Thử nghiệm đồng hóa dữ liệu radar trong mô hình WRF để dự báo mưa lớn cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Bài báo này sử dụng mô hình WRF độ phân giải cao mô phỏng một số đợt mưa lớn mùa
hè tại khu vực TP. Hồ Chí Minh qua việc sử dụng số liệu Radar để đồng hóa trường ban đầu bằng
phương pháp 3DVAR, các thử nghiệm WRF3Dvar được chạy mô phỏng với 2 chế độ là khởi động
lạnh (cold start) và khởi động ấm (warm start) kết hợp với 3 phương án đồng hóa: chỉ độ phản
hồi;độ phản hồi và gió xuyên tâm; độ phản hồi, gió xuyên tâm và dữ liệu GTS.Trường nền được
sử dụng là CV7 được tạo ra từ các dự báo trong 6 tháng tại khu vực Nam Bộ. Số liệu Radar trước
khi đưa vào mô hình được kiểm định chất lượng(quanlity control) và tỉa thưa (thinning data) nhằm
loại bỏ nhiễu cũng như cung cấp trường quan trắc ban đầu tốt nhất. Số liệu mưa của 24 trạm quan
trắc bề mặt tại Nam Bộ được sử dụng để đánh giá khả năng mô phỏng của mô hình WRF. Kết quả
thu được cho thấy đồng hóa chỉ riêng độ phản hồi có tác động mạnh đối với các biến Qrain và Qgraup
ở trường ban đầu trong khi đồng hóa gió xuyên tâm cải thiện thành phần gió tiếp tuyến. So sánh
các phương án thử nghiệm cho thấy, đồng hóa warm start cho mô phỏng lượng mưa tốt hơn khá
nhiều so với cold start. Đồng hóa đồng thời gió xuyên tâm và độ phản hồi và GTS cho kết quả
tương đối khả quan so với các phương án khác.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thử nghiệm đồng hóa dữ liệu radar trong mô hình WRF để dự báo mưa lớn cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 59 Thử nghiệm đồng hóa dữ liệu radar trong mô hình WRF để dự báo mưa lớn cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Trần Duy Thức1,*, Công Thanh2 1Viện Khoa học Khí tượng Thủy Văn và Biến đổi khí hậu, 23/62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 2Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 30 tháng 11 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 11 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018 Tóm tắt: Bài báo này sử dụng mô hình WRF độ phân giải cao mô phỏng một số đợt mưa lớn mùa hè tại khu vực TP. Hồ Chí Minh qua việc sử dụng số liệu Radar để đồng hóa trường ban đầu bằng phương pháp 3DVAR, các thử nghiệm WRF3Dvar được chạy mô phỏng với 2 chế độ là khởi động lạnh (cold start) và khởi động ấm (warm start) kết hợp với 3 phương án đồng hóa: chỉ độ phản hồi;độ phản hồi và gió xuyên tâm; độ phản hồi, gió xuyên tâm và dữ liệu GTS.Trường nền được sử dụng là CV7 được tạo ra từ các dự báo trong 6 tháng tại khu vực Nam Bộ. Số liệu Radar trước khi đưa vào mô hình được kiểm định chất lượng(quanlity control) và tỉa thưa (thinning data) nhằm loại bỏ nhiễu cũng như cung cấp trường quan trắc ban đầu tốt nhất. Số liệu mưa của 24 trạm quan trắc bề mặt tại Nam Bộ được sử dụng để đánh giá khả năng mô phỏng của mô hình WRF. Kết quả thu được cho thấy đồng hóa chỉ riêng độ phản hồi có tác động mạnh đối với các biến Qrain và Qgraup ở trường ban đầu trong khi đồng hóa gió xuyên tâm cải thiện thành phần gió tiếp tuyến. So sánh các phương án thử nghiệm cho thấy, đồng hóa warm start cho mô phỏng lượng mưa tốt hơn khá nhiều so với cold start. Đồng hóa đồng thời gió xuyên tâm và độ phản hồi và GTS cho kết quả tương đối khả quan so với các phương án khác. Từ khóa: WRF3Dvar, Radar. 