Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang

Rạn san hô, khu rừng đặc dụng ở dưới nước là một trong những hệ sinh thái

quan trọng bậc nhất của vùng biển nhiệt đới, là tấm lá chắn cho biển và đại dương,

là nơi cư trú của hầu hết các loài thủy sinh vật biển trong một giai đoạn hay cả vòng

đời của chúng. Theo khảo sát đánh giá thì nghề cá biển có liên quan trực tiếp hoặc

gián tiếp đến rạn san hô chiếm khoảng 10% sản lượng nghề cá trên thế giới. Nền đáy

cứng của rạn san hô có tác dụng chống xói lở bờ biển, vẻ đẹp và sự đa dạng của san

hô là nơi phục vụ cho nhu cầu du lịch giải trí. Một số chế phẩm của san hô có giá trị

về mặt y dược như dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ, thuốc tra mắt và thuốc đánh răng.

Trong y học hiện đại, một số chế phẩm san hô còn được dùng để ghép xương cột

sống, xương hàm mặt và điều trị tổn thương sàn hốc mắt. Mặc dù mang lại những lợi

ích đó song hệ sinh thái này vẫn đang bị suy thoái nghiêm trọng. Theo thống kê đến

nay có khoảng 20% diện tích san hô trên thế giới đã bị phá hủy, 24% đang bị đe dọa

và 26% diện tích đang đối mặt với những mối đe dọa dài hạn. Nguyên nhân là do sự

biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những tác động của con người gây ra. Đứng trước

những tình hình đó, nhiều giải pháp khác nhau đã được tiến hành để bảo vệ hệ sinh

thái san hô nhằm duy trì tính đa dạng sinh học và lợi ích kinh tế mà nó mang lại.

Một trong những giải pháp đó là tiến hành các hoạt động phục hồi rạn san hô [2, 3].

Trong những năm qua, Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

đã có những nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh Nha Trang và tiến hành

phục hồi san hô ở một số điểm trong khu vực như ở Hòn Mun, Đầm Báy đạt được

những kết quả nhất định, từ đó có thể đề xuất giải pháp phục hồi rạn san hô, góp

phần giữ gìn sự đa dạng sinh học và bảo vệ, tài nguyên môi trường biển

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 1

Trang 1

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 2

Trang 2

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 3

Trang 3

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 4

Trang 4

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 5

Trang 5

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 6

Trang 6

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 7

Trang 7

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 8

Trang 8

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 9460
Bạn đang xem tài liệu "Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang

Thử nghiệm phục hồi san hô trên giá thể ở khu vực biển Đầm Báy, vịnh Nha Trang
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 168
THỬ NGHIỆM PHỤC HỒI SAN HÔ TRÊN GIÁ THỂ 
Ở KHU VỰC BIỂN ĐẦM BÁY, VỊNH NHA TRANG 
TRẦN VĂN BẰNG 
1. MỞ ĐẦU 
Rạn san hô, khu rừng đặc dụng ở dưới nước là một trong những hệ sinh thái 
quan trọng bậc nhất của vùng biển nhiệt đới, là tấm lá chắn cho biển và đại dương, 
là nơi cư trú của hầu hết các loài thủy sinh vật biển trong một giai đoạn hay cả vòng 
đời của chúng. Theo khảo sát đánh giá thì nghề cá biển có liên quan trực tiếp hoặc 
gián tiếp đến rạn san hô chiếm khoảng 10% sản lượng nghề cá trên thế giới. Nền đáy 
cứng của rạn san hô có tác dụng chống xói lở bờ biển, vẻ đẹp và sự đa dạng của san 
hô là nơi phục vụ cho nhu cầu du lịch giải trí. Một số chế phẩm của san hô có giá trị 
về mặt y dược như dùng làm thuốc chữa bệnh lỵ, thuốc tra mắt và thuốc đánh răng. 
Trong y học hiện đại, một số chế phẩm san hô còn được dùng để ghép xương cột 
sống, xương hàm mặt và điều trị tổn thương sàn hốc mắt. Mặc dù mang lại những lợi 
ích đó song hệ sinh thái này vẫn đang bị suy thoái nghiêm trọng. Theo thống kê đến 
nay có khoảng 20% diện tích san hô trên thế giới đã bị phá hủy, 24% đang bị đe dọa 
và 26% diện tích đang đối mặt với những mối đe dọa dài hạn. Nguyên nhân là do sự 
biến đổi khí hậu trên toàn cầu và những tác động của con người gây ra. Đứng trước 
những tình hình đó, nhiều giải pháp khác nhau đã được tiến hành để bảo vệ hệ sinh 
thái san hô nhằm duy trì tính đa dạng sinh học và lợi ích kinh tế mà nó mang lại. 
Một trong những giải pháp đó là tiến hành các hoạt động phục hồi rạn san hô [2, 3]. 
Trong những năm qua, Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 
đã có những nghiên cứu về hệ sinh thái rạn san hô ở vịnh Nha Trang và tiến hành 
phục hồi san hô ở một số điểm trong khu vực như ở Hòn Mun, Đầm Báy đạt được 
những kết quả nhất định, từ đó có thể đề xuất giải pháp phục hồi rạn san hô, góp 
phần giữ gìn sự đa dạng sinh học và bảo vệ, tài nguyên môi trường biển. 
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng nghiên cứu 
06 loài san hô cứng thuộc 03 giống đó là: Acropora hyacinthus, A. fomosa, A. 
Yongei, A. florida, Pocillopora verrucosa và san hô Thủy tức Millepora tenella được 
thử nghiệm trồng trên giá thể bê tông dạng Reef Ball và giá thể khung sắt hình vuông 
và hình tam giác. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
Sử dụng phương pháp điều tra thực địa và phương pháp thực nghiệm để thu thập 
số liệu. Số liệu được sử lý trên phần mềm thống kê EXCEL và SPSS để đánh giá mức 
độ sai khác ý nghĩa p < 0,05. 
- Thu thập số liệu địa hình hợp phần nền đáy khu vực Đầm Báy bằng phương 
pháp lặn. Thu thập số liệu môi trường nước bằng các dụng cụ chuyên dùng: Độ trong 
đo bằng đĩa Secchi; Nhiệt độ (to), độ mặn (S‰), độ pH đo bằng các thiết bị cầm tay. 
Hàm lượng vật chất lơ lửng (TSS) phân tích bằng phương pháp trọng lượng, lọc qua 
giấy lọc sợi thủy tinh 0,45μm. Các thông số về chất dinh dưỡng NH3,4-N, NO2-N, 
NO3-N, PO4-P phân tích theo các phương pháp trong APHA, 2005 [6]. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 169 
- Đánh giá chất lượng nước theo QCVN 10:2008/BTNMT [4]. 
- Kỹ thuật phục hồi san hô: Sử dụng kỹ thuật phục hồi và di dời san hô [9]. 
- Đánh giá tốc độ tăng trưởng của san hô: Sử dụng phương pháp buộc thẻ đánh 
dấu [7]. 
Tỉ lệ sống (TLS) được theo dõi bằng phương pháp đếm trực tiếp số lượng tập 
đoàn san hô sống hay chết trên các giá thể sau đó tính % tỉ lệ sống theo công thức: 
TLS = (N1/N0) x 100. 
 Tốc độ tăng trưởng xác định hàng tháng theo công thức: 
L = (L2 - L1)/(t2 - t1) 
Trong đó: 
N1: Số tập đoàn san hô còn sống khi kiểm tra 
N0: Số tập đoàn san hô ban đầu, 
L1: Đường kính tập đoàn hoặc chiều dài nhánh san hô lần kiểm tra trước, 
L2: Đường kính tập đoàn hoặc chiều dài nhánh san hô khi kiểm tra. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
3.1. Chất lượng nước ở khu vực biển Đầm Báy 
Một số yếu tố môi trường nước ở khu vực biển Đầm Báy trong cả 2 mùa (mùa 
khô và mùa mưa) đều nằm trong ngưỡng cho phép cho vùng biển bảo tồn thủy sinh 
vật, đặc biệt không phát hiện thấy sự có mặt của NO2-N (bảng 1). 
Bảng 1. Một số yếu tố môi trường nước ở khu vực biển Đầm Báy 
Mùa 
Độ 
trong 
(m) 
Nhiệt 
độ 
(oC) 
Độ pH 
Độ 
muối 
(‰) 
DO 
(mg/l)
TSS 
(mg/l)
PO4-P 
(μg/l 
NH3,4-N
(μg/l) 
NO2-N 
(μg/l) 
NO3-N 
(μg/l) 
Mùa 
khô 
8,0 28,7 8,10 34,2 5,5 6,5 8,1 5,6 0 32,1 
Mùa 
mưa 5,0 27,1 7,8 32,5 6,0 10,5 13,4 14,5 0 32,8 
GTGH - 30 6,5-8,5 - ≥5 50 15 100 55 60 
Ghi chú: GTGH là giá trị giới hạn; Dấu (-) là không qui định 
3.2. Kết quả trồng san hô trên giá thể 
3.2.1. Tỉ lệ sống của san hô trồng thử nghiệm 
* Tỉ lệ sống của san hô trồng trên khung sắt trong mùa khô (3/2016÷8/2016) 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 170
Tỉ lệ sống của san hô trong mùa khô trên 2 loại hình giá thể khung trung bình 
là 92,26%. Trong đó, loài Acropora florida có tỉ lệ sống thấp nhất (75÷78,57%), hai 
loài Millepora tenella và Pocillopora verrucosa có tỉ lệ sống 100%, các loài còn lại 
có tỉ lệ sống đạt từ 81,25÷96,43%. Xét trên từng loại hình giá thể thì tỉ lệ sống trung 
bình của san hô trên khung hình vuông là 93,75% có xu hướng cao hơn tỉ lệ sống 
của san hô trên khung hình tam giác 90,3% (bảng 2). 
Bảng 2. Tỉ lệ sống của san hô trên khung sắt trong mùa khô (3/2016÷8/2016) 
Loài san hô 
Khung sắt hình tam giác Khung sắt hình vuông Tỉ lệ 
sống 
trung 
bình 
(%) 
Số tập 
đoàn san 
hô khi 
trồng 
Số tập 
đoàn san 
hô còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
Số tập 
đoàn san 
hô khi 
trồng 
Số tập 
đoàn san 
hô còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
Acropora hyacinthus 12 11 91,7 16 16 100 96,43 
Acropora formosa 12 11 91,7 16 15 93,75 92,86 
Acropora florida 12 9 75,0 16 13 81,25 78,57 
Acropora yongei 12 10 83,33 16 14 87,5 85,71 
Pocillopora verrucosa 12 12 100 16 16 100 100 
Millepora tenella 12 12 100 16 16 100 100 
Tổng 72 65 90,3 96 90 93,75 92,26 
* Tỉ lệ sống của san hô trồng trên khung sắt trong mùa mưa (9/2016÷12/2016) 
Tỉ lệ sống trung bình của các loài san hô trong mùa mưa đạt cao (94,64%). 
Trong đó, loài A. florida có tỉ lệ sống thấp nhất (85,71%); loài P. verrucosa, M. 
tenella và A. hyacinthus hầu như đạt tỉ lệ sống 100%. So sánh tỉ lệ sống của san hô 
trên 2 loại hình giá thể cho thấy; giá thể khung sắt dạng hình vuông có tỉ lệ sống 
95,83% có xu hướng cao hơn khung sắt dạng hình tam giác (93%) (bảng 3). 
