Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam

Nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Nhìn từ tương quan thực - ảo, có thể chia

chúng thành hai nhóm: nhân vật kì ảo và nhân vật là con người đời thường. Nhân vật kì ảo đại diện cho thế giới siêu hình, thế giới

gắn liền với niềm tin tâm linh và chỉ hiện hữu trong tưởng tượng. Con người đời thường là con người hiện tồn, trong cuộc sống hàng

ngày với lí tưởng, hoài bão, với hạnh phúc và cả khổ đau. Sự có mặt của hai kiểu loại nhân vật này phản ánh bức tranh hiện thực đa

diện, nơi thật và hư, xác tín và hoang đường, luôn song hành, cộng hưởng. Từ chân dung của nhân vật kì ảo và con người đời

thường trong truyện truyền kì, sự tiếp nối và biến đổi của thể loại qua các thế kỉ sinh thành, vận động cũng được lộ diện.

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 1

Trang 1

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 2

Trang 2

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 3

Trang 3

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 4

Trang 4

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 5

Trang 5

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 6

Trang 6

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 7

Trang 7

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 8

Trang 8

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 9

Trang 9

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang viethung 50901
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam

Thế giới nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education, ISSN: 1859 - 4603 
https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.957 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn và Giáo dục, Tập 11, Số 1 (2021), 179-192 | 179 
Cite this article as: Do, T. M. P. (2021). The world of 
characters in Vietnamese medieval chuanqi genre. UED 
Journal of Social Sciences, Humanities and Education, 11(1), 
179-192. https://doi.org/10.47393/jshe.v11i1.957 
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN TRUYỀN KÌ TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 
Đỗ Thị Mỹ Phương 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Việt Nam 
Tác giả liên hệ: Đỗ Thị Mỹ Phương - Email: domyphuong2010@gmail.com 
Ngày nhận bài: 21-5-2021; ngày nhận bài sửa: 15-6-2021; ngày duyệt đăng: 17-6-2021 
Tóm tắt: Nhân vật trong truyện truyền kì trung đại Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Nhìn từ tương quan thực - ảo, có thể chia 
chúng thành hai nhóm: nhân vật kì ảo và nhân vật là con người đời thường. Nhân vật kì ảo đại diện cho thế giới siêu hình, thế giới 
gắn liền với niềm tin tâm linh và chỉ hiện hữu trong tưởng tượng. Con người đời thường là con người hiện tồn, trong cuộc sống hàng 
ngày với lí tưởng, hoài bão, với hạnh phúc và cả khổ đau. Sự có mặt của hai kiểu loại nhân vật này phản ánh bức tranh hiện thực đa 
diện, nơi thật và hư, xác tín và hoang đường, luôn song hành, cộng hưởng. Từ chân dung của nhân vật kì ảo và con người đời 
