Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp

PHẦN THỨ NHẤT

THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC

HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH

I. Một số quan điểm mới cơ bản về thiết kế bài dạy học

1. Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học

2. Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động

3. Thiết kế nội dung học tập theo lí thuyết nhận thức linh hoạt

II. Kỹ thuật thiết kế bài dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực hóa

hoạt động nhận thức của học sinh

1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học

vật lý

2. Một số kỹ thuật cơ bản trong thiết kế bài học Vật lí

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 1

Trang 1

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 2

Trang 2

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 3

Trang 3

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 4

Trang 4

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 5

Trang 5

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 6

Trang 6

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 7

Trang 7

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 8

Trang 8

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 9

Trang 9

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 45 trang viethung 03/01/2022 8620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp

Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT môn Vật lý - Chuyên đề: Xây dựng Chuyên đề và tổ chức dạy học tích hợp
TÀI LIỆU 
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN THPT 
MÔN VẬT LÝ 
(Nội dung 2) 
 CHUYÊN ĐỀ 
 XÂY DỰNG CHUYÊN ĐỀ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP 
BIÊN TẬP: BÙI NGỌC NHÂN-NGUYỄN HOÀI ÂN 
 (TÀI LIỆU LƯU HÀNH NỘI BỘ) 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG BÌNH 
------------  ------------ 
QUẢNG BÌNH 11/2016 
 2 
MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT 
THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC 
HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 
I. Một số quan điểm mới cơ bản về thiết kế bài dạy học 
1. Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học 
2. Kĩ thuật thiết kế bài học theo nguyên tắc hoạt động 
3. Thiết kế nội dung học tập theo lí thuyết nhận thức linh hoạt 
 II. Kỹ thuật thiết kế bài dạy học môn Vật lí theo hướng tích cực hóa 
hoạt động nhận thức của học sinh 
1. Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học 
vật lý 
2. Một số kỹ thuật cơ bản trong thiết kế bài học Vật lí 
PHẦN THỨ HAI 
QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ TÍCH HỢ VỀ KHOA HỌC 
TỰ NHIÊN VÀ VIỆC TỔCHỨC 
DẠY HỌC TÍCH HỢP TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI 
I. Qui trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên 
1. Mở đầu 
2. Nội dung 
 3. Kết luận 
II. Tổ chức dạy học chủ đề tích hợp liên môn qua "Trường học kết nối" 
 1. Quản lý danh sách lớp chủ nhiệm và lớp giảng dạy 
 2. Quản lý điểm 
 3. Trao đổi giữa giáo viên và cha mẹ học sinh 
 4. Tổ chức dạy học cho học sinh 
5. Tham gia cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” trên “Trường học kết 
nối” 
III. Ví dụ về tổ chức dạy học tích hợp các chủ đề KHTN 
CHỦ ĐỀ. NGUYÊN TỬ VÀ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
1. Giới thiệu chung 
2. Kế hoạch dạy học 
3. Thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ 
 3 
PHẦN THỨ NHẤT 
THIẾT KẾ BÀI DẠY HỌC VẬT LÍ THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA 
HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH 
Thiết kế một giờ dạy học hay nói cách khác là soạn giáo án (hay lập kế hoạch) cho 
