Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực

Ở những quốc gia đang phát triển như Việt nam, những lớp học ngoại ngữ

đông học sinh, nhất là ở các trường đại học đã trở thành một điều bình thường hơn là ngoại

lệ đặc biệt. Dường như tất cả giáo viên (GV) dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) nói

chung và GV EFL ĐHĐL nói riêng đều nhận thấy sĩ số lớp đông chính là một trong những

nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả học tập kém. Trên thực tế, khung thời lượng hạn hẹp

trên lớp số lượng sinh viên (SV) quá đông và sự phân hóa mạnh về trình độ của người học đã

gây trở ngại đến chất lượng học tập. Do vậy việc áp dụng các phương pháp sư phạm, chiến

lược dạy học phù hợp như học tập tích cực sẽ là giải pháp tối ưu cho bài toán nan giải này

Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực trang 1

Trang 1

Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực trang 2

Trang 2

Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực trang 3

Trang 3

Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực trang 4

Trang 4

Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực trang 5

Trang 5

Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 2940
Bạn đang xem tài liệu "Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực

Tác động của lớp có sĩ số đông đối với việc dạy tiếng anh ở trường đại học điện lực
31Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
TÁC ĐỘNG CỦA LỚP CÓ SĨ SỐ ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆC 
DẠY TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC 
THE IMPACT OF CLASS SIZE ON TEACHING ENGLISH 
AS A FOREIGN LANGUAGE IN ELECTRIC POWER UNIVERSITY
Nguyễn Việt Hà, Trần Thị Thu Hương*
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 5/11/2019
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/5/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 28/5/2020
Tóm tắt: Ở những quốc gia đang phát triển như Việt nam, những lớp học ngoại ngữ 
đông học sinh, nhất là ở các trường đại học đã trở thành một điều bình thường hơn là ngoại 
lệ đặc biệt. Dường như tất cả giáo viên (GV) dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ (EFL) nói 
chung và GV EFL ĐHĐL nói riêng đều nhận thấy sĩ số lớp đông chính là một trong những 
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả học tập kém. Trên thực tế, khung thời lượng hạn hẹp 
trên lớp số lượng sinh viên (SV) quá đông và sự phân hóa mạnh về trình độ của người học đã 
gây trở ngại đến chất lượng học tập. Do vậy việc áp dụng các phương pháp sư phạm, chiến 
lược dạy học phù hợp như học tập tích cực sẽ là giải pháp tối ưu cho bài toán nan giải này. 
Từ khóa: Lớp đông, dạy tiếng Anh như một ngoại ngữ, phương pháp sư phạm, chiến lược dạy 
học, Đại học Điện lực.
Abstract: In the developing countries like Vietnam, overcrowded classes of foreign 
languages, especially at university level have become a norm rather than an exception. It 
seems that almost teachers of English as a Foreign Language (EFL) in generally and the 
ones in Electric Power University in particular, perceive large class size as a major hinder to 
the effi ciency of students’ achievement. In reality, given time restrain in class, large class and 
