Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Chẹn bêta giao cảm đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ trong giai đoạn cấp và sau nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề làm hạn chế việc sử dụng chẹn beta. Do đó, cần tìm hiểu tình hình sử dụng cũng như các tác dụng phụ, chống chỉ định thường xuất hiện trong thời gian bắt đầu điều trị trong viện của các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này.

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 1

Trang 1

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 2

Trang 2

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 3

Trang 3

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 4

Trang 4

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 5

Trang 5

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 6

Trang 6

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 7

Trang 7

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1560
Bạn đang xem tài liệu "Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp

Sự sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 71
SỰ SỬ DỤNG THUỐC CHẸN BÊTA GIAO CẢM Ở BỆNH NHÂN 
NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP 
Đặng Hoàng Vũ*, Trần Kim Trang** 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Chẹn bêta giao cảm đã được chứng minh hiệu quả bảo vệ trong giai đoạn cấp và sau nhồi máu 
cơ tim. Tuy nhiên, có nhiều vấn đề làm hạn chế việc sử dụng chẹn beta. Do đó, cần tìm hiểu tình hình sử dụng 
cũng như các tác dụng phụ, chống chỉ định thường xuất hiện trong thời gian bắt đầu điều trị trong viện của các 
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp nhằm cung cấp các thông tin cần thiết khi sử dụng nhóm thuốc này. 
Mục tiêu: Khảo sát việc bắt đầu sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp trong 
thời gian nằm viện. 
Đối tượng và phương pháp: Thiết kế cắt ngang mô tả 217 bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp tại khoa Tim 
Mạch Can Thiệp, bệnh viện Chợ Rẫy từ 15/12/2017 – 05/05/2018. 
Kết quả: Tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm là 9,2% trong 24 giờ đầu nhập viện và 69,1% lúc xuất 
viện. Loại chẹn beta sử dụng chủ yếu là Metoprolol, Bisoprolol, Carvedilol và Nebivolol với mức liều < 25% 
chiếm ưu thế. Chống chỉ định có 2,4% trong 24 giờ đầu và 4,7% lúc xuất viện. Các tác dụng phụ: suy tim là 
3,3%; tần số tim chậm xoang 4%. Tần số tim trong viện > 78 lần/phút có liên quan đến tăng khả năng sử dụng 
thuốc chẹn bêta giao cảm thời điểm xuất viện. 
Kết luận: Tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm qua các thời điểm vẫn còn ở mức thấp mặc dù các chống 
chỉ định và tác dụng phụ xuất hiện không quá nhiều. Cần tích cực sử dụng nhóm thuốc này để các bệnh nhân sau 
nhồi máu cơ tim cấp được hưởng nhiều lợi ích. 
Từ khóa: chẹn bêta giao cảm, nhồi máu cơ tim cấp, suy tim 
ABSTRACT 
THE INITIATION OF USING BETA – BLOCKERS WITH ACUTE MYOCARDIAL 
INFARCTIONINPATIENTS CARE 
Dang Hoang Vu, Tran Kim Trang 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2-2019: 71 - 78 
Background: Although Beta – blockers have shown their protective role in both acute and post - myocardial 
infarction, its administration has been restricted in various aspect. It’s necessary to figure out the clinical practice, 
contraindications and side effects of this drug during hospitalized starting treatment after myocardial infarction 
for further information’s in usage. 
Objectives: To investigate the use of Beta – blockers in patients with acute myocardial infarction. 
Methods: A cross – sectional survey was conducted on 217patients diagnosed with acute myocardial 
infarction in Interventional Cardiology Department of Cho Ray hospital during Dec 15, 2017–May 05, 2018. 
Results: The rate of Beta - blockers use was 9.2% within the first 24 hours and 69.1% at discharged. Four 
predominant beta – blockers were Metoprolol, Bisoprolol, Carvedilol and Nebivolol. The majority of noted did not 
achieve 25% of maximal dose. Contraindications were 2.4% within the first 24 hours and 4.7% at discharged. 4% 
got bradycardia and 3.3% had heart failure during treatment. Patients with heart rate >78bpm were more likely 
to be prescribed with beta – blockers at discharge. 
*Bộ môn Lão khoa – Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc:BS Nguyễn Thành Sang ĐT: 0902489252 Email: thanhsang_nguyen2010@yahoo.com 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 72
Conclusion: In-hospital Beta – blockers prescription was low in spite of few contraindications and side 
effects. Early initiation of this medicine on post infarction patients should be actively practiced. 
Keywords: Beta – blockers, acute myocardial infarction, heart failure 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Các hướng dẫn thực hành lâm sàng của 
ESC(10,16), ACC/AHA đã khuyến cáo sử dụng 
chẹn bêta giao cảm điều trị bệnh nhân nhồ máu 
cơ tim (NMCT) cấp vì những lợi ích đã được 
chứng minh: giảm đau ngực- kích thước vùng 
nhồi máu- rối loạn nhịp thất, giảm tỉ lệ suy tim 
sau nhồi máu- tái nhồi máu- tái nhập viện, cải 
thiện tỉ lệ tử vong và chất lượng sống của bệnh 
nhân (BN). Nhưng thực tế có nhiều vấn đề làm 
hạn chế việc sử dụng chẹn bêta. Cần tìm hiểu 
những yếu tố liên quan đến việc chỉ định chẹn 
bêta giao cảm nội viện, từ đó cải thiện được tình 
hình điều trị, giúp bệnh nhân nhồi máu cơ tim 
(BNNMCT) cấp được hưởng nhiều lợi ích hơn. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Khảo sát việc sử dụng thuốc chẹn bêta giao 
cảm ở BNNMCT cấp. 
Mục tiêu chuyên biệt 
Xác định tỉ lệ bệnh nhân NMCT cấp điều trị 
tại khoa TMCT Bệnh viện Chợ Rẫy được sử 
dụng thuốc chẹn bêta giao cảm: Trong 24 – 48 
giờ đầu nhập viện, sau 48 giờ và khi xuất viện. 
Mô tả các loại thuốc và liều thuốc chẹn bêta 
giao cảm được sử dụng. 
Khảo sát chống chỉ định, tác dụng phụ và 
yếu tố liên quan đến việc sử dụng chẹn bêta. 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện liên 
tiếp không xác suất. 