1. Mở đầu Số liệu radar là một trong những nguồn dữ liệu quan trọng đối với quá trình đồng hóa, ngoài khả năng cung cấp một lượng lớn dữ liệu từ bề mặt đến nhiều mực độ cao ở độ phân giải lớn, dữ liệu Radar còn gần như thời gian thực, ________ Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-1675613351. Email: tranduythuc1@gmail.com https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4336 rất phù hợp cho dự báo mưa lớn, đặc biệt là mưa lớn hạn cực ngắn. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy dữ liệu radar có tác động tốt đối với mô hình WRF. Độ chính xác của WRF ngoài phụ thuộc điều kiện ban đầu, biên còn phụ thuộc vào hiệu ứng spinup [3]. Hiệu ứng này được hiểu trong khoảng 3-6 h đầu, lượng mưa dự báo từ mô hình dự báo thường kém chính xác hơn so với thực tế, đồng hóa thời gian thực độ phản hồi radar sẽ giúp giảm đáng kể hiệu ứng spin-up và cả thiện điều kiện ban đầu và T.D. Thức, C. Thanh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 60 điều kiện biên cho mô hình số [4-5]. Xiao và Sun [5] đã minh họa trong nghiên cứu của họ với dữ liệu radar có độ phân giải cao 2 km được đồng hóa vào mô hình số, kết quả các hệ thống đối lưu được mô phỏng tốt hơn trong điều kiện ban đầu . Một số nghiên cứu cũng cho thấy khi đồng hóa đồng thời cả vận tốc gió xuyên tâm và độ phản hồi cho kết quả tốt hơn là chỉ một thành phần, Xiao và cs [6] đã phát triển một phương pháp đồng hóa vận tốc xuyên tâm trong hệ thống 3DVAR, sau đó phương pháp này được bổ xung thêm dữ liệu độ phản hồi vô tuyến [7], kết quả cho thấy có sự cải thiện hơn đối với dự báo định lượng mưa (QPF) hạn ngắn. Trong dự báo bão, Tong và Xue [8] đã đồng hóa radar Doppler cho thấy kết quả tốt nhất thu được khi cả hai dữ liệu vận tốc xuyên tâm và độ phản hồi. Ngoài ra việc kết hợp dữ liệu radar với các dữ liệu khác được thể hiện trong nghiên cứu của J. Liu và cs [9], họ sử dụng 4 chế độ đồng hóa khác nhau: dữ liệu khí tượng, độ phản hồi radar, độ phản hồi radar đã hiệu chỉnh, độ phản hồi radar kết hợp dữ liệu khí tượng, độ phản hồi radar đã hiệu chỉnh kết hợp dữ liệu khí tượng nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của các loại dữ liệu đến quá trình đồng hóa kết quả cho thấy đồng hóa đồng thời độ phản xạ radar đã hiệu chỉnh và dữ liệu khí tượng cho kết quả tốt hơn cả so với các phương án khác. Đối với bài toán đồng hóa số liệu radar ở Việt Nam, nghiên cứu tiêu biểu là của Dư Đức Tiến đã xử lý số liệu radar Doppler để đưa vào đồng hóa số liệu cho mô hình WRF. Các thuật toán xử lý đã được ứng dụng cho số liệu radar Doppler Đông Hà, bao gồm xử lý nhiễu địa hình, xử lý nhiễu điểm ảnh và làm trơn (thinning) tạo số liệu mẫu (super observation). Tác giả cũng trình bày về lý thuyết xây dựng toán tử quan trắc cho số liệu radar Doppler của hệ thống WRFDA. Một số thử nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá khả năng nâng cao chất lượng dự báo mưa lớn cho khu vực miền Trung khi đồng hóa số liệu radar Đông Hà. Các kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy việc đưa số liệu radar vào đồng hóa số liệu đã góp phần nâng cao chất lượng dự báo mưa lớn cho khu vực miền Trung đặc biệt khi sử dụng mô hình khu vực bất thủy tĩnh phân giải cao [1]. Trần Hồng Thái và cs đã đồng hóa số liệu Radar qua phương pháp nudging nhằm tác động tới dự báo mưa lớn trên khu vực Bắc Bộ [2]. Mặc dù đồng hóa số liệu radar có nhiều tác động tích cực tuy nhiên không ít trường hợp thu được kết quả xấu hơn do xử lý số liệu ban đầu chưa tốt, số liệu radar thô thường bị tác động bởi các nhiễu, dải sáng, sự suy giảm tín hiệu trong mưa lớn [10- 11] do vậy quá