Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội

Nghiên cứu này tìm hiểu tác dụng của các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh đối với

sinh viên năm thứ nhất, ở trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu cũng nhằm tìm ra các qui trình tổ

chức hoạt động nhóm mà các giáo viên thường áp dụng trong giờ Tiếng Anh và mong muốn của sinh

viên về việc tổ chức hoạt động nhóm, từ đó so sánh cách thức tổ chức của giáo viên với mong muốn

của sinh viên về các hoạt động nhóm. Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu tìm ra những khó

khăn mà giáo viên và sinh viên thường gặp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhóm, và tìm ra một

số giải pháp của giáo viên đối với những khó khăn đó. Dựa vào những kết quả của nghiên cứu, một số

giải pháp đã được đưa ra để tăng cường hiệu quả của các hoạt động nhóm nhằm tăng cường tính tích

cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh.

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 1

Trang 1

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 2

Trang 2

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 3

Trang 3

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 4

Trang 4

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 5

Trang 5

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 6

Trang 6

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 7

Trang 7

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 8

Trang 8

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 9

Trang 9

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang viethung 6920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội

Sử dụng hoạt động nhóm để tăng cường tính tích cực và chủ động trong các giờ học tiếng Anh của sinh viên không chuyên tiếng Anh năm thứ nhất trường Đại học Thương mại Hà Nội
 SỬ DỤNG HOẠT ĐỘNG NHÓM ĐỂ TĂNG CƯỜNG 
 TÍNH TÍCH CỰC VÀ CHỦ ĐỘNG TRONG CÁC GIỜ HỌC 
 TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN TIẾNG ANH NĂM 
 THỨ NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HÀ NỘI 
 Trần Thị Thu Hiền* 
 Trường Đại học Thương mại Hà Nội 
 Nhận bài: 20/08/2018; Hoàn thành phản biện: 25/09/2018; Duyệt đăng: 20/08/2019 
 Tóm tắt: Nghiên cứu này tìm hiểu tác dụng của các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh đối với 
 sinh viên năm thứ nhất, ở trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu cũng nhằm tìm ra các qui trình tổ 
 chức hoạt động nhóm mà các giáo viên thường áp dụng trong giờ Tiếng Anh và mong muốn của sinh 
 viên về việc tổ chức hoạt động nhóm, từ đó so sánh cách thức tổ chức của giáo viên với mong muốn 
 của sinh viên về các hoạt động nhóm. Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu tìm ra những khó 
 khăn mà giáo viên và sinh viên thường gặp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhóm, và tìm ra một 
 số giải pháp của giáo viên đối với những khó khăn đó. Dựa vào những kết quả của nghiên cứu, một số 
 giải pháp đã được đưa ra để tăng cường hiệu quả của các hoạt động nhóm nhằm tăng cường tính tích 
 cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. 
 Từ khóa: Làm việc nhóm, tính chủ động, tính tích cực 
1. Mở đầu 
1.1. Đặt vấn đề 
 Trong xu thế nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay vấn đề đổi mới phương pháp dạy học trở 
thành một trong những vấn đề trọng tâm hàng đầu. Người giảng viên vừa là người hướng dẫn, người định 
hướng, người trọng tài, cố vấn cho sinh viên đồng thời phải là người nghiên cứu, tìm tòi phát hiện cái mới, 
mở rộng và làm phong phú sâu sắc hơn những tri thức khoa học do mình giảng dạy để không ngừng tiến 
bộ. Quá trình đó không chỉ bó hẹp ở khía cạnh tích luỹ kiến thức, tìm tòi kiến thức mới mà rộng hơn là cả 