great variety of students serve as impediment for learning outcomes of high quality. Therefore, 
the employment of proper pedagogical approaches, appropriate teaching strategies would be 
an optimum solution to the conundrum. 
Keywords: Overcrowded classes, teaching English as a Foreign Language, pedagogical 
approaches, teaching strategies, Electric Power University (EPU).
* Trường Đại Học Điện Lực
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 67 (5/2020) 31-36
32 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Dạy học tiếng Anh ở bậc đại học
Về việc dạy tiếng Anh ở bậc đại 
học, quyển Chương trình đào tạo Mới có 
viết “SV cần hiểu đưuợc các chương trình 
truyền hình thực tế như CNN và các bài 
xã luận phê bình về các vấn đề chính trị 
từ báo và tạp chí chính thống của Anh và 
Mỹ”. Mục tiêu này cùng với nhu cầu thực 
tế cấp bách của xã hội đòi hỏi việc dạy học 
không chỉ bó hẹp trong dạy dịch ngữ pháp, 
đọc hiểu mà còn dạy giao tiếp (CLT) trong 
đó tập trung nhiều hơn vào thực hành 4 kĩ 
năng (nghe, nói, đọc, viết). Đây chính là 
điểm còn yếu và thiếu ở nhiều trường ĐH 
ở Việt nam do thời lượng học ít, sĩ số SV 
quá đông, từ đó đặt dịch ngữ pháp và đọc 
hiểu làm trọng tâm dạy học mà không chú 
trọng phần nghe nói. 
Nhiều quan điểm đều thống nhất 
rằng, CLC là hình thức tích hợp dạy ngữ 
pháp và dạy chức năng, trong đó ngữ pháp 
được vẫn dạy nhưng theo một cách thực tế 
hơn, đặt các cá nhân vào trong ngữ cảnh 
giao tiếp cụ thể. Theo tác giả Littlewood 
(2001) thì một trong những đặc điểm tiêu 
biểu nhất ở CLT là chú trọng một cách hệ 
thống tới cả yếu tố cấu trúc và chức năng 
của ngôn ngữ. 
1. 2. Khái niệm về lớp có sĩ số đông 
(lớp lớn)
Một lớp học khoảng 30 SV thường 
được coi là có sĩ số bình thường, nếu 
nhiều hơn thì sẽ được hiểu là lớp đông. 
Nhưng đối với lớp học ngoại ngữ thì chỉ 
với qui mô trên 20 SV đã được xếp vào 
nhóm lớp đông. Tuy nhiên không có định 
nghĩa rõ ràng nào về điều gì tạo thành 
một lớp lớn (Hayes, 1997). Trong bài báo 
này, thì một lớp học đông là khi có sĩ số 
trên 20. Tác giả Sulistoyawati (2012) cho 
rằng số lượng học viên lý tưởng trong 
một lớp ở các nước phát triển là từ 20 
đến 32. Rõ ràng là các lớp học đông đem 
đến những thách thức lớn cho GV EFL, 
làm ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng 
dạy tiếng Anh cũng như kết quả học tập 
của SV. 
2. Thực trạng việc dạy tiếng Anh 
cho lớp đông ở trường ĐHĐL
Khái quát về đặc điểm dạy học ở 
trường ĐHĐL
Khoa Ngoại Ngữ Trường ĐHĐL có 
16 GV tiếng Anh, chủ yếu đào tạo kỹ sư, 
kỹ thuật viên hệ thống điện cho ngành 
điện và một số ngành kinh tế khác. Sinh 
viên năm nhất phải học một năm tiếng 
Anh tổng quát giáo trình “Life - Vietnam 
Edition A1-A1” có tích hợp 4 kĩ năng 
nghe nói đọc viết gồm 11 bài. Các GV 
của khoa đã quen với việc dạy lớp đông 
trong nhiều năm qua, đặc biệt ở những 
năm trước với sĩ số lên tới mức 80-100 
SV nên việc dạy và luyện các bài tập ngữ 
pháp trở thành phương pháp chủ đạo do 
hầu hết việc kiểm tra tại trường là theo 
hướng đánh giá kết quả học tập thay vì 
cải thiện hiệu quả dạy nên việc SV không 
giao tiếp nghe nói hay viết được cũng là 
điều khó tránh khỏi. 
Để tìm hiểu ý kiến và nhận định của 
GV và SV của các lớp tiếng Anh có sĩ số 
đông ở ĐHĐL, tác giả đã tiến hành khảo 