trình kiểm định chất lượng cho dữ liệu là vô cùng quan trọng. Trong bài báo này sẽ thực hiện một số phương pháp xử lý số liệu radar ban đầu và đánh tác động của các loại dữ liệu độ phản hồi, gió xuyên tâm và dữ liệu GTS kết hợp với các chế độ chạy warmstart và coldstart nhằm tìm ra bộ số liệu tốt nhất cho phương pháp chạy 3dvar phù hợp với bài toán mưa lớn tại khu vực TP Hồ Chí Minh. 2. Phương pháp và số liệu nghiên cứu ... hóa (xung quanh khu vực TP. Hồ Chí Minh). Từ bảng có thể thấy trong trường hợp chưa đồng hóa, tỷ lệ lượng nước trong mưa (Qrain) có giá trị là 0, tuy nhiên sau khi được đồng hóa, mô hình đã biến đổi độ phản hồi Radar và bổ xung thêm giá trị vào biến Qrain tại thời điểm ban đầu, đồng thời biến Qgraup ở các mực trên cao cũng được cải thiện khá nhiều. Từ bảng cũng cho thấy đồng hóa coldstart và CONTROL đều cho lượng nước trong mây (Qcloud) là 0 tuy nhiên trong quá trình chạy warm start biến này được bổ xung thông tin từ các dự báo trước, có thể thấy tất cả các dự báo warmstart giá trị của Qcloud đã thay đổi đáng kể. Tiếp theo, nếu chỉ đồng hóa thành phần độ phản hồi ở chế độ coldstart, các thành phần gió kinh hướng U và vĩ hướng V không thay đổi tuy nhiên nếu bổ xung thêm dữ liệu GTS hoặc gió xuyên tâm của radarthành phần này thay đổi đáng kể. So sánh các dự báo nếu chỉ đồng hóa riêng độ phản hồi hoặc số liệu synop trong quá trình chạy coldstart, tốc độ thẳng đứng W là 0, nhưng khi đồng hóa thêm gió xuyên tâm của radar hoặc chạy warm starttốc độ này cũngđược cải thiện. Nhìn chung, độ phản hồi radar làm biến đổi các thành phần Qrain, Qcloud, Qvapor, Qgraup của mô hình, tốc độ gió xuyên tâm làm thay đổi trường gió kinh hướng, vĩ hướng và gió thẳng đứng. Chế độ chạy warm start cung cấp khá nhiều thông tin từ dự báo trước làm cho trường ban đầu được cải thiện đáng kể so với chỉ chạy coldstart. 3.2. Đánh giá khả năng mô phỏng mưa của mô hình Tiếp theo, nghiên cứu sẽ phân tích kết quả so sánh về lượng mưa và diện mưa giữa các sản phẩm CONTROL, các trường hợp đồng hóa và số liệu quan trắc. Hình 3.1a là lượng mưa tích lũy 24h của quan trắc cho thấy trong ngày 02/08/0216 tại khu vực TP Hồ Chí Minh xuất hiện một tâm mưa lớn và hình thành một dải mưa kéo dài đến khu vực Phước Long, Đồng Xoài. Lượng mưa từ số liệu quan trắc phổ biến trong khoảng 20-75mm. Ở kết quả mô phỏng, có thể thấy phương án CONTROL (hình 3.1 b), T.D. Thức, C. Thanh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 65 đồng hóa độ phản hồi ở chế độ coldstart CZH (hình 3.1 c) và đồng hóa độ phản hồi và synop ở chế độ coldstart CZHSYNOP (hình 3.1d) mô phỏng lượng mưa ít hơn khá nhiều so với quan trắc và hầu như không nắm bắt được diện mưa tuy nhiên sau khi đưa thành phần vận tốc gió xuyên tâm, chất lượng dự báo đã cải thiện lên đáng kể, các trường hợp CZHVR (đồng hóa coldstart độ phản hồi và gió xuyên tâm) (hình 3.1e) đã cho thấy, mô hình bắt được tâm mưa ở TP. Hồ Chí Minh thậm chí khi bổ xung thêm cả số liệu GTS trong trường hợp CZVSYNOP (hình 3.1f) tâm mưa còn lớn hơn và lượng mưa gần hơn so với thực tế. Ở các thử nghiệm warm start mặc dù chỉ đồng hóa độ phản hồi (trường hợp WZH) (hình 3.1g) tuy nhiên mô hình cũng đã nắm bắt được lượng mưa và tâm mưa tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, chứng tỏ dữ liệu từ dự báo trước đã cải thiện thêm đáng kể trường ban đầu tại các chu kỳ sau. Nhìn chung tại tất cả các thử nghiệm warmstart (hình 3.1g, h, I, k) đều nắm bắt khá tốt được lượng