Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ?

Có thể dễ dàng thấy rằng thị trường Bất Động Sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi

mạnh mẽ. Trên từng góc đường từ TP.Hà Nội ở khu vực phía Bắc đến TP.HCM ở khu vực

phía Nam (tổng thị phần chiếm khoảng 85% toàn thị trường) và ở giữa là TP. Đà Nẵng đã

xuất hiện nhiều công trình xây dựng đang thi công. Những năm về trước, thị trường Việt

Nam đã trải qua chu kỳ phát triển mạnh mẽ, trong đó Bất Động Sản được đánh giá là kênh

đầu tư được ưa chuộng – dù cho bị giới hạn về nguồn cung những tài sản có giá cả hợp lý.

Liệu rằng những gì đang diễn ra trên thị trường hiện tại có phải là dấu hiệu bắt đầu hiện

tượng bong bóng mới? Hoặc liệu rằng thị trường đang thực sự có những thay đổi mới tích

cực hơn?

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ? trang 1

Trang 1

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ? trang 2

Trang 2

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ? trang 3

Trang 3

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ? trang 4

Trang 4

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ? trang 5

Trang 5

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ? trang 6

Trang 6

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ? trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 5060
Bạn đang xem tài liệu "Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ?

Thị trường Bất động sản Việt Nam đang có những bước chuyển mình ?
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015 1 
Thị trường Bất Động Sản Việt Nam đang có những bước 
chuyển mình? 
Có thể dễ dàng thấy rằng thị trường Bất Động Sản Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi 
mạnh mẽ. Trên từng góc đường từ TP.Hà Nội ở khu vực phía Bắc đến TP.HCM ở khu vực 
phía Nam (tổng thị phần chiếm khoảng 85% toàn thị trường) và ở giữa là TP. Đà Nẵng đã 
xuất hiện nhiều công trình xây dựng đang thi công. Những năm về trước, thị trường Việt 
Nam đã trải qua chu kỳ phát triển mạnh mẽ, trong đó Bất Động Sản được đánh giá là kênh 
đầu tư được ưa chuộng – dù cho bị giới hạn về nguồn cung những tài sản có giá cả hợp lý. 
Liệu rằng những gì đang diễn ra trên thị trường hiện tại có phải là dấu hiệu bắt đầu hiện 
tượng bong bóng mới? Hoặc liệu rằng thị trường đang thực sự có những thay đổi mới tích 
cực hơn? 
Nói tóm lại, chúng tôi tin rằng thị trường Bất Động Sản đang ở giai đoạn đầu của sự hồi phục, 
phần lớn dựa vào sự tăng trưởng trong nước và quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, 
vẫn còn một số lĩnh vực cần được quan tâm và đưa ra cải cách nếu muốn thị trường Bất 
Động Sản phát triển bền vững. 
Thị trường nhà ở: Nhu cầu ổn định ở tất cả các phân khúc, vậy còn về vấn đề nguồn 
cung? 
Suy thoái của nền kinh tế trong những năm trước đã làm cho thị trường Bất Động Sản gặp 
nhều khó khăn và một số dự án phát triển phải tạm dừng. Đỉnh điểm là vào năm 2008, giá 
chào bán trung bình (tính theo đô Mỹ) trên tất cả các phân khúc nhà ở cao hơn giá hiện nay 
khoảng 29%, trong khi lãi suất thế chấp cao gấp 3 lần. Đối với người mua nhà là người Việt 
