn 14 lần so với các khách sạn không phân loại sao;
khách sạn ở Hải Phòng có mức độ thực thi một phần và hoàn toàn cao hơn 11,5 lần ở Thái Nguyên. Do
vậy, bên cạnh tập huấn, hướng dẫn, giám sát thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá được tốt
hơn, các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần thanh tra, xử phạt các khách sạn không thực hiện quy định
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực thi quy định môi trường không khói thuốc tại một số khách sạn, nhà nghỉ tại Hải Phòng và Thái Nguyên năm 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 129 (5) - 2020 129 THỰC THI QUY ĐỊNH MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC TẠI MỘT SỐ KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ TẠI HẢI PHÒNG VÀ THÁI NGUYÊN NĂM 2018 Phạm Bích Diệp , Bùi Thanh Hà, Kim Bảo Giang Viện Đào tạo YHDP &YTCC - Trường Đại học Y Hà Nội Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện tại 140 khách sạn, nhà nghỉ tại Hải Phòng và Thái Nguyên năm 2018 nhằm mô tả thực trạng thực thi quy định môi trường không khói thuốc tại Hải Phòng và Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan. Tỷ lệ thực thi hoàn toàn môi trường không khói thuốc tại khu vực quan sát là thấp: thực thi hoàn toàn cao nhất là phòng họp/hội nghị/hội thảo (48,7%), không thực thi cao nhất là tiền sảnh/lễ tân và khu vực hành lang/cầu thang (74,3% và 83,6%); khách sạn bốn, năm sao có mức độ thực thi một phần và hoàn toàn cao hơn 14 lần so với các khách sạn không phân loại sao; khách sạn ở Hải Phòng có mức độ thực thi một phần và hoàn toàn cao hơn 11,5 lần ở Thái Nguyên. Do vậy, bên cạnh tập huấn, hướng dẫn, giám sát thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá được tốt hơn, các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần thanh tra, xử phạt các khách sạn không thực hiện quy định. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Từ khóa: Môi trường không khói thuốc, khách sạn, hút thuốc lá, mức độ thực thi Tác hại của hút thuốc lá (HTL) thụ động và chủ động đã được rất nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh.1,2 Các bệnh liên quan đến thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam.³ Chính phủ đã từng bước ban hành những quy định giúp giảm thiểu tác hại HTL đối với sức khỏe người dân như tham gia vào Công ước Khung về Kiểm soát thuốc lá, có hiệu lực từ ngày 17/3/2005;⁴ Ban hành Luật phòng, chống tác hại thuốc lá, gồm 5 chương, 35 điều có hiệu lực từ ngày 1/5/2013. Một trong những quy định trong luật để hạn chế tác hại của HTL thụ động đến sức khỏe của cộng đồng là tại khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch cần phải có nơi dành riêng cho người hút thuốc trong đó khu vực này phải có hệ thống thông gió riêng.⁵ Sau 5 năm ban hành Luật, việc thực thi quy định trong Luật về HTL tại các khách sạn và các cơ lưu trú như nhà nghỉ, như thế nào? Nghiên cứu về thực hiện quy định môi trường không khói thuốc tại một số khách sạn và nhà nghỉ( KS&NN) là rất cần thiết. Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào công bố kết quả về môi trường không khói thuốc tại KS&NN ở Việt Nam (VN), nên việc đánh giá hình triển khai thực hiện quy định này trong Luật, từ đó cung cấp những khuyến nghị nhằm thực thi Luật tốt hơn. Nghiên cứu này được thực hiện ở Thái Nguyên (TN) - thành phố nhỏ thuộc miền núi và Hải Phòng (HP) - thành phố lớn và là thành phố du lịch ở VN với 2 mục tiêu: Mô tả thực trạng thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá tại một số KS&NN Tác giả liên hệ: Phạm Bích Diệp, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế công cộng - Trường Đại học Y Hà Nội Email: phambichdiep@hmu.edu.vn Ngày nhận: 04/02/2020 Ngày được chấp nhận: 24/04/2020 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 129 (5) - 2020130 ở HP và TN năm 2018. Mô tả một số yếu tố liên quan đến thực hiện quy định môi trường không khói thuốc lá tại một số KS&NN ở HP và TN năm 2018. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 1. Đối tượng KS&NN trên địa bàn 2 thành phố HP và TN đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phương pháp Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, định lượng. Thời gian nghiên cứu: tháng 9/2018 đến tháng 5/2019. Địa điểm nghiên cứu: Thành Phố HP và TN. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu: Phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Tập hợp một danh sách bao gồm 253 KS&NN ở HP và 110 KS&NN ở TN từ không xác định sao đến 5 sao, sau đó chọn mẫu theo giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: Lấy tất cả các KS&NN 3, 4 và 5 sao của thành phố đó (do TN và HP có rất ít các KS&NN từ 4 sao trở lên). Trong giai đoạn này chọn được 35 KS&NN từ 3 đến 5 sao ở HP và 18 KS&NN từ 3 đến 5 sao ở TN. - Giai đoạn 2: Từ danh sách KS&NN không xác định sao và 1,2 sao tại từng địa điểm, lựa chọn ngẫu nhiên đơn 35 KS&NN ở HP và 52 KS&NN ở TN. Áp dụng công thức ước tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả ước lượng một tỷ lệ trên quần thể: n d p(1 p)z12 22= - - a Trong đó: Z1-α/2 là mức độ chính xác của nghiên cứu cần đạt dự kiến 95% = 1,96; p là tỷ lệ KS thực hiện quy định môi trường không khói thuốc lá ở Bali, Indonesia p = 0,15;⁶ d là độ chính xác tuyệt đối (d = 0,07). Cỡ mẫu tối thiểu là 100. Cỡ mẫu được cộng thêm 40% KS&NN không đồng ý tham gia nghiên cứu, do vậy cỡ mẫu cuối cùng là 140 KS&NN. Mỗi thành phố chọn 70 KS&NN. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu Công cụ thu thập số liệu là bảng kiểm quan sát tại 7 vị trí trong KS&NN bao gồm 2 phần: - Phần 1: Thông tin chung về địa điểm của KS&NN, phân loại theo hình thức sở hữu của KS&NN, phân loại theo chất lượng của KS&NN. - Phần 2: Nội dung quan sát: được xây dựng dựa trên “Hướng dẫn xây dựng KS&NN, nhà hàng không khói thuốc lá” của Bộ Y tế phối hợp với Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá ban hành.⁷ Theo đó, quy định yêu cầu: Có biển báo cấm HTL rõ ràng và được treo/ đặt tại những vị trí dễ quan sát tại các địa điểm cấm HTL trong KS&NN như sảnh KS&NN, phòng nghỉ, hành lang, cầu thang, phòng ăn, phòng làm việc, các khu vực trong nhà khác của KS&NN. Có nơi dành riêng cho người hút thuốc với các điều kiện: - Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không HTL. - Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá. - Có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát. - Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Không có hiện tượng mua, bán thuốc lá. Không có việc quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức. Không trưng bày, sử dụng tên, nhãn hiệu, biểu tượng thuốc lá với các sản phẩm, dịch vụ khác. Không có hiện tượng hút thuốc và đầu mẩu thuốc lá tại các địa điểm cấm HTL. Cách đánh giá mức độ thực thi tại từng khu vực trong KS&NN: Đánh giá mức độ thực thi dựa trên “Hướng dẫn xây dựn ... hút 3 4,3 0 0,0 3 2,1 Có hiện tượng quảng cáo tiếp thị, khuyến mại các sản phẩm thuốc lá 0 0 0 0 0 0 Khu vực thang máy n = 45 