thường trong truyện truyền kì, sự tiếp nối và biến đổi của thể loại qua các thế kỉ sinh thành, vận động cũng được lộ diện. 
Từ khóa: văn học trung đại Việt Nam; truyện truyền kì; kiểu loại nhân vật; kì ảo; hiện thực. 
1. Mở đầu 
Truyện truyền kì - thể loại lớn của nền văn học dân tộc 
đã được tìm hiểu, đánh giá trên nhiều phương diện và cấp 
độ. Tuy vậy, việc khảo sát hệ thống tác phẩm, nhận diện 
gương mặt thể loại trong tiến trình lịch sử văn học vẫn 
chưa được xem xét đầy đủ. Thế giới nhân vật – một trong 
những phương diện xác lập diện mạo truyện truyền kì cũng 
chưa được hình dung một cách cụ thể và hệ thống. Đó là 
thế giới vô cùng phong phú, đa dạng, mang nhiều sắc thái - 
bức tranh tham chiếu nhận thức về con người của các nhà 
văn. Đời sống hiện thực (trong quan sát và tưởng tượng) có 
bao nhiêu kiểu loại người thì truyện truyền kì có bấy nhiêu 
mẫu hình nhân vật. Thần, tiên, ma, quỷ và con người cùng 
chia sẻ không gian tồn tại, những ưu tư, quan ngại, đan kết 
thành quan hệ vừa chân thực vừa huyễn ảo. Tìm hiểu 
truyện truyền kì, không thể không quan tâm tới các kiểu 
loại nhân vật, gắn liền với đó là cách tiếp cận và tạo tác 
chân dung con người của nhà văn. 
2. Nội dung 
2.1. Khái niệm truyện truyền kì trung đại Việt Nam 
Truyện truyền kì - khái niệm tưởng chừng như quen 
thuộc nhưng được hình dung theo nhiều cách khác nhau. 
Theo chiết tự, truyền (傳) là đưa dẫn từ nơi này đến nơi 
khác, từ người này đến người kia, từ thế hệ trước tới thế 
hệ sau; kì (奇) là lạ lùng, khác thường; truyền kì (傳奇) 
là lưu truyền những chuyện lạ trong cõi nhân gian. 
Truyện truyền kì là thể loại tự sự ra đời sớm ở Trung 
Quốc, thuộc dòng văn học có sử dụng các yếu tố kì ảo 
(奇文異事). Khái niệm truyền kì lần đầu xuất hiện vào 
thời Đường, do Bùi Hình sử dụng để gọi tên bộ sưu tập 
những “tiểu thuyết” (truyện văn xuôi) viết về đề tài, chủ 
đề hoang đường nhưng có liên quan tới hiện thực cuộc 
sống con người đương thời của ông. Sang đời Tống, 
truyền kì dần trở thành tên gọi chung cho tiểu thuyết 
văn ngôn thời Đường và sau đó, nó được mở rộng để chỉ 
những sáng tác theo phong cách “Đường nhân tiểu 
thuyết”. Từ thời Nam Tống cho đến Nguyên, Minh, 
Thanh, có nhiều hí kịch được cải biên từ các truyện 
truyền kì đời Đường như Oanh Oanh truyện của 
Nguyên Chẩn, Tây Sương kí của Vương Thực Phủ, Liễu 
Nghị truyện của Lý Triều Uy, Trường hận ca truyện của 
Trần Hồng, Vì vậy, tới cuối đời Nguyên, truyền kì 
còn được dùng để gọi loại hình hí kịch khai thác chủ đề 
Đỗ Thị Mỹ Phương 
180 
tình cảm lãng mạn, ca tụng luyến ái và hôn nhân tự do. 
Tuy vậy, khái niệm truyền kì vẫn gắn liền với kiểu 
“đoản thiên tiểu thuyết” kể các chuyện thần kì, quái dị 
phổ biến thời Đường và được nối dài đến thời Thanh. 
Định danh truyền kì vừa để phân biệt với loại văn 
chương chính thống lấy tải đạo làm gốc, vừa để phân 
biệt với lối viết sưu tầm, chép lại của truyện chí quái 
thời Ngụy, Tấn. Các học giả Trung Quốc đều khẳng 
định truyện truyền kì đã mở đầu cho xu hướng sáng tác 
tiểu thuyết có ý thức. Nhưng trong thực tế nghiên cứu, 
truyện truyền kì dường như vẫn chưa được chính xác và 
