Thẩm định quy trình định lượng paracetamol 650mg phóng thích kéo dài bằng phương pháp quang phổ UV - Vis
Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là chất chuyển hóa
có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Có nhiều phương
pháp xác định paracetamol: phương pháp HPLC, phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử
với ceri sulfat 0,1M, phương pháp quang phổ UV - Vis, Tuy nhiên, phương pháp
quang phổ UV - Vis có những ưu điểm, có thể áp dụng ở nhiều phòng thí nghiệm như:
các thao tác thực hiện đơn giản, ít độc hại, chi phí thấp và thời gian tiến hành nhanh.
Đề tài “Thẩm định quy trình định lượng Paracetamol 650mg phóng thích kéo dài bằng
phương pháp quang phổ UV - Vis” nhằm kiểm tra quy trình định lượng paracetamol
trong dược phẩm bằng phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến, để đảm bảo quy
trình phù hợp và kết quả phân tích đạt độ tin cậy trong suốt quá trình phân tích.
Tiến hành thẩm định hai quy trình định lượng: quy trình định lượng
paracetamol trong chế phẩm và quy trình định lượng paracetamol trong phép đo hòa
tan. Cả hai quy trình đều được thực hiện với hệ dung môi là dung dịch kiềm NaOH và
đều được đo tại bước sóng 257nm, đối với quy trình đo hòa tan thời gian lấy mẫu sau
15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ. Quy trình định lượng paracetamol trong chế
phẩm cho độ tuyến tính rất cao trong khoảng 0,75 - 30,00ppm với hệ số tương quan R2
= 0,99999, độ lặp lại có RSD = 0,3269% và độ đúng với tỷ lệ tìm lại 99,47%. Quy
trình đo hòa tan cho độ tuyến tính trong khoảng 0,75 - 30,00ppm với hệ số tương quan
R2 = 1,00000, độ lặp lại có RSD = 0,206% và độ đúng với tỷ lệ tìm lại 100,22%. Hai
phương pháp định lượng đều cho kết quả đạt yêu cầu mặc dù có sai số nhưng rất nhỏ
và chấp nhận được.
Đề tài đã chứng minh được phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến khi thực
hiện bằng hai quy trình trên đều đảm bảo yêu cầu của một quy trình phân tích định
lượng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Thẩm định quy trình định lượng paracetamol 650mg phóng thích kéo dài bằng phương pháp quang phổ UV - Vis
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA DƯỢC – ĐIỀU DƯỠNG 1. Đề-tài-Nhi-7a.docx KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH DƯỢC HỌC MÃ SỐ: 52720401 THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL 650MG PHÓNG THÍCH KÉO DÀI BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ UV-VIS Cần Thơ – 2017 Cán bộ hướng dẫn: DS.CK1. NGUYỄN HIẾU TRUNG Sinh viên thực hiện: ĐOÀN NGUYỄN HỒ THIÊN NHI MSSV: 12D720401052 LỚP: ĐẠI HỌC DƯỢC 7A i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy DS. CKI. Nguyễn Hiếu Trung đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em thực hiện khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu nhà trường cùng quý Thầy Cô Khoa Dược - Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong những năm học qua để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy Cô Bộ môn Bào chế, Kiểm nghiệm, Khoa Dược - Trường Đại Học Tây Đô đã tạo điều kiện cho em để em có thể hoàn thành tốt khóa luận này. Cuối cùng, con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn khích lệ và ủng hộ tinh thần con trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận này. Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách hiểu, lỗi trình bày. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và Ban lãnh đạo để báo cáo tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Đoàn Nguyễn Hồ Thiên Nhi ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan Đoàn Nguyễn Hồ Thiên Nhi iii TÓM TẮT Paracetamol (acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu. Có nhiều phương pháp xác định paracetamol: phương pháp HPLC, phương pháp chuẩn độ oxy hóa khử với ceri sulfat 0,1M, phương pháp quang phổ UV - Vis, Tuy nhiên, phương pháp quang phổ UV - Vis có những ưu điểm, có thể áp dụng ở nhiều phòng thí nghiệm như: các thao tác thực hiện đơn giản, ít độc hại, chi phí thấp và thời gian tiến hành nhanh. Đề tài “Thẩm định quy trình định lượng Paracetamol 650mg phóng thích kéo dài bằng phương pháp quang phổ UV - Vis” nhằm kiểm tra quy trình định lượng paracetamol trong dược phẩm bằng phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến, để đảm bảo quy trình phù hợp và kết quả phân tích đạt độ tin cậy trong suốt quá trình phân tích. Tiến hành thẩm định hai quy trình định lượng: quy trình định lượng paracetamol trong chế phẩm và quy trình định lượng paracetamol trong phép đo hòa tan. Cả hai quy trình đều được thực hiện với hệ dung môi là dung dịch kiềm NaOH và đều được đo tại bước sóng 257nm, đối với quy trình đo hòa tan thời gian lấy mẫu sau 15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ. Quy trình định lượng paracetamol trong chế phẩm cho độ tuyến tính rất cao trong khoảng 0,75 - 30,00ppm với hệ số tương quan R2 = 0,99999, độ lặp lại có RSD = 0,3269% và độ đúng với tỷ lệ tìm lại 99,47%. Quy trình đo hòa tan cho độ tuyến tính trong khoảng 0,75 - 30,00ppm với hệ số tương quan R2 = 1,00000, độ lặp lại có RSD = 0,206% và độ đúng với tỷ lệ tìm lại 100,22%. Hai phương pháp định lượng đều cho kết quả đạt yêu cầu mặc dù có sai số nhưng rất nhỏ và chấp nhận được. Đề tài đã chứng minh được phương pháp quang phổ tử ngoại khả kiến khi thực hiện bằng hai quy trình trên đều đảm bảo yêu cầu của một quy trình phân tích định lượng. iv MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................ ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................... x CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 3 2.1. TỔNG QUAN VỀ PARACETAMOL ..................................................................... 3 2.1.1.Tính chất lý hóa ...................................................................................................... 3 2.1.2. Tổng hợp ................................................................................................................ 4 2.1.3. Định tính, định lượng ............................................................................................ 4 2.1.4. Tính chất dược lý ................................................................................................... 5 2.1.5. Độc tính ................................................................................................................. 7 2.1.6. Áp dụng điều trị ..................................................................................................... 8 2.1.7.Một số chế phẩm chứa paracetamol PTKD trên t ... ục Quản lý Dược Việt Nam. Như vậy, quy trình đã đạt độc đặc hiệu. 5.1.2.Tính tuyến tính So sánh hệ số tương quan R của đồ thị và giới hạn hệ số tương quan ta thấy R2=0,99999> 0,995 đạt theo yêu cầu của Sổ tay đăng ký thuốc - Cục Quản lý Dược Việt Nam. Do đó có thể dùng phương trình hồi quy y = 0.0717497x - 0.00240881 để định lượng paracetamol 650 mg PTKD ở khoảng nồng độ 0,75 - 30,00 mg/l. 5.1.3.