thì mức giá tại thời điểm đó được đánh giá là quá cao, trong khi người nước ngoài lại không 
được phép mua nhà. Tất cả điều này hoàn toàn trái ngược với thị trường Bất Động Sản thời 
điểm hiện tại, khi mà giá Bất Động Sản đang giảm, kích thước căn hộ nhỏ hơn, cho vay 
thương mại phục hồi, số lượng các khoản thế chấp tăng, cùng với những thay đổi trong luật 
pháp theo nguyên tắc mở cửa thị trường cho khách nước ngoài. 
Thị phần của phân khúc nhà ở chiếm 85% toàn thị 
trường Bất Động Sản. TP.HCM ghi nhận sự tăng 
lên đáng kể số lượng nhà ở trong Quý 2, trong khi 
TP.Hà Nội lại ghi nhận sự tăng trưởng mạnh này 
vào Quý 3 năm nay. So sánh với những nước trong 
khu vực, Việt Nam vẫn đang có lợi thế cạnh tranh 
khi giá Bất Động Sản vẫn rẻ hơn trên tất cả các 
phân khúc, trừ phân khúc nhà ở cao cấp (giá m2 
khoảng 3,000 đô đến 5000 đô) và dù thế vẫn thấp 
hơn so với ở Jakarta và ở Bangkok 
Nguồn cung trong phân khúc nhà ở cao cấp và 
phân khúc nhà ở bình dân 
Lãi suất phục hồi đã kích thích thị trường Bất Động Sản bằng rất nhiều tín hiệu tốt ở phân 
khúc nhà ở và chung cư cao cấp gần các khu trung tâm thương mại (TTTM) tại TP.HCM, cũng 
Sự ổn định của 
nền kinh tế vĩ 
mô, mức lạm 
phát bằng và 
dòng vốn FDI 
đã góp phần 
vào sự phục hồi 
của đất nước 
và củng cổ 
niềm tin của 
chúng tôi vào 
sự tăng trưởng 
của Việt Nam 
Giá chào bán 
chung cư tại 
TP.HCM và 
TP.Hà Nội đều 
đang thấp so 
với các thành 
phố lớn khác 
trong khu vực 
Đông Nam Á 
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015 2 
như việc giảm lãi suất sẽ làm cho lợi suất cho thuê trở nên hấp dẫn hơn lợi suất Trái phiếu 
Chính phủ. Những dự án cao cấp tương tự được phát triển tại các quận và khu vực gần các 
khu TTTM, nơi mà tập trung nhiều người nước ngoài và những người Việt khá giả. TP.HCM 
có khoảng 18,000 căn hộ sẽ được hoàn thành trong vòng 2-3 năm tới và chúng tôi tin rằng 
việc này sẽ dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung trong ngắn hạn. 
Theo ước tính, khoảng 25% số căn hộ cao cấp được mua để cho thuê lại, và lãi suất tại Việt 
Nam cao hơn 1.5 lần đến 2.5 lần so với Hong Kong, Bangkok và Singapore. Câu hỏi cần được 
giải đáp về nhu cầu thị trường chỉ còn nằm lại ở phân khúc nhà ở cao cấp. 
Trong dài hạn, lực cầu vẫn còn mạnh ở phân khúc nhà ở bình dân với giá bán căn hộ trung 
bình trong khu vực đô thị thấp hơn $800/m2. Dù rằng mức giá này đã giảm đáng kể, từ 25x 
vào năm 2012 xuống 8x-9x hiện tại tính trên thu nhập trung bình, nhưng vẫn nằm ngoài khả 
năng chi trả của đa số người dân. Hơn thế, phân khúc này có biên lợi nhuận khá thấp cùng 
với những đánh giá về tình trạng cung vượt cầu trong thời điểm hiện tại và trong tương lai, 
doanh nghiệp đang cảm thấy lo ngại với phân khúc này. Chính Phủ cũng đã giới hạn ngân 
sách cho phân khúc nhà ở với mức biên lợi nhuận là 10%, trong khi đó, lợi nhuận thực tế 
thường sẽ thấp hơn rất nhiều hoặc thậm chí là có thua lỗ phát sinh. Điều này là kết quả của 
việc hạn chế về chi phí nguyên liệu đầu vào và/hoặc số tiền sử dụng đất quá cao. Vì vậy, khi 
làm báo cáo tài chính, doanh nghiệp được yêu cầu phải sử dụng giá mua thực tế thay vì sử 