về phương pháp giảng dạy. 
 Muốn tạo được một môi trường học tập năng động và hấp dẫn cần có sự phối hợp tích cực giữa thầy 
và trò. Với vai trò là người điều khiển trong quá trình dạy học, người dạy phải tạo ra mọi tình huống, mọi 
khả năng để hướng dẫn các hoạt động của người học trong giờ học. Người dạy cần vận dụng mọi thao tác 
và phương tiện, cử chỉ điệu bộ để tăng cường thúc đẩy các hoạt động giao tiếp. Nhờ đó, các phương tiện 
dạy học được phát huy. 
 Khoa Tiếng Anh trường Đại học Thương Mại mới được thành lập 11 năm nhưng hầu hết các giáo 
viên đã được đào tạo phương pháp dạy học mới: theo đường hướng giao tiếp. Chúng tôi đều hiểu được tầm 
quan trọng của việc sử dụng thủ thuật học nhóm để làm tăng tính chủ động của sinh viên năm thứ nhất trong 
các giờ học lý thuyết Tiếng Anh. Tuy nhiên, cả giáo viên và sinh viên đều phải đối mặt với không ít những 
khó khăn trong quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động nhóm trong giờ học. 
 Tình huống trên đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải nghiên cứu về hiệu quả của việc áp dụng thủ thuật 
hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh; các qui trình tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng 
Anh; những khó khăn mà sinh viên và giáo viên thường gặp trong tổ chức và thực hiện các hoạt động nhóm. 
* Email: th.hien77@gmail.com 
Vì vậy, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: “Sử dụng thủ thuật hoạt động theo nhóm để tăng cường tính 
tích cực và chủ động của sinh viên không chuyên ngữ năm thứ nhất trong giờ học Tiếng Anh tại trường Đại 
học Thương Mại”. Hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ nâng cao hiệu quả của việc tổ chức, thực hiện các hoạt 
động nhóm từ đó có thể nâng cao tính tích cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 
 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này là tìm hiểu về tác dụng của các hoạt động nhóm trong giờ học 
Tiếng Anh đối với sinh viên năm thứ nhất, ở trường Đại học Thương Mại. Nghiên cứu cũng nhằm tìm ra 
các qui trình tổ chức hoạt động nhóm mà các giáo viên thường áp dụng trong giờ Tiếng Anh và mong muốn 
của sinh viên về việc tổ chức hoạt động nhóm, từ đó so sánh cách thức tổ chức của giáo viên với mong 
muốn của sinh viên về các hoạt động nhóm. Ngoài ra, nghiên cứu còn hướng tới mục tiêu tìm ra những khó 
khăn mà giáo viên và sinh viên thường gặp trong tổ chức, thực hiện các hoạt động nhóm, để tìm ra một số 
giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn đó. Dựa vào những kết quả của nghiên cứu, nhóm nghiên cứu 
cố gắng đưa ra một số giải pháp có thể tăng cường hiệu quả của các hoạt động nhóm nhằm tăng cường tính 
tích cực, chủ động của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. 
1.3. Câu hỏi nghiên cứu 
 Đề tài này nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: 
1. Các hoạt động theo nhóm có tăng cường được tính tích cực chủ động của sinh viên tham gia vào các giờ 
học lý thuyết môn Tiếng Anh không? 
2. Các hoạt động theo nhóm được tổ chức và thực hiện như thế nào trong các giờ học Tiếng Anh? 
3. Việc tổ chức và thực hiện các hoạt động nhóm có khó khăn gì không? 
4. Các giải pháp nào có thể đưa ra nhằm tăng hiệu quả của các hoạt động nhóm trong giờ học Tiếng Anh? 
1.4. Phạm vi nghiên cứu 
 Trong dạy học ngoại ngữ, người giáo viên có thể áp dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, 
cũng như có thể tổ chức nhiều loại hình hoạt động nhận thức nhằm khuyến khích và nâng cao sự tích cực, 
chủ động tham gia của sinh viên trong các giờ học Tiếng Anh. Trong số các hoạt động dạy học đó, hình 
thức tổ chức lớp theo các nhóm sinh viên ngày càng được áp dụng rộng rãi ở các trường Đại học, đặc biệt 