cố định hóa. Về đối tượng, truyện truyền kì có thể được 
sử dụng để gọi những tiểu thuyết văn ngôn đời Đường, 
Tống, cũng có thể để chỉ chung thể loại truyện ngắn có 
cốt truyện được tạo dựng từ các sự kiện, biến cố mang 
đậm màu sắc thần dị. Truyện truyền kì có khi được xem 
như một giai đoạn phát triển của đoản thiên tiểu thuyết 
Trung Quốc, có khi bị trộn lẫn trong loại hình truyện 
ngắn kì ảo nói chung,... 
Ở Việt Nam, truyện truyền kì có mặt trong đời sống 
văn học từ khá sớm. Từ thực tế sáng tác, có thể thấy các 
nhà văn Việt Nam đã bước đầu có ý thức định danh thể 
loại. Khái niệm truyền kì từng xuất hiện ở nhan đề ba 
tập sách: Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả và Tân 
truyền kì lục. Tuy nhiên, danh xưng truyền kì ở đây 
không đóng vai trò chỉ dẫn lối viết mà đảm nhận chức 
năng thông báo phạm vi, tính chất của nội dung được 
phản ánh. Cùng mang tên truyền kì nhưng diện mạo các 
truyện kể của Nguyễn Dữ, Đoàn Thị Điểm, Phạm Quý 
Thích lại không đồng nhất, ở cả phạm vi hiện thực được 
khai thác lẫn phương cách tự sự. Không chỉ với ba 
trường hợp trên, độ vênh giữa nhan đề và văn bản tác 
phẩm là vấn đề thường gặp trong nhiều tập văn xuôi 
trung đại. Một tập sách thường dung hợp nhiều lối viết 
(tản văn, bút ký, triết luận, ngụ ngôn, truyện hư cấu,...) 
và không phải lúc nào, chúng cũng được nhà văn phân 
định rạch ròi. Người nghiên cứu văn học trung đại khi 
đề cập đến tru ...  những nhân vật được tạo dựng trên 
hành trình kết nối thực - ảo, còn có khá nhiều con người 
đại diện cho thế giới chân phương, hiển lộ, cuộc đời họ 
không kinh qua bất cứ trải nghiệm hư ảo nào. Chưa từng 
thực hiện những hành trình phiêu lưu đến xứ sở xa lạ 
(dù chủ động hay bị động), không có cơ hội tiếp xúc với 
những thế lực siêu nhiên, cũng không được chứng kiến 
trực tiếp những sự kiện, hiện tượng hư huyễn, họ chỉ 
xuất hiện trong những quan hệ đời thực. Sự có mặt của 
những con người không có liên hệ trực tiếp với cõi ảo 
và vị trí của họ trong các truyện kể cũng là một mã khóa 
để người đọc nhận ra những thay đổi trong cách nhìn 
hiện thực của nhà văn truyền kì. 
Hướng đến tạo dựng một bức tranh hiện thực 
nhiều mộng ảo, ở Thánh Tông di thảo, số lượng nhân 
vật kì ảo có phần lấn lướt so với con người đời thường 
(35/23). Kiểu nhân vật hoàn toàn không giao kết với 
cõi siêu hình xuất hiện khiêm tốn, gần như không có 
vai trò với diễn tiến truyện kể và thông điệp tư tưởng 
nhà văn kí thác. Thế giới kì ảo được tạo dựng khiến 
không gian hoạt động của con người được nối dài 
không hạn định, quan hệ giữa con người và thần tiên, 
ma quỷ đạt đến sự tương thông gần như tuyệt đối. Đến 
Truyền kì mạn lục, Truyền kì tân phả cảm thức về thế 
tục đã định hình rõ nét hơn. Đó vẫn là nơi thần - người 
hội tụ, thiêng - phàm hòa hợp nhưng sự hiện hữu của 
cái ảo không còn được xem như một sự thật hiển nhiên 
mà đã mang nhiều dụng ý. Vị trí trung tâm của bức 
tranh thế giới được dành cho con người. Song hành với 
kiểu nhân vật tồn tại trong sự gắn kết hai cõi thực - ảo 