dụng giá thị trường hoặc giá đất hiện tại mà được Chính phủ phê duyệt. 
Vào tháng 6 năm 2013, Chính Phủ đã đưa ra gói hỗ trợ 1,3 tỷ đô 
để kích thích sự phát triển của phân khúc nhà bình dân. Cho đến 
nay thì mức độ thành công vẫn chưa nhiều, trong 2 năm vừa qua 
chỉ giải ngân được 30%, và có thể sẽ không đạt được mục tiêu giải 
ngân đã được đặt ra cho tháng 6 năm 2016. Nguyên nhân là do thị 
trường vẫn bị hạn chế những cơ hội để sử dụng gói hỗ trợ này, 
như là việc thiếu nguồn cung cho phân khúc nhà bình dân mà đủ 
tiêu chuẩn để thực hiện giải ngân gói hỗ trợ. Tuy nhiên, Chính Phủ 
đã rút kinh nghiệm được từ những sai lầm trước đó bằng việc tiếp 
tục tung ra gói hỗ trợ thứ 2 trị giá 900 triệu đô vào tháng 5 năm 
2015 với ít hạn chế hơn và có thể sử dụng cho phân khúc nhà ở 
bình dân và nhà ở trung bình. Khi kế hoạch này nhận được sự chấp 
thuận để thực thi thì nó có thể sẽ góp phần khắc phục những vẫn 
đề về khả năng chi trả hiện tại. 
Đến năm 2025, dưới một nửa dân số tập trung ở đô thị, tương 
đương với việc thị trường sẽ phải cần thêm 5,1 triệu căn hộ, trong 
đó một nửa nhu cầu sẽ đến từ phân khúc nhà ở bình dân do có sự 
di cư của nhóm người thu nhập thấp ở nông thôn lên. Nhà ở xã hội (giá khoảng $1 ... g Sản đã tạo ra nhiều giao dịch sôi động cho thị trường và được xem như 
một chất xúc tác cho một sự tăng trưởng đáng kể. Dù rằng những thay đổi về Luật sẽ mang 
lại những tiềm năng phát triển trong dài hạn, nhưng tầm ảnh hưởng của sự thay đổi này sẽ 
không lớn trong ngắn hạn và thị trường vẫn đang chờ đợi một khuôn khổ pháp lý phù hợp 
Những thay đổi chính trong Luật nhà ở 
cho người nước ngoài 
 Người nước ngoài có visa hợp lệ được 
mua Bất Động Sản 
 Số lượng nhà ở do người nước ngoài sở 
hữu tại một nhà chung cư không có 30% số 
lượng nhà, hay không quá 250 căn nhà ở 
một phường. Không có giới hạn cho Việt 
Kiều 
 Những doanh nghiệp vốn đầu tư nước 
ngoài và văn phòng đại diện có quyền sở 
hữu nhà 
 Tài sản Bất Động Sản được phép cho thuê 
lại, được dùng để bán, kế thừa hoặc được sử 
dụng như tài sản thế chấp 
 Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có 
thể mua và sở hữu một tòa nhà hoàn tất để 
sử dụng phục vụ cho công việc của mình 
Trong ngắn 
hạn sẽ không 
ghi nhận nhiều 
ảnh hưởng do 
thiếu Thông tư 
hướng dẫn, 
nhưng sẽ tạo 
ra sự tác động 
tích cực mạnh 
mẽ khi vấn đề 
về nhà ở cho 
Người nước 
ngoài và cho 
các nhà đầu tư 
trong khu vực 
được giải 
quyết 
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015 4 
Cho đến nay, thị trường vẫn chưa ghi nhận được sự tăng trưởng tích cực trong doanh số bán 
nhà cho người nước ngoài, chủ yếu là do một số rào cản trong luật cải cách dù đã được xác 
định nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết, bao gồm sự hạn chế về thời gian của các 
khoản thế chấp, vẫn tồn tại sự phân biệt khi bán Bất Động Sản cho người Việt so với bán cho 
người nước ngoài và những hạn chế về việc chuyển đổi lợi nhuận từ đồng ngoại tệ sang đồng 
tiền nội địa. Mặc dù Hiệp hội Bất Động Sản TP.HCM đã đưa ra quan điểm rằng Luật mới sẽ 