là các trường thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Vì vậy, nghiên cứu này muốn tập trung tìm hiểu về 
việc thực thi hoạt động nhóm trong các giờ học lý thuyết môn Tiếng Anh. Bên cạnh đó, do điều kiện thời 
gian, nghiên cứu này chỉ tập trung tìm hiểu số liệu thu được từ một số ít giáo viên (10 giáo viên bộ môn Lý 
thuyết tiếng) và sinh viên trong trường (250 sinh viên tương đương 5 lớp tiếng Anh 1 của các khoa Kế toán, 
Quản trị và Luật. 
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu 
 Đề tài nghiên cứu hy vọng sẽ có giá trị với các giáo viên bộ môn Lý thuyết Tiếng Anh và với sinh 
viên năm thứ nhất. Thứ nhất, nghiên cứu cung cấp thêm ...  một sinh viên khoa Kế Toán đã chia sẻ: 
 “Em rất thích được làm nhóm với các bạn học Tiếng Anh giỏi hơn em, vì em có thể học được nhiều điều từ các 
 bạn ấy, các bạn học giỏi hơn cũng giúp em dùng từ chính xác hơn và diễn đạt tốt hơn”. (A) 
 %
 Đóng kịch
 100
 Động não 
 90
 Trò chơi
 80
 Thảo luận
 70
 Tranh luận
 60
 Hội thoại
 50
 Giải quyết vấn đề
 40
 Kể chuyện
 30
 Đóng vai và mô phỏng
 20
 Phỏng vấn
 10
 Các hoạt động khác
 0
 Biểu đồ 7. Các hoạt động sinh viên yêu thích khi làm việc theo nhóm nhỏ 
 Sở thích của sinh viên về các hoạt động theo nhóm được chỉ rõ trong Bảng 7. Số sinh viên chọn các 
hoạt động thảo luận, hội thoại và đóng vai khoảng 65%, 52% và 50% theo thứ tự. Hoạt động giải quyết 
vấn đề không được nhiều sinh viên lựa chọn lắm (chỉ khoảng 35%) mặc dù trong giờ học Tiếng Anh, các 
giáo viên thường phân nhóm và yêu cầu sinh viên làm việc theo hướng đưa ra vấn đề và tìm hướng giải 
quyết. Hoạt động đóng kịch hay kể chuyện cũng không được ưa thích lắm với chỉ khoảng 20% số sinh viên 
lựa chọn. Ngoài ra, không sinh viên nào lựa chọn đóng kịch, phỏng vấn hay tranh luận. Có thể vì những 
hoạt động này hơi khó thực hiện. Trong các hoạt động nhóm, sinh viên đặc biệt thích là chơi trò chơi, với 
hơn 90% sinh viên lựa chọn. Điều này cũng phản ánh đúng theo suy nghĩ của giáo viên là nó có tác dụng 
gây hứng thú, chú ý của sinh viên, làm cho giờ học hấp dẫn và lôi cuốn hơn. Khi trả lời phỏng vấn, sinh 
viên giải thích rằng chơi trò chơi thường tạo ra không khí sôi nổi, náo nhiệt, với lại các trò chơi cũng không 
quá khó thực hiện và không tốn thời gian. 
 Những số liệu trên cho thấy giáo viên cần nói chuyện một cách cởi mở và thân thiện với sinh viên và 
tìm ra nhu cầu cũng như mong muốn của họ đối với việc tổ chức hoạt động nhóm nói riêng, và đối với giờ 
học Tiếng Anh nói chung. 
4.4. Khó khăn của giáo viên khi tổ chức các hoạt động nhóm 
 %
 Đóng kịch
 100 Động não 
 90 Trò chơi
 80 Thảo luận
 70
 Tranh luận
 60
 Hội thoại
 50
 Giải quyết vấn đề
 40
 Kể chuyện
 30
 Đóng vai và mô phỏng
 20
 10 Phỏng vấn
 0 Các hoạt động khác
 Biểu đồ 8. Khó khăn của giáo viên trong khi tổ chức các hoạt động theo nhóm 
 Kết quả nghiên cứu về khó khăn của giáo viên cho thấy 100% giáo viên đồng ý rằng sinh viên sử 
dụng Tiếng việt quá nhiều trong khi làm việc theo nhóm, có thể theo thói quen hoặc do sinh viên thiếu vốn 
từ vựng để diễn đạt ý tưởng bằng Tiếng Anh. Sở dĩ có thể kết luận như vậy vì 100% giáo viên đồng ý rằng 
sinh viên thiếu vốn từ vựng. Gần một nửa số giáo viên cho rằng sinh viên có trình độ tiếng Anh thấp, trong 
khi đó 91,7% giáo viên nhận thấy những khó khăn khi sinh viên làm việc theo nhóm nhỏ là do thiếu chủ 
động trong học tập. Một khó khăn nữa mà tương đối nhiều giáo viên (83,3%) gặp phải là: sinh viên thường 
gây ồn ào trong khi làm việc nhóm, điều này đôi khi làm giáo viên khó kiểm soát lớp học. 33,3% giáo viên 
phàn nàn về việc một số sinh viên nói chuyện về chủ đề khác, một số sinh viên không hợp tác với các bạn 