sát 150 SV năm thứ nhất và thứ hai của 
nhà trường và 16 GV, thời gian khảo sát 
từ 7/12/2019 đến 25/12/2019 với bảng câu 
hỏi điều tra dưới đây.
Câu hỏi điều tra tác động của việc 
dạy/học tiếng Tiếng Anh ở lớp đông
33Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
GV dành quá nhiều thời gian ổn định trật tự trên lớp 1 2 3 4 5
GV không giải đáp được hết thắc mắc của SV 1 2 3 4 5
SV mong muốn đến lớp 1 2 3 4 5
Sĩ số lớp lí tưởng cho việc học tiếng Anh 4 kĩ năng 1 2 3 4 5
SV ít có cơ hội được luyện tập thực hành nghe nói 1 2 3 4 5
Chương trình học trên lớp đúng với trình độ và tốc độ của sinh viên 1 2 3 4 5
SV cảm thấy bị không được quan tâm, bị bỏ quên 1 2 3 4 5
Khoanh tròn vào số phù hợp với ý 
kiến của bạn. 
1= Điều này không bao giờ xảy ra 
trong lớp.
2 = Điều này hiếm khi xảy ra trong lớp.
3 = Điều này thỉnh thoảng xảy ra 
trong lớp.
4 = Điều này thường xảy ra trong lớp.
5 = Điều này luôn luôn xảy ra trong lớp
Có tới 67,5 % SV (ở GV 70%) cho 
rằng nhiều thời gian học đã bị lãng phí vào 
việc duy trì kỷ luật lớp, làm giảm thời gian 
học. Có thể thấy thời lượng dạy học trên 
lớp vốn đã hạn hẹp nhưng còn bị chia sẻ 
cho việc duy trì và xử lý kỉ luật, dẫn tới 
việc lãng phí thời gian hoặc chưa tối đa 
hóa được thời gian học tập. 62% các em 
nhận định GV không hoặc hiếm khi giải 
đáp khi hết được thắc mắc do trình độ SV 
phân hóa mà thời lượng có hạn, 57.6% 
GV cũng chia sẻ hạn chế này. Số lượng 
các SV không mong muốn (và hiếm khi) 
đến lớp hoặc đến chỉ vì điểm danh thay vì 
học kiến thức chiếm tới xấp xỉ 66.9% thực 
sự là một con số đáng quan ngại. Nó chính 
là thước đo về tính thiết thực của hàm 
lượng kiến thức SV nhận được mỗi buổi 
học. 84,6 %SV (95,8% GV) đánh giá sĩ số 
lớp quá đông để thực hành 4 kĩ năng nghe 
nói đọc viết trong môn tiếng Anh, ngành 
học có đặc thù hạn chế số lượng nếu so với 
con số cho một mô hình lớp học ngoại ngữ 
lí tưởng chỉ là 10-15 SV. 73% GV cho biết 
không có cơ hội cho SV thực hành luyện 
nói (con số này ở SV là 81%). Khoảng hơn 
một nửa số SV và GV được hỏi cho biết 
những gì được học (dạy) luôn luôn không 
đúng (hoặc ít khi đúng) với kì vọng. Điều 
này không khó hiểu khi SV có nền tảng 
học vấn khác nhau và không được phân 
loại xếp lớp. Đây thực sự là thách thức lớn 
với GV ngay cả khi hoàn thành mục tiêu 
là dạy đúng tiến độ và khối lượng được 
giao. Chương trình học không phù hợp, 
hoặc quá dễ, hoặc quá khó so với năng lực 
và tốc độ tiếp thu thực tế đối với SV chiếm 
tới 70%, một trong những nguyên nhân 
quan trọng làm giảm hứng thú và động cơ 
lên lớp. Chỉ có hơn 30% SV đánh SV thể 
hiện sự hài lòng với cơ sở vật chất, trang 
thiết bị dạy học trên lớp qua con số 80%. 
Nhưng có tới 89% GV thấy không gian 
lớp không đủ để tiến hành các hoạt động 
dạy học tích cực, chia nhóm. Số SV cảm 
thấy không được chú ý chiếm tới 63% % 
đã cho thấy tác động rõ nét của sĩ số đông 
đã hạn chế nhiều năng lực đáp ứng kì vọng 
của GV với SV.
Như vậy qua kết quả khảo sát có thể 
nhận thấy bản thân các lớp học đông đã gây 
trở ngại lớn cho việc đạt được các mục tiêu 
giáo dục. Thứ nhất, GV thường mất nhiều 
thời gian và năng lượng hơn trong việc tổ 
chức lớp học/người học, đưa ra hướng dẫn, 
duy trì kiểm soát và kỷ luật hoặc tổ chức 
công việc nhóm dẫn đến xu hướng thường 