n = 25 n = 70 Có biển cấm HTL được đặt tại vị trí dễ dàng quan sát 18 40,0 3 12,0 21 30,0 Có đầu mẩu thuốc lá trên gạt tàn thuốc lá, giỏ đựng rác, sàn nhà 6 13,3 1 4,0 7 10,0 Ngửi thấy mùi khói thuốc lá 2 4,4 0 0 2 2,9 Có người đang hút 0 0 0 0 0 0 Có hiện tượng quảng cáo tiếp thị, khuyến mại các sản phẩm thuốc lá 0 0 0 0 0 0 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 129 (5) - 2020134 Bảng 2. Mức độ thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá của KS&NN Nội dung quan sát HP TN Tổng Số lượng % Số lượng % Số lượng % Khu vực tiền sảnh Thực thi hoàn toàn 12 17,1 4 5,7 16 11,4 Thực thi một phần 18 25,7 2 2,9 20 14,3 Không thực thi 40 57,2 64 91,4 104 74,3 Khu vực dành cho người hút thuốc n = 8 n = 1 n = 9 Thực thi hoàn toàn 1 12,5 0 0 1 11,1 Thực thi một phần 2 25 1 100 3 33,3 Không thực thi 5 62,5 0 0 5 55,6 Khu vực phòng họp, hội nghị, hội thảo n = 8 n = 1 n = 9 Thực thi hoàn toàn 13 54,2 6 40,0 19 48,7 Thực thi một phần 5 20,8 1 6,7 6 15,4 Không thực thi 6 25 8 53,3 14 35,9 Khu vực phòng ngủ dành riêng cho người không hút thuốc n = 17 n = 18 n = 35 Thực thi hoàn toàn 0 0 0 0 0 0 Thực thi một phần 10 58,8 0 0 10 28,6 Không thực thi 7 41,2 18 100 25 71,4 Khu vực nhà hàng của KS&NN n = 33 n = 11 n = 44 Thực thi hoàn toàn 14 42,4 2 18,2 16 36,4 Thực thi một phần 6 18,2 1 9,1 7 15,9 Không thực thi 13 39,4 8 72,7 21 47,7 Khu vực hành lang, cầu thang n = 70 n = 70 n = 140 Thực thi hoàn toàn 9 12,9 1 1,4 10 7,1 Thực thi một phần 11 15,7 2 2,9 13 9,3 Không thực thi 50 71,4 67 95,7 117 83,6 Khu vực thang máy n = 45 n = 25 n = 70 Thực thi hoàn toàn 12 26,7 3 12,0 15 21,4 Thực thi một phần 6 13,3 0 0 6 8,6 Không thực thi 27 60,0 22 88,0 49 70,0 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 129 (5) - 2020 135 Nội dung quan sát HP TN Tổng Số lượng % Số lượng % Số lượng %% Toàn khách sạn Thực thi hoàn toàn 0 0 0 0 0 0 Thực thi một phần 10 14,3 1 1,4 11 7,8 Không thực thi 60 85,7 69 98,6 129 92,1 Bảng 2 cho thấy mức độ thực thi hoàn toàn ở từng khu vực của KS&NN rất khác nhau từ 0% đến 48,7%. Mức độ thực thi một phần từ 8,6% đến 33,3%. Khu vực không thực thi chiếm tỷ lệ cao nhất ở khu vực hành lang và cầu thang (83,6%). Tỷ lệ thực thi hoàn toàn tại các khu vực KS&NN ở HP đều cao hơn so với TN. Tuy nhiên, cả HP và TN đều có tỷ lệ thực thi hoàn toàn trong toàn khách sạn là 0%. 3. Một số yếu tố liên quan đến xây dựng môi trường không khói thuốc lá trong KS&NN Bảng 3. Một số yếu tố liên quan đến thực hiện quy định môi trường không khói thuốc lá tại KS&NN Yếu tố liên quan Thực hiện một phần (n, %) Không thực hiện (n, %) Đơn biến Đa biến OR 95%CI aOR 95%CI Phân loại KS&NN Không phân loại sao 3 (3,5%) 84 (96,5%) 1 1 Một/Hai/Ba sao 5 (11,4%) 39 (88,6%) 3,6 0,8 - 15,8 2,7 0,5 - 13,1 Bốn/Năm sao 3 (33,3%) 6 (66,7%) 14,0* 2,3 - 84,9 6,7 0,9 - 47,7 Khu Vực TN 1 (1,4%) 69 (98,6%) 1 1 HP 10 (14,3%) 60 (85,7%) 11,5* 1,4 - 92,5 6,5 0,8 - 56,6 OR: tỷ suất chênh thô, aORL: tỷ suất chênh hiệu chỉnh, 95%CI: khoảng tin cậy, *: p<0,05 Bảng 3 cho thấy kết quả của mô hình hồi quy đơn biến: các KS&NN bốn/năm sao có khả năng thực hiện môi trường không khói thuốc một phần và hoàn toàn cao gấp 14 lần so với các KS&NN không phân loại sao. Các KS&NN ở HP có khả năng thực thi quy định một phần cao hơn so với các KS&NN tại TN. IV. BÀN LUẬN Nhìn chung ở cả HP và TN, tỷ lệ thực thi hoàn toàn về môi trường không khói thuốc lá còn thấp. Phần lớn KS&NN mới thực thi một phần môi trường không khói thuốc. Tỷ lệ có biển cấm HTL ở vị trí dễ quan sát tại khu vực tiền sảnh trong nghiên cứu này là 25,7%, tỷ lệ này thấp hơn so với nghiên cứu tương tự tại thành phố Kampala, thủ đô của Uganda (31% KS&NN có treo biển cấm HTL);7 và cũng thấp hơn nghiên cứu 383 KS&NN ở Califonia, thấy 54,9% KS&NN có biển báo được đặt vị trí dễ TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 129 (5) - 2020136 quan sát.