Thời gian nghiên cứu 
15/12/2017 - 05/05/2018. 
Cỡ mẫu 
Theo công thức tính tỷ lệ lưu hành của 1 
quần thể. 
Trong đó: 
n: Cỡ mẫu cần. 
/
 = 1,96: Giá trị giới hạn tương ứng với độ tin 
cậy 95%. 
d: Sai số mong đợi 1%, α = 0,05. 
P: Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta giao cảm ở bệnh nhân 
NMCT cấp. 
Nghiên cứu của tác giả Hirofumi Hioki(8) 
công bố năm 2015 ghi nhận tỉ lệ sử dụng chẹn 
bêta giao cảm khi xuất viện là P = 56,5%, tính 
được cỡ mẫu tối thiểu là 193 bệnh nhân. 
Tiêu chuẩn chọn mẫu 
Bệnh nhân đã được chẩn đoán và đang điều 
trị NMCT cấp(17) tại khoa Tim Mạch Can Thiệp, 
Bệnh viện Chợ Rẫy đồng ý tham gia nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân đang mang thai. 
Các bệnh nhân có các tiền sử bệnh lý và 
vẫn còn chống chỉ định sử dụng thuốc chẹn 
bêta giao cảm đến thời điểm nhập viện: Suy 
nút xoang, nhịp chậm xoang. Blốc nhĩ – thất độ 
2 – 3. Khoảng PR > 0,24 giây.BN đã đặt máy 
tạo nhịp tim. 
Cơn hen và đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính. 
Bệnh nhân được phẫu thuật bắc cầu mạch 
vành sau nhập viện. 
Bệ ... uy cơ 
choáng tim. Trong quá trình theo dõi số BN này, 
4 trường hợp (chiếm 6%) xuất hiện choáng tim 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 74
thực sự. Trong khi đó ở nhóm 70% BN không 
nguy cơ choáng tim có 1 trường hợp (chiếm 0,7%) 
xuất hiện choáng tim. 
Tác dụng phụ thuốc chẹn bêta giao cảm 
Do thời gian nằm viện trung bình 7,3 ± 3,6 
ngày, chỉ khảo sát các tác dụng phụ xuất hiện 
sớm: suy tim 3,3% (N = 5); chậm xoang 4,0% (N = 
6); 92,7% (N = 141) không tác dụng phụ. 
Chống chỉ định chẹn bêta giao cảm qua các 
giai đoạn 
Trong số 66 BN xuất viện mà không được 
chỉ định chẹn bêta giao cảm, có 15,2% chống 
chỉ định và tất cả đều do tần số tim chậm; 
84,6% BN không có chống chỉ định chẹn bêta 
giao cảm (Biểu đồ 4). 
Biểu đồ 3. Tỉ lệ các mức liều chẹn bêta giao cảm qua các giai đoạn. 
Biểu đồ 4. Tỉ lệ (%) các chống chỉ định chẹn bêta giao cảm qua các giai đoạn. Trong 24 giờ (N = 217); Trong 
48 giờ (N = 217); Sau 48 giờ (N = 214); Khi xuất viện (N = 212). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 75
Một số yếu tố liên quan sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm 
Bảng 1. Phân tích hồi quy đa biến yếu tố liên quan sử dụng thuốc khi xuất viện 
Đặc điểm OR Khoảng tin cậy (95%) Hệ số β p 
Tuổi ≥ 80 2,56 0,64 – 9,99 0,91 0,18 
Tần số tim trong viện 1,23 1,15 – 1,32 0,21 < 0,001 
Huyết áp tâm thu trong 
viện 
1,03 0,99 – 1,07 0,03 0,06 
Dùng chẹn bêta giao 
cảm trong 24 giờ 
0,66 0,05 – 8,40 -0,41 0,75 
Dùng chẹn bêta giao 
cảm trong 48 giờ 
0,24 0,05 – 1,13 -1,44 0,07 
BÀN LUẬN 
Tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm qua các 
giai đoạn. 
Các hướng dẫn quản lý BN NMCT cấp của 
ESC(9,16) và ACC/AHA(1,3) đều khuyến cáo sử 
dụng thuốc chẹn bêta giao cảm sớm trong 24 – 
48 giờ khởi phát triệu chứng, và duy trì sau xuất 
viện. Tỉ lệ BN NMCT cấp được sử dụng chẹn 
bêta giao cảm trong 24 – 48 giờ đầu sau nhập 