chỉ tập trung dạy ngữ pháp thay vì đủ 4 kĩ 
34 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
năng, càng làm SV cảm thấy nhàm chán. 
Ngay cả khi dạy nói hay viết thì rất khó để 
GV đánh giá năng lực SV vì những kĩ năng 
này đòi hỏi phải có phản hồi cá nhân mà 
điều này mất quá nhiều thời gian. 
Thứ hai, phương pháp chỉ tập trung 
vào nội dung bài giảng thường được GV 
áp dụng để đối phó với những thách thức 
của lớp lớn đã làm giảm thiểu tương tác 
giữa thầy trò, làm người học thấy bị bỏ 
quên và cô lập, không còn động cơ học, 
ít đi học.
Thứ ba là năng lực không đồng đều 
của người học sẽ làm mất hứng thú của 
những em khá giỏi (do thấy nhàm chán 
vì biết rồi) và các em chậm (nản lòng do 
không hiểu và tự ti.) 
Các GV ĐHĐL đều nhận định lớp 
đông cần thêm nhiều thời gian để xử lý 
các hoạt động phi học thuật liên quan đến 
quản lý tổ chức lớp nhằm duy trì kỷ luật 
trật tự. Khi thời lượng và cơ hội học giảm 
sẽ hạn chế cả thầy và trò hoàn thành bài 
giảng theo đúng tiến độ, chưa nói đến việc 
phải mở rộng, đào sâu kiến thức hoặc đáp 
ứng những yêu cầu học tập cá nhân của 
từng SV.
Tóm lại, đa số các GV đều thấy nản 
lòng khi dạy lớp lớn vì dù phải nỗ lực mất 
sức nhiều hơn mà chất lượng học tập lại 
thấp. Những khó khăn mà GV thường gặp 
phải khi dạy lớp sĩ số đông bao gồm: 1) 
duy trì kỉ luật trong lớp; 2) đáp ứng mọi 
nhu cầu của SV với những khác biệt lớn 
về sở thích, năng lực, tính cách, nền tảng 
học vấn; 3) tổ chức hiệu quả các hoạt động 
trên lớp do hạn chế về thời gian và không 
gian 4) cung cấp các cơ hội đều nhau cho 
mọi SV để tham gia và luyện tập; 5) phản 
hồi, đánh giá kịp thời và hiệu quả. 
3. Các giải pháp cải tiến nâng cao 
chất lượng dạy tiếng Anh cho lớp đông 
sv của trường ĐHĐL 
3.1. Chia lớp thành các nhóm nhỏ
Phần lớn cơ sở lý thuyết về sĩ số lớp 
đều tập trung vào việc lựa chọn phương 
pháp và công cụ dạy học. Chia SV để làm 
việc theo nhóm cực kì hiệu quả với lớp có 
đông SV, nơi mà yêu cầu các em tham gia 
vào hoạt động trên lớp là một thách thức 
lớn. Với những nhóm nhỏ thì GV có thể 
thu hút được ngay sự tham gia của hầu hết 
SV vào các hoạt động học tập. Những em 
nhút nhát hoặc học lực yếu sẽ cảm thấy 
thoải mái hơn nhiều khi đặt câu hỏi với 
những bạn khác trong nhóm thay vì phải 
hỏi GV và đứng lên trước sự chú ý của cả 
lớp. Cùng lúc đó SV khá giỏi có cơ hội 
thể hiện năng lực và thấy bản thân mình 
trở nên hữu ích và phấn khích do tham 
gia ở một vai trò mới mẻ là chia sẻ kiến 
thức giống như trợ giảng khi giúp đỡ được 
bạn cùng nhóm. Điều đó cũng có nghĩa là 
trách nhiệm giải thích bài giảng và quản lý 
kỉ luật của của GV đã được chia sẻ bớt rất 
nhiều cho các nhóm nhỏ. Có thể nói việc 
chia lớp thành nhiều nhó m nhỏ giúp giảm 
tiếng ồn, tiết kiệm thời gian hoàn thành 
một hoạt động cụ thể và cho phép GV tập 
trung vào số ít các nhóm thay vì vào hàng 
chục cá nhân một lúc. Kĩ thuật này cũng 
góp phần giảm tối đa những hành vi phạm 
kỉ luật lớp gây gián đoạn, mất tập trung 
bài học.
Áp dụng phương pháp đọc/viết/
nghe/nói mở rộng (ER or EW)/ theo sở 
thích
Tác giả nhận thấy SV không có hứng 
thú với kĩ năng đọc/viết/ với lý do không 
thích nội dung bài đọc hoặc là bài quá khó 
35Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
vì nhiều từ mới. Điều này rõ ràng xuất 
