Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ

Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá thái độ của người tiêu dùng

đối với quảng cáo và khuyến mãi tới giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn

thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 300 khách hàng ở 4 quận

trên địa bàn thành phố Cần Thơ là: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn.

Trong nghiên cứu này, phương pháp thông kê mô tả, kiểm độ tin cậy Cronbach’s

Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng.

Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp phân

tích cấu trúc tuyến tính và Bootstrap dựa vào 300 mẫu khảo sát.

Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị thương hiệu Vinamilk gồm ba thành

phần là nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng đam mê thương

hiệu. Thái độ đối với quảng cáo và khuyến mãi đều có tác động đến các thành

phần của giá trị thương hiệu.Trong đó, thái độ đối với khuyến mãi tác động mạnh

nhất đến chất lượng cảm nhận, còn thái độ đối với quảng cáo tác động mạnh đến

nhận biết thương hiệu. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các thành phần của giá trị

thương hiệu cũng tác động đến giá trị thương hiệu tổng quát. Dựa trên kết quả

nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý cho nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu

quả của hoạt động chiêu thị của thương hiệu Vinamilk.

Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào thực tiễn quản lý, giúp cho nhà

quản trị tiếp thị và quản lý doanh nghiệp hiểu biết hơn về giá trị thương hiệu và

mối quan hệ thái độ người tiêu dùng đối với vai trò của chiêu thị trong việc hình

thành giá trị thương hiệu sữa Vinamlik. Từ đó có những đóp ý nghĩa về tăng sự

hiểu biết thương hiệu cũng như tạo cơ sở lựa chọn hình thức chiêu thị hiệu quả

trong thực tiễn xây dựng thương hiệu.

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 1

Trang 1

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 2

Trang 2

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 3

Trang 3

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 4

Trang 4

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 5

Trang 5

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 6

Trang 6

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 7

Trang 7

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 8

Trang 8

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 9

Trang 9

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 83 trang minhkhanh 9980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ

Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn thành phố Cần Thơ
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 
PHAN TUẤN KIỆT 
THÁI ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI 
CHIÊU THỊ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH 
 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VINAMILK TẠI 
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
Cần Thơ, 2016 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ 
 PHAN TUẤN KIỆT 
THÁI ĐỘ NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI 
CHIÊU THỊ TRONG VIỆC HÌNH THÀNH 
 GIÁ TRỊ THƯƠNG HIỆU VINAMILK TẠI 
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 
Ngành Quản trị kinh doanh 
Mã số : 60340102 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
TS. PHAN ANH TÚ 
Cần Thơ, 2016
TRANG XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG 
Luận văn này, với đề tài là “Thái độ người tiêu dùng đối với chiêu thị 
trong việc hình thành giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn Thành phố Cần 
Thơ”, do học viên Phan Tuấn Kiệt thực hiện theo sự hướng dẫn của TS.Phan 
Anh Tú. Luận văn đã đ ư ợ c báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông 
qua ngày ............................ 
Ủy viên 
(Ký tên) 
------------ 
Ủy viên - Thư ký 
(Ký tên) 
------------ 
Phản biện 1 
(Ký tên) 
------------ 
Phản biện 2 
(Ký tên) 
------------ 
Chủ tịch Hội đồng 
(Ký tên) 
------------ 
i 
LỜI CẢM TẠ 
Trước tiên, Tôi xin chân thành cảm ơn các Quý Thầy Cô những người đã 
nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như đã hỗ trợ, giúp đỡ để tôi có 
thể hoàn thành chương trình Cao học tại Trường Đại học Tây Đô. 
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phan Anh Tú, Thầy đã dành nhiều 
tâm huyết, trách nhiệm của mình tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn 
thành tốt đề tài luận văn tốt nghiệp này. 
Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, người thân đã nhiệt tình hỗ 
trợ, góp ý và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. 
Trong quá trình viết luận văn không tránh khỏi sai soát, rất mong được 
sự đóng góp của quý Thầy Cô để luận văn hoàn thành tốt hơn. 
 Cần Thơ, ngày .. tháng 11 năm 2016 
 Người thực hiện 
ii 
 TÓM TẮT 
Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá thái độ của người tiêu dùng 
đối với quảng cáo và khuyến mãi tới giá trị thương hiệu Vinamilk tại địa bàn 
thành phố Cần Thơ. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 300 khách hàng ở 4 quận 
trên địa bàn thành phố Cần Thơ là: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn. 
Trong nghiên cứu này, phương pháp thông kê mô tả, kiểm độ tin cậy Cronbach’s 
Alpha, phân tích nhân tố khám phá và phân tích nhân tố khẳng định được sử dụng. 
Các giả thuyết và mô hình nghiên cứu được kiểm định bằng phương pháp phân 
tích cấu trúc tuyến tính và Bootstrap dựa vào 300 mẫu khảo sát. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị thương hiệu Vinamilk gồm ba thành 
phần là nhận biết thương hiệu, chất lượng cảm nhận và lòng đam mê thương 
hiệu. Thái độ đối với quảng cáo và khuyến mãi đều có tác động đến các thành 
phần của giá trị thương hiệu.Trong đó, thái độ đối với khuyến mãi tác động mạnh 
nhất đến chất lượng cảm nhận, còn thái độ đối với quảng cáo tác động mạnh đến 
nhận biết thương hiệu. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy các thành phần của giá trị 
thương hiệu cũng tác động đến giá trị thương hiệu tổng quát. Dựa trên kết quả 
nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý cho nhà quản trị nhằm nâng cao hiệu 
quả của hoạt động chiêu thị của thương hiệu Vinamilk. 
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung vào thực tiễn quản lý, giúp cho nhà 
quản trị tiếp thị và quản lý doanh nghiệp hiểu biết hơn về giá trị thương hiệu và 
mối quan hệ thái độ người tiêu dùng đối với vai trò của chiêu thị trong việc hình 
thành giá trị thương hiệu sữa Vinamlik. Từ đó có những đóp ý nghĩa về tăng sự 
hiểu biết thương hiệu cũng như tạo cơ sở lựa chọn hình thức chiêu thị hiệu quả 
trong thực tiễn xây dựng thương hiệu. 
Từ khóa: Giá trị thương hiệu, thái độ đối với chiêu thị, thành phố Cần Thơ, 
Vinamilk. 
iii 
ABSTRACT 
The study is aimed to evaluate consumers’ attitudes toward promotion and 
advertising in shaping Vinamilk brand equity in located Can Tho City. The 
research was conducted through a survey of 300 customers in four districts in 
Cantho city such as Ninh Kieu, Binh Thuy, Cai Rang and O Mon districts. In this 
study, the descriptive analysis method, Cronbach’s Alpha, Exploratory Factor 
Analysis and Confirmatory Factor Analysis were used. Hypotheses and models 
are tested by Structural Equation Modeling (SEM) and checked by bootstrap 
method based on 300 customers. 
 The research results showed that Vinamilk brand equity consists of three 
dimensions of brand awareness, perceived quality, brand passion. Attitudes 
toward advertising and sales promotions have the certain impact to the 
dimensions of brand equity. In which, attitudes toward sales promotions has 
strongest impact on perceived quality, attitudes toward advertising has strong 
impact on brand awareness. In addition, the research also showed that 
dimensions of brand equity have inpact on overall brand equity. In Based on 
study results, implications for managers were proposed to enhance the 
effectiveness of promotion activities on Vinamilk brand equity. 
The results contribute additions to management practices, it also helps 
marketing managers and business managers with a better understanding of brand 
equity and the relationship between consumer attitudes toward the role of 
promotion in shaping Vinamilk brand equity. The results are expected to 
contribute significantly, enhancing knowledge of brand equity as well as laying 
down foundation for choosing the effectiveness elements of promotions in brand 
building./. 
Key words: Brand equity, attitudes towards promotion, Vinamilk, Can Tho 
City, Vinamilk. 
iv 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả 
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ 
luận văn cùng cấp nào khác. 
Cần Thơ, ngày .. tháng 11 năm 2016 
 Người thực hiện 
v 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI................................................................... 1 
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......... ... Như vậy, nếu người tiêu dùng có thái độ tích cực với chương trình khuyến 
mãi của một thương hiệu thì đầu tiên họ sẽ cảm nhận chất lượng của thương hiệu 
đó, cảm nhận được những lợi ích mà thương hiệu đó mang lại cho mình so với 
92 
những thương hiệu khác cùng loại. Những thông tin này đóng góp nhiều hơn cho 
người tiêu dùng đam mê thương hiệu. 
- Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong các phương tiện truyền thông 
mà người tiêu dùng biết đến quảng cáo của sữa Vinamilk là qua phương tiện tivi 
tại nhà, kế đến là internet. 
- Trong các hình thức khuyến mãi qua khảo sát thực tế thì hình thức khuyến 
mãi là giảm giá 5% là nhiều nhất. 
5.2.2 Một số hàm ý quản trị để nâng cao giá trị thương hiệu Vinamilk 
 a. Hàm ý quản trị để nâng cao các hoạt động chiêu thị 
 Hoạt động quảng cáo 
Theo kết quả nghiên cứu ta thấy thái độ người tiêu dùng đối với quảng cáo 
tác động mạnh đến nhận biết thương hiệu. Do đó cần gia tăng mức độ nhận biết 
thương hiệu thông qua đó để nâng cao giá trị thương hiệu Vinamilk trên thị 
trường. Nhà quản trị cần chú ý các hoạt động quảng cáo sau: 
- Các phương tiện truyền thông quảng cáo đa dạng như quảng cáo trên 
truyền hình, báo, internet và banner quảng cáo với thông điệp nhấn mạnh lợi ích 
chức năng và lợi ích cảm tính của thương hiệu. Nghiên cứu cho thấy hình thức 
quảng cáo trên truyền hình được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất, Công ty cần 
tập trung vào hình thức quảng cáo này nhằm thông tin đến khách hàng nhiều hơn 
từ đó gia tăng mức độ nhận biết thương hiệu Vinamilk. Công ty cần cho xây dựng 
các clip quảng cáo mang đậm tính nhân văn ý tưởng mới và kèm theo hình ảnh 
ngộ nghĩnh, thể loại hài hước là yếu tố rất quan trọng tác động đến cảm xúc, tình 
cảm của người tiêu dùng, qua việc xem quảng cáo họ cảm thấy vui vẻ, thích thú, 
phấn khích, có sự lan truyền từ người này tới người khác. 
- Vinamilk cần tạo dựng thông điệp quảng cáo trên truyền hình thật ấn 
tượng nhằm thu hút sự chú ý, tính tò mò như lôi kéo, khêu gợi đến lợi ích và tạo ra 
sự ham muốn sở hữu sản phẩm từ phía khán giả xem truyền hình. Ngoài ra, kết 
quả nghiên cứu quảng cáo cũng tác động đến lòng đam mê thương hiệu và chất 
lượng cảm nhận. Do vậy, khi các sản phẩm mới được tung ra thị trường thì quảng 
cáo cũng cần duy trì số lần phát sóng ở mức độ nhất định nhằm tăng lòng đam mê 
thương hiệu. Mặt khác, trong giai đoạn tung sản phẩm, khách hàng cần biết nhiều 
về thương hiệu hơn cũng như tạo niềm tin, sự tin tưởng về chất lượng sản phẩm 
mới nhằm đẩy mạnh chất lượng cảm nhận về quảng cáo. 
- Bên cạnh các phương tiện truyền thông quảng cáo như truyền hình, báo, 
thì hiện nay quảng cáo trực tuyến là hình thức quảng bá thương hiệu rất hiệu quả 
và thu hút rất đông người tiêu dùng quan tâm đặc biệt là người tiêu dùng trẻ thì 
93 
Công ty tăng cường quảng cáo trực tuyến như facebook fanpage, youtube 
channel để tạo nên sức nóng thương hiệu, nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu 
phát triển lớn mạnh. Kết hợp với các banner quảng cáo được đăng trên web của 
Công ty và trên website nhằm xây dựng nhận thức và thái độ tích cực, khuyến 
khích tiêu dùng đối vơi sản phẩm sữa của Vinamilk. 
 Hoạt động khuyến mãi 
Nghiên cứu chỉ ra rằng thái độ người tiêu dùng đối với khuyến mãi có tác 
động tích cực đến chất lượng cảm nhận, nhận biết thương hiệu và lòng đam mê 
thương hiệu. Khi một chương trình khuyến mãi rõ ràng và hấp dẫn thì khuyến 
mãi có thể tạo sự tin tưởng hơn về thương hiệu sản phẩm đó, giúp cho khách 
hàng cảm nhận chất lượng thương hiệu cao hơn để từ đó tạo lòng đam mê thương 
hiệu Vinamilk. Từ điều này tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị như sau: 
- Áp dụng các chương trình khuyến mãi tính điểm đổi quà cho các đơn 
hàng sữa bột vừa tăng chất lượng cảm nhận về sản phẩm, vừa tăng mối quan hệ 
với khác hàng. Ngoài ra Công ty nên áp dụng các chương khuyến mãi như bốc 
thăm trúng thưởng với những phần thưởng có giá trị thì làm cho khách hàng 
thích hơn từ đó tạo niềm tin về sản phẩm thay cho hình thức khuyến mãi giám 
giá, hình thức này làm cho khách nghi vấn về vấn đề chất lượng sản phẩm cũng 
như hạn sử dụng của sản phẩm từ đó sẽ làm giảm lòng tin người dùng có thể 
giảm giá trị thương hiệu Vinamilk. 
- Đối với các chương trình khuyến mãi thì nên đưa ra nhiều chương trình 
đa dạng phong phú thể hiện khuyến mãi ở nhiều dạng khác nhau như tăng kèm 
bộ ghép hình theo sản phẩm đối với dòng sữa cho trẻ em, thẻ tính điểm, tặng kèm 
chiếc xe đạp trẻ em đừng nên tập trung nhiều quá vấn đề khuyến mãi giảm giá 
liên tục, vì điều này có tác dụng ngược lại ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng 
có thể giảm giá trị thương hiệu của sản phẩm đó. 
- Các chương trình khuyến mãi và hậu mãi có vai trò quan trọng ngành sữa, 
đặc biệt là sản phẩm sữa cho trẻ em. Người tiêu dùng muốn học hỏi kiến thức về 
dinh dưỡng cho trẻ em nên thường tham gia các câu lạc bộ, hội nhóm, muốn 
được sự quan tâm chia sẻ của các thương hiêu sữa trong việc gọi điện hỏi thăm, 
quà tặng (đồ chơi) kèm sản phẩm. Chính vì vậy, Vinamilk nên tạo nhiều chương 
trình tư vấn như thế này để tăng sự quảng bá thương hiệu và mối quan hệ với 
khách hàng. 
b. Hàm ý quản trị về nâng cao nhận biết thương hiệu Vinamilk 
Nhận biết thương hiệu là yếu tố có ảnh hưởng lớn thứ nhất đến giá trị 
thương hiệu Vinamilk. Nhận biết thương hiệu được hình thành thông qua các 
94 
kênh truyền miệng, những chương trình hội thảo, quảng cáo trên tivi, internet.. 
Vì vậy, Vinamilk cần chú trọng xây dựng các chương trình quảng cáo thật hấp 
dẫn và lôi cuốn để người tiêu dùng có thể nhận biết và nhớ đến thương hiệu của 
mình. Bên cạnh đó, Công ty nên thường xuyên tổ chức các chương trình hội thảo 
có sự tư vấn của các chuyên da dinh dưỡng có ý nghĩa thiết thực nhằm thu hút 
một lực lượng đông đảo người tiêu dùng tham gia. Hoặc ví dụ như Công ty có 
thể tài trợ các chương trình ca nhạc, trao các suất học bổng cho học sinh, sinh 
viên nghèo để tạo nên hình ảnh tốt đẹp của Công ty trong tâm thức của người tiêu 
dùng. 
c. Hàm ý quản trị về nâng cao chất lượng cảm nhận sữa Vinamilk 
Theo kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, chất lượng cảm nhận tác động đến 
giá trị thương hiệu Vinamilk. Khi người tiêu dùng cảm nhận được thương hiệu 
Vinamilk có chất lượng cao thì họ có khuynh hướng trung thành với thương hiệu 
này. Tuy nhiên, để cảm nhận được chất lượng của sản phẩm của Vinamilk thì 
trước hết người tiêu dùng phải nhận biết thương hiệu. Nói cách khác, người tiêu 
dùng không chỉ nhận dạng mà còn phân biệt được các đặc điểm về chất lượng 
Vinamilk so với các thương hiệu khác. 
Để nâng cao chất lượng cảm nhận thì Công ty cần phát triển dòng sản phẩm 
chuyên biệt dành cho từng đối tượng. Bên cạnh việc củng cố niềm tin về chất 
lượng cảm nhận sản phẩm “Vinamilk 100% sữa tươi”, Vinamilk cần chú trọng 
việc nghiên cứu và phát triển các dòng sản phẩm chuyên biệt cho từng đối tượng 
sử dụng như người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, ăn kiêng, đẹp da, cho lứa tuổi 
học đường, song song với việc phát triển sản phẩm chuyên biệt cho từng đối 
tượng là một chiến lược truyền thông thương hiệu phù hợp với từng nhóm đối 
tượng khách hàng mục tiêu. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhu cầu khách hàng về loại 
hương vị sản phẩm mà họ yêu thích để cải tiến sản phẩm nhằm cung cấp cho loại 
sữa có hương thơm hấp dẫn và vị ngon được khách hàng cảm nhận. Từ đó, sẽ 
giúp khai thác được lượng khách hàng trung thành mua sản phẩm và giới thiệu 
cho bạn bè, người thân tiêu dùng sữa Vinamilk. 
d. Hàm ý quản trị về nâng cao lòng đam mê thương hiệu Vinamilk 
Thành phần lòng đam mê thương hiệu của thương hiệu Vinamilk bao gồm 
lòng trung thành thương hiệu và lòng ham muốn thương hiệu. Khi thương hiệu 
mang lại sự hài lòng, sự yêu thích, đáp ứng nhu cầu mong đợi về chất lượng sản 
phẩm của sữa Vinamilk sẽ làm tăng lòng đam mê thương hiệu. Chính sự đam mê 
thương hiệu sẽ hướng khách hàng sử dụng sản phẩm mà họ đam mê làm gia tăng 
giá trị sản phẩm nói riêng và giá trị thương hiệu của Công ty nói chung, họ sẽ gắn 
bó lâu dài với thương hiệu đồng thời họ sẽ có xu hướng giới thiệu với người khác 
95 
về thương hiệu sữa họ đang sử dụng. Trong khuôn khổ đề tài này, đề tài chỉ đưa 
ra một số hàm ý về các yếu tố tác động chung nhất tời lòng đam mê thương hiệu 
Vinamilk như sau: 
- Cần nghiên cứu và đưa ra những sản phẩm mới có tính độc đáo duy nhất 
để thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng. Như việc áp dụng đưa vào sản phẩm sữa 
hữu cơ có nguồn gốc từ thiên nhiên tuân thủ 3 “không” không sử dụng thuốc 
kháng sinh, thuốc trừ sâu và phân bón hóa học trên cánh đồng chăn thả đàn bò 
đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt nhất từ đó nâng cao lòng đam mê thương 
hiệu của người tiêu dùng. 
- Vinamilk cũng đã và đang mở rộng đối tượng khách hàng sang các đối 
tượng khách hàng trẻ tuổi (sữa chua, sữa chua uống, nước ép trái cây, trà các 
loại, sữa đậu nành) do đó Vinamilk muốn giữ chân được khách hàng đánh vào 
tâm lý tuổi thơ bằng các hình ảnh quảng cáo và trên bao bì bắt mắt và có tính gần 
gũi. Đối với các dòng sữa dành cho trẻ em, cần tạo phong cách trẻ trung, bao bì 
tươi mới kèm theo hương vị của sản phẩm giúp người tiêu dùng cảm thấy sảng 
khoái sau khi sử dụng từ đó hình thành lòng đam mê của khách hàng đối với 
thương hiệu Vinamilk. 
 5.3 HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 
Tương tự như những nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này cũng có một số 
hạn chế như sau: 
Thứ nhất, do giới hạn về thời gian và kinh phí nên đề tài có phần giới hạn 
về chỉ xem xét hai thành phần của chiêu thị như quảng cáo và khuyến mãi. Nên 
hướng nghiên cứu tiếp theo nghiên cứu thêm thành phần quan hệ công chúng. 
Ngoài ra xét tác động của một số thành phần khác của marketing hỗn hợp như độ 
phủ kênh phân phối, giá,. 
Thứ hai, Nghiên cứu này chỉ thực hiện tại thành phố Cần Thơ với phương 
pháp chọn mẫu thuận tiện n=300 quan sát. Vì vậy, có những nghiên cứu lặp lại ở 
những thành phố khác với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và cỡ mẫu lớn hơn 
thì khả năng tổng quát sẽ cao hơn. 
Thứ ba, nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu vào thương hiệu Vinamilk là 
chính chưa nghiên cứu cho các thương hiệu khác. 
96 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
A. Danh mục tài liệu 
[1] Aaker, DA (1991), Managing Brand Equity, Free Press, New York. 
[2] Aaker, DA (1996), Measuring Brand Equity Across Products and Markets. 
California Management Review, 38 (Spring), pp102-120. 
[3] Cục thống kê Thành Phố Cần Thơ (2015), Niên giám thông kê Thành Phố cần 
Thơ 2015, TPCT:Nhà xuất bản Thống kê. 
[4] Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (2015), Báo cáo thường niên của Công ty Cổ 
phần Sữa Việt Nam năm 2015. 
[5] Hair, Black, Babin, Anderson and Tatham (2010), Multivariate Data 
Analysis, New Jersey: Prentice Hall. 
[6] Keller, K.L. (1993), Conceptualizing, Measuring, and Managing Custommer-
Based Brand Equity , Journal of Marketing, Vol.57(01/1993), pp. 1-22. 
[7] Keller, K.L. (1998), Strategic Brand Management: Building, Measuring and 
Managing Brand Equity, Prentice Hall, NJ. 
[8] Kotler, P. (2003), Marketing Management, 11th edition, Upper Saddle 
River:Prentice Hall. 
[9] Lassar Walfried, Banwari Mittal, Aran Sharma, (1995). Measuring customer-
based brand equity. Journal of Consumer Marketing, 12 (4), pp. 11-19. 
[10] Lê Đăng Lăng và Võ Thị Hồng Hoa, Trần thị Yến (2012), Nghiên cứu tác 
động của chiêu thị đến giá trị thương hiệu tiêu dùng nhanh tại TP. Hô Chí 
Minh, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Thủ Dầu Một, số 4 (6)-2012. 
[11] Lê Đăng Lăng và Lê Tấn Bửu (2014), Ảnh hưởng của tiếp thị đến các thành 
phần của giá trị thương hiệu: Nghiên cứu thực nghiệm trong ngành nước giải 
khát, Tạp chí Phát triển và công nghệ, Đại học Quốc Gia TPHCM, tập 17 số 
Q3/2014. 
[12] Nguyễn Khánh Duy (1999), Thực hành mô hình cấu trúc tuyến tính với 
phần mềm Amoss, Khoa kinh tế Phát Triển, Đại học kinh tế TP.HCM. 
[13] Nguyễn Vũ Thị Phương (2013), Ảnh hưởng của hoạt động quảng cáo trực 
tuyến và khuyến mãi tặng quà đến giá trị thương hiệu máy tính xách tay của 
người tiêu dùng tại TP. Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ, Khoa Quản trị kinh 
doanh,Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 
[14] Nguyễn Đình Thọ (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh 
97 
doanh, TP.HCM:Nhà xuất bản Lao động-Xã hội. 
[15] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2002), Nghiên cứu các thành 
phần của giá trị thương hiệu và đo lường chúng trong thị trường hàng tiêu 
dùng Việt Nam, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, B2002-22-33, Trường 
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. 
[16] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011), Nghiên cứu khoa học 
Marketing. Ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM, TP.HCM:Nhà Xuất bản 
Lao Động 
[17] Nafiseh Sedaghat, Maedeh Sedaghat and Amir Koohkan Moakher (2012), 
The Impact of Promotional Mix Elements on Brand Equity, American 
Journal of Scientific Reasearch , 43: pp.5-15 
[17] Philip Kotler (2013), Quản trị Marketing, dịch từ tiếng anh, người dịch Lại 
Thị Hồng Vân, Vũ Hoàng Anh, Hồ Chí Minh:Nhà xuất bản Lao động Xã 
hội. 
[18] Schiffman, Leon G, Kanuk, Leslie Lazar (2000), Consomer Behavior, 7th 
Publish by Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ. 
[19] Villarejo-Ramos, A.F. and Sanchez- Franco, M.J.(2005), The Impact of 
Marketing Communication and Price Promotion on Brand Equity, Journal of 
Marketing and Management, 12(6), 431-444. 
[20] Yoo B, Donthu N and Lee S ( 2000), An examination of selected maketing 
mix elements and Brand Equity, Journal of the Academy of Marketing 
Science. Vol. 28, No.2, page 195-211. 
B. Các trang mạng 
[21] Kiến Anh (2015), Người Việt tin tưởng quảng cáo đến đâu 
<
2014061814245452016.chn > [Ngày truy cập: 18 tháng 06 năm 2016]. 
[22] Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam, <https://www.vinamilk.com.vn/vi/nhan-
hieu > [ Ngày truy cập : 19 tháng 06 năm 2016 ] 
[23] Nielsen (2015), cơ hội cho ngành sữa, 
[ Ngày truy cập : 20 tháng 06 năm 2016 ] 
[24] Euromonitor International (2014) 
> [ Ngày truy cập : 20 tháng 06 năm 2016 ] 

File đính kèm:

  • pdfthai_do_nguoi_tieu_dung_doi_voi_chieu_thi_trong_viec_hinh_th.pdf