Bảng 3. Tỉ lệ sống của san hô trên khung sắt trong mùa mưa (9/2016÷12/2016) 
Loài san hô 
Khung sắt hình tam giác Khung sắt hình vuông 
Tỉ lệ 
sống 
trung 
bình 
Số tập 
đoàn san 
hô khi 
trồng 
Số tập 
đoàn san 
hô còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
Số tập 
đoàn san 
hô khi 
trồng 
Số tập 
đoàn san 
hô còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
A. hyacinthus 12 12 100 16 16 100 100 
A. formosa 12 11 91,7 16 15 93,75 92,86 
A. florida 12 10 83,33 16 14 87,5 85,71 
A. yongei 12 10 83,33 16 15 93,75 89,29 
P. verrucosa 12 12 100 16 16 100 100 
M. tenella 12 12 100 16 16 100 100 
Tổng 72 67 93,0 96 92 95,83 94,64 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 171 
Như vậy tỉ lệ sống của san hô trên khung sắt vào mùa mưa là 94,64% cao hơn 
mùa khô là 92,26%. Kết quả này cũng phù hợp với những nghiên cứu trước đây [3]. 
Đối với 2 loại hình giá thể thì tỉ lệ sống của san hô trên giá thể dạng hình vuông có 
xu hướng cao hơn trên dạng hình tam giác. 
3.2.2 Tỉ lệ sống của san hô trồng trên giá thể bê tông 
* Tỉ lệ sống của san hô trồng trên giá thể bê tông vào mùa khô (6/2016÷8/2016) 
Tỉ lệ sống của san hô trên giá thể bê tông trong mùa khô đạt trung bình 
70,83%, loài A. florida có tỷ lệ sống thấp nhất (53,33%), các loài còn lại đạt trên 
65%, cao nhất là loài A. hyacinthus (77,78%). 
Bảng 4. Tỉ lệ sống của san hô trên giá thể bê tông vào mùa khô (6/2016÷8/2016) 
Loài san 
hô 
Tỷ lệ sống san hô trên giá thể bê tông vào mùa khô 
Giá thể bê tông 
hình lăng trụ 
Giá thể bê tông 
hình chóp cụt 
Giá thể bê tông 
hình nón cụt Tỉ lệ 
sống 
trung 
bình 
(%) 
Số tập 
đoàn 
san hô 
khi 
trồng 
Số tập 
đoàn 
san hô 
còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
Số tập 
đoàn 
san hô 
khi 
trồng 
Số tập 
đoàn 
san hô 
còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
Số tập 
đoàn 
san hô 
khi 
trồng
Số tập 
đoàn 
san hô 
còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
A.hyacinthus 6 4 66,67 6 5 83,33 6 5 83,33 77,78 
A. formosa 5 3 60,0 5 3 60,0 5 4 80,0 66,67 
A. florida 5 2 40,0 5 3 60,0 5 3 60,0 53,33 
A. yongei 5 4 80,0 5 3 60,0 5 3 60,0 66,67 
P. verrucosa 6 4 66,67 6 4 66,67 6 5 83,33 72,22 
M. tenella 5 3 60,0 5 4 80,0 5 4 80,0 73,33 
Tổng 32 20 62,5 32 22 68,75 32 24 75,0 70,83 
So sánh tỉ lệ sống của san hô trên 03 loại hình giá thể bê tông cho thấy; Tỉ lệ 
sống của san hô trên giá thể hình lăng trụ (62,5%) thấp hơn trên giá thể bê tông hình 
chóp cụt (68,75%) và hình nón cụt (75%). Nguyên nhân có thể do phần bề mặt đứng 
của giá thể hình lăng trụ không có độ nghiêng nên các nhánh san hô trồng ở đây ít 
ánh sáng. 
* Mùa mưa (9/2016÷12/2016) 
Tỉ lệ sống của san hô trên giá thể bê tông trong mùa mưa đạt trung bình 
75,0%, loài A. florida có tỉ lệ sống thấp nhất (60,0%), các loài còn lại đạt trên 70%, 
cao nhất là loài M. tenella (86,67%) (bảng 5). 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 172
Bảng 5. Tỉ lệ sống của san hô trên giá thể bê tông trong mùa mưa (9/2016÷12/2016) 
Loài san 
hô 
Giá thể bê tông 
hình lăng trụ 
Giá thể bê tông hình 
chóp cụt 
Giá thể bê tông 
hình nón cụt Tỉ lệ 
sống 
trung 
bình 
(%) 
Số tập 
đoàn 
san hô 
khi 
trồng 
Số tập 
đoàn 
san hô 
còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