phát từ việc thiếu hụt từ vựng và nội dung 
khô khan của sách giáo khoa trong hoàn 
cảnh lớp quá đông SV và ít thời gian để 
GV giải đáp từng em. Một đặc điểm thú vị 
của phương pháp đọc (viết) mở rộng theo 
sở thích là SV được tự do lựa chọn thể loại 
và khối lượng tài liệu đọc. SV sẽ không 
phải tuân thủ theo bất kỳ qui định khắt khe 
nào khi đọc toàn bộ sách. Trái lại, GV sử 
dụng phương pháp này sẽ cho phép SV bỏ 
qua bất kì tài liệu đọc nào làm các em thấy 
quá sức và nhàm chán. Việc thay đổi từ 
việc đọc những quyển sách giáo khoa có 
nội dung đơn điệu, ngôn ngữ thiếu thực tế 
bằng tài liệu thực cũng sẽ tạo hứng thú tự 
học cho SV. GV có thể dựa vào các trang 
báo điện tử (bản tiếng Anh) để SV dùng 
làm nguồn đọc (ER) chính. Vì báo điện tử 
rất đa dạng về chủ đề, thể loại như xã hội, 
văn hóa, thể thao, nghệ thuật, thông tin 
cập nhật nhất nên sẽ kích thích sự sáng tạo 
và đam mê đọc của SV. Vì vậy, SV cũng 
cảm thấy việc trao đổi bài học với nhau 
trong nhóm của mình như một hoạt động 
giải trí hơn là nhiệm vụ bắt buộc. 
Đối với kĩ năng viết mở rộng/viết 
theo sở thích, GV có thể đưa dự án biên 
tập tạp chí (magazine- editing project) vào 
hoạt động dạy học môn viết. Mục tiêu của 
việc này là khuyến khích SV viết tự nhiên 
hơn, phong cách tự do và trôi chảy hơn 
trong quá trình sáng tạo và biên tập tạp 
chí nhằm bổ sung cho giáo trình viết trên 
lớp. SV được hoàn toàn tự do đọc, viết và 
biên tập bài báo, rồi in ấn. GV sẽ dành một 
thời lượng nhất định để đề xuất ý tưởng 
(brainstorm), chia sẻ ý tưởng, thảo luận 
các khó khăn gặp phải và giải quyết vấn 
đề. Để khuyến sinh SV đọc và lấy thông 
tin, dữ liệu viết bài thì SV được phép sử 
dụng khoảng 1/3 - ½ nội dung tạp chí để 
mô phỏng, điều chỉnh, dịch, đánh giá nhận 
xét... bằng bất kỳ thể loại hay phong cách 
nào từ bài tiểu luận, truyện ngắn, tin tức... 
(ví dụ như cảm xúc, trải nghiệm của chính 
các em, các sự kiện tin tức trên thế giới), 
và từ bất kỳ nguồn nào. Phần còn lại là do 
SV phải tự mình viết. Nhờ vậy SV được 
bày tỏ chính kiến, quan điểm, giá trị, cảm 
xúc thông qua việc sử dụng các cụm từ 
đang học trên lớp. Để truyền cho các em 
cảm giác là những gì mình viết sẽ dành 
cho các độc giả thực sự thì GV cần thông 
báo những sản phầm viết đó sẽ được trưng 
bày trong lớp học để SV trong lớp cùng 
đọc, thưởng thức, thậm chí còn đưa lên 
diễn đàn cho các bạn lớp khác cùng xem. 
 Thông qua làm việc nhóm khi thực 
hành phương pháp đọc và viết mở rộng/ 
theo sở thích, SV tham gia nhiều vào việc 
chuẩn bị nguyên liệu như ý tưởng, từ 
vựng cho việc viết, đem đến cho các em 
trải nghiệm vừa làm độc giả, lại vừa là tác 
giả viết, tạo cảm giác đây là một nỗ lực 
hợp tác chung, tập hợp và tận dụng được 
hết mọi ý tưởng sáng tạo đưa vào bài viết. 
Việc đánh giá nhận xét giữa SV trong lớp 
học cần được khuyến khích tăng cường 
như là một chiến lược hợp tác hiệu quả, 
tạo ra sân chơi cho SV học hỏi lẫn nhau. 
Trong quá trình thảo luận, SV sẽ nhận 
ra các bạn cùng lớp cũng đang gặp phải 
những khó khăn tương đồng như mình, từ 
đó cảm thấy mình không đơn độc, không e 
dè khi bị chỉ trích hay cười chê, đồng thời 
có thể học được cách những bạn khá hơn 
đã giải quyết vấn đề như thế nào.
3.2. Học tập dựa trên các hoạt động 
(ABL - Activity-based learning) 