viện của nghiên cứu chúng tôi ít hơn các nghiên 
cứu khác do một số nguyên nhân. Nghiên cứu 
của Haibo Zhang(7) (Trung Quốc) dựa trên số liệu 
thu được trong nghiên cứu COMMIT - CCS2, 
nên có tỉ lệ sử dụng rất cao (59,1%). Etyene 
Puymirat(13) (Châu Âu) tỉ lệ chỉ định chẹn bêta 
giao cảm sớm cao hơn có thể do đặc điểm kĩ 
thuật, khả năng theo dõi BN. 
Bảng 2. Tỉ lệ sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm qua các giai đoạn của các nghiên cứu 
Nghiên cứu Cỡ mẫu 
(N) 
Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta giao cảm (%) 
Trong 24 giờ Trong 48 giờ Xuất viện 
Ghazaleh Gouya (2007)
(6)
 250 - - 71,5 
Jeffrey J, Goldberger (2010)
(10)
 1971 - - 93,2 
Daisaku Nakatani (2013)
(11)
 3846 - - 51,3 
Jeffrey J, Goldberger (2015
)(15)
 7057 - - 91,5 
Etyene Puymirat (2016)
(13)
 2679 - 76,5 80,4 
Hirofumi Hioki (2016)
(8)
 444 - - 56,5 
Haibo Zhang (2016)
(4)
 > 45000 59,1 - 
Phạm Hòa Bình (2011)
(14)
 170 21,2 - 56,1 
Phạm Nguyễn Vinh (2011)
(15)
 465 - - 55 
Nguyễn Đức Công (2014)
(12)
 100 - - 57 
Chúng tôi 217 9,2 29,5 69,1 
Bảng 3. Tỉ lệ các loại chẹn bêta giao cảm được sử dụng qua các giai đoạn trong các nghiên cứu 
Tác giả Tỉ lệ các loại chẹn bêta giao cảm được sử dụng (%) 
Atenolol Acebutolol Metoprolol Bisoprolol Carvedilol Khác 
Jeffrey J, Goldberger
(4)
 XV 3,5 - 70,7 5,2 19,5 0,9 
Daisaku Nakatani
(11)
 XV 1,1 - 19,4 4,7 72 2,7 
Jeffrey J, Goldberger
(5)
 XV 3,8 - 67,7 2,8 24,3 1,1 
Etyene Puymirat
(13)
 48 giờ 40 23 10 22 
XV 33 22 7 29 0 9 
Haibo Zhang
(7)
 24 giờ 2,5 0 91,5 5,5 0,5 
Chúng tôi 24 giờ 0 0 50 20 30 0 
48 giờ 0 0 22,3 38,5 38,5 0,7 
XV 0 0 20,7 42,1 35,9 1,3 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 76
Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại Việt 
Nam, việc lựa chọn chỉ định chẹn bêta giao cảm 
sớm là cực kì thận trọng nhằm tránh các biến 
chứng, tác dụng phụ không mong muốn (Bảng 
2).Tỉ lệ sử dụng chẹn bêta giao cảm lúc xuất viện 
của nghiên cứu chúng tôi là 69,1%, tương đương 
nghiên cứu của Ghazaleh Gouya6) (châu Âu), cao 
hơn nghiên cứu của Daisaku Nakatani(11), 
Hirofumi Hioki(8) (Nhật Bản) và cao hơn nghiên 
cứu của tác giả Phạm Hòa Bình (2011)(14), MEDI-
ACS (2011)(15) và Nguyễn Đức Công (2014)(12) 
cũng tại Việt Nam. Riêng nghiên cứu của Etyene 
Puymirat(13) chỉ xét nhóm BN có PSTM > 40%, 
đây là nhóm BN ít nguy cơ nên tỉ lệ sử dụng 
chẹn bêta giao cảm cao hơn nghiên cứu của 
chúng tôi. 
Các loại chẹn bêta giao cảm được sử dụng 
Các nghiên cứu trên thế giới ghi nhận 
nhiều loại chẹn bêta giao cảm có ISA (-) trong 
khi nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận chủ yếu 
là các loại chẹn bêta giao cảm được phép dùng 
ở BN suy tim và không có sự chênh lệch quá 
nhiều giữa các loại thuốc này. Đồng thời kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy loại 
thuốc chẹn bêta giao cảm được sử dụng dường 
như không liên quan đến thời gian tác dụng, số 
lần sử dụng mà các bác sĩ hướng đến các loại 
chẹn bêta giao cảm có thể sử dụng lâu dài khi 
BN có bệnh kèm theo các bệnh lý khác, ví dụ 