khác trong nhóm. Họ cũng phàn nàn về những khó khăn khi di chuyển chỗ ngồi của sinh viên, một số sinh 
viên chưa thực sự hợp tác khi giáo viên phân nhóm và yêu cầu di chuyển sang vị trí mới, nên đôi khi hơi 
tốn thời gian. Trong thực tế giảng dạy và khi quan sát các lớp học khác, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy 
những khó khăn như trên. Ngoài ra, tốn thời gian và kinh phí cũng là những khó khăn nhiều giáo viên gặp 
phải, với hơn 50%. Xét về những khó khăn của bản thân các giáo viên, 33,3% giáo viên phàn nàn rằng họ 
chưa được đào tạo bài bản về “tổ chức và quản lí hoạt động nhóm”. Không giáo viên nào gặp khó khăn về 
việc kinh nghiệm giảng dạy có ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện hoạt động nhóm, vì ngay cả giáo viên 
mới nhất, mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy nhưng vận dụng những hoạt động mà họ thường 
làm khi còn là sinh viên, họ vẫn có thể thiết kế những hoạt động hay và bổ ích. 
4.5. Giải pháp giúp giáo viên vượt qua khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm 
 %
120 Thiết kế hoạt động 
 Phạt 
100
 Đưa ra qui định 
 80
 Khuyến khích sinh viên 
 60 Tạo cơ hội 
 Áp dụng nhiều hình thức 
 40
 Tổ chức nhiều hoạt động
 20
 Khuyến khích sinh viên khá giúp 
 đỡ sinh viên yếu
 0 Cách khác
 Biểsu đồ 9. 
 Giải pháp giúp giáo viên vượt qua khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm 
 Tất cả giáo viên luôn luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ 
học Tiếng Anh thành công và hiệu quả hơn. 
 Những giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất mà tất cả giáo viên (100%) thực hiện là thiết kế các 
hoạt động phù hợp với sinh viên, đề ra những qui định nghiêm khắc về việc gây ồn ào, mất trật tự trong lớp 
học và tạo ra động lực thúc đẩy sinh viên tham gia vào các hoạt động nhóm, đồng thời tạo cơ hội bình đẳng 
cho sinh viên phát biểu ý kiến. Một số lượng lớn giáo viên (58,3%) cho rằng, họ thường động viên, khuyến 
khích những sinh viên khá giúp đỡ những sinh viên yếu hơn trong nhóm và cùng lúc đó phạt những sinh 
viên lười biếng không chịu làm việc. Về việc phân nhóm, 33,3% giáo viên áp dụng nhiều cách phân nhóm 
khác nhau để tạo ra sự thay đổi và cố gắng tạo cho sinh viên có cơ hội phát biểu ý kiến ngang nhau. Về việc 
tổ chức hoạt động, 100% giáo viên chia sẻ, họ thường thay đổi các hình thức làm việc theo nhóm để tránh 
sự nhàm chán, do vậy mà luôn thu hút sự chú ý của sinh viên, cũng như luôn tăng được sự tích cực, chủ 
động tham gia của sinh viên vào các giờ học Tiếng Anh. 
 Các giáo viên hy vọng rằng, những giải pháp trên thực sự hữu ích khi họ tổ chức các hoạt động nhóm 
trong các giờ học Tiếng Anh. Nhờ đó mà sinh viên sẽ học môn Tiếng Anh tốt hơn và có thể rèn luyện và 
nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, một kỹ năng rất cần thiết trong thời đại ngày nay. 
5. Thảo luận và đề xuất 
 Từ những kết quả nghiên cứu trên đây, rõ ràng rằng việc ứng dụng hình thức nhóm trong lớp học có 
thành công hay không một phần là nhờ vào giáo viên. Giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng trong việc 
tổ chức nhóm, chính vì thế mà chúng tôi muốn đưa ra một số ý kiến đóng góp cho giáo viên: 
- Áp dụng các tiêu chí khác nhau đối với các nhóm sinh viên khác nhau: tùy thuộc vào độ khó của hoạt 
động mà giáo viên có thể nhóm sinh viên của mình dựa trên các tiêu chí, ví dụ như cùng sở thích, cùng 
trình độ hay nhóm các sinh viên bất kỳ. Giáo viên cũng nên vận dụng linh hoạt các bước của quá trình chia 
nhóm. 
- Thiết kế và lựa chọn hoạt động phù hợp: Hàng loạt các hoạt động phù hợp với đời sống và sở thích của 
sinh viên có thể được dùng để khuyến khích sinh viên làm việc theo nhóm. Chính vì thế, giáo viên nên tìm 