⁸ Tuy nhiên, ngay từ năm 1997, Mỹ đã thực thi một số quy định về việc hút thuốc tại các khu vực trong nhà hay nơi công cộng và một số khu vực ngoại lệ khác.⁹ Cũng trong một nghiên cứu đánh giá hiệu quả thực thi Luật không khói thuốc ở Bắc Ấn Độ năm 2014, 41/41 KS&NN (100%) đều thực thi việc treo biển cấm HTL.10 Sự khác biệt này có lẽ là do năm 2008, Ấn Độ đã sửa đổi Luật bổ sung, theo đó, KS&NN/nhà hàng/ quán bar đều là nơi không được phép hút thuốc lá và bị xử phạt nặng nếu vi phạm. Tỷ lệ gạt tàn thuốc lá để trong các khu vực ở KS&NN với tỷ lệ từ 10% đến 51,4%, tỷ lệ KS&NN có đầu mẩu thuốc lá chiếm từ 9,1% đến 27,9% tuỳ khu vực. Kết quả nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu ở Bali, Indonesia năm 2014 trong đó 80,8% KS&NN không có tàn thuốc, 90,4% không có mùi thuốc lá và cao hơn nghiên cứu tại Bắc Ấn Độ, với 95,1% KS&NN không có đầu mẩu thuốc lá hay mùi thuốc lá tại khu vực quan sát của KS&NN.8 Như vậy, có thể thấy việc thực hiện một số quy định về môi trường không khói thuốc tại Việt Nam là thấp hơn so với khu vực khác. Tỷ lệ KS&NN có phòng ngủ dành cho người không hút thuốc trong nghiên cứu này chỉ có 25%, khu vực dành riêng cho người HTL ở tiền sảnh là 6,4%. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu tại California, Mỹ có tới 61% KS&NN có phòng dành riêng cho khách hàng không HTL.⁸ Điều này có thể giải thích do Mỹ là các quốc gia phát triển và đã thực hiện luật phòng chống tác hại thuốc lá trước Việt Nam hàng chục năm. Tỷ lệ bày bán các sản phẩm thuốc lá tại khu vực lễ tân/tiền sảnh là thấp nhất chiếm 4,3%. Kết quả nghiên cứu ở Uganda có cao hơn, 8% KS&NN có quảng cáo, tài trợ hay tiếp thị các sản phẩm thuốc lá.10 Có thể nhận thấy dấu hiệu khả quan trong việc cấm quảng cáo, mua bán, tiếp thị các sản phẩm từ thuốc lá ở nước ta. Khi đánh giá mức độ thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá tại từng khu vực trong KS&NN của cả 2 thành phố, đa số các khu vực đều có tỷ lệ không thực thi quy định khá cao (cao nhất là tiền sảnh, hành lang và cầu thang) và tỷ lệ thực thi hoàn toàn còn thấp (cao nhất là ở phòng họp/hội nghị/hội thảo). Lý giải cho kết quả này có thể là do khu vực tiền sảnh là khu mở, thoáng khí hơn so với khu hội họp. Trong phòng hội họp, ngoài nhân viên KS&NN giám sát còn có những người trong phòng giám sát dẫn đến tỷ lệ vi phạm thấp hơn. Hơn nữa, ở Việt Nam hiện nay cũng đang dần hình thành văn hoá không HTL khi hội họp. Phân tích đơn biến về sự tác động của một số yếu tố nguy cơ đến việc thực thi quy định của Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá, nghiên cứu này cho thấy các KS&NN bốn/năm sao thực thi một phần và hoàn toàn cao gấp 14 lần (95% CI: 2,3-84,9) so với các KS&NN không phân loại sao. Điều này có thể được giải thích do việc xếp hạng các KS&NN sao dựa vào một phần ở trang thiết bị, kiến thức của quản lý và nhân viên KS&NN.11 Các KS&NN được xếp hạng 4-5 sao có những chuẩn mực cao hơn, vì thế, có thể tại những KS&NN này, các quản lý, nhân viên đã có những sự đào tạo, tập huấn về kiến thức, thực hành cũng như quản lý, giám sát đối với việc thực