tạo ra sân chơi bình đẳng cho người nước ngoài và dân địa phương nhưng thực tế cho thấy 
thì những giao dịch mua bán của người nước ngoài sẽ không được thực hiện trong 6 tháng 
đến 12 tháng sắp tới, cho đến khi những vấn đề liên quan được giải quyết bằng việc tiếp tục 
cải cách. 
Tổng số người nước ngoài chiếm khoảng 1% tổng số người tham gia vào thị trường Bất 
Động Sản trên phân khúc nhà ở. Đa số họ đến từ những nước Châu Á và có những mối quan 
hệ ở Việt Nam, kể đến như những người gốc Việt nhưng sinh sống và làm việc ở nước ngoài 
hoặc Việt Kiều. Theo ước tính thì có khoảng 500,000 đến 1 triệu người nói rằng họ quan tâm 
đến việc được cho phép mua nhà ở Việt Nam và nghỉ hưu tại quê hương của mình 
Tuy nhiên, dù cho những thông tin báo chí luôn tập trung nói về lực bán nhà ở mạnh mẽ cho 
người nước ngoài nhưng thực tế lại cho thấy mọi thứ vẫn chưa khả thi. Các doanh nghiệp 
đang đưa ra nhiều chương trình bán hàng cấp tốc dù kết quả cho thấy số lượng nguời nước 
ngoài mua nhà vẫn còn rất hạn chế, và những công ty môi giới như Savills vẫn chưa cung cấp 
dịch vụ tư vấn cho người nước ngoài tại thời điểm này. Ở giai đoạn này, người mua nhà nước 
ngoài có thể giữ trước nhà ở bằng cách đặt cọc một khoản tiền tối thiểu. Mặc dù vậy, Bất 
Động Sản vẫn chưa thu hút được sự quan tâm của họ. Vì vậy, tính đên nay, phân khúc nhà ở 
cao cấp và khu vực TP.HCM vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn nhất, xu hướng tập trung 
vào khu vực phía Nam và dọc theo tuyến Metro 1. 
Văn Phòng Cho Thuê: “Ấm Nam Lạnh Bắc” 
Trong vòng 2 năm qua, TP.HCM luôn đối mặt với sự thiếu hụt về nguồn cung văn phòng cho 
thuê có không gian lớn và những tòa nhà văn phòng Hạng A, và tình trạng này vẫn sẽ tiếp 
tục kéo dài ít nhất là đến năm 2017 – 2018, khi mà Deutsches Haus (Tòa nhà bạch kim tại 
Việt Nam), Trung tâm The One and Saigon (giai đoạn 2) được chào bán, và sẽ mang lại 
khoảng 95,000 m2 không gian mới. Trong trung và dài hạn, tình trạng thiếu hụt đất ở khu 
trung tâm vẫn sẽ còn tồn tại, dẫn đến việc sẽ phải thực hiện các hoạt động phân tán. 
Trong năm nay, không có tòa nhà văn phòng Hạng A nào được xây dựng tại những khu vực 
trung tâm TP.Hà Nội. Cuối năm nay, tòa nhà TNR Tower cách trung tâm thành phố khoảng 
15 phút đi bộ, sẽ được hoàn thành, cung cấp thêm 56,000m2 không gian cho phân khúc văn 
phòng cho thuê Hạng A. Hiện tại, phân khúc văn phòng Hạng A & B đang dư thừa nguồn cung 
và sẽ tiếp tục kéo dài trong trung hạn. Việc dư thừa nguồn cung sẽ kéo theo việc giá cho thuê 
văn phòng giảm xuống. Một vài dự án phát triển mới nằm ven rìa TP. Hà Nội hoặc nằm ở 
những khu vực ngoại ô đang triển khai sẽ dẫn đến sự phân tán đô thị trong thời gian sắp tới 
Tỷ lệ trống của 
số văn phòng 
cho thuê ở 
TP.Hà Nội cao 
gấp 2,4 lần so 
với TP.HCM 
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015 5 
Thủ Thiêm – Một giải pháp khả thi 
Từ khu vực trung tâm quận 1, và đi qua sông Sài Gòn sẽ 
đến được 657ha khu đô thị mới Thủ Thiêm. Trong giai 
đoạn lên kế hoạch kéo dài hơn một thập kỉ qua, vùng 
đất này đã được giải tỏa và sẵn sàng để phát triển. 
Đường hầm và cầu Thủ Thiêm đã được xây dựng, nối 
giữa khu vực này và khu vực trung tâm nhưng vẫn còn 
nhiều không gian chưa được phát triển. Làm sao để có 
được dự án độc đáo này – có quá nhiều đất trống chưa được tận dụng trong khu vực trung 
tâm – đâu sẽ là cách tốt nhất để tận dụng những mảnh đất này? Ban đầu, kế hoạch phát triển 
dự án này được thực hiện song song với mục đích phát triển đồng thời Thủ Thiêm thành 
một trung tâm tài chính tương tự như Pudong ở Shanghai hoặc Canary Whard ở London. 
Theo quan điểm của chúng tôi, Thủ Thiêm nên được hợp nhất hóa, mang lại sự tiện lợi, và 
dễ dàng cho sự phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại. 
Một số dự án được dự kiến sẽ bắt đầu triển khai vào cuối năm nay hoặc vừa làm lễ động thổ 
như dự án Empire City – tòa nhà cao nhất Việt Nam và đồng thời cũng là khu trung tâm phức 
hợp bao gồm trung tâm mua sắm cao cấp, khách sạn 5 sao và chung cư. Dự án dự kiến sẽ 
hoàn thành trong năm 2022. Dù rằng hiện tại vẫn được cho là quá sớm để đánh giá tầm ảnh 
hưởng của dự án Thủ Thiêm lên thị trường, thì giá cho thuê nhà ở khu vực này vẫn được dự 
kiến sẽ thấp hơn rât nhiều so với thuê ở khu vực trung tâm. 
Mặt bằng bán lẻ: Sự thuận lợi về những yếu tố nhân khẩu học đã góp phần thúc đẩy 
tăng trưởng 
Nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCC) trong ngành bán lẻ đã phát triển ấn tượng nhờ hưởng 
lợi từ sự phát triển của đất nước và tầng lớp trung lưu Việt Nam, chỉ số GDP bình quân đầu 
người tăng khoảng 75% từ 2008 đến năm 2014, tương ứng với tốc độ phát triển của Thái 
Lan cách đây 20 năm và Indonesia cũng như Philippines cách đây 5-7 năm trước. Từ năm 
2012, chỉ số GDP ghi nhận sự tăng trưởng mỗi năm, cùng với sự tăng đáng kể trong mức độ 
tin cậy của người tiêu dùng, thị trường bán lẻ đã thực sự tăng trưởng mạnh mẽ. Những 
doanh nghiệp bán lẻ Quốc tế đang nhận thức được xu hướng hiện tại và đang dần gia nhập 
thị trường Việt Nam, dẫn đến nhu cầu cho không gian kinh doanh tăng cao, đặc biệt là trong 
khu vực trung tâm. Trong ngắn hạn và trung hạn, nguồn cung mặt bằng bán lẻ sẽ giữ được 
ở mức ổn định, với nhiều trung tâm mua sắm đang được xây dựng ở cả khu vực thành phố 
và ngoại thành. Đến năm 2020, mặt bằng bán lẻ ở TP.HCM sẽ tăng gấp đôi so với hiện tại 
Tuy nhiên, sự thành công hay thất bại của những doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn là một câu 
hỏi. Theo báo cáo của The Business Times – Singapore, Parkson - một trung tâm thương mại 
lớn của Malaysia đã hoạt động ở Việt Nam trong hơn một thập kỉ qua đã trải qua những khó 
khăn, thua lỗ và đóng cửa nhiều cửa hàng trong năm 2015. 
Hiệp định 
Thương mại tự 
do (FTA) loại 
bỏ rào cản thuế 
quan, làm cho 
các hàng hóa 
nhập khẩu trở 
nên cạnh tranh 
hơn, và đồng 
thời kích thích 
phát triển 
ngành bán lẻ 
trong thời gian 
sắp tới 
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015 6 
Giao dịch M&A có thể sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành ban lẻ 
Nhóm hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) được coi là điểm sáng trong ngành bán lẻ, nên việc 