là những con người không biết đến và cũng không 
quan tâm đến sự hiện diện của thế giới siêu hình. Số 
lượng chúng ở Truyền kì mạn lục khá đông đảo, phong 
phú (30/103 nhân vật), tuy nhiên, đại đa số đóng vai 
phụ, làm nền cho sự hiện diện của nhân vật trung tâm. 
Chân dung trọn vẹn về con người trong hình dung của 
Nguyễn Dữ, Đoàn Thị Điểm vẫn cần phải có sự kết nối 
với thế giới siêu thực. Đến Công dư tiệp kí, kiểu nhân 
vật thuần túy thực từ vị trí thứ yếu, bên lề đã dần bước 
vào trung tâm truyện kể. Cái ảo vẫn là một phần thế 
giới trong quan niệm của Vũ Phương Đề và các nhà 
văn sau ông nhưng trải nghiệm kì ảo không còn nhất 
thiết là điều cần phải có trong cuộc đời của mỗi con 
người. Nhu cầu vọng chiếu từ cõi ảo những vấn đề của 
nhân thế đã có sự giảm sút mạnh mẽ, con người lựa 
chọn đứng ngoài sự soi chiếu và can thiệp của những 
nhân tố kì ảo. Nhiều khi, sự hiện diện của thế lực kì ảo 
trong mắt người trần đã bị vô hình hóa, vô hiệu hóa. 
Mối quan hệ hai chiều thực - ảo chỉ còn giữ lại chiều 
từ ảo đến thực, lực lượng siêu nhiên quan sát thế nhân 
trong lặng lẽ và trong cả sự bất lực. Con người cả gan 
xâm phạm đến không gian thiêng như đền chùa, lừa 
dối thánh thần mà không phải âu lo trước quyền phép 
siêu hình, không phải đối mặt với những hình phạt 
đáng sợ (Truyện ngôi đền thiêng ở Thanh Hoa). Con 
người càng vọng tưởng vào ân lộc của thánh thần càng 
chỉ thấy hiện thực trần trụi (Tiên ăn mày), Cõi nhân 
sinh vẫn đầy những bất ổn nhưng có lẽ cách nhà văn 
nửa sau thế kỉ XVIII-XIX đối diện với những bất ổn ấy 
trực tiếp hơn, vì thế, việc tìm giải pháp cho những vấn 
Đỗ Thị Mỹ Phương 
190 
đề xã hội cũng thực tế hơn. Không phải thần nhân hay 
yêu ma mà chính con người mới là chủ thể gánh chịu, 
đồng thời giải quyết những bất cập của cõi mình. Đó là 
điều đọng lại từ bức chân dung của những nhân vật mà 
hành trạng cuộc đời không có sự tham quyết của cái kì 
ảo trong truyện truyền kì chặng đường sau. 
Nhóm thứ ba là nhân vật môi giới hai thế giới thực, 
ảo. Đây là nhóm nhân vật đóng vai trò trung gian, kết nối 
con người với thế giới ảo. Họ là các đạo sĩ, cao tăng, thầy 
pháp, thầy bói, thầy địa lí, bà đồng, có khả năng liên hệ 
và thấu hiểu những thông điệp của cõi linh thiêng huyền 
bí. Loại nhân vật này vốn có nguồn gốc từ Phật giáo, Đạo 
giáo, tín ngưỡng dân gian - những tôn giáo, tín ngưỡng 
tin vào năng lực đặc biệt của con người. Họ không phải là 
con người phàm trần đúng nghĩa bởi đã từ bỏ ham muốn 
thế tục để chọn cho mình trách nhiệm dẫn dắt người đời 
khai ngộ. Họ cũng chưa đạt được tới cảnh giới của tiên 
phật bởi chưa đủ năng lực và sức mạnh tự giải thoát cho 
chính mình. Khi nhân vật vươn tới được vị trí của thần 
tiên, có thể biến hóa linh dị thì họ gần như đã đồng nhất 
với thế lực kì ảo và sự xuất hiện của họ đã mang tư cách 
hoàn toàn khác. 
Hiện diện trên trang sách truyền kì, nhân vật môi 
giới chủ yếu mang tính chức năng, không có cuộc sống 
riêng. Người trung đại luôn tin vào sự hiện diện của thế 
giới kì ảo nhưng lại mơ hồ về diện mạo của nó. Bằng 
nhiều cách khác nhau, họ cố công tưởng tượng để vẽ nên 