suy tim (Bảng 3). 
Các mức liều chẹn bêta giao cảm được sử dụng 
Mặc dù tỉ lệ bệnh nhân có phân suất tống 
máu giảm trong nghiên cứu của chúng tôi là 
27,6% và còn nhiều chỉ định điều trị khác với 
các mức liều khởi đầu và liều đích khác nhau. 
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn áp dùng mức liều 
chuẩn là liều tối đa có thể dùng cho các bệnh 
nhân suy tim phân suất tống máu giảm vì: thứ 
nhất, do các nghiên cứu gần đây cho thấy 
thuốc chẹn bêta giao cảm có hiệu quả bảo vệ 
sau NMCT cấp ở tất cả các mức liều(4,13). Các 
khuyến cáo của ESC, ACC/AHA, ngoại trừ các 
bệnh nhân NMCT kèm suy tim PSTM giảm 
không quy định rõ liều thuốc sử dụng; thứ hai, 
các liều thuốc chẹn bêta tối đa như trên đã 
được chứng minh rằng an toàn và có hiệu quả 
bảo vệ trên các bệnh nhân suy tim; thứ ba, do 
một số nghiên cứu về chẹn bêta giao cảm ở 
bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp của các tác giả 
nước ngoài, không xét đến phân suất tống 
máu(4,5) sử dụng mức liều chuẩn này,hoặc chỉ 
xét nhóm bệnh nhân có PSTM >40%(13) sẽ được 
chuẩn hóa theo mức liều này, do đó sẽ dễ dàng 
hơn trong việc đối chiếu và so sánh.Kết quả 
cho thấy nhóm liều khởi đầu chủ yếu là thấp < 
25% liều chuẩn, phù hợp với đặc điểm của việc 
sử dụng chẹn bêta giao cảm: khởi đầu liều thấp 
sau đó tăng dần. Thời điểm xuất viện mức liều 
< 50% vẫn chiếm ưu thế, phù hợp với quan 
điểm điều trị, không tăng liều quá nhanh nhằm 
đảm bảo sự an toàn cho BN (Bảng 4). 
Bảng 4. Các mức liều chẹn bêta giao cảm được sử dụng trong các nghiên cứu 
Nghiên cứu Cỡ mẫu 
(N) 
Tỉ lệ % các mức liều chẹn bêta giao cảm 
 50% Không rõ liều 
Jeffrey J Goldberger (2011)(
4
) XV 1971 56,6 26,4 17 0 
Jeffrey J Goldberger (2015)(
5
) XV 7057 61,2 25,5 13,4 0 
Haibo Zhang 2015
(7)
 24h >45000 73,6 22,4 4 0 
Etyene Puymirat (2016)
(13)
 XV 3670 21 68 11 
Chúng tôi 24 giờ 217 95 5 0 0 
48 giờ 87,5 12,5 0 0 
XV 68,5 31,5 0 0 
Các nguyên nhân bệnh nhân không được sử 
dụng chẹn bêta giao cảm khi xuất viện 
Chiếm tỉ lệ cao nhất là các bất thường liên 
quan đến tần số tim. Trong nghiên cứu của 
chúng tôi thời điểm xuất viện có 4,7% BN có 
chống chỉ định, chiếm 15,4% trong tổng BN 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Nội Khoa 77
không được sử dụng thuốc và có đến 84,6% BN 
không được dùng thuốc nhưng không tìm được 
lý do (Bảng 5). 
Các yếu tố liên quan đến việc không sử dụng 
thuốc chẹn bêta giao cảm khi xuất viện 
Giải thích sự ảnh hưởng của tần số tim trong 
viện đến quyết định sử dụng thuốc chẹn bêta 
giao cảm có thể do đặc tính dược lý của nhóm 
thuốc này. Ở một số nghiên cứu, tần số tim có 
liên quan việc sử dụng chẹn bêta giao cảm sớm 
và tử vong của BN sau nhồi máu (Bảng 6). 
Bảng 5. Các nguyên nhân BN không được sử dụng chẹn bêta giao cảm thời điểm xuất viện 
Nghiên cứu Tỉ lệ (%) các nguyên nhân không được sử dụng chẹn bêta giao cảm 
Huyết 
áp thấp 
Blốc 
nhĩ thất 
Nhịp 
chậm 
Bệnh 
đường thở 
Suy 
tim 
Dùng kèm 
thuốc 
Trầm 
cảm 
Khác Không rõ 
Jeffrey J, 
Goldberger
(4)
20,3 5,5 24,2 14,8 11,7 6,2 0,8 11,7 11,7 
Jeffrey J, 
Goldberger
(5)
26 16 _ 17 9 5 5 22 _ 
Chúng tôi _ 0 15,4 0 0 0 0 _ 84,6 
Bảng 6. Các yếu tố liên quan đến việc không sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm 
TÁC GIẢ NĂM KẾT LUẬN 
Jeffrey J. Goldberger
(4)
 2010 Nhịp chậm xoang chiếm 24,2% nguyên nhân làm cho bệnh nhân không được 
sử dụng chẹn bêta giao cảm sau xuất viện. 
Barron Anthony J
(2)
 2013 Tần số tim > 75 lần/phút có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sau NMCT cấp 
Haibo Zhang
(7)
 2015 Tần số tim > 80 lần/phút làm tăng khả năng bệnh nhân được sử dụng chẹn bêta 
giao cảm. 
Etyene Puymirat 
(13)
 2016 Bệnh nhân được sử dụng chẹn bêta giao cảm sau xuất viện trẻ hơn và ít bệnh 
đồng mắc hơn. 
Chúng tôi 2018 Bệnh nhân có tần số tim > 78 lần/phút tăng khả năng được sử dụng thuốc chẹn 
bêta giao cảm sau xuất viện* 
*: AUC = 0,869, KTC 95 % từ 0,797 đến 0,941 với p = 0,001. Độ nhạy 89%; độ đặc hiệu 82 %; giá trị tiên đoán dương 
92,9%; giá trị trên đoán âm 74,7%. 
KẾT LUẬN 
Việc sử dụng thuốc chẹn bêta giao cảm mặc 
dù đã được chứng minh mang lại hiệu quả và lợi 
ích bảo vệ cho BNNMCT cấp, nhưng nghiên cứu 
của chúng tôi cho thấy việc sử dụng nhóm thuốc 
này vẫn còn hạn chế cả về tỉ lệ lẫn mức liều. Do 
đó, các nhà lâm sàng cần nâng cao tỉ lệ sử dụng, 
giúp bệnh nhân NMCT cấp được hưởng nhiều 
lợi ích hơn từ các thuốc chẹn bêta giao cảm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Amsterdam EA, Wenger NK, Brindis RG et al (2014). “2014 
AHA/ACC Guideline for the Management of Patients 
With Non–ST-Elevation Acute Coronary Syndromes: A Report 
of the American College of Cardiology/American Heart 
Association Task Force on Practice Guidelines”. Journal of the 
American College of Cardiology, 64 , pp. e139-e228. 
2. Barron AJ, Zaman N, Cole GD et al (2013). « Systematic review 
of genuine versus spurious side-effects of beta-blockers in heart 
failure using placebo control: Recommendations for patient 
information”. International Journal of Cardiology, 168, pps. 3572-
3579. 
3. Gara PT, Kushner FG, Ascheim DD et al (2012). « 2013 
ACCF/AHA Guideline for the Management of ST-Elevation 
Myocardial Infarction”. Circulation, 127, pp e362-e425. 
4. Goldberger JJ, Bonow RO et al (2010). “β-Blocker use following 
myocardial infarction: Low prevalence of evidence-based 
dosing”. American Heart Journal, 160, pp. 
435-442. 
5. Goldberger JJ, Bonow RO et al (2015). “Effect of Beta-Blocker 
Dose on Survival after Acute Myocardial Infarction”. Journal of 
the American College of Cardiology, 66, pp. 1431-1441. 
6. Gouya G, Reichardt B et al (2007). « Survival of patients 
discharged after acute myocardial infarction and evidence-
based drug therapy”. European Journal of Epidemiology, 22 
,pp. 10. 
7. Haibo Z, Masoudi FA et al (2015). « National assessment of 
early β-blocker therapy in patients with acute myocardial 
infarction in China, 2001-2011: The China Patient-
centeredEvaluative Assessment of Cardiac Events (PEACE)–