nhóm hàng này thu hút được sự quan tâm của những giao dịch M&A lớn là điều không có gì 
ngạc nhiên. Trong năm nay, Việt Nam đã có nhiều giao dịch M&A lớn, tăng tiêu thụ trong 
nuớc và nhận được sự quan tâm của những nhà đầu tư Châu Á. Tăng trưởng khối lượng giao 
dịch trung bình trong ngành bán lẻ và nhóm FMCG được dự đoán là 7,5% trong vòng 5 năm 
tới. Những công ty từ Thái Lan, Hàn Quốc và Nhật Bản đã đưa ra những đánh giá về thị 
trường trong dài hạn và đồng thời họ cũng là những nhà đầu tư tích cực nhất đối với ngành. 
Central Group (Thái Lan) là doanh nghiệp đầu tiên, đồng thời là một trong số các nhà đầu tư 
bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và đó được coi là bước đột phá đầu tiên của 
Central Group. Cho đến nay, Tập đoàn đã mở được 2 cửa hàng Robin, với kế hoạch mở thêm 
7 cửa hàng nữa trong vòng 4 năm tới. Central Group cũng đã mua lại một số lượng lớn cổ 
phần của doanh nghiệp bán lẻ điện tử Nguyễn Kim 
Một công ty khác của Thái Lan, Berli Jucker Public Company Limited (BJC ) đã ký thỏa thuận 
mua Metro Cash & Carry (MCC), bao gồm 19 cửa hàng.. Công ty mẹ Metro Group đang tìm 
cách ra khỏi thị trường do sự cạnh tranh khá khắc nghiệt từ những doanh nghệp địa phương 
– và đây được coi là một ví dụ điển hình để nói lên thách thức mà những công ty nước ngoài 
khác sẽ phải đối mặt khi tồn tại trong thị trường này. BJC trước đó đã quản lý chuỗi cửa hàng 
tiện ích Family Mart được vận hành như công ty liên doanh giữa Công ty mẹ ở Nhật Bản và 
doanh nghiệp địa phương ở Việt Nam, và sau đó đổi tên thành B’s Mart. Trong khi BJC tiếp 
tục mở rộng chuỗi cửa hàng B’s Mart, Family Mart vẫn tiếp tục phát triển các cửa hàng dưới 
tên riêng của mình. Công ty TNHH Aeon của Nhật bản đã mua lại 49% cổ phần của Citimart 
và 30% cổ phần của chuỗi cửa hàng tạp hóa Fivimart. Bên cạnh đó, Aeon cũng sở hữu 2 trung 
tâm mua sắm lớn ở khu vực miền Nam và đang có kế hoạch mở thêm 18 trung tâm mua sắm 
khác trên toàn quốc vào năm 2020. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là thị trường quan 
trọng thứ 2 của Aeon, chỉ đứng sau Malaysia. 
Trong khi đó, Công ty Hàn Quốc Lotte – một doanh nghiệp đã hoạt động khá lâu ở Việt Nam 
đã tăng số lượng cửa hàng lên 10 cửa hàng, và đang có kế hoạch mở thêm 50 cửa hàng nữa 
trong 5 năm tiếp theo. 
Khu công nghiệp: Hưởng lợi chính từ dòng vốn FDI mạnh mẽ 
Với việc 70% dòng vốn FDI (tương ứng với 6,2 tỷ đô trong 7 tháng đầu năm 2015) chảy vào 
ngành sản xuất, các khu công nghiệp (KCN) là những nơi đầu tiên hưởng lợi chính từ dòng 
vốn đầu tư này. Cho đến nay, các KCN đã đưa ra một trong số ít những cơ hội lớn cho nhà 
đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Bất Động Sản do sự phát triển mạnh mẽ của 
ngành sản xuất (mặt hàng may mặc, giày dép và điện tử). Sự hấp dẫn của các yếu tố nhân 
khẩu học cùng với chi phí lao động thấp ở Việt Nam đã làm cho một số công ty chuyển sản 
xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và/hoặc tạo ra một cơ sở sản xuất thay thế khác. Sự phát 
triển của các KCN đã hỗ trợ mạnh mẽ đến phát triển khu dân cư và bán lẻ 
Singapore là 
nhà đầu tư 
nước ngoài lớn 