những bức tranh cõi ảo. Không chỉ tưởng tượng, người ta 
còn đặt niềm tin vào những nhân vật mang năng lực đặc 
biệt, có thể giúp mình thông suốt những điều mờ tối, hư 
thực. Những đạo nhân, thầy tu, thầy số, thầy tướng, thầy 
phong thủy, trở thành lớp người có vai trò quan trọng 
về mặt tâm linh trong đời sống xã hội. Với truyện truyền 
kì - thể loại chọn hiện thực kì ảo làm phạm vi biểu đạt, sự 
có mặt của tầng lớp trung gian này được xem như tất yếu. 
Nhưng cũng bởi nhìn ảo - thực trong sự trộn lẫn, không 
phân cách mà con người trong thế giới truyền kì lại 
thường không cần đến kẻ môi giới, người trung chuyển. 
Số lượng nhân vật loại này trong các sáng tác truyền kì 
không nhiều (24/779 nhân vật) và cũng không thường 
xuyên ở tất cả các tập truyện. 
Nhân vật làm cầu nối liên kết con người với thế 
giới ảo lần đầu tiên xuất hiện trong Truyền kì mạn lục, 
sau đó, được duy trì một cách không liền mạch qua 
Công dư tiệp kí, Lan Trì kiến văn lục, Tang thương 
ngẫu lục, tới Thoái thực kí văn, Hát Đông thư dị, 
Thính văn dị lục. Tuy số lượng không nhiều nhưng ở 
một chừng mực nhất định, chúng vẫn giúp người đọc 
hình dung được những khác biệt trong quan niệm của 
người viết truyền kì về sự kết nối hai thế giới thực - ảo 
qua các giai đoạn. Sự xâm lấn của cái ảo vào cuộc 
sống thế nhân là có thực song không phải lúc nào con 
người cũng nhận ra. Nguyễn Dữ cần đến nhân vật môi 
giới để khai thông bí ẩn cho con người trần thế. Nhờ 
chúng, sự có mặt và can thiệp của cái ảo được hiển thị, 
ma quái giả dạng người trần bị bại lộ (Truyện nghiệp 
oan của Đào thị, Truyện yêu quái ở Xương Giang, 
Truyện cái chùa hoang ở huyện Đông Triều), lẽ đời 
“ác giả ác báo, thiện giả thiện báo”, “đạo trời chí công 
mà vô tư, lưới trời tuy thưa mà khó lọt” được hiển 
minh (Truyện Lí tướng quân, Truyện chức phán sự ở 
đền Tản Viên). Cũng giống như chức năng của chúng 
trong đời thực - kẻ môi giới, vị trí của kiểu nhân vật 
trung gian thường không được đặt ở trung tâm kiến tạo 
mạch truyện. 
Đến truyện truyền kì nửa sau thế kỉ XVIII-XIX, 
nhân vật môi giới đóng vai trò khải thị, dự báo tương 
lai (đạo sĩ, thầy bói, thầy tu, thầy tướng) dần được thay 
thế bằng nhân vật có chức năng mở đường, dẫn dắt con 
người sắp đặt lại số mệnh (thầy địa lí, phong thủy). 
Không chấp nhận quan niệm số phận mỗi cá nhân đều 
được định trước, con người truyền kì bắt đầu có tham 
vọng thay đổi số phận chính mình. Họ cầu đến sự trợ 
giúp của tầng lớp trung gian có khả năng điều chỉnh 
tác động của cõi siêu nhiên lên cõi thực. Con người 
dường như ít quan tâm đến quá khứ và hiện tại mà đặt 
kì vọng nhiều vào tương lai. Các thầy phong thủy, địa 
lí bằng các thủ thuật chọn huyệt, đặt mộ, trấn yểm có 
thể giúp con người xoay chuyển hướng can thiệp của 
tự nhiên thần thánh, tạo nên những đổi thay kì diệu. Từ 
một học thuyết được tích lũy qua kinh nghiệm tận 
dụng những ưu thế tự nhiên, thuật phong thủy trong 
mắt các nhà văn truyền kì như Vũ Phương Đề, Phạm 
Đình Hổ, được đẩy lên thành phép màu huyền bí và 
người chuyên trách về lĩnh vực này được nhìn như 