Retrospective AMI Study”. American Heart Journal, 170, pp. 506-
515. 
8. Hioki H, Motoki H et al (2016). “Impact of oral beta-blocker 
therapy on mortality after primary percutaneous coronary 
intervention for Killip class 1 myocardial infarction”. Heart and 
Vessels, 31,pp. 687-693. 
9. Ibanez B, James S et al (2018). « 2017 ESC Guidelines for the 
management of acute myocardial infarction in patients 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019
Chuyên Đề Nội Khoa 78
presenting with ST-segment elevationThe Task Force for the 
management of acute myocardial infarction in patients 
presenting with ST-segment elevation of the European Society 
of Cardiology (ESC)”. European Heart Journal, 39, pp. 119-177. 
10. Jneid H, Addison D et al (2017). “2017 AHA/ACC Clinical 
Performance and Quality Measures for Adults With ST-
Elevation and Non–ST-Elevation Myocardial Infarction: A 
Report of the American College of Cardiology/American Heart 
Association Task Force on Performance Measures”. Journal of the 
American College of Cardiology, 70 ,pp. 2048-2090. 
11. Nakatani D, Sakata Y et al (2013). « Impact of Beta Blockade 
Therapy on Long-Term Mortality After ST-Segment Elevation 
Acute Myocardial Infarction in the Percutaneous Coronary 
Intervention Era”. American Journal of Cardiology, 111, pp. 457-
464. 
12. Nguyễn Đức Công, Hồ Thượng Dũng (2014). “Đặc điểm lâm 
sàng, cận lâm sàng và điều trị bệnh nhân có hội chứng vành cấp 
tại bệnh viện Thống Nhất Thành phố. Hồ Chí Minh từ 01.2013 
đến 06.2013”. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 18, pp. 26 - 29. 
13. Puymirat E, Riant E et al (2016). “β blockers and mortality after 
myocardial infarction in patients without heart failure: 
multicentre prospective cohort study”. BMJ, 354, i4801. 
14. Phạm Hòa Bình, Hồ Thượng Dũng (2011). “Nhận xét về điều trị 
nhồi máu cơ tim cấp tại bệnh viện Thống Nhất TP. Hồ Chí 
Minh từ 01/2009 - 06/2010”. Tạp chí y học Thành phố Hồ Chí Minh, 
15, pp. 170 - 176. 
15. Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Lân Việt và cs (2011). “Nghiên 
Cứu Quan Sát Điều Trị Bệnh Nhân Nhập Viện Do Hội Chứng 
Động Mạch Vành Cấp (MEDI- ACS study)”. Tạp chí Tim mạch 
học Việt Nam, 58, pp. 12 - 25. 
16. Roffi M, Patrono C, et al (2016). « 2015 ESC Guidelines for the 
management of acute coronary syndromes in patients 
presenting without persistent ST-segment elevationTask Force 
for the Management of Acute Coronary Syndromes in Patients 
Presenting without Persistent ST-Segment Elevation of the 
European Society of Cardiology (ESC)”. European Heart Journal, 
37, pp. 267-315. 
17. Thygesen K, Alpert JS, et al (2012). “Third Universal Definition 
of Myocardial Infarction”. Circulation, 126, pp. 2020-2035. 
Ngày nhận bài báo: 08/11/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/12/2018 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2019 

File đính kèm:

  • pdfsu_su_dung_thuoc_chen_beta_giao_cam_o_benh_nhan_nhoi_mau_co.pdf