mưa và diện mưa khi so sánh với thực tế. Hình 3.2. cho kết quả so sánh giữa quan trắc và mô hình trong ngày 03/08/0216, cũng giống như kết quả mô phỏng bên trên, các thử nghiệm CONTROL (hình 3.2b), đồng hóa độ phản hồi ở chế độ coldstart CZH (hình 3.2c) và đồng hóa độ phản hồi và synop ở chế độ coldstart CZHSYNOP (hình 3.2 d) mô phỏng lượng mưa ít hơn khá nhiều so với quan trắc và chưa nắm bắt được diện mưa tuy nhiên sau khi bổ xung thành phần gió xuyên tâm, mô hình đã nắm bắt khá tốt diện mưa và lượng mưa vẫn còn tương đối thấp thể hiện qua thử nghiệm CZHVR (hình 3.2 e). Khi bổ xung thêm cả số liệu GTS, trường hợp CZVSYNOP (hình 3.2f) mô hình đã cải thiện thêm được lượng mưa. Trong chế độ chạy warm start (hình 3.2 g, h, i, k) mô hình nắm bắt khá tốt diện mưa và lượng mưa đặc biệt mô hình mô phỏng được lượng mưa rất lớn thuộc khu vực Bình Long, Phước Long mà chế độ coldstart chưa thể mô phỏng được. Tuy nhiên ở khu vực TP. Hồ Chí Minh lượng mưa chưa mô phỏng thực sự tốt bằng chế độ coldstart, trong trường hợp này đồng hóa đồng thời gió xuyên tâm, độ phản hồi, GTS tốt hơn so với các trường hợp còn lại. Bảng 3. Giá trị trung bình của các biến ở 20 mực thấp nhất tại trường ban đầu QRAIN (g/kg) QCLOUD (g/kg) QVAPOR (g/kg) QGRAUP (g/kg) U (m/s) V (m/s) W (m/s) CONTROL 0 0 0.0131687 0 14.0791 3.49487 0 CZH 0.0001952 0 0.0131687 6.84E-06 14.0791 3.49487 0 CZHSYNOP 0.0001942 0 0.0131687 6.80E-06 14.1097 3.49235 0 CZHVR 7.29E-05 0 0.0131687 3.73E-06 13.957 6.31051 0.0090465 CZVSYNOP 7.29E-05 0 0.0131687 3.73E-06 13.957 6.31051 0.0090465 WZH 0.003213 0.0014125 0.0145541 0.0016545 18.1206 12.6105 5.09626 WZHSYNOP 0.003213 0.0014125 0.0145541 0.0016545 18.1205 12.6065 5.09626 WZHVR 0.003213 0.0014125 0.0145541 0.0016585 17.4166 14.1657 5.06923 WZVSYNOP 0.003213 0.0014125 0.0145541 0.0016585 17.4166 14.1656 5.06923 T.D. Thức, C. Thanh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 66 (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i) (k) Hình 3.1. Lượng mưa tích lũy 24h trong ngày 02/08/2016 của quan trắc(a), và các trường hợp CONTROL(b), CZH(c), CZHSYNO(d), CZHVR(e), CZVSYNOP(f), WZH(g), WZHSYNO(h), WZHVR(i), WZVSYNOP(k). T.D. Thức, C. Thanh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 67 (a) (b) (c) (d) (e) (f) (g) (h) (i) (k) Hình 3.2. Lượng mưa tích lũy 24h trong ngày 03/08/2016 của quan trắc(a), và các trường hợp CONTROL(b), CZH(c), CZHSYNO(d), CZHVR(e), CZVSYNOP(f), WZH(g), WZHSYNO(h), WZHVR(i), WZVSYNOP(k). T.D. Thức, C. Thanh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 68 Bảng 4. Kết quả đánh giá sai số MAE(mm), RMSE(mm), RE(%) 02/08/2016 03/08/2016 TRUNG BÌNH TRƯỜNG HỢP MAE RMSE RE MAE RMSE RE MAE RMSE RE CONTROL 21.40 26.80 -19.59 19.10 28.20 -42.05 20.25 27.50 -30.82 CZH 19.30 25.30 -14.85 18.10 24.60 -37.98 18.70 24.95 -26.41 CZHSYNOP 19.90 26.20 -19.97 17.60 23.80 -42.32 18.75 25.00 -31.14 CZHVR 20.00 26.00 -14.37 19.50 28.20 -4.09 19.75 27.10 -9.23 CZVSYNOP 17.80 22.20 -8.08 18.80 28.10 -7.50 18.30 25.15 -7.79 WZH 16.30 21.70 -6.11 12.30 17.10 -18.72 14.30 19.40 -12.41 WZHSYNOP 16.10 20.00 0.78 11.80 16.90 -25.03 13.95 18.45 -12.12 WZHVR 17.80 21.40 9.41 15.90 20.60 7.08 16.85 21.00 8.25 WZVSYNOP 16.40 23.20 6.12 16.60 21.10 8.64 16.50 22.15 7.38 3.2. Đánh giá sai số Bảng 4 là kết quả sai số cho 9 trường hợp thử nghiệm, có thể thấy giá trị MAE trong khoảng 13.95 – 27.5mm trong đó cao nhất là trường hợp CONTROL, nhỏ nhất là của trường hợp WZHSYNOP (đồng hóa Warm startvới số liệu phản hồi vô tuyến và GTS), nhìn chung các trường hợp đồng hóa đa phần sai số MAE nhỏ hơn so với không đồng hóa. Giá trị RMSE trong khoảng 18.45 – 27.5 mm trong đó lớn nhất là của trường hợp CONTROL, nhỏ nhất của trường hợp WZHSYNOP (đồng hóa Warm startsố liệu phản hồi vô tuyến kết hợp với GTS), sai số tương đối RE(%) cho thấy sai số tốt nhất là của trường hợp WZVSYNOP (đồng hóa Warm startcả số liệu phản hồi, gió xuyên tâm và GTS) với giá trị là 7.38, lớn nhất là của CONTROL với giá trị -30.82. 4. Kết luận Bài báo sử dụng WRF mặc định và 8 trường hợp đồng hóa dữ liệu nhằm đánh giá khả năng tác động của 2 chế độ chạy WRF-var là warm start và coldstart cùng với thay đổi 3 loại dữ liệu độ phản hồi, gió xuyên tâm của radar và dữ liệu GTS, kết quả cho thấy so với WRF CONTROL đồng hóa đã có tác động tương đối tốt với hạn dự báo 24h. Nhìn chung đồng hóa vận tốc gió xuyên tâm làm biến đổi trường gió kinh, vĩ hướng và thành phần gió thẳng đứng W. Đồng hóa độ phản hồi vô tuyến làm biến đổi các nhân tố quan trọng góp phần hình thành mưa như Qcloud, QVapor và Qrain. Chế độ chạy warm startcho một trường ban đầu với lượng dữ liệu dồi dào hơn rất nhiều so với chỉ chạy coldstart thông thường. Về kết quả mô phỏng mưa lớn, các trường hợp warm start cho mô phỏng khá phù hợp với thực tế, nhìn chung khi đồng hóa kết hợp cả 3 loại dữ liệu cho mô phỏng tương đối tốt hơn các trường hợp khác, về kết quả sai số có thể thấy kết quả của trường hợp đồng hóa warm start với dữ liệu độ phản hồi và GTS (WZHSYNOP) cho kết quả tốt nhất với các chỉ số MAE là 13.95 và RMSE là 18.45, trường hợp đồng hóa warm start với dữ liệu độ phản hồi, gió xuyên tâm và GTS (WZVSYNOP) cho kết quả tốt nhất với chỉ số RE với giá trị là 7.38. Ngoài ra xử lý dữ liệu radar ban đầu là một trong các bước quan trọng của quá trình đồng hóa, nếu dữ liệu radar không tốt có thể ảnh hưởng rất lớn đến kết quả mô phỏng. Trong bài báo cũng đã trình bày một số bước xử lý số liệu nhằm thu được dữ liệu quan trắc radar tốt nhất trước khi đưa vào mô hình số. Lời cảm ơn Nghiên cứu này được thực hiện và hoàn thành nhờ sự hỗ trợ của Đề tài “Xây dựng hệ T.D. Thức, C. Thanh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 69 thống nghiệp vụ dự báo mưa lớn hạn cực ngắn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả xin chân thành cảm ơn. Tài liệu tham khảo [1] Dư Đức Tiến và cộng sự , Nghiên cứu đồng hóa số liệu Radar Đông Hà để nâng cao chất lượng dự báo mưa lớn cho khu vực miền Trung. Tạp chí Khí tượng Thủy văn 2013, số 632 tr.12-19. – 2013 [2] Trần Hồng Thái và cộng sự, Phương pháp đồng hóa số liệu nudging cho quan trắc Radar và tác động tới dự báo mưa lớn trên khu vực Bắc Bộ. tạp chí Khí tượng Thủy văn 2016, số 670 tr.1-6. – 2016. [3] Daley, R: Atmospheric Data Analysis, Cambridge University Press, Cambridge, UK, 1991. [4] Sokol, Z: Effects of an assimilation of radar and satellite data on a very short range forecast of heavy convective rainfalls, Atmos. Res., 93, 188– 206, 2009. [5] Xiao, Q. and Sun, J.: Multiple radar data assimilation and shortrange Quantitative Precipitation Forecasting of a squall line ob served during IHOP 2002, Mon. Weather Rev., 135, 3381–3404, 2007 [6] Xiao, Q., Y-H. Kuo, J. Sun, W-C. Lee, E. Lim, Y- R. Guo, and D. M. Barker, 2005: Assimilation of Doppler radar observations with a regional 3DVAR system: Impact of Doppler velocities on forecasts of a heavy rainfall case. J. Appl. Meteor., 