một giờ dạy là công việc bình thường, tất yếu của người giáo viên. Tuy nhiên rất nhiều 
giáo viên chỉ đặt nặng vấn đề học sinh nắm được các nội dung kiến thức của sách giáo 
khoa mà quên đi nguyên tắc lấy “học sinh làm trung tâm” trong hoạt động dạy học, tức là 
chỉ truyền đạt 1 chiều đến học sinh chứ không suy nghĩ những phương pháp, kỹ thuật để 
học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Nhiều tài liệu gọi việc dạy học là tổ chức hoạt động 
nhận thức cho học sinh. Trong phần 1 của Tài liệu BDTX môn Vật lí năm nay, ban biên 
soạn xin sưu tầm và biên soạn lại mội số nội dung về thiết kế bài dạy học để các anh, chị, 
em giáo viên Vật lí có cái nhìn tổng thể về Thiết kế bài dạy học Vật lí theo một số quan 
điểm đổi mới 
I. Một số quan điểm mới cơ bản về thiết kế bài dạy học 
1. Thiết kế một giờ dạy học theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học 
Đổi mới chương trình giáo dục và cùng với nó là đổi mới phương pháp dạy học 
(PPDH) và đổi mới đánh giá là những phương diện thể hiện sự quyết tâm cách tân, đem 
lại những thay đổi về chất lượng và hiệu quả giáo dục. Và ở khía cạnh hoạt động, tất cả 
những đổi mới này đều được biểu hiện sinh động trong mỗi giờ học qua hoạt động của 
người dạy và người học. Chính vì thế những câu hỏi như: Làm thế nào để có một giờ học 
tốt? Đánh giá một giờ học tốt như thế nào cho chính xác, khách quan, công bằng? luôn có 
tính chất thời sự và thu hút sự quan tâm của tất cả các giáo viên (GV) và cán bộ quản lí 
giáo dục. 
Một giờ học tốt là một giờ học phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động, 
sáng tạo của cả người dạy và người học nhằm nâng cao tri thức, bồi dưỡng năng lực hợp 
tác, năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn, bồi dưỡng phương pháp tự học, tác động 
tích cực đến tư tưởng, tình cảm, đem lại hứng thú học tập cho người học. Ngoài những 
yêu cầu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc 
trưng môn học; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh (HS); giờ học đổi mới 
PPDH còn có những yêu cầu mới như: được thực hiện thông qua việc GV tổ chức các 
hoạt động học tập cho HS theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp tư duy, khả 
năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin; được thực hiện theo nguyên tắc tương 
tác nhiều chiều: giữa GV với HS, giữa HS với nhau (chú trọng cả hoạt động dạy của 
người dạy và hoạt động học của người học). Về bản chất, đó là giờ học có sự kết hợp 
giữa học tập cá thể (hình thức học cá nhân) với học tập hợp tác (hình thức học theo 
nhóm, theo lớp); chú trọng kết hợp học với hành, nâng cao tri thức với rèn luyện các KN, 
gắn với thực tiễn cuộc sống; phát huy thế mạnh của các PPDH tiên tiến, hiện đại; các 
phương tiện, thiết bị dạy học và những ứng dụng của công nghệ thông tin...; chú trọng cả 
hoạt động đánh giá của GV và tự đánh giá của HS. 
 4 
Ngoài việc nắm vững những định hướng đổi mới PPDH như trên, để có được 
những giờ dạy học tốt, người GV cần phải nắm vững các kĩ thuật dạy học. Chuẩn bị và 
thiết kế một giờ học cũng là một hoạt động cần có những kĩ thuật riêng. Bài viết xin đề 
cập đến vấn đề này trên góc nhìn một giờ học tốt theo định hướng đổi mới PPDH. 
1.1. Quy trình chuẩn bị một giờ học 
Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy học đối với GV thường được thể hiện qua 
việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch dạy học cho một bài học cụ 
thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được 
những mục tiêu của bài học. 
Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư 
phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục 
tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức dạy 