Độ chính xác Kết quả 6 lần định lượng cho RSD ≤ 2% nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của Sổ tay đăng ký thuốc - Cục Quản lý Dược Việt Nam, cho thấy sự lặp lại trong thao tác của người phân tích. 5.1.4.Độ đúng Quy trình định lượng cho kết quả tỷ lệ hồi phục ở mỗi nồng độ riêng biệt 90%, 100%, 110% và tỷ lệ hồi phục trung bình đều nằm trong giới hạn yêu cầu từ 97,0 - 36 103,0% của Sổ tay đăng ký thuốc - Cục quản lý Dược Việt Nam. Như vậy, quy trình đảm bảo được tính nguyên vẹn của mẫu, trong quá trình pha mẫu khảo sát, hàm lượng hoạt chất đã mất đi không đáng kể do thao tác hoặc bị giữ lại trên vật liệu lọc. 5.2. QUY TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG PARACETAMOL TRONG PHÉP ĐO HÒA TAN Theo FDA, thử nghiệm độ hòa tan in vitro được áp dụng cho các chế phẩm phân liều dạng rắn nhằm xác định lượng hoạt chất hòa tan trong môi trường lỏng cóthể tích nhất định, trong khoảng thời gian định trước, sử dụng các thiết bị chuyên biệtnhằmkiểm soát một cách thận trọng các thông số của thử nghiệm độ hòa tan. Đề tài đã tham khảo điều kiện đo hòa tan cho viên nén paracetamol trong Dược điển Việt Nam IV và chuyên luận “viên nén phóng thích kéo dài acetaminophen” trong USP 36. Chúng tôi tiến hành điều chỉnh các bước sao cho phù hợp với điều kiện thực nghiệm hiện có. Sau quá trình khảo sát, đánh giá thực nghiệm cho thấy quy trình phù hợp, đáp ứng được yêu cầu định lượng trong phép đo độ hòa tan của viên nén paracetamol 650 mg PTKD. Có nhiều hướng dẫn về thẩm định quy trình định lượng (bao gồm định lượng cho phép đo hòa tan), nhưng chỉ có hướng dẫn của USP là cụ thể và riêng biệt cho đo hòa tan. Tuy cách tiến hành theo hướng dẫn của USP phức tạp hơn so với các hướng dẫn khác như ICH, FDA hay Sổ tay đăng ký thuốc - Cục Quản lý Dược Việt Nam nhưng khoảng yêu cầu cho phép rộng hơn. Trong phép đo hòa tan có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như hoạt chất, tá dược, quá trình sản xuất, tình trạng viên khi đo, viên dính vào thành cốc, tốc độ cánh khuấy hay sự phân tán của hoạt chất trong môi trường đo hòa tan. Tất cả yếu tố kể trên ảnh hưởng đến kết quả đo hòa tan rất nhiều và do đó mà độ lặp lại trong kết quả đo hòa tan thấp. Khoảng cho phép rộng hơn theo USP giúp cho quá trình thẩm định dễ dàng hơn. Chính vì thế, đề tài này tiến hành thẩm định quy trình định lượng paracetamol trong phép đo độ hòa tan theo USP. 5.2.1. Độ đặc hiệu Để chứng minh được quy trình định lượng có tính chọn lọc cao hay nói cách khác là các yếu tố khác (nếu có) như tá dược, dung môi pha mẫu hay môi trường hòa tan không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể đến kết quả định lượng paracetamol. Chúng tôi tiến hành đo độ hòa tan song song hai mẫu ở môi trường pH 4,5: mẫu giả dược và mẫu giả lập. Tiến hành xử lý mẫu và đo độ hấp thu ở từng thời điểm khảo sát (15 phút, 30 phút, 1 giờ, 2 giờ và 3 giờ) trong cùng điều kiện. Kết quả cho thấy rằng cực đại hấp thu của paracetamol tại 257 nm thì mẫu giả dược vẫn có hấp thu. Tuy nhiên, độ hấp thu này so với mẫu giả lập là không quá 2% đáp ứng theo yêu cầu của Sổ tay đăng ký thuốc - Cục Quản lý Dược Việt Nam. Như vậy, quy trình đã đạt độ đặc hiệu. 37 5.2.2 Tính tuyến tính Viên nén paracetamol 650 mg PTKD có mức độ giải phóng hoạt chất tại thời điểm đầu là khoảng 50% và thời điểm cuối là khoảng gần 100%. Đối với tính tuyến tính và miền giá trị trong phép đo độ hòa tan thì yêu cầu phải xây dựng rộng hơn ±20% so với nồng độ thấp nhất và cao nhất tức là trong phép đo độ hòa tan này phải xây ít nhất là từ 30% - 120%. So sánh hệ số tương quan R của đồ thị và giới hạn hệ số tương quan ta thấy R2=1>0,98 đạt theo yêu cầu của USP 36. Do đó có thể dùng phương trình hồi quy y=0.0721525x - 0.00357426 để định lượng paracetamol 650 mg PTKD ở khoảng nồng độ 0,75 - 30,00 mg/l. 5.2.3.