Số tập 
đoàn 
san hô 
khi 
trồng 
Số tập 
đoàn 
san hô 
còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
Số tập 
đoàn 
san hô 
khi 
trồng 
Số tập 
đoàn 
san hô 
còn 
sống 
Tỉ lệ 
sống 
(%) 
A.hyacinthus 6 4 66,67 6 5 83,33 6 5 83,33 77,78 
A. formosa 5 3 60,0 5 4 80,0 5 4 80,0 73,33 
A. florida 5 3 60,0 5 3 60,0 5 3 60,0 60,0 
A. yongei 5 4 80,0 5 4 80,0 5 4 80,0 80,00 
P.verrucosa 6 4 66,67 6 4 66,67 6 5 83,33 72,22 
M. tenella 5 4 80,0 5 4 80,0 5 5 100 86,67 
Tổng 32 22 68,75 32 24 75,0 32 26 81,25 75,0 
So sánh trên 03 loại hình giá thể thì san hô trên giá thể hình lăng trụ có tỷ lệ sống 
(68,75%) thấp hơn trên giá thể hình chóp cụt (75,0%) và hình nón cụt (81,25%). 
Tỉ lệ sống của san hô trồng trên giá thể bê tông trong mùa mưa đạt 75,0 cao 
hơn trong mùa khô 70,83%. 
3.2.3. Tốc độ tăng trưởng 
* Tốc độ tăng trưởng của san hô trên giá thể sắt trong mùa khô 
(3/2016÷8/2016) 
Trong nhóm san hô dạng cành, loài san hô Thủy tức M. tenella có tốc độ tăng 
trưởng chậm (0,58 mm/tháng), loài A. formosa tăng trưởng 5,31 mm/tháng. Nhóm 
san hô dạng bản có loài A. hyacinthus tăng trưởng nhanh (5,42 mm/tháng). Loài P. 
verrucosa dạng khối tăng trưởng 1,32 mm/tháng. Không có sự chênh lệch khác biệt 
về tốc độ tăng trưởng của các loài san hô giữa hai dạng giá thể khung sắt hình tam 
giác và khung sắt hình vuông. 
Bảng 6. Tăng trưởng của san hô trên giá thể sắt trong mùa khô (3/2016÷8/2016) 
Loài san hô 
Tăng trưởng trung bình (mm/tháng) 
Khung sắt hình tam giác Khung sắt hình vuông 
Acropora hyacinthus 5,38 ± 3,72 5,42 ± 2,38 
Acropora formosa 5,31 ± 3,13 5,27 ± 4,13 
Acropora florida 3,12 ± 2,17 3,05 ± 2,07 
Acropora yongei 4,47 ± 2,85 4,53 ± 2,55 
Pocillopora verrucosa 1,32 ± 1,14 1,31 ± 2,13 
Millepora tenella 0,58 ± 0,67 0,58 ± 1,01 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 173 
* Tăng trưởng của san hô trên giá thể sắt trong mùa mưa (9/2016÷12/2016) 
Trong mùa mưa, nhóm san hô dạng cành trồng trên khung sắt có tốc độ tăng 
trưởng trung bình từ (3,17÷5,33 mm/tháng), loài san hô Thủy tức M. tenella tăng 
trưởng trung bình từ (0,75÷0,78 mm/tháng), Loài A. hyacinthus dạng bản tăng 
trưởng về đường kính đạt 5,47 mm/tháng. Loài san hô dạng khối P. verrucosa có tốc 
độ tăng trưởng từ (1,35÷1,37 mm/tháng). 
Bảng 7. Tăng trưởng TB của san hô trên giá thể sắt trong mùa mưa 
Loài san hô 
Tăng trưởng trung bình (mm/tháng) 
Khung sắt hình tam giác Khung sắt hình vuông 
A. hyacinthus 5,43 ± 2,71 5,47 ± 2,15 
A. formosa 5,33 ± 3,14 5,33 ± 3,27 
A. florida 3,20 ± 1,35 3,17 ± 2,43 
A. yongei 4,52 ± 2,91 4,55 ± 2,15 
P. verrucosa 1,35 ± 1,17 1,37 ± 2,13 
M. tenella 0,75 ± 0,35 0,78 ± 0,91 
* Tăng trưởng của san hô trên giá thể bê tông trong mùa khô (3/2016÷8/2016) 
Tốc độ tăng trưởng của san hô Thủy tức M. tenella trên giá thể bê tông trong 
mùa khô từ (0,48÷0,53 mm/tháng) và có xu hướng tăng trưởng chậm hơn ở giá thể 
bê tông hình lăng trụ (0,48 mm/tháng), cao hơn ở giá thể bê tông hình chóp cụt (0,51 
mm/tháng) và hình nón cụt (0,53 mm/tháng). Nhóm san hô dạng cành thuộc giống 
Acropora có tốc độ tăng trưởng trung bình từ (2,67÷4,43 mm/tháng) và cũng có xu 
hướng tăng trưởng thấp trên giá thể hình lăng trụ, cao hơn ở giá thể hình chóp cụt và 