học và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính 
chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, cơ sở vật chất và đối tượng HS. Chính vì 
thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định 
nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học. 
Từ thực tế dạy học, có thể tổng kết thành quy trình chuẩn bị một giờ học với các 
bước thiết k ... 
sang trang nộp phiếu dự thi. Các tác giả tham gia dự thi cũng có thể truy cập trực tiếp vào 
trang này bằng cách chọn nút trên thanh menu. 
+ Chọn nút để hoàn tất toàn bộ quy trình đăng ký dự thi. 
Lưu ý:đây là bước xác nhận của Các tác giả đề tài với Sở GD&ĐT. Sau khi xác 
nhận, toàn bộ các quy trình trước đó sẽ KHÔNG THỂ sửa chữa được nữa. Nếu sau khi 
xác nhận, các tác giả của đề tài phát hiện ra sai sót cần chỉnh sửa thì buộc phải liên hệ với 
Sở GD&ĐT để mở quyền chỉnh sửa các thông tin đăng kí dự thi. 
b) Nộp bài dự thi 
+ Sau khi hoàn thành quy trình nộp phiếu đăng kí và đến thời gian nộp sản phẩm dự 
thi của cuộc thi (do Bộ GD&ĐT xác định ở mục II.2.1.1), NHÓM TRƯỞNG có nhiệm 
vụ nộp sản phẩm dự thi lên hệ thống. 
+ Chọn nút trên thanh menu để truy cập phần nộp sản phẩm dự thi. 
+ Chọn nút để tải file sản phẩm lên hệ thống. 
+ Sau khi nộp sản phẩm, các tác giả của đề tài có thể tải lại file sản phẩm xuống để 
kiểm tra lại bằng cách chọn nút . 
+ Nếu có sai sót, NHÓM TRƯỞNG có quyền sửa lại file sản phẩm bằng cách chọn 
nút hoặc xóa file sản phẩm đi và upload lại bằng cách chọn nút . 
 40 
+ Để hoàn tất quy trình nộp sản phẩm, chọn nút . 
Lưu ý: đây là bước xác nhận của Các tác giả đề tài với Sở GD&ĐT. Sau khi xác 
nhận sẽ KHÔNG THỂ sửa chữa được nữa. Nếu sau khi xác nhận, các tác giả của đề tài 
phát hiện ra sai sót cần chỉnh sửa thì buộc phải liên hệ với Sở GDĐT để mở quyền chỉnh 
sửa sản phẩm dự thi.Bên cạnh đó, nếu quá hạn nộp sản phẩm, NHÓM TRƯỞNG cũng 
không thể chỉnh sửa được sản phẩm dự thi. 
III. Ví dụ về tổ chức dạy học tích hợp các chủ đề KHTN 
CHỦ ĐỀ. NGUYÊN TỬ VÀ NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
1. Giới thiệu chung 
1.1. Tên chủ đề: Nguyên tử và nguyên tố hóa học 
- Vì nội dung của các bài 1,2: thành phần nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, nguyên 
tố hóa học của môn Hóa học 10 và bài 2 thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích của 
môn Vật lí 11, cùng với bài 4 Vai trò của các nguyên tố khoáng, Sinh học 11 và bài 4 Các 
nguyên tố hóa học và nước, Sinh học 10 có liên quan rất gần với nhau, do đó việc tích 
hợp các nội dung trên thành một chủ đề chung “Nguyên tử và nguyên tố hóa học” vừa 
tạo được sự logic, kết nối các nội dung kiến thức trên với nhau, vừa tăng được khả năng 
vận dụng kiến thức vào thực tiễn, góp phần định hướng hình thành năng lực của HS như 
năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn... 
- Nội dung kiến thức thuộc chương trình các môn học được dạy học tích hợp trong 
chủ đề bao gồm: 
Bài 1. Thành phần nguyên tử (Hóa học 10) – 1 tiết 
Bài 2. Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị (Hóa học 10)–2 tiết 
Bài 2: Thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích (Vật lí 11) – 1 tiết 
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng (Sinh học 11) - 1 tiết 
Bài 4: Các nguyên tố hóa học và nước (Sinh học 10)- Mục I. 1/3 tiết 
- Thời điểm dạy học theo chương trình hiện hành vào đầu học kỳ 1 lớp 10; 
- Chủ đề “Nguyên tử và nguyên tố hóa học” sẽ thay cho việc dạy học các bài 1, 2 – Hóa 
học 10, bài 2 – Vật lý 11, bài 4 – Sinh học 11 và mục I bài 4 – Sinh học 10; Chủ đề được 
tổ chức thực hiện 5 tiết trên lớp. 
1.2. Ý nghĩa của việc thực hiện chủ đề: 