người có khả năng đảo lộn diễn tiến của những chu 
trình đã được sắp đặt trước. Rời bỏ vai trò kết nối, có 
khi nhân vật này được đặt ở vị trí trung tâm truyện kể, 
cuộc đời lạ lùng của chúng được kể như minh chứng 
sống động cho các huyền thuật, ví như chùm truyện về 
thầy địa lí Tả Ao trong Tang thương ngẫu lục, Sơn cư 
tạp thuật, Thính văn dị lục. Đường đời của thầy địa lí 
Tả Ao gắn liền với hành trình tìm cơ hội hạnh phúc 
cho con người. Nó vừa thực vừa kì bí, vừa đáng tin 
 ISSN: 1859 - 4603, UED Journal of Social Sciences, Humanities and Education, Vol. 11, No. 1 (2021), 179-192 
 191 
vừa đáng ngờ. Đáng tin bởi tài điểm huyệt của nhân 
vật đã nổi danh và được chứng thực. Đáng ngờ bởi 
nhân vật cả đời đi thay hình đổi mệnh cho người mà 
không làm chủ được số phận của mình, không dự liệu 
được chung cục của mình. Dường như sau những trông 
đợi vào tài thuật của nhân vật môi giới, người viết 
truyền kì lại quay trở về với ám ảnh: giới hạn cho chủ 
quyết của con người thật hạn hẹp, không phải lúc nào 
người ta cũng có thể kiểm soát và xoay chuyển tác 
động của thế giới huyền bí đến cõi nhân thế. Về cơ 
bản, nhân vật môi giới không phải kiểu nhân vật trung 
tâm của truyện truyền kì. Chúng phản ánh mối liên hệ 
có khoảng cách giữa hai cõi thực - ảo. Nhân vật môi 
giới có thể xem là khởi nguồn cho kiểu loại nhân vật 
từ con người vươn tới vị trí thần tiên trong truyền kì 
nửa sau thế kỉ XVIII-XIX. 
3. Kết luận 
Truyện truyền kì xác lập diện mạo không chỉ bằng 
cấu trúc tự sự đặc thù mà còn bằng thế giới nhân vật 
vừa quen thuộc vừa nhiều riêng biệt. Nhân vật kì ảo và 
nhân vật là con người đời thường là những kiểu loại 
nhân vật nổi bật, gợi hình dung về mô hình hai thế giới: 
cõi siêu hình và cõi thực. Chúng không biệt lập mà soi 
chiếu nhau, kết nối với nhau, thậm chí, đan lồng vào 
nhau. Sự phân tách nhưng bản chất lại dường như là sự 
trộn lẫn. Nhân vật kì ảo tìm đến nhân gian để khẳng 
định sự hiện diện của mình, để khai mở những điều 
khuất lấp của bức tranh thực tại. Trong khi đó, con 
người lại hướng đến thế giới kì ảo để tìm kiếm giải pháp 
cho những bất cập trong đời thực. Sự kết hợp, đồng nhất 
ảo và thực là nhân tố cốt lõi để nhà văn truyền kì kiến 
tạo thế giới và khắc họa chân dung con người. Từ thế 
giới nhân vật, qua diện mạo và vị thế của từng kiểu loại 
ở mỗi giai đoạn, người đọc cũng có thể quan sát được 
sự vận động của thể loại, những tiếp nối và khác biệt 
trong cách nhà văn truyền kì định hình về bức tranh hiện 
thực ở hai giai đoạn: giữa thế kỷ XVIII trở về trước và 
giữa thế kỷ XVIII trở về sau. 
Tài liệu tham khảo 
Do, T. M. P. (2014a). Fantasy characters in Vietnamese 
medieval Chuanqi genre (Kiểu nhân vật mang màu 
sắc kì ảo trong truyện truyền kì Việt Nam thời 
trung đại). Scientific Research (university level), 
Hanoi National University of Education. 
Do, T. M. P. (2014b). The representation of fantasy 
characters in Vietnamese medieval Chuanqi genre 
(Phương thức hiện diện của nhân vật kì ảo trong 
truyện truyền kì trung đại Việt Nam). Journal of 
