Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội

Bài viết bàn về cơ hội của người nghèo Hà Nội trong tiếp cận dịch vụ y tế và thực tế việc

khai thác các cơ hội đó như thế nào. Phân tích số liệu về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người

nghèo trong những năm gần đây, bài viết rút ra nghịch lý: khi bị đau ốm, quyết định của người

nghèo về việc có chữa trị hay không, đến bệnh viện nào, lựa chọn hình thức khám chữa bệnh nào

là xuất phát từ yếu tố kinh tế chứ không phải từ yếu tố sức khỏe; đồng thời kiến nghị một số giải

pháp trực tiếp và gián tiếp nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho người nghèo trong tiếp cận dịch vụ y tế,

chăm sóc sức khỏe bản thân

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội trang 1

Trang 1

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội trang 2

Trang 2

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội trang 3

Trang 3

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội trang 4

Trang 4

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội trang 5

Trang 5

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội trang 6

Trang 6

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 5960
Bạn đang xem tài liệu "Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội

Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256-264 
256 
Sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo ở Hà Nội 
PGS.TS. Mai Thị Thanh Xuân* 
Khoa Kinh tế Chính trị, Trường Đại học Kinh tế, 
Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 10 tháng 8 năm 2011 
Tóm tắt. Bài viết bàn về cơ hội của người nghèo Hà Nội trong tiếp cận dịch vụ y tế và thực tế việc 
khai thác các cơ hội đó như thế nào. Phân tích số liệu về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người 
nghèo trong những năm gần đây, bài viết rút ra nghịch lý: khi bị đau ốm, quyết định của người 
nghèo về việc có chữa trị hay không, đến bệnh viện nào, lựa chọn hình thức khám chữa bệnh nào 
là xuất phát từ yếu tố kinh tế chứ không phải từ yếu tố sức khỏe; đồng thời kiến nghị một số giải 
pháp trực tiếp và gián tiếp nhằm tạo cơ hội nhiều hơn cho người nghèo trong tiếp cận dịch vụ y tế, 
chăm sóc sức khỏe bản thân. 
Từ khóa: Dịch vụ, y tế, người nghèo, Hà Nội. 
1. Cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế của người 
nghèo ở Hà Nội* 
Là trung tâm kinh tế, văn hóa và khoa học - 
kỹ thuật của cả nước, Hà Nội có nhiều cơ hội 
hơn so với các địa phương khác trong tiếp cận 
dịch vụ y tế. 
Thứ nhất, tại Hà Nội, số lượng và mật độ 
các cơ sở khám chữa bệnh (KCB) cao hơn các 
địa phương khác. Theo số liệu của Tổng cục 
Thống kê, đến năm 2009, Hà Nội có 651 cơ sở 
KCB (chiếm 4,84% tổng số cