Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng

Tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc (DIIHA) là một biến chứng hiếm gặp và thường dễ bị bỏ sót chẩn đoán. Thực tế, đây lại là biến chứng nghiêm trọng, có thể gây suy tạng, thậm chí tử vong. Gần đây, ceftriaxone được ghi nhận là một trong những thuốc thường gặp nhất gây DIIHA. Chúng tôi Báo cáo một trường hợp trẻ nam 19 tháng tuổi được chẩn đoán viêm phổi và điều trị bằng ceftriaxone tĩnh mạch 2 lần/ngày tại bệnh viện địa phương. Sau tiêm ceftriaxone 5 ngày, trẻ đột ngột xuất hiện tình trạng mạch nhanh, nhợt và tiểu đỏ sẫm; được xử trí theo phác đồ sốc phản vệ và chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ được chẩn đoán mắc tan máu miễn dịch liên quan đến ceftriaxone, ngừng sử dụng ceftriaxone và điều trị thành công bằng immunoglobulin tĩnh mạch. Tan máu miễn dịch liên quan đến ceftriaxone hiếm gặp nhưng có thể gây tổn thương đa cơ quan, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ lâm sàng cần nhận biết biến chứng này để chẩn đoán sớm và chính xác, ngừng ngay thuốc tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân

Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng trang 1

Trang 1

Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng trang 2

Trang 2

Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng trang 3

Trang 3

Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng trang 4

Trang 4

Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng trang 5

Trang 5

Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 11320
Bạn đang xem tài liệu "Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng

Tan máu cấp do ceftriaxone: Biến chứng nặng đe dọa tính mạng
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
9TCNCYH 142 (6) - 2021
TAN MÁU CẤP DO CEFTRIAXONE:
BIẾN CHỨNG NẶNG ĐE DỌA TÍNH MẠNG
Mai Thành Công1, , Bùi Thị Tho2, Nguyễn Thị Diệu Thúy1
 1Trường Đại học Y Hà Nội
2Bệnh viện Nhi Trung ương
Từ khóa: Tan máu, tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc, ceftriaxone, trẻ em.
Tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc (DIIHA) là một biến chứng hiếm gặp và thường dễ bị bỏ sót chẩn đoán. 
Thực tế, đây lại là biến chứng nghiêm trọng, có thể gây suy tạng, thậm chí tử vong. Gần đây, ceftriaxone được ghi 
nhận là một trong những thuốc thường gặp nhất gây DIIHA. Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ nam 19 tháng 
tuổi được chẩn đoán viêm phổi và điều trị bằng ceftriaxone tĩnh mạch 2 lần/ngày tại bệnh viện địa phương. Sau tiêm 
ceftriaxone 5 ngày, trẻ đột ngột xuất hiện tình trạng mạch nhanh, nhợt và tiểu đỏ sẫm; được xử trí theo phác đồ sốc 
phản vệ và chuyển Bệnh viện Nhi Trung ương. Trẻ được chẩn đoán mắc tan máu miễn dịch liên quan đến ceftriaxone, 
ngừng sử dụng ceftriaxone và điều trị thành công bằng immunoglobulin tĩnh mạch. Tan máu miễn dịch liên quan đến 
ceftriaxone hiếm gặp nhưng có thể gây tổn thương đa cơ quan, đe dọa tính mạng. Các bác sĩ lâm sàng cần nhận biết 
biến chứng này để chẩn đoán sớm và chính xác, ngừng ngay thuốc tránh gây ra hậu quả nghiêm trọng cho bệnh nhân.
Tác giả liên hệ: Mai Thành Công
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: Maithanhcong@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 15/03/2021
Ngày được chấp nhận: 16/05/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc (DI-
IHA: Drug induced immune hemolytic anemia) 
là một biến chứng hiếm gặp khi sử dụng thuốc, 
với tỉ lệ mắc mới ước tính khoảng 1/1000000 
ca/năm.1 Tuy nhiên, trong thực tế tỉ lệ này có 
thể cao hơn do bị bỏ sót chẩn đoán.
Số loại thuốc được báo cáo gây ra DIIHA 
tăng lên trong những thập kỉ gần đây kể từ báo 
cáo đầu tiên vào đầu những năm 1950. Cho đến 
nay có hơn 130 loại thuốc được báo cáo gây 
ra DIIHA,2 phổ biến là kháng sinh, thuốc chống 
viêm và hoạt chất nhóm platinum. Trong số các 
kháng sinh gây ra DIIHA, nhóm cephalosporin 
thế hệ 2, 3 và nhóm penicillin là hay gặp nhất.1,3
Tan máu do thuốc có thể do độc tính của 
thuốc gây phá hủy trực tiếp hồng cầu (như 
ribavirin) hoặc DIIHA do phản ứng miễn dịch 
liên quan đến thuốc gây ra tan máu. Các kháng 
thể liên quan đến DIIHA được phân thành hai 
nhóm chính: (1) kháng thể không phụ thuộc 
thuốc (drug-independent antibodies) là loại 
kháng thể có thể gắn với hồng cầu in vitro 
mà không cần sự có mặt của thuốc, đây là tự 
kháng thể trực tiếp với cấu trúc màng hồng 
cầu là chủ yếu, thuốc chỉ là một phần nhỏ 
không đáng kể trong vị trí gắn; (2) kháng thể 
phụ thuộc thuốc (drug-dependent antibodies) 
là loại kháng thể chỉ gắn với hồng cầu in vitro 
khi có thuốc, do kháng thể kháng lại cấu trúc 
phân tử của thuốc hoặc cấu trúc tạo bởi thuốc 
kết hợp với màng hồng cầu.1,2,4 Loại kháng thể 
phụ thuộc thuốc thường gặp hơn trong DIIHA, 
tuy nhiên cả hai loại kháng thể này đều có thể 
được tạo ra đồng thời ở một cá thể trong cùng 
một phản ứng với thuốc.1
Liên quan đến loại kháng thể phụ thuộc 
thuốc, có hai cơ chế gắn thuốc với màng hồng 
cầu: (i) cơ chế hấp phụ thuốc (drug adsorption 
mechanism) do thuốc liên kết cộng hóa trị với 
màng hồng cầu như penicillin, cefotetan; (ii) 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
10 TCNCYH 142 (6) - 2021
cơ chế phức hợp miễn dịch (immune complex 
mechanism) với sự liên kết khá lỏng lẻo tạo ra 
kháng thể IgM, hoạt hóa bổ thể gây tan máu 
trong lòng mạch như ceftriaxone.4
Trong những năm gần đây, ceftriaxone được 
báo cáo là một trong những tác nhân quan trọng 
nhất gây ra DIIHA.2–4 Tan máu miễn dịch do 
ceftriaxone đặc trưng bởi nồng độ hemoglobin 
giảm mạnh đột ngột, tỉ lệ suy cơ quan cao và tỉ 
lệ tử vong ít nhất là 30%.3,6 Biến chứng này xảy 
ra ở trẻ em có bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn và 
tiên lượng xấu hơn ở người lớn.4,6 
Do tính hiếm gặp và tiên lượng xấu, DIIHA 
ở trẻ em cần được các bác sĩ lâm sàng nhận 
biết để chẩn đoán chính xác và xử trí kịp thời. 
Chúng tôi báo cáo một trường hợp trẻ 19 
tháng tuổi xuất hiện tan máu cấp tính gây suy 
tuần hoàn, suy thận sau điều trị kháng sinh 
ceftriaxone, được xử trí theo phác đồ sốc phản 
vệ tại bệnh viện địa phương. Chúng tôi chẩn 
đoán bệnh nhân bị tan máu tự miễn liên quan 
đến ceftriaxone và điều trị thành công bằng 
immunoglobulin đường tĩnh mạch.
II. GIỚI THIỆU CA BỆNH
Bệnh nhân nam, 19 tháng tuổi được đưa 
đến khám và nhập viện tại bệnh viện địa 
phương vì sốt cao và ho. Kết quả một số xét 
nghiệm của bệnh nhân lúc nhập viện: số lượng 
bạch cầu máu ngoại vi tăng (16 G/L), số lượng 
tiểu cầu (462 G/L) và nồng độ hemoglobin (121 
g/L) bình thường; nồng độ protein C phản ứng 
(CRP) tăng nhẹ (8,7 mg/L); test cúm A dương 
tính; X-quang ngực có hình ảnh viêm phổi. Bệnh 
nhân có tiền sử khỏe mạnh, chưa từng điều 
trị kháng sinh trước đây. Trẻ được chẩn đoán 
viêm phổi mắc phải tại cộng đồng và điều trị 
bằng kháng sinh Augmentin (amoxicillin – acid 
clavulanic) đường uống. Sau 5 ngày điều trị, do 
tình trạng viêm phổi tiến triển chậm, bệnh nhân 
được chuyển sang kháng sinh ceftriaxone tiêm 
tĩnh mạch liều 50 mg/kg/lần, 2 lần/ngày. Ngay 
sau tiêm ceftriaxone mũi thứ 11, trẻ đột ngột 
xuất hiện tình trạng kích thích, mạch nhanh, 
nhợt và tiểu đỏ sẫm. Trẻ được xử trí theo phác 
đồ phản vệ, xét nghiệm máu cho thấy thiếu máu 
nặng (nồng độ hemoglobin 47 g/L), số lượng 
bạch cầu tăng rất cao (72 G/L), nồng độ CRP 
tăng nhẹ (13 mg/L) nên được chuyển đến Bệnh 
viện Nhi Trung ương để tìm nguyên nhân.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ được 
chẩn đoán trên lâm sàng là tan máu cấp và 
chỉ định một số xét nghiệm với kết quả: thiếu 
máu nặng (nồng độ hemoglobin 64 g/L) hồng 
cầu bình sắc, tỷ lệ hồng cầu lưới tăng (4,17%) 
trên huyết đồ; nồng độ lactacte dehydrogenase 
(LDH) máu tăng cao (2564,6 U/L), nồng độ 
bilirubin gián tiếp tăng nhẹ (nồng độ bilirubin 
toàn phần và bilirubin gián tiếp ... ạng tan máu (biểu đồ 1), ure máu trở về bình thường sau 1 ngày, 
số lượng bạch cầu cũng giảm dần. Sau 4 ngày, chúng tôi làm lại xét nghiệm: nồng độ hemoglobin 
114g/L, số lượng bạch cầu 20,84 G/L, test Coombs trực tiếp dương tính 2+, nồng độ bổ thể bình 
thường. Bệnh nhân được xuất viện, tư vấn về việc không sử dụng kháng sinh nhóm ceftriaxone và 
các kháng sinh có khả năng phản ứng chéo với ceftriaxone.
Hình 1. Thay đổi màu sắc nước tiểu sau 
tiêm ceftriaxone (A) sau 8 giờ, 
(B) sau 12 giờ, (C) sau 15 giờ
Biểu đồ 1. Thay đổi một số xét nghiệm máu 
của bệnh nhân 
(HGB: nồng độ hemoglobin (g/L), BC: số 
lượng bạch cầu máu ngoại vi (G/L), LDH: nồng 
độ lactat dehydrogenase trong máu (U/dL), N0 
là ngày nhập viện tuyến địa phương).
4 
Biểu đồ 1. Thay đổi một số xét nghiệm máu của bệnh nhân (HGB: nồng độ hemoglobin (g/L), BC: số 
lượng bạch cầu máu ngoại vi (G/L), LDH: nồng độ lactat dehydrogenase trong máu (U/dL), N0 là ngày 
nhập viện tuyến địa phương). 
Bàn luận 
Ceftrixone được báo cáo là một trong các loại thuốc thường gặp nhất gây ra DIIHA trong thời gian gần 
đây.2,3 Một nghiên cứu hồi cứu trên 25 trường hợp DIIHA do ceftriaxone từ năm 1987 – 2010 cho thấy 
64% số trường hợp được báo cá xảy ra trong thập kỉ gần đây.6 Điề này có thể do khả năng nhận thức 
về DIIHA của các bác sĩ lâm sàng tăng lên trong thời gian gần đây. Ceftriaxone là loại cephalosporin phổ 
rộng, có thời gian bán thải tương đối dài nên được sử dụng rộng rãi để dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn 
trong thực hành lâm sàng. Trên thực tế, DIIHA vẫn là một biến chứng hiếm gặp nên dễ bị bỏ sót chẩn 
đoán hoặc chẩn đoán nhầm với những tình trạng bệnh nặng khác. 
Bệnh nhân chúng tôi báo cáo xuất hiện tình trạng kích thích, mạch nhanh ngay sau khi tiêm ceftriaxone 
nên được chẩn đoán và xử trí theo phác đồ sốc phản vệ tại bệnh viện địa phương. Tiếp cận và xử trí ban 
đầu này phù hợp tại tuyến y tế cơ sở. Tuy nhiên, trẻ nhợt nhanh và tiểu đỏ sẫm không phải là triệu chứng 
phản vệ. Mặt khác, trẻ không có biểu hiện mất máu hay chảy máu cấp nên tình trạng tan máu cấp có thể 
giải thích những triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân này. Kết quả các xét nghiệm khẳng định đây là tình 
trạng tan máu trong lòng mạch: thiếu máu hồng cầu bình sắc, tỷ lệ hồng cầu lưới máu ngoại vi tăng; nồng 
độ LDH máu tăng cao, nồng độ bilirubin gián tiếp tăng nhẹ và huyết sắc tố niệu dương tính. Test Coombs 
trực tiếp dương tính và nồng độ bổ thể trong máu giảm là bằng chứng của tan máu miễn dịch. 
Mặc dù không xác định được kháng thể liên quan đến ceftriaxone do hạn chế của phòng xét nghiệm, 
chúng tôi vẫn nghĩ đến nguyên nhân gây tan máu ở bệnh nhân này là do ceftriaxone bởi những đặc 
trưng về mặt lâm sàng: tan máu tự miễn trong lòng mạch cấp tính xuất hiện sau dùng thuốc, hồi phục 
0
50
100
150
200
250
300
N0 N10 N11 N12 N14
HGB
BC
LDH
III. BÀN LUẬN
Ceftrixone được báo cáo là một trong các 
loại thuốc thường gặp nhất gây ra DIIHA trong 
thời gian gần đây.2,3 Một nghiên cứu hồi cứu 
trên 25 trường hợp DIIHA do ceftriaxone từ 
năm 1987 – 2010 cho thấy 64% số trường hợp 
được báo cáo xảy ra trong thập kỉ gần đây.6 
Điều này có thể do khả năng nhận thức về DII-
HA của các bác sĩ lâm sàng tăng lên trong thời 
gian gần đây. Ceftriaxone là loại cephalospo-
rin phổ rộng, có thời gian bán thải tương đối 
dài nên được sử dụng rộng rãi để dự phòng 
và điều trị nhiễm khuẩn trong thực hành lâm 
sàng. Trên thực tế, DIIHA vẫn là một biến 
chứng hiếm gặp nên dễ bị bỏ sót chẩn đoán 
hoặc chẩn đoán nhầm với những tình trạng 
bệnh nặng khác.
Bệnh nhân chúng tôi báo cáo xuất hiện tình 
trạng kích thích, mạch nhanh ngay sau khi tiê 
ceftriax ne nên được chẩn đoán và xử trí theo 
phác đồ sốc phản vệ tại bệnh viện đị phươ g.
Tiếp cận và xử trí ban đầu này phù hợp tại tuyến 
y tế cơ sở. Tuy nhiên, trẻ nhợt nhanh và tiểu 
đỏ sẫm không phải là triệu chứng phản vệ. Mặt 
khác, trẻ không có biểu hiện mất máu hay chảy 
máu cấp nên tình trạng tan máu cấp có thể giải 
thích những triệu chứng lâm sàng ở bệnh nhân 
này. Kết quả các xét nghiệm khẳng định đây 
là tình trạng tan máu trong lòng mạch: thiếu 
máu hồng cầu bình sắc, tỷ lệ hồng cầu lưới 
máu ngoại vi tăng; nồng độ LDH máu tăng cao, 
nồng độ bilirubin gián tiếp tăng nhẹ và huyết 
sắc tố niệu dương tính. Test Coombs trực tiếp 
dương tính và nồng độ bổ thể trong máu giảm 
là bằng chứng của tan máu miễn dịch.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
12 TCNCYH 142 (6) - 2021
Mặc dù không xác định được kháng thể liên 
quan đến ceftriaxone do hạn chế của phòng 
xét nghiệm, chúng tôi vẫn nghĩ đến nguyên 
nhân gây tan máu ở bệnh nhân này là do 
ceftriaxone bởi những đặc trưng về mặt lâm 
sàng: tan máu tự miễn trong lòng mạch cấp 
tính xuất hiện sau dùng thuốc, hồi phục sau khi 
ngừng thuốc (nồng độ hemoglobin 47 g/L tăng 
lên 64 g/L trước điều trị IVIG). Một số nghiên 
cứu hồi cứu tổng hợp các ca bệnh trên y văn 
đều cho thấy DIIHA do ceftriaxone ở trẻ em 
chiếm 68 – 70% số ca.6,7 Hiện tượng tan máu 
do ceftriaxone xảy ra khá đột ngột với thời gian 
trung bình và thời gian trung vị từ khi tiếp xúc 
với thuốc đến khi xuất hiện triệu chứng tương 
ứng là 40 phút và 1 giờ (dao động từ 5 phút 
đến 5,6 giờ).7 Trong nghiên cứu 25 trường hợp 
DIIHA do ceftriaxone, nồng độ hemoglobin 
giảm rất thấp (19/25 trường hợp có HGB ≤ 50 
g/L, trong đó 16 ca là trẻ em), 19/25 trường 
hợp có đặc điểm tan máu nội mạch (5/25 ca 
không có dữ liệu), 6/25 trường hợp suy thận 
(16/25 ca không có dữ liệu).6 Trong một nghiên 
cứu khác với 37 trường hợp cho thấy nồng 
độ hemoglobin giảm ở mức trung bình 55 g/L, 
70% có test Coombs trực tiếp dương tính (6% 
âm tính, 24% không có dữ liệu), 70% tăng 
nồng độ LDH máu, 51% tăng nồng độ bilirubin 
máu, 46% suy thận cấp.7
Tỉ lệ suy thận cấp ở bệnh nhân DIIHA cao 
không chỉ do giảm tưới máu/thiếu máu thận vì 
giảm nồng độ hemoglobin và sốc mà còn do 
độc tính trên thận của hemin và hemoglobin 
tự do.8 Ngoài độc tính trên thận, hemin và 
hemoglobin tự do còn có những tác động tiền 
viêm, có thể làm trầm trọng thêm bệnh cảnh 
lâm sàng của bệnh nhân DIIHA.9
Trong lần đầu tiên tiếp xúc với thuốc, hệ 
thống miễn dịch của bệnh nhân cần vài ngày 
để sản xuất ra kháng thể với thuốc.10 Đáp ứng 
miễn dịch thứ phát ở lần sử dụng thuốc sau khi 
đã có kháng thể thường gây ra những trường 
hợp DIIHA nặng. Trong nghiên cứu 37 trường 
hợp DIIHA do ceftriaxone: 65% trường hợp đã 
từng sử dụng ceftriaxone trước đó, 32% không 
có dữ liệu, chỉ 3% không có tiền sử điều trị 
ceftriaxone. 32% số trường hợp đã có đợt tan 
máu nhẹ, tự hồi phục do sử dụng ceftriaxone 
trước đó.7 Điều này chứng tỏ DIIHA còn bị bỏ 
sót chẩn đoán ở nhiều trường hợp và làm tăng 
lên tầm quan trọng khi khai thác tiền sử điều 
trị thuốc. Một điều đáng ngạc nhiên, các kháng 
thể phụ thuộc thuốc cũng được phát hiện ở 
những người khỏe mạnh với hiệu giá kháng 
thể thấp hơn nhiều so với ở bệnh nhân phát 
triển DIIHA. Hiện tượng này có thể do quá 
trình tiếp xúc với kháng sinh được sử dụng 
trong chăn nuôi nhưng mối liên quan trên lâm 
sàng vẫn chưa rõ.2 Tuy nhiên, hiện tượng này 
có thể giải thích những trường hợp DIIHA xảy 
ra sớm ở lần đầu sử dụng thuốc. Bệnh nhân 
của chúng tôi chưa được sử dụng kháng sinh 
ceftriaxone trước đây, trong đợt bệnh này sau 
khi tiêm ceftriaxone 5 ngày mới xảy ra hiện 
tượng tan máu và ngay sau khi dừng thuốc 
nồng độ hemoglobin tự cải thiện một phần 
trước khi điều trị bằng IVIG. 
Hiện tượng tan máu ồ ạt, giảm nặng nồng 
độ hemoglobin cấp tính có thể gây ra các biến 
chứng nghiêm trọng như sốc (8%), ngừng 
tuần hoàn (16%), đông máu nội mạch rải rác 
(19%), thiếu máu các cơ quan.7 Tỉ lệ tử vong 
của DIIHA do ceftriaxone rất cao, đặc biệt ở 
trẻ em: tỉ lệ tử vong 30 – 36% tính chung cho 
tất cả các trường hợp, trong đó 64 – 67% số 
trường hợp tử vong là trẻ em.6,7 Ceftriaxone 
gây ra bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn và tỉ lệ 
tử vong cao hơn so với các thuốc khác gây 
ra DIIHA có thể do cơ chế tạo kháng thể phụ 
thuộc thuốc loại IgM hoạt hóa bổ thể dẫn đến 
tan máu trong lòng mạch nặng.4,5,7
Trên lâm sàng, nếu nghi ngờ DIIHA, điều 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
13TCNCYH 142 (6) - 2021
quan trọng nhất là ngừng thuốc ngay lập tức. 
Bệnh nhân DIIHA nên theo dõi tại đơn vị điều 
trị tích cực để được chăm sóc hỗ trợ tối ưu 
và điều trị hỗ trợ tuần hoàn nếu cần. Chỉ định 
truyền khối hồng cầu với lượng cần thiết. Trong 
nhiều trường hợp đã báo cáo, bệnh nhân được 
chỉ định điều trị bằng steroid nhưng không có 
bằng chứng về hiệu quả điều trị, việc “điều trị 
thành công” bằng steroid thực chất là do việc 
ngừng sử dụng thuốc gây tan máu. Do đó, 
không khuyến cáo liệu pháp steroid cho DIIHA 
với những trường hợp do kháng thể phụ thuộc 
thuốc.1,2 Trong trường hợp DIIHA do kháng thể 
không phụ thuộc thuốc – tự kháng thể, có thể 
điều trị thử bằng steroid1 nhưng quan trọng 
nhất vẫn là ngừng thuốc để dừng kích thích 
miễn dịch. Ngoài ra, DIIHA do kháng thể không 
phụ thuộc thuốc nếu có bằng chứng của tan 
máu nội mạch có thể điều trị bằng IVIG.11 Tuy 
nhiên, sự cải thiện về lâm sàng của bệnh nhân 
cũng chưa khẳng định là do tác dụng của IVIG 
hay do ngừng thuốc gây tan máu. Trong một số 
trường hợp, phương pháp trao đổi huyết tương 
hoặc lọc huyết tương được chỉ định trong DIIHA 
để loại bỏ các kháng thể do thuốc ra khỏi huyết 
thanh bệnh nhân, hữu ích trong DIIHA do cơ 
chế hấp phụ thuốc hoặc suy thận nặng.7
Sau khi chẩn đoán DIIHA cần hội chẩn bác sĩ 
chuyên khoa dị ứng về việc chống chỉ định dùng 
thuốc gây DIIHA suốt đời và xem xét rất cẩn 
thận các thuốc khác trong nhóm vì có thể xảy ra 
phản ứng chéo giữa kháng thể phụ thuộc thuốc 
với các thuốc tương tự. Trường hợp kháng thể 
phụ thuộc ceftriaxone có thể phản ứng chéo 
với cefotaxime, cefpodoxime, cefamandole, 
cefoperazone.1,3 Với chẩn đoán tan máu miễn 
dịch liên quan đến ceftriaxone chúng tôi ngừng 
ngay ceftriaxone, do bệnh nhân có biểu hiện 
sốc và suy thận cấp chúng tôi quyết định điều 
trị IVIG và hội chẩn với chuyên khoa dị ứng để 
lựa chọn kháng sinh cho bệnh nhân.
IV. KẾT LUẬN
Tan máu miễn dịch liên quan đến thuốc là 
một biến chứng tuy hiếm gặp nhưng có thể gây 
tử vong nếu không được chẩn đoán và xử trí 
phù hợp. Ceftriaxone là thuốc được báo cáo 
gây tan máu miễn dịch thường gặp nhất gần 
đây, với biểu hiện lâm sàng nặng và tỉ lệ tử vong 
cao, đặc biệt ở trẻ em. Các bác sĩ lâm sàng cần 
khai thác kĩ tiền sử dụng kháng sinh trước khi 
chỉ định, không lạm dụng thuốc và nhận biết 
được các biểu hiện bất thường trong và sau khi 
dùng thuốc để chẩn đoán kịp thời và dừng ngay 
các thuốc nghi ngờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Garratty G. Drug-induced immune 
hemolytic anemia. Hematol Am Soc Hematol 
Educ Program. Published online 2009:73-79. 
doi:10.1182/asheducation-2009.1.73.
2. Garratty G. Immune hemolytic anemia 
caused by drugs. Expert Opin Drug Saf. 
2012;11(4):635-642. doi:10.1517/14740338.20
12.678832.
3. Mayer B, Bartolmäs T, Yürek S, Salama A. 
Variability of Findings in Drug-Induced Immune 
Haemolytic Anaemia: Experience over 20 Years 
in a Single Centre. Transfus Med Hemotherapy. 
2015;42(5):333-339. doi:10.1159/000440673.
4. Arndt PA. Drug-induced immune hemolyt-
ic anemia: the last 30 years of changes. Immu-
nohematology. 2014;30(2):44-54.
5. Leicht HB, Weinig E, Mayer B, Viebahn J, 
Geier A, Rau M. Ceftriaxone-induced hemolytic 
anemia with severe renal failure: a case report 
and review of literature. BMC Pharmacol 
Toxicol. 2018;19(1):67. doi:10.1186/s40360-
018-0257-7.
6. Arndt PA, Leger RM, Garratty G. Serologic 
characteristics of ceftriaxone antibodies in 25 
patients with drug-induced immune hemolytic 
anemia. Transfusion (Paris). 2012;52(3):602-
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
14 TCNCYH 142 (6) - 2021
612. doi:10.1111/j.1537-2995.2011.03321.x.
7.Neuman G, Boodhan S, Wurman I, et 
al. Ceftriaxone-induced immune hemolytic 
anemia. Ann Pharmacother. 2014;48(12):1594-
1604. doi:10.1177/1060028014548310.
8. Deuel JW, Schaer CA, Boretti FS, et al. 
Hemoglobinuria-related acute kidney injury is 
driven by intrarenal oxidative reactions triggering 
a heme toxicity response. Cell Death Dis. 
2016;7:e2064. doi:10.1038/cddis.2015.392.
9. Rifkind JM, Mohanty JG, Nagababu E. The 
pathophysiology of extracellular hemoglobin 
associated with enhanced oxidative reactions. 
Front Physiol. 2014;5:500. doi:10.3389/
fphys.2014.00500.
10. Salama A, Mayer B. Diagnostic pitfalls 
of drug-induced immune hemolytic anemia. 
Immunohematology. 2014;30(2):80-84.
11. Pierce A, Nester T. Pathology 
Consultation on Drug-Induced Hemolytic 
Anemia. Am J Clin Pathol. 2011;136(1):7-12. 
doi:10.1309/AJCPBVLJZH6W6RQM.
 Summary 
 CEFTRIAXONE-INDUCED HEMOLYTIC ANEMIA: 
A LIFE-THREATENING COMPLICATION
Drug induced immune hemolytic anemia (DIIHA) is a rare complication and often underdiagnosed. 
However, DIIHA may lead to organ failure and can be fatal. Nowadays, ceftriaxone has been reported 
as one of the most common drugs causing DIIHA. We describe a 19-month-male diagnosed with 
pneumonia and treated with intravenous ceftriaxone twice daily at the local hospital. After 5 days 
of treatment, he suddenly developed tachycardia, became pale and had dark red urine so he was 
treated according to the protocol of anaphylaxis and transferred to the National Children’s Hospital. 
He was diagnosed with ceftriaxone-induced immune hemolytic anemia. After discontinuation of 
ceftriaxone and receiving intravenous immunoglobulin, his symptoms improved quickly. Ceftriaxone-
induced immune hemolytic anemia is a rare but may cause immediately life-threatening condition. 
Treating physicians need to be aware for this complication to diagnose early and treat accordingly. 
An immediate withdrawal of the causative drug is essential to treat this condition.
Keywords: Hemolysis, drug-induced hemolytic anemia, ceftriaxone, children.

File đính kèm:

  • pdftan_mau_cap_do_ceftriaxone_bien_chung_nang_de_doa_tinh_mang.pdf