Science, Hanoi National University of Education, 
2, 31, 47–56. 
Do, T. M. P. (2015a). The observation point of 
characters in Vietnamese medieval Chuanqi genre 
(Điểm nhìn soi chiếu nhân vật trong truyện truyền 
kì Việt Nam thời trung đại). Theories and 
Criticism of Literature and Arts, 36, 37–46. 
Do, T. M. P. (2015b). Fantasy characters in Vietnamese 
medieval Chuanqi genre (Nhân vật mang màu sắc 
kì ảo trong truyện truyền kì Việt Nam trung đại). 
Literary Studies, 1, 82–93. 
Do, T. M. P. (2016). Vietnamese medieval Chuanqi 
genre (from the perspective of plot organization 
and character building) [Truyện truyền kì Việt Nam 
thời trung đại (nhìn từ phương diện tổ chức cốt 
truyện và xây dựng nhân vật)] [Doctoral 
dissertation in Literature Studies]. Ha Noi National 
University of Education. 
Kim, K. (2019). Characters in the medieval fantasy 
fictions of Vietnam and South Korea with a 
comparative perspective (Nhân vật trong truyện kì 
ảo trung đại Việt Nam và Hàn Quốc dưới góc nhìn 
so sánh) [Doctoral dissertation in Literature 
Studies]. Ha Noi National University of 
Education. 
Pospelop, G. N. (1998). An introduction into literary 
studies (Dẫn luận nghiên cứu văn học) (D. S. Tran, 
N. A. Lai, & N. T. Le, Trans.). Education. 
Propp, V. (2003). The selected works of V.IA. Propp 
(Tuyển tập V.IA. Propp) (V. D. Chu & K. L. 
Nguyen, Trans.; Vol. 1). Ethnic Cultures 
Publisher. 
Tran, N. T. (2006). Poetics of Vietnamese medieval 
short stories (Thi pháp truyện ngắn trung đại Việt 
Nam). Literary Studies, 9, 66. 
Đỗ Thị Mỹ Phương 
192 
THE WORLD OF CHARACTERS IN VIETNAMESE MEDIEVAL CHUANQI GENRE 
Do Thi My Phuong 
Ha Noi National University of Education, Vietnam 
Author corresponding: Do Thi My Phuong - Email: domyphuong2010@gmail.com 
Article History: Received on 21st May 2021; Revised on 15th June 2021; Published on 17th June 2021 
Abstract: Characters in Vietnamese medieval Chuanqi genre are rich and diverse, with a full range of components, class, caste, 
gender, habits, and dignity. Based on the reality-fantasy relationship, the world of chuanqi characters can be divided into two main 
groups: fantasy characters and earthly characters (people in the real life). They represent two realms: of unreality and of reality. 
Fantasy character is a surreal character with mystical capacity and strange traits. From the rational perspective, this type of character 
absolutely does not exist in real life. By contrast, earthly character are people who exist in daily life with ideals, ambitions, happiness 
and suffering. The presence of two types of characters clearly demonstrates the realistic portrait in the status of the unreal and real 
invasions, which deeply consists of their own imprints in the Chuanqi genre. From the world of characters in Vietnamese medieval 
Chuanqi genre, the evolution of this genre is also revealed. 
Key words: Vietnamese medieval literature; Chuanqi genre; types of characters; fantasy; reality. 

File đính kèm:

  • pdfthe_gioi_nhan_vat_trong_truyen_truyen_ki_trung_dai_viet_nam.pdf