hiện các nội dung trong Luật phòng, chống tác hại thuốc lá tốt hơn so với những KS&NN quy mô nhỏ, không xếp hạng sao. Các KS&NN ở thuộc HP thực thi một phần cao hơn so với các KS&NN tại TN (OR = 11,5; 95%CI: 1,4 - 92,5). HP là thành phố trực thuộc Trung ương, việc tiếp cận, đầu tư, giám sát tốt hơn và nhận được sự quan tâm của các cấp, vì vậy có thể giải thích cho việc thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá tại KS&NN HP cao hơn so với TN. TN là khu vực thuộc trung du và miền núi Bắc Bộ, trong khi đó, TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 129 (5) - 2020 137 thành phố biển HP được xem như là thành phố du lịch. Các ban ngành liên quan tại đây cũng đã có những chỉ đạo trong việc triển khai các hoạt động của dự án “Xây dựng HP- thành phố không khói thuốc lá”, tổ chức giám sát, kiểm tra tại các địa điểm như UBND xã/phường, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, công ty nhà may, một số KS&NN, nhà hàng, quán bar...12 Cùng với đó, về nguồn thu từ du lịch tại HP cũng cao hơn so với TN, cụ thể doanh thu du lịch lữ hành tháng 3 năm 2019 HP ước đạt 15,2 tỷ đồng, trong khi đó du lịch lữ hành tại TN chỉ chiếm một phần rất nhỏ (đạt 6,7 tỷ đồng).13,14 Nguồn thu cao ở HP cũng có thể đã giúp thúc đẩy việc thực hiện Luật phòng, chống tác hại thuốc lá để đáp ứng nhu cầu du lịch. Hạn chế của nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu cắt ngang, quan sát KS&NN chỉ thực hiện trong một khoảng thời điểm nhất định, chưa quan sát được tất cả các thời điểm khác nhau trong ngày. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu vẫn có thể được sử dụng để cung cấp các bằng chứng ban đầu về việc thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá tại một số khách sạn. V. KẾT LUẬN Tỷ lệ thực thi hoàn toàn môi trường không khói thuốc tại một số địa điểm trong KS&NN ở 2 thành phố là thấp. Khu vực không thực thi cao nhất là tiền sảnh/lễ tân và khu vực hành lang/cầu thang trong khi đó khu vực thực thi tốt nhất là phòng họp/hội nghị/hội thảo. Tỷ lệ treo biển cấm HTL tại vị trí dễ quan sát cũng thấp. KS&NN phân loại bốn/năm sao có mức độ thực thi một phần quy định cao hơn so với các KS&NN không phân loại saovà KS&NN ở thành phố lớn (HP) có mức độ thực thi tốt hơn ở thành phố nhỏ (TN). Do vậy, cần cung cấp các biển cấm HTL và tài liệu hướng dẫn xây dựng môi trường không khói thuốc lá cho các KS&NN, đặc biệt là KS&NN không xếp hạng sao và KS&NN một/hai sao. Ngoài ra, Bộ y tế và các bên liên quan cần tập huấn, hướng dẫn, giám sát tại các KS&NN để việc thực thi quy định môi trường không khói thuốc lá được tốt hơn. Cơ quan quản lý có thẩm quyền cần tiến hành thanh tra, xử phạt các KS&NN không thực hiện quy định. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. WHO. WHO report on the global tobacco epidemic 2019. WHO. tobacco/global_report/en/. Accessed November 11, 2019. 2. Impact of the WHO FCTC over the first decade: a global evidence review prepared for the Impact Assessment Expert Group | Tobacco Control. https://tobaccocontrol.bmj.com/ content/28/Suppl_2/s119. Accessed November 10, 2019. 3. Tobacco. https://www.who.int/news-room/ fact-sheets/detail/tobacco. Accessed october 12, 2019. 4. Quyết định 877/2004/QĐ/CTN phê chuẩn Công ước Khung Kiểm soát thuốc lá Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). https://thuvienphapluat. vn/van-ban/tai-nguyen-moi-truong/Quyet-dinh- 877-2004-QD-CTN-phe-chuan-Cong-uoc- Khung-Kiem-soat-thuoc-la-To-chuc-Y-te-The- gioi-WHO-5297.aspx. Accessed October 21, 2019. 