hiểu thêm về sở thích của sinh viên, từ đó giáo viên có thể lựa chọn những hoạt động phù hợp cho sinh viên 
của mình. Đồng thời giáo viên cũng nên dành nhiều thời gian trước mỗi bài học để chuẩn bị trang thiết bị 
và những hoạt động phù hợp. 
- Tăng khả năng nhận thức về tầm quan trọng của Tiếng Anh trong sinh viên. Việc sử dụng Tiếng Anh là 
xuất phát từ nhận thức của sinh viên, chính vì thế, giáo viên chỉ có thể khuyến khích họ sử dụng Tiếng Anh 
thay vì bắt họ. Bước đầu tiên là tăng nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng của việc sử dụng Tiếng 
Anh. Thì từ đó, sinh viên mới sẵn sàng dụng Tiếng Anh vì quyền lợi của chính họ. 
- Đào tạo sinh viên những kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Một nhóm muốn làm việc hiệu quả cần phải 
có sự hợp tác giữa sinh viên và giáo viên. Chính vì thế, giáo viên nên đào tạo và hướng dẫn sinh viên của 
họ những kĩ năng làm việc theo nhóm. Giáo viên nên giải thích cho sinh viên những nguyên tắc khi làm 
việc theo nhóm, ví dụ như bắt đầu và kết thúc ngay khi giáo viên yêu cầu, nhanh chóng chuyển từ hoạt 
động này sang hoạt động khác, nghe kĩ hướng dẫn của giáo viên 
6. Kết luận 
 Từ số liệu thu thập thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn và quan sát, có thể thấy rằng các hoạt động 
được tổ chức theo nhóm có thể thu hút sự tham gia của sinh viên và có thể tăng tính tích cực chủ động học 
tập của sinh viên. Điều này giải thích tầm quan trọng của các hoạt động học tập theo nhóm đối với quá trình 
giảng dạy và học tập ở trường Đại học Thương mại nói chung. Qua quá trình làm việc theo nhóm, sinh viên 
được luyện tập nói Tiếng Anh nhiều hơn vì có nhiều cơ hội trao đổi ý kiến, học hỏi nhiều hơn từ các bạn 
trong lớp và giúp sinh viên tự tin hơn trong học tập. Do vậy mà giúp tăng cường sự tích cực, chủ động của 
sinh viên khi học Tiếng Anh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các giáo viên lựa chọn 6 bước giống nhau 
khi tổ chức hoạt động nhóm: Chọn bài tập cẩn thận, nói rõ mục đích của hoạt động, chỉ dẫn rõ ràng, phân 
nhóm, đi quanh lớp để quản lí sinh viên, hỗ trợ sinh viên nếu cần và feedback, bởi đây là những bước cơ 
bản khi tổ chức các hoạt động nhóm. Điều bất ngờ là sinh viên thích được làm việc nhóm với những bạn 
học Tiếng Anh khá hơn mình, hoặc những người có cùng sở thích với mình chứ không thích phân nhóm 
theo tiêu chí những người ngồi gần nhau. Trong khi đó, trong thực tế, các giáo viên thường phân nhóm 
những sinh viên ngồi gần nhau. Sau khi đã phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm, ít giáo viên cung cấp từ 
vựng và cấu trúc, trong khi đó, hầu hết sinh viên đều muốn giáo viên cung cấp từ vựng và cấu trúc ngữ 
pháp mà sinh viên cần để thực hiện các nhiệm vụ ấy. 
 Các giáo viên luôn luôn cố gắng vượt qua mọi khó khăn để tổ chức các hoạt động nhóm trong giờ 
học Tiếng Anh thành công và hiệu quả hơn. Đó là thiết kế các hoạt động phù hợp với sinh viên, đề ra những 
qui định nghiêm khắc về việc gây ồn ào, mất trật tự trong lớp học và tạo ra động lực thúc đẩy sinh viên 
tham gia vào các hoạt động nhóm. Bên cạnh đó, giáo viên thường động viên, khuyến khích những sinh viên 
khá giúp đỡ những sinh viên yếu hơn trong nhóm và cùng lúc đó phạt những sinh viên lười biếng không 
chịu làm việc. Ngoài ra, việc áp dụng nhiều cách phân nhóm khác nhau để tạo ra sự thay đổi và cố gắng tạo 
cho sinh viên có cơ hội phát biểu ý kiến ngang nhau và tổ chức nhiều hoạt động khác nhau để tránh sự 
nhàm chán, do vậy mà luôn thu hút sự chú ý của sinh viên, cũng như luôn tăng được sự tích cực, chủ động 
tham gia của sinh viên vào các giờ học Tiếng Anh. Hy vọng rằng, những giải pháp trên thực sự hữu ích khi 
giáo viên tổ chức các hoạt động nhóm trong các giờ học Tiếng Anh. Nhờ đó mà sinh viên sẽ học môn Tiếng 