Người học thường có xu hướng 
nhớ 50% những gì họ nhìn và nghe thấy 
thường thấy ở các phương pháp truyền 
thống dựa trên cách tiếp cận lấy GV làm 
trung tâm nhưng lại nhớ tới 90% những 
36 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
gì được nói và làm. Đây chính là bản chất 
của ABL, đó là một quá trình học thông 
qua làm, hành động thực tế. Thay vì yêu 
cầu SV nghe và ghi chép thụ động thì ABL 
khuyến khích SV tham gia chủ động tích 
cực. khám phá, thử nghiệm và học độc lập 
áp dụng kĩ thuật ABL, từ đó trang bị cho 
SV các kĩ năng giải quyết vấn đề, phân tích 
đánh giá, phát triển khả năng sáng tạo, tạo 
nên trải nghiệm riêng của từng cá nhân, 
bồi đắp sự tự tin và lòng đam mê với môn 
học. Các công cụ như mô hình ba chiều, 
thí nghiệm, câu đố, thẻ fl ash, phương pháp 
nhập vai, v.v... được sử dụng để thu hút 
người học ở nơi họ học bằng cách tham 
gia vào các hoạt động này. Kinh nghiệm 
cảm giác và hành động làm cho việc học 
tập tốt hơn và có tác động sâu cũng như 
lâu dài hơn. Điều này dẫn đến một hành 
trình khám phá thú vị và nâng cao hiểu 
biết đồng thời giúp giảm các hình thức 
quản lý lớp học cho các GV. SV có thể làm 
việc độc lập hay thậm chí là tự đánh giá 
công việc của mình, giảm gánh nặng mà 
GV phải đối mặt khi chấm điểm cho SV. 
4. Kết luận 
Thông qua việc nhận diện được 
những thách thức mà GV EFL ĐHĐL phải 
đối mặt khi giảng dạy ở những lớp sĩ số 
đông, có thể nhận thấy dạy học ở bối cảnh 
này thực sự gây ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu 
quả học tập. Tuy nhiên, đây cũng chính là 
cơ hội cho GV nâng cao năng lực tự phát 
triển bản thân và không ngừng cập nhật 
chiến lược giảng dạy phù hợp bằng việc áp 
dụng phương pháp học tập tích cực lấy SV 
làm trung tâm, như ABL, hay đọc viết mở 
rộng, làm việc nhóm, tổ chức hoạt động trò 
chơi Những phương pháp này sẽ thay 
đổi mạnh mẽ thái độ học tập nhờ việc thu 
hút sự tham gia tối đa một cách tích cực và 
chủ động của SV các hoạt động thực tế hấp 
dẫn lý, tiếp xúc với các tài liệu thực, thay 
vì nội dung tẻ nhạt trong sách giáo khoa để 
khơi dậy lòng đam mê học hỏi, trí tò mò và 
óc sáng tạo của các em.
Tài liệu tham khảo:
[1]. British Council (2015), Teaching Large 
Classess. Viewed Oct. 2015. Retrieved from 
https://www.teachingenglish.org.uk/article/
teaching-large-classes
[2]. Bahanshal, D. A. (2013), The Eff ect of 
Large Classes on English Teaching and 
Learning in Saudi Secondary Schools. 
English Language Teaching Vol. 6, No. 11; 
2013 pp.49-59
[3]. Hayes, U. (1997). Helping teachers to 
cope with large classes. ELT Journal, S 1, 31-
38 Jupp, V. (2006) The SAGE Dictionary of 
Social Research Methods. Viewed Oct. 24, 
2015.Retreived from 
com/view/the-sage-dictionary-ofsocial-
research-methods/n162.xml
[4]. Rohin, R. (2013) Teaching English in Large 
Classes in Afghanistan. Teacher Educator 
Master Program. Karlstads University.
[5]. Xu, Z. (2011) Problems and strategies 
of teaching English in large classes in the 
People’s Republic of China. Veiwed, October, 
28, 2015. Retrieved from 
au/events/conferences/tlf/tlf2001/xu.html
Địa chỉ tác giả: Trường Đại Học Điện Lực 
Email: huongttt@epu.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftac_dong_cua_lop_co_si_so_dong_doi_voi_viec_day_tieng_anh_o.pdf