5. Văn bản quy phạm pháp luật. http:// vanban.chinhphu.vn/portal /page/portal / chinhphu/hethongvanban?class_id=1&_ page=1&mode=detail&document_id=163544. Accessed December 11, 2019. 6. Devhy NLP. Manager Factor Associated to the Compliance of Local Smoke-Free Regulation among Star Hotels in Badung District. Public Health Prev Med Arch. 2014; 2(2). https://ojs.unud.ac.id/index.php/phpma/ TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC TCNCYH 129 (5) - 2020138 article/view/13241. Accessed December 11, 2019. 7. Bộ Y tế, Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá. Hướng Dẫn Xây Dựng Khách Sạn, Nhà Hàng Không Khói Thuốc Lá. Nhà xuất bản y học; 2017. 8. Zakarian JM, Quintana PJE, Winston CH, Matt GE. Hotel smoking policies and their implementation: a survey of California hotel managers. Tob Induc Dis. 2017; 15:40. doi:10.1186/s12971-017-0147-6 9. Goel S, Ravindra K, Singh RJ, Sharma D. Effective smoke-free policies in achieving a high level of compliance with smoke-free law: experiences from a district of North India. Tob Control. 2014; 23(4): 291 - 294. doi:10.1136/ tobaccocontrol-2012-050673 10. Gravely S, Nyamurungi KN, Kabwama SN, et al. Knowledge, opinions and compliance related to the 100% smoke-free law in hospitality venues in Kampala, Uganda: cross- sectional results from the KOMPLY Project. BMJ Open. 2018; 8(1):e017601. doi:10.1136/ bmjopen-2017-017601 11. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391: 2015 về Khách sạn - Xếp hạng. https://vanbanphapluat. co/tcvn - 4391 - 2015 - khach -san-xep-hang. Accessed November 11, 2019. 12. Tăng cường truyền thông về Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá. https:// haiphong.gov.vn/Pho-bien-giao-duc-phap-luat/ Tin-tuc/Tang-cuong-truyen-thong-ve-Luat- Phong-chong-tac-hai-cua-thuoc-la-42988.html. Accessed January 11, 2020. 13. Phòng CT kê thành phố H. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng tháng 3/2019. Cục Thống kê thành phố Hải Phòng. te-xa-hoi/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-thanh-pho- hai-phong-thang-3-2019-70.html. Published March 29, 2019. Accessed January 11, 2020. 14. Trang chủ - Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên. Accessed January 11, 2020 Summary ENFORCEMENT OF SMOKING-FREE ENVIRONMENTAL REGULATIONS AT SOME HOTELS AND GUEST HOUSES IN HAI PHONG AND THAI NGUYEN IN 2018 Cross sectional study among 140 hotels and motels in Hai Phong and Thai Nguyen in 2018 to describe the implementation of smoke-free environment regulations in hotels in Hai Phong and Thai Nguyen and its associated factors. The rate of complete enforcement of smoke-free environment in observed areas of hotels is low: the highest completely enforcement is the meeting/conference room (48.7%), the highest not completely enforcement is the lobby/reception and stair area (74.3% and 83.6%); four and five stars hotels are 14 times more likely to partial enforcement than non-star hotels; partial enforcement in hotels in Hai Phong is more 11.5 times likely than that in Thai Nguyen. Therefore, together with training and supervision of the enforcement of smoke-free environment regulations, it is necessary for authorized managers to inspect and sanction hotels that do not comply with the regulations. Key words: Smoke-free environment, hotel, smoking, enforcement level
File đính kèm:
- thuc_thi_quy_dinh_moi_truong_khong_khoi_thuoc_tai_mot_so_kha.pdf