hình nón cụt. Loài san hô dạng bản A. hyacinthus có tốc độ tăng trưởng trung bình 
trên giá thể lăng trụ là 4,33 mm/tháng, trên giá thể hình chóp cụt là 4,25 mm/tháng 
và trên giá thể hình nón cụt là 4,53 mm/tháng. Loài P. verrucosa dạng khối tăng 
trưởng trung bình từ (1,15÷1,25 mm/tháng) và có xu hướng cao hơn trên giá thể 
hình nón cụt. 
Bảng 8. Tốc độ tăng trưởng TB của san hô trên giá thể bê tông trong mùa khô 
Loài san hô 
Tăng trưởng trung bình (mm/tháng) 
Giá thể hình lăng trụ Giá thể hình chóp cụt Giá thể hình nón cụt 
A. hyacinthus 4,33 ± 3,52 4,25 ± 3,14 4,53 ± 3,42 
A. formosa 4,21 ± 3,15 4,25 ± 3,17 4,27 ± 3,35 
A. florida 2,68 ± 2,11 2,94 ± 2,01 2,67 ± 1,94 
A. yongei 4,07 ± 2,83 4,12 ± 2,13 4,43 ± 2,87 
P. verrucosa 1,23 ± 1,17 1,15 ± 1,23 1,25 ± 1,08 
M. tenella 0,48 ± 0,32 0,51 ± 0,42 0,53 ± 0,35 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 174
* Tăng trưởng của san hô trên giá thể bê tông trong mùa mưa (9/2016÷12/2016) 
Kết quả về sự tăng trưởng của san hô trên giá thể bê tông vào mùa mưa vẫn 
cho thấy; San hô Thủy tức M. tenella có tốc độ phát triển chậm, trung bình từ 
0,59÷0,75 mm/tháng và xu hướng chậm nhất ở giá thể bê tông dạng hình lăng trụ 
(0,59 mm/tháng), cao hơn ở giá thể bê tông dạng hình chóp cụt và hình nón cụt (0,73 
và 0,79 mm/tháng). Các loài san hô dạng cành thuộc giống Acropora tăng trưởng 
trung bình từ 2,71÷4,48 mm/tháng, có xu hướng cao hơn ở giá thể hình chóp cụt và 
hình nón cụt, thấp hơn ở dạng giá thể hình lăng trụ. Loài san hô dạng bản A. 
hyacinthus tăng trưởng trung bình từ 4,38÷4,59 mm/tháng. Loài P. verrucosa dạng 
khối tăng trưởng trung bình từ 1,25÷1,33 mm/tháng. 
Bảng 9. Tăng trưởng TB của san hô trên giá thể bê tông trong mùa mưa 
Loài san hô 
Tăng trưởng trung bình (mm/tháng) 
Giá thể hình lăng trụ Giá thể hình chóp cụt Giá thể hình nón cụt 
A. hyacinthus 4,45 ± 2,75 4,38 ± 2,84 4,59 ± 3,12 
A. formosa 4,33 ± 2,27 4,29 ± 2,85 4,32 ± 2,89 
A. florida 2,71 ± 1,93 2,94 ± 2,15 3,17 ± 2,28 
A. yongei 4,28 ± 2,90 4,31 ± 2,25 4,48 ± 2,95 
P. verrucosa 1,25 ± 1,15 1,28 ± 1,21 1,33 ± 1,12 
M. tenella 0,59 ± 0,21 0,73 ± 0,27 0,75 ± 0,25 
4. KẾT LUẬN 
1. Chất lượng nước ở khu vực biển Đầm Báy nằm trong giới hạn cho phép cho 
vùng biển bảo tồn thủy sinh theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10.2008 [4]. 
2. Tỉ lệ sống của các loài san hô khi trồng trong mùa khô và mùa mưa trên giá 
thể sắt trung bình đạt 92,26÷94,64%, cao hơn trên giá thể bê tông (70,83÷75,0%). Tỉ 
lệ sống của san hô trồng trên khung sắt dạng hình vuông cao hơn dạng hình tam giác, 
trên giá thể bê tông hình nón cụt cao hơn dạng hình chóp cụt và dạng hình lăng trụ. 
3. Tốc độ tăng trưởng của san hô trên giá thể sắt cao hơn tốc độ tăng trưởng 
của san hô trên giá thể bê tông trong cả hai mùa. Trên khung sắt san hô Thủy Tức M. 
tenella tăng trưởng 0,58÷0,78 mm/tháng, san hô dạng khối P. verrucosa tăng trưởng 
1,31÷1,37 mm/tháng, san hô dạng bản A. Hyacinthus tăng trưởng 5,38÷5,47 
mm/tháng và san hô dạng cành giống Acropora tăng trưởng 3,05÷5,33 mm/tháng. 
Tăng trưởng trên giá thể bê tông của 4 loài san hô trên theo thứ tự lần lượt là; 
0,48÷0,75mm/tháng; 1,15÷1,33mm/tháng; 4,25÷4,59mm/tháng và 2,67÷4,48mm/tháng. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 175 
4. Tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng của các loài san hô trên giá thể khung sắt cao 
hơn trên giá thể khung bê tông. Giá thể bằng bê tông chịu được sóng gió tốt hơn và 
là nơi cư trú hấp dẫn hơn cho các loài cá san hô và sinh vật rạn. Đối với giá thể bê 
tông, tốc độ tăng trưởng và tỉ lệ sống của san hô có xu hướng cao hơn ở giá thể hình 
nón cụt và hình chóp cụt, thấp hơn ở giá thể dạng hình lăng trụ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bùi Hồng Long, Trần Văn Chung, Tính toán dòng chảy triều tại khu Đầm Báy 
(vịnh Nha Trang) bằng phương pháp phần tử, Tạp chí khoa học và công nghệ 
biển, Viện Hải Dương Học Nha Trang, 2014. 
2. Lê Minh Tùng, Nghiên cứu điều trị gãy sàn hốc mắt kết hợp lót chỗ gãy bằng 
chế phẩm san hô lấy từ vùng biển Việt Nam, Báo cáo tổng kết, Đại học Y Dược 
Tp.HCM, 2007. 
3. Nguyễn Tác An, Áp dụng bước 3, 4, 5 mô hình quản lý tổng hợp đới bờ biển 
tỉnh Bình Định, Viện Hải Dương Học, 2007. 
4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 10.2008/BTNMT “Chất lượng nước biển 
ven bờ”, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008. 
5. Võ Sỹ Tuấn, Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng ở một số 
khu bảo tồn biển trọng điểm, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Hải Dương Học, 
2013. 
6. APHA, Standard Methods for The Analysis of Water and Waste Water; 21st 
Edition, 2005. 
7. English et al., Methods for Ecological monitoring of coral reef. Australian 
Inrtitute Of Marine Science. 1997. 
8. Hodgson. G., Waddell S., 1997. International Reef Check Core Method. Hong 
Kong University of Science and Technology.  
9. Cмypoв A.B., Биоразнообразие и структурно-функциональная 
организация морских прибрежных экосистем, ОТЧЕТ, Thư viện Chi 
Nhánh Ven Biển, 2007. 
SUMMARY 
EXPERIMENT CULTIVATION AND REGENERATION OF CORAL 
ON THE FRAME IN DAM BAY MARINE AREA OF NHA TRANG BAY 
In this research, results showed that at following environmental conditions: 
temperature 27.1÷ 28.7oC; S‰ = 32.5÷ 34.1‰; pH = 7.8÷8.1; TTS = 6.5÷10.5 mg/l, 
NH3,4-N = 5.6÷14.5 μg/l, PO4-P TB = 8.1÷13.4 μg/l /l, coral specimens regenerated 
and grew well. 
 Thông tin khoa học công nghệ 
Tạp chí Khoa học và Công nghệ nhiệt đới, Số 14, 11 - 2017 176
Average growth rate of Millepora terella, Acropora hyacinthus, Pocillopora 
verrucosa on iron frames was 0.58÷0.78 mm, 5.38÷5.47 mm, 1.31÷1.37 mm per 
month, respectively and on concrete frames was 0.48÷0.75 mm, 4.25÷4.59 mm, 
1.15÷1.33 mm per month, respectively. In branch size of Arcropora, the average 
growth rate on iron frames and concrete frames was 3.05÷5.33 mm and 2.67÷4.48 
mm, respectively. Survival rate of coral was 92.26÷94.64% on iron frames and 
70.83÷75.0% on concrete frames. 
In conclusion, marine environmental conditions of Dam Bay area are suitable 
for the growth and development of coral, especially the sclera species. 
Keywords: Coral, regenerate, iron frame, concrete frame, growth, survival. 
Nhận bài ngày 20 tháng 8 năm 2017 
Hoàn thiện ngày 15 tháng 10 năm 2017 
 Chi nhánh Ven Biển, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga 

File đính kèm:

  • pdfthu_nghiem_phuc_hoi_san_ho_tren_gia_the_o_khu_vuc_bien_dam_b.pdf