44, 768–788. [7] Xiao, Q., Kuo, Y., Sun, J., Lee, W., Barker, D. M., and Lim, E.: An approach of radar reflectivity data assimilation and its assessment with the inland QPF of Typhoon Rusa (2002) at landfall, J. Appl. Meteorol. Clim., 46, 14–22, 2007. [8] Tong, M. and Xue, M.: Ensemble Kalman filter assimilation of Doppler radar data with a compressible nonhydrostatic model: OSS experiments, Mon. Weather Rev., 133, 1789– 1807, 2005 [9] J. Liu, M. Bray , and D. Han 2012: A study on WRF radar data assimilation for hydrological rainfall prediction [10] Hitschfeld, W. and Bordan, J.: Error inherent in the radar measurement of rainfall at attenuating wavelengths, J. Meteorol., 11, 58– 67, 1954. [11] Browning, K. A., Pardoe, C. W., and Hill, F. F.: The nature of orographic rain at wintertime cold fronts, Q. J. Roy. Meteorol. Soc., 101, 333–352, 1975. [12] Barker, D. M., W. Huang, Y-R. Guo, A. J. Bourgeois, and Q. N.Xiao, 2004: A three- dimensional variational data assimilation system for MM5: Implementation and initial results. Mon. Wea. Rev., 132,897–914. [13] Skamarock, W. C., J. B. Klemp, J. Dudhia, D. O. Gill, D. M.Barker, W. Wang, and J. G. Powers, 2005: A description of the advanced research WRF version 2. NCAR Tech. Note NCAR/TN- 468+STR, 88 pp. [14] Sun, J., and N. A. Crook, 1997: Dynamical and microphysical retrieval from Doppler radar observations using a cloud model and its adjoint. Part I: Model development and simulated data experiments. J. Atmos. Sci., 54, 1642–1661. [15] Mark A. Askelson 2000: An Adaptation of the Barnes Filter Applied to the Objective Analysis of Radar Data [16] Parrish, D. F., and J. C. Derber, 1992: The National Meteorological Center’s spectral statistical-interpolation analysis system. Mon. Wea. Rev., 120, 1747–1763. T.D. Thức, C. Thanh / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 59-70 70 Radar Data Assimination in Wrf Model to Forecast Heavy Rainfall at Ho Chi Minh City Tran Duy Thuc1, Cong Thanh2 1Viet Nam Institute of Meteorology Hydrology and Climate Change, 23/62 Nguyen Chi Thanh, Dong Da, Hanoi, Vietnam 2Faculty of Hydro-Meteorology and Oceanography, VNU University of Science 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Abstract: This paper uses high resolution WRF model to simulate a number of heavy rainfall events in summer in Ho Chi Minh city using radar data to assimilation initial conditions with 3DVAR method, the WRF3Dvar running simulation with two modes: cold start and warm start combine with three cases: only Reflectivity of radar; Reflectivity and Doppler radar radial wind observations; Reflectivity, Doppler radar radial wind, and GTS data. The background error used was CV7 created from 6 months forecast in South Vietnam. Radar data before assimilation was quality control and thinned to remove noise and create the best observation. 24 station rainfall in South Vietnam using to an evaluation of WRF model simulation. Results show assimilation only reflectivity will affect to variable Qcloud, Qvapor and Qrain on the initial condition of model and assimilation only Doppler radar radial wind improve wind. Compare each case show warm start simulation precipitation better than the cold start, assimilation both Doppler radar radial wind observations, the reflectivity of radar and GTS better than another case. Keywords: WRFDA, RADAR.
File đính kèm:
- thu_nghiem_dong_hoa_du_lieu_radar_trong_mo_hinh_wrf_de_du_ba.pdf