Anh tốt hơn và có thể rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm việc theo nhóm, một kỹ năng rất cần thiết trong 
thời đại ngày nay. 
Tài liệu tham khảo 
 Brown, H.D. (2001). Teaching by principles: An interactive approach to language pedagogy. Longman 
 Publishers. 
 Brumfit, C. (1984). Communicative methodology in language teaching - The role of fluency and 
 accuracy. Cambridge University Publishers. 
 Doff, A. (1988). Teaching English - A training course for teachers. Cambridge University Publishers. 
 Gillham, B. (2000). Developing a questionnaire. Publishers: Wellington House, London. 
 Harmer, J. (1999). The practice of English language teaching. Pearson Education. 
 Huong, N. (2006). A study on the use of pair work and group work activities in English speaking lessons 
 for first year students at National Economics University. Unpublished master thesis. National Economics 
 University. 
 Hymes, D. (1972). On communicative competence. Publishers: Harmondsworth, Penguin. 
 Li (1998). It’s always more difficult than you plan and image: Teacher’s perceived difficulties in 
 introduction of the communicative approach in South Korea. Unpublished master thesis. South Korea. 
 McDonough, K. (2004). Learner-learner interaction during pair and small group activities in a Thai EFL 
 context. System. 
 Nunan, D. (1991). Language teaching methodology. Publishers: UK: Prentice-hall International. 
 Potter E., & Spatt, P. (1995). Questionnaire design. Publishers: Dakin University. 
 Richards, J.C., & Rodgers, T.S. (1986). Approaches and methods in language teaching. Publisher: 
 Cambridge University. 
 Watkins, R. (2003). Issues raised by an approach to group work for large numbers. Hội thảo BEST, 
 Brighton, ngày 9-11 tháng 4. 
 Littlewood, W. (1981). Communicative language teaching. Publisher: Cambridge University. 
 Honeyfield, J. (1991). The formation of small groups in the language classroom. Guidelines - A 
 periodical for classroom language teachers, 13(1). Trung tâm Ngôn ngữ Khu vực SEMEO. 
 Taylor, L. (2004). International express. Publisher: Oxford University. 
 Joanna, B. Motivating the teenagers. Hội Đồng Anh, Tây Ban Nha.  english.org.uk. 
 USING GROUP WORK ACTIVITIES TO ENHANCE 
THE POSITIVENESS AND PROACTIVENESS FOR FIRST YEAR NON-
 ENGLISH MAJOR STUDENTS 
 IN THUONG MAI UNIVERSITY 
 Abstract: Over the past few years, the application of the Communicative Language Teaching method 
 has been widely adopted. This marked the beginning of a major change in the language teaching and 
 learning at Thuong Mai University (which was known as Vietnam University of Commerce). And 
 students’ English proficiency as well as communicative ability has been improved remarkably. As a 
 teacher in the Faculty of English at Thuong Mai University, from her own observations and experience, 
 the author has noticed that there are many ways to motivate the first-year non-English major students 
 in English lessons. Among them, the use of group work activities has received more emphasis. 
 Nevertheless, teachers have faced a lot of challenges in implementing and managing groups in English 
 lessons. As a result, she has decided to carry out a research into “Using the group work activity to 
 enhance the positiveness and proactiveness for first year English non-major students in Thuong Mai 
 University”. This study is intended to make a modest contribution to an increased understanding of 
 using group work in English lessons at Thuong Mai University. 
 Key words: Group work, positive, proactive 

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_hoat_dong_nhom_de_tang_cuong_tinh_tich_cuc_va_chu_do.pdf