Độ chính xác Kết quả 6 lần định lượng sau các khoảng thời gian đều cho RSD ≤ 5% nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của USP 36, cho thấy sự lặp lại trong thao táccủa người phân tích. 5.2.4. Độ đúng Quy trình định lượng cho kết quả tỷ lệ hồi phục ở mỗi nồng độ riêng biệt 50%, 80%, 100% và tỷ lệ hồi phục trung bình đều nằm trong giới hạn yêu cầu từ 95,0 - 105,0% của USP 36. Như vậy, quy trình đảm bảo được tính nguyên vẹn của mẫu, trong quá trình pha mẫu khảo sát, hàm lượng hoạt chất đã không bị mất đi đáng kể do thao tác hoặc bị giữ lại trên vật liệu lọc. 5.3.KHẢO SÁT VIÊN TYLENOL TRÊN THỊ TRƯỜNG Viên đạt tất cảchỉ tiêu chất lượng đề ra như hình thức cảm quan, định tính, định lượng. Hàm lượng paracetamol trong viên đạt so với yêu cầu chỉ tiêu chất lượng. Độ lặp lại và hàm lượng paracetamol trong viên Tylenol trong lô thử nghiệm được trình bày ở bảng 5.1. Bảng 5.1. Khảo sát độ lặp lại và hàm lượng paracetamol trong viên Tylenol 650 mg Extended Release Mẫu Độ hấp thu Hàm lượng (mg) Hàm lượng viên (%) 1 0,529 648,4 99,75 2 0,529 648,4 99,75 3 0,528 647,4 99,60 4 0,528 647,4 99,60 5 0,528 647,4 99,60 6 0,532 649,7 99,95 KẾT QUẢ SD = 1,5492 x 10-3 RSD = 0,2929% 99,71 Kết quả cho thấy rằng phương pháp UV - Vis có thể giúp định lượng chính xác và sát gần với giá trị thực hàm lượng paracetamol trong dịch hòa tan mà không bị ảnh 38 hưởng bởi các tá dược. Như vậy, có thể sử dụng quy trình đã thẩm định để tiến hành định lượng paracetamol trong phép đo độ hòa tan. Cả hai phương pháp định lượng trong chế phẩm và trong độ hòa tan viên nén paracetamol phóng thích kéo dài đều sử dụng phương pháp UV - Vis. Với các số liệu chứng minh trong thẩm định quy trình phân tích cho phép phương pháp có thể áp dụng để định lượng. Mặt khác, phương pháp này có nhiều ưu điểm: đơn giản, tiện lợi, cho kết quả nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm chi phí. 39 CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1.KẾT LUẬN Sau một thời gian thực nghiệm thẩm định quy trình định lượng paracetamol 650 mg bằng phương pháp quang phổ UV - Vis đã thu được một số kết quả sau: Phương pháp định lượng trong chế phẩm đạt về các yêu cầu theo Sổ tay đăng ký thuốc – Cục Quản lý Dược Việt Nam: - Độ đặc hiệu: quy trình định lượng có tính chọn lọc cao (độ hấp thu của mẫu giả dược so với mẫu giả lập không quá 2%). - Tính tuyến tính: xây dựng được phương trình hồi quy với hệ số tuyến tính cao R2> 0,995. - Độ lặp lại: sai số tương đối (hoặc độ lệch chuẩn tương đối) đạt ≤ 2%. - Độ đúng: khả năng tìm lại nằm trong khoảng 97 – 103%. Phương pháp định lượng trong phép đo hòa tan đạt về các yêu cầu theoUSP 36: - Độ đặc hiệu: độ hấp thu của mẫu giả dược so với mẫu giả lập không quá 2%. - Tính tuyến tính: xây dựng được phương trình hồi quy với hệ số tuyến tính cao R2> 0,98. - Độ lặp lại: đạt ở các thời điểm 15 phút, 30 phút, 1 giờ và 2 giờ RSD < 10%, 3 giờ RSD < 5%. - Độ đúng: khả năng tìm lại nằm trong khoảng 95 – 105%. Phương pháp quang phổ có