Thông qua chủ đề, HS có thể: 
+ Vận dụng kiến thức liên môn (Thành phần nguyên tử, Hạt nhân nguyên tử, 
nguyên tố hóa học, đồng vị, Thuyết electron, định luật bảo toàn điện tích) để giải quyết 
 41 
tình huống thực tiễn giải thích các hiện tượng nhiễm điện, sự hình thành sấm sét, vai trò 
của các nguyên tố hóa học đối với sự sống. 
+ Quan sát và phát hiện ra một số vật dụng trong thực tế có áp dụng các thành tựu 
của khoa học Hóa học, Vật lí, Sinh học vâṇ duṇg kiến thức đa ̃hoc̣ vào th ực tiễn. Tìm 
hiểu cơ sở khoa học việc bón phân hợp lí cho cây trồng. 
+ Sử dụng hiệu quả phần mềm MS.word, exel, MS.powerpoint, sway, 
facebook.com  và tuân thủ luật bản quyền. 
+ Phát triển khả năng tư ̣tìm kiếm choṇ loc̣ thông tin cũng như liên kết thông tin 
rời rac̣ từ nhiều bài hoc̣, nhiều bô ̣môn khác nhau thành môṭ hê ̣thống thông tin duy nhất . 
1.3. Mục tiêu của chủ đề 
1.3.1. Về kiến thức: 
- HS trình bày được thành phần, cấu tạo nguyên tử, khái niệm nguyên tố hóa học, 
khái niệm đồng vị. Giải thích được nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố. 
- HS trình bày được thuyết electron và định luật bảo toàn điện tích. 
- HS nêu được vai trò quan trọng của các nguyên tố hóa học đối với sự sống. Phân biệt 
được nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng. Mô tả được một số dấu hiệu điển hình 
khi thiếu các nguyên tố khoáng quan trọng. 
1.3.2. Về kĩ năng: 
- Hợp tác để giải quyết các nhiệm vụ học tập. 
- Tìm kiếm, chọn lọc, xử lý và lưu giữ được thông tin cần thiết trên Internet và sử 
dụng môi trường tương tác trên mạng. 
- Quan sát, mô tả được một số biểu hiện thiếu nguyên tố khoáng của cây. 
1.3.3. Về thái độ: 
- Trình bày được lý do vì sao học về cấu tạo nguyên tử, thuyết electron, định luật 
bảo toàn điện tích và vai trò của các nguyên tố hóa học với sự sống. Vận dụng được văn 
hóa và pháp luật tôn trọng bản quyền trí tuệ trong xã hội tin học hóa. Đề xuất được cách 
sống hòa nhập cộng đồng: tôn trọng, đoàn kết và tích cực tham gia các hoạt động tập thể. 
- Ý thức được ý nghĩa của việc bón phân hợp lí và bảo vệ môi trường. Xây dựng ý 
thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. 
1.3.4. Các năng lực chính hướng tới: 
- Năng lực tự học, sáng tạo và giải quyết vấn đề: đưa ra phán đoán trong quá trình 
tìm hiểu các hiện tượng trong các thí nghiệm mô phỏng. 
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ nói và viết: nói và giải thích đúng các thuật ngữ khoa 
học như: nguyên tử, hạt nhân, elctron, proton, nơtron, nguyên tử khối, số khối, nguyên tố 
hóa học, đồng vị, nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng... 
- Năng lực hợp tác và giao tiếp: kỹ năng làm việc nhóm và đánh giá lẫn nhau. 
 42 
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: soạn thảo trình bày báo cáo 
kết quả hoạt động và báo cáo sản phẩm học tập. 
1.4. Sản phẩm cuối cùng của chủ đề 
 - Báo cáo của các nhóm học sinh; 
 - Bài viết của một số HS chia sẻ với các bạn ở “Góc học tập”; 
 - Phần mềm mô phỏng, các hình ảnh của GV,  
2. Kế hoạch dạy học 
Thời gian 
Tiến trình 
dạy học 
Hoạt động 
của học sinh 
Hỗ trợ của giáo 
viên 
Kết quả/ sản 
phẩm dự kiến 
Tiết 1 Hoạt động 
khởi động 
Xem các 
video, nhận 
nhiệm vụ giải 
quyết vấn đề 
Cho HS xem 
phần mềm mô 
pháng, hình 
ảnh 
Làm rõ nhiệm 
vụ học tập 
Báo cáo của các 
nhóm đề xuất giải 
thích các hiện 
tượng. 
Tiết 2, 3, 
4 
Hoạt động 
hình thành 
kiến thức 
Học sinh làm 
việc cá nhân 
và làm việc 
nhóm đọc tài 
liệu 
Giao nhiệm vụ 
trực tiếp hoặc 
phiếu học tập 
Báo cáo kết quả 
của các nhóm khi 
tìm hiểu các nội 
dung 
Tiết 5 Hoạt động 
luyện tập và 
giao nhiệm 
vụ về nhà 
Nhận nhiệm 
vụ theo tài 
liệu học tập 
Giao nhiệm vụ 
trực tiếp hoặc 
phiếu học tập 
Báo cáo kết quả 
của các nhóm. 
Chú ý: Giao nhiệm vụ về nhà có thể được thực hiện từ hoạt động khởi động. 
2.1. Hoạt động khởi động 
2.1.1 Nội dung 
+ Mô pháng thí nghiệm tạo ra tia âm cực của nhà bác học người Anh Tôm-xơn 
vào năm 1897. 
 Tại sao tia âm cực có thể làm chong chóng quay và bị lệch quỹ đạo về phía bản dương 
khi chuyển động qua không gian giữa hai bản cực tích điện trái dấu? 
 + Mô pháng thí nghiệm tìm ra hạt nhân nguyên tử của nhà bác học Rơ-dơ-pho vào 
năm 1911. 
 Tại sao hầu hết các hạt anpha đều xuyên thẳng qua lá vàng và có một số ít hạt đi 
lệch hướng ban đầu và một số rất ít hạt bị bật trở lại? 
 43 
 + Khi cọ xát các vật có thể làm cho chúng nhiễm điện, ví dụ: vỏ bút nhựa cọ xát 
vào mái tóc 
 Tại sao các vật khi cọ xát lại bị nhiễm điện? 
+ Quan sát một số hình ảnh cây trồng bị bệnh do thiếu khoáng; bệnh nhân liên 
quan đến thiếu các nguyên tố hóa học trong khẩu phần ăn. 
Tại sao “thiếu lân, thiếu vôi thì thôi trồng lạc”? 
 Để đảm bảo sức khỏe, khẩu phần ăn cần phải như thế nào? Tại sao? 
2.1.2. Tổ chức hoạt động 
 - GV chuyển giao nhiệm vụ, quan sát, đánh giá việc tiếp nhận nhiệm vụ học tập, 
thực hiện nhiệm vụ, và kết quả của hoạt động học tập của HS. 
- HS xem phần mềm mô phỏng hai thí nghiệm trên. 
 - HS làm thí nghiệm nhiễm điện của các vật khi cọ xát (kiến thức THCS). 
 - HS xem hình ảnh một số bệnh nhân liên quan đến thiếu các nguyên tố hóa học 
trong khẩu phần ăn. 
 - HS thảo luận nhóm đề xuất các phương án giải thích hiện tượng xảy ra trong các 
thí nghiệm. 
- HS quan sát một số hình ảnh cây trồng bị bệnh do thiếu khoáng; hình ảnh hoặc 
phim về bệnh nhân liên quan đến thiếu các nguyên tố hóa học trong khẩu phần ăn, sau đó 
thảo luận nhóm trả lời 2 câu hỏi: 
Tại sao “thiếu lân, thiếu vôi thì thôi trồng lạc (đậu phộng)”? 
 Để đảm bảo sức khỏe, khẩu phần ăn cần phải như thế nào? Tại sao? 
 - GV nghiệm thu kết quả hoạt động 
 Chú ý: Trong quá trình HS hoạt động GV cần quan sát, trợ giúp kịp thời những 
khó khăn của các nhóm HS. 
2.1.3. Sản phẩm: 
Báo cáo về các phương án giải thích hiện tượng trên theo câu hỏi đã nêu. Các ý kiến tranh 
luận về cây trồng bị bệnh do thiếu khoáng; câu giải thích của HS. 
2.2. Hoạt động hình thành kiến thức 
2.2.1. Nội dung 
 + Cấu tạo của nguyên tử gồm hạt nhân và các electron: khối lượng, kích thước và 
điện tích của nó. 
+ Vỏ nguyên tử: Thuyết electron về sự dịch chuyển của electron trong các hiện 
tượng điện. Định luật bảo toàn điện tích. 
 + Thành phần của hạt nhân nguyên tử gồm proton và nơtron; khối lượng, kích 
thước và điện tích của nó. Số khối. 
 + Nguyên tố hóa học, đồng vị và kí hiệu nguyên tử; 
 + Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của các nguyên tố. 
 44 
+ Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với sự sống: Sáu nguyên tố C, H, O, N, S, 
P được gọi là các nguyên tố phát sinh sinh vật. Các nguyên tố này chiếm trên 97% khối 
lượng tế bào. Trong tế bào có nhiều nguyên tố với hàm lượng và vai trò khác nhau. 
. Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg. 
. Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni. 
Với thực vật, các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong đất có vai trò quan trọng. 
Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu của thực vật là những nguyên tố mà thiếu nó cây 
không hoàn thành được chu trình sống, không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào 
khác và trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể. 
2.2.2. Tổ chức hoạt động 
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, quan sát, đánh giá việc tiếp nhận nhiệm vụ học 
tập, thực hiện nhiệm vụ, và kết quả của hoạt động học tập của HS. 
 - GV yêu cầu HS đọc SGK/tài liệu bổ trợ để tìm hiểu các nội dung trên để đưa ra ý 
kiến cá nhân. 
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm để thống nhất ý kiến. 
 - GV yêu cầu HS báo cáo kết quả hoạt động theo tiến độ các hoạt động. 
 - HS lắng nghe, ghi chép các ý kiến của thầy/cô giáo. 
 - GV nghiệm thu kết quả hoạt động. 
 Chú ý: Có thể phân chia nhiệm vụ thành các modun sao cho phù hợp với thời gian 
và điều kiện tổ chức hoạt động. 
2.2.3. Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm về nội dung đã tìm hiểu. 
2.3. Hoạt động luyện tập 
2.3.1. Nội dung 
 - Vẽ mô hình mô tả cấu tạo nguyên tử, kớ hiệu, hạt nhân của hiđro, cacbon, natri; 
tìm hiểu kích thước, khối lượng, điện tích của hạt nhân của nó. 
 - Giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát, do tiếp xúc, do hưởng ứng bằng 
thuyết electron. 
- Tìm hiểu vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện. 
 - Tìm hiểu ảnh hưởng của các nguyên tố hóa học đối với sức khỏe con người nói 
riêng, với sinh vật nói chung. HS có thể đưa ra những câu hỏi, mẫu vật về bệnh cây trồng 
do thiếu khoáng. 
2.3.2. Tổ chức hoạt động 
- GV chuyển giao nhiệm vụ, quan sát, đánh giá việc tiếp nhận nhiệm vụ học tập, 
thực hiện nhiệm vụ, và kết quả của hoạt động học tập của HS. 
- HS làm việc cá nhân. 
 - HS thảo luận nhóm để đưa ra ớ kiến thống nhất. 
 - Báo cáo kết quả hoạt động theo tiến độ các hoạt động. 
 45 
 - Lắng nghe hoặc ghi chép các ớ kiến của thầy (cô) giáo. 
 - GV nghiệm thu kết quả hoạt động. 
2.3.3. Sản phẩm: Báo cáo của các nhóm về nội dung đã làm. 
2.4. Hoạt động vận dụng 
2.4.1. Nội dung 
- Tìm hiểu và phân biệt những vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện ở xung 
quanh em. 
 - Giải thích sự tạo thành ion âm, ion dương khi chất khí bị đốt nóng. 
 - Tìm hiểu một số bệnh liên quan đến thiếu các nguyên tố hóa học trong khẩu phần 
ăn ở địa phương em. 
2.4.2. Tổ chức hoạt động 
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn và yêu cầu kết quả sản phẩm hoạt 
động học tập của HS. 
 - HS học cá nhân ở nhà, có thể hỏi người thân để trợ giúp. 
 - HS nộp báo cáo và sản phẩm vào “Góc học tập” của lớp. 
c) Sản phẩm: Một bài viết để báo cáo với các bạn trong lớp về vấn đề mình đã tìm hiểu. 
2.5. Hoạt động tìm tòi, khám phá 
2.5.1. Nội dung 
 - Tìm hiểu hiện tượng sấm sét trong tự nhiên; 
 - các nguyên tố hóa học cần cho sinh vật. HS có thể đưa ra những câu hỏi, mẫu vật 
về bệnh cây trồng do thiếu khoáng, làm thành triển lãm nhỏ. 
 - Tìm hiểu và đề xuất giải pháp để có một cuộc sống khỏe mạnh. 
 - Tìm hiểu ứng dụng của đồng vị phóng xạ và sử dụng năng lượng hạt nhân vào 
mục đích hòa bình. 
2.5.2. Tổ chức hoạt động 
- GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn và yêu cầu kết quả sản phẩm hoạt 
động học tập của HS. 
 - HS học cá nhân ở nhà đọc SGK hoặc truy cập internet, có thể hỏi người thân để 
trợ giúp. 
- HS nộp báo cáo và sản phẩm vào “Góc học tập” của lớp. 
c) Sản phẩm: Một bài viết để báo cáo với các bạn trong lớp về việc mình đã tìm hiểu. 
3. Thiết bị dạy học và tài liệu bổ trợ 
 - Sách giáo khoa Hóa học 10; Sách giáo khoa Sinh học 10, 11; Sách giáo khoa Vật 
lý 11. Các trang web và phần mềm máy tính phù hợp với năng lực của học sinh và cung 
cấp đầy đủ thông tin liên quan đến việc thực hiện chủ đề. 
 - Phần tiếp theo của chủ đề là sự chuẩn bị nội dung của chủ đề và những nội 
dung khác sẽ được trình bày trong phần phụ lục gửi về các tổ chuyên môn của các 
trường do qui định về số trang của tài liệu này. 

File đính kèm:

  • pdftai_lieu_boi_duong_thuong_xuyen_cho_giao_vien_thpt_mon_vat_l.pdf