nhất trong 
phân khúc công 
nghiệp. 
Thái Lan, Hàn 
Quốc và Nhật 
Bản là những 
nước có thị 
trường bán lẻ 
nhận được 
nhiều sự quan 
tâm nhiều nhất 
từ những nhà 
đầu tư nước 
ngoài 
Nghiên cứu từ VinaCapital, tháng 10 năm 2015 7 
Đến nay, hầu hết các KCN đã được xây dựng trong và xung quanh 2 thành phố lớn, và một 
số dự án phát triển mở rộng đến TP. Hải Phòng ở khu vực miền Bắc và trung tâm là TP. Đà 
Nẵng. Người dân từ những khu vực ngoại ô cũng dần di chuyển vào khu vực trung tâm thành 
phố - nơi tập trung nhiều KCN để làm việc, trong khi một số công ty xây nhà ở cho nhân viên 
của mình. Đầu tư hạ tầng dần diễn ra nhiều hơn, đặc biệt là đầu tư vào cảng và đường đi, 
những thành phố ven biển khác như Cần Thơ và Vinh có thể trở thành vị trí đắc địa cho sự 
phát triển các KCN mới ngoài TP.HCM và TP.Hà Nội, do nhu cầu về không gian đất xây dựng 
vẫn sẽ tiếp tục tăng cao 
Triển vọng thị trường: Thị trường bất động sản đang có những chuyển biến tích cực! 
Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng phát triển trên tất cả các phân khúc của thị trường Bất Động 
Sản, đặc biệt là trong phân khúc khu dân cư, khối văn phòng Hạng A và khu công nghiệp. Sự 
tăng trưởng chung của nền kinh tế trong nước vẫn sẽ tiếp là yếu tố tác động đáng kể đến sự 
mở rộng của thị trường Bất Động Sản: sự gia tăng nhanh chóng số người thuộc tầng lớp 
trung lưu, tác động đô thị hóa cùng với thu nhập và mức tiêu thụ tăng sẽ tích cực ảnh hưởng 
đến nền kinh tế nói chung cũng như các phân khúc của thị trường Bất Động Sản nói riêng. 
TP.HCM đang trên đà phấn đấu trở thành một khu đô thị sôi động và đồng thời là khu trung 
tâm thương mại của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), nhu cầu về nhà ở và khối văn phòng 
Hạng A sẽ vẫn tiếp tục tăng mạnh trong những năm sắp tới. Đầu tư vào phân khúc công 
nghiệp vẫn giữ được sự ổn định bền vững nhờ vào lực lượng lao động cạnh tranh của Việt 
Nam và việc hưởng lợi từ việc loại bỏ thuế quan khi hiệp định TPP được ký kết. 
Tuy nhiên, nhiều vấn đề quan trọng vẫn cần được giải quyết để có thể tận dụng hết tiềm 
năng lớn của thị trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan về nguồn cung cho phân khúc 
nhà ở bình dân và Luật nhà ở cho người nước ngoài. Nói một cách cụ thể, các chính sách và 
thủ tục liên quan đến dòng vốn FDI, những quy định về quá trình quy hoạch, phê duyệt cần 
được rõ ràng hơn để có thể tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành Bất Động Sản. Đưa ra 
những định hướng đánh giá trong thời gian sắp tới, chúng tôi khá khả quan về thị trường 
Bất Động Sản Việt Nam đang đi đúng hướng trong thời gian gần đây. 
Thị trường 
đang chờ đợi 
những chất xúc 
tác quan trọng 
bao gồm cả 
Luật nhà ở cho 
người nước 
ngoài, hỗ trợ 
nhà ở bình dân 
và hiệp định 
TPP. 
TPP được kỳ 
vọng sẽ tiếp tục 
duy trì nhu cầu 
mạnh mẽ cho 
phân khúc công 
nghiệp,dù trong 
ngắn hạn vẫn 
tồn tại nhiều 
vấn đề 
Phân khúc khu 
dân cư, khối 
 văn phòng 
hạng A và khu 
công nghiệp là 
phân khúc hấp 
dẫn nhất. 

File đính kèm:

  • pdfthi_truong_bat_dong_san_viet_nam_dang_co_nhung_buoc_chuyen_m.pdf