nhiều ưu điểm: - Đơn giản. - Tiện lợi. - Cho kết quả nhanh chóng. - Chính xác. - Tiết kiệm chi phí. 6.2.KIẾN NGHỊ Dựa trên các kết quả đạt được chúng tôi có một số kiến nghị như sau: - Do quá trình làm, thiết bị có trục trặc nên cần tiếp tục khảo sát các khoảng thời gian giải phóng bao nhiêu phần trăm dược chất ở phép đo hòa tan. - Cần tiến hành định lượng ở những môi trường khác. - Cần tiến hành định lượng trên nhiều mẫu hơn nữa nhằm đạt độ chính xác cao hơn. - Ngày nay, với sự tiến bộ không ngừng của khoa học nên có nhiều phương pháp để thẩm định quy trình định lượng paracetamol như: Phương pháp HPLC. Phương pháp sắc ký khí. 40 Phương pháp cực phổ. Từ đó tăng tính chính xác hơn cho quá trình kiểm nghiệm dược phẩm, góp phần làm giảm sự lưu hành thuốc giả, thuốc kém chất lượng nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng. 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt, Tiếng Anh 1. Bộ môn Bào chế - Trường Đại học Dược Hà Nội (2005). Một số chuyên đề về bào chế hiện đại. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2007). Bào chế và sinh dược học tập 2. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 3. Bộ Y tế (2009). Dược điển Việt Nam IV. 4. Bộ Y tế (2011). Kiểm nghiệm thuốc. Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam, Hà Nội. 5. Bộ Y tế (2012). Dược thư quốc gia Việt Nam. 6. Bộ Y tế (2013). Sổ tay hướng dẫn đăng ký thuốc - phụ lục 8: Thẩm định phương pháp phân tích. 7. Dhopeshwarkar, V. and Zatz, J.L. (1993). “Evaluation of xanthan gum in the preparation of sustained release matrix tablets”. Drug Delivery, 19(9). p. 999- 1017. 8. Dipti Phadtare (2015). “Extend release formulation of BCS class i drugs”, World Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 4(04). p. 1676-1688. 9. Đặng Văn Giáp (2012). Phân tích dữ liệu trong kiểm nghiệm. Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh.tr. 51-56. 10. Hoàng Ngọc Hùng (2012). Tá dược và chất phụ gia dùng trong dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm. Nhà xuất bản Y Học, Hà Nội. 11. Lê Quan Nghiệm (2007). Sinh dược học và các hệ thống trị liệu mới. NXB Y học.tr. 50-60, 178-209. 12. Mohhamad Hosain, JamesWW. Ayres (1996). “Relative bioavailability of a novel sustained release acetaminophen mold tablets”. International Journal of Pharmaceutical, Volume 133, p. 223-235. 13. Nguyễn Lầu Hai (2014). Xây dựng quy trình định lượng Cephalexin trong dược phẩm bằng phương pháp quang phổ UV – Vis. Luận văn tốt nghiệp ngành Hóa học. Trường Đại Học Cần Thơ. 14. Nguyễn Thị Diệp Chi (2008). Bài giảng kiểm nghiệm thực phẩm và dược phẩm. Đại học Cần Thơ, Tp. Cần Thơ. 15. Robert B. Raffa (2005). Analgensis, Antipyretic and anti-inflamatory Drug, Remington: The science and practice in pharmacy, 21th edition. pp. 1541-1542. 16. The United States Pharmacopeial Convention (2013). The United States Pharmacopeia 36 – National Formulary 31. 17. Trần Thanh Đức (2012). Định lượng paracetamol trong một số dược phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ bằng phương pháp UV – Vis. Luận văn tốt nghiệp Đại học. Trường Đại Học Cần Thơ. 18. Trần TửAn (2005). Kiểm nghiệm dược phẩm. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 42 19. Trần Tứ Hiếu (2008). Phân tích trắc quang phổ hấp thụ UV-Vis. Tái bản lần 2. Hà Nội. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 20. Trần Thị Thu Hằng (2014). Dược Lực Học. Nhà xuất bản Phương Đông.tr. 199- 200. 21. Trần Cao Sơn, Phạm Xuân Đà, Lê Thị Hồng Hảo và Nguyễn Thành Trung (2010). Thẩm định phương pháp trong phân tích hóa học và vi sinh vật. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. Viện kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm quốc gia Hà Nội. 22. Võ Thùy Ngân (2008). Nghiên cứu kỹ thuật và quy trình bào chế viên PTKD chứa diltiazem 90 mg. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ dược học. Trường Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh. Website 23.Andrew D. Trafford, Roger D. Jee và các cộng sự (1999). A rapid quantitative assay of intact paracetamol tablets by reflectance near-infrared spectroscopy. t. Access 15 May 2017. 24. Lê Nhất Tâm (2014). UV-Visiple Spectrophotometer. https://www.slideshare.net/nhattamnhattam/ph-uv-vis. Truy cập ngày 20.05.2017 25. Ramesh Sawant, Lokesh Bhangale và các cộng sự (2010). Validated spectrophotometric methods for simultaneous estimation of Paracetamol, Domperidone and Tramadol HCl in pure and tablet dosage form. origsite=gscholar&cbl=2042709. Access 15 May 2017 43 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Thẩm định quy trình phân tích theo USP Loại quy trình phân tích Loại 1 Loại 2 Loại 3 Loại 4 Định lượng tạp Giới hạn tạp Độ đúng + + * * - Độ chính xác + + - - - Tính đặc hiệu + + + * + Giới hạn phát hiện - - + * - Giới hạn định lượng - + - * - Tính tuyến tính + + - * - Miền giá trị + + * * - *: có thể được thẩm định tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi quy trình. Loại 1: định lượng nguyên liệu hay thành phẩm chính của thuốc. Loại 2: xác định tạp chất trong nguyên liệu hay sản phẩm phân hủy trong thuốc. Loại 3: định lượng hoạt chất phóng thích trong đo độ hòa tan. Loại 4: định tính. 44 Phụ lục 2: Độ hấp thụ của mẫu giả lập, giả dược ở bước sóng 257 nm khi khảo sát độ đặc hiệu 45 Phụ lục 3: Khảo sát tính tuyến tính ở bước sóng 257 nm 46 Phụ lục 4: Độ hấp thụ của mẫu khi khảo sát độ chính xác tại bước sóng 257 nm 47 Phụ lục 5: Độ hấp thụ của mẫu thêm chuẩn hàm lượng 90% khi khảo sát độ đúng 48 Phụ lục 6: Độ hấp thụ của mẫu thêm chuẩn hàm lượng 100% khi khảo sát độ đúng 49 Phụ lục 7: Độ hấp thụ của mẫu thêm chuẩn hàm lượng 110% khi khảo sát độ đúng 50 Phụ lục 8: Độ hấp thụ của mẫu giả lập, giả dược ở bước sóng 257 nm khi khảo sát độ đặc hiệu trong đo độ hòa tan 51 Phụ lục 9: Khảo sát tính tuyến tính ở bước sóng 257 nm trong đo độ hòa tan 52 Phụ lục 10: Độ hấp thụ của mẫu sau 15 phút khi khảo sát độ chính xác tại bước sóng 257 nm trong đo độ hòa tan 53 Phụ lục 11: Độ hấp thụ của mẫu sau 30 phút khi khảo sát độ chính xác tại bước sóng 257 nm trong đo độ hòa tan 54 Phụ lục 12: Độ hấp thụ của mẫu sau 1 giờ khi khảo sát độ chính xác tại bước sóng 257 nm trong đo độ hòa tan 55 Phụ lục 13: Độ hấp thụ của mẫu sau 2 giờ khi khảo sát độ chính xác tại bước sóng 257 nm trong đo độ hòa tan 56 Phụ lục 14: Độ hấp thụ của mẫu sau 3 giờ phút khi khảo sát độ chính xác tại bước sóng 257 nm trong đo độ hòa tan 57 Phụ lục 15: Độ hấp thụ của mẫu thêm chuẩn hàm lượng 50% khi khảo sát độ đúng trong đo độ hòa tan 58 Phụ lục 16: Độ hấp thụ của mẫu thêm chuẩn hàm lượng 80% khi khảo sát độ đúng trong đo độ hòa tan 59 Phụ lục 17: Độ hấp thụ của mẫu thêm chuẩn hàm lượng 100% khi khảo sát độ đúng trong đo độ hòa tan 60 Phụ lục 18: Độ hấp thụ của mẫu Tylenol 650 mg Extended Release
File đính kèm:
- tham_dinh_quy_trinh_dinh_luong_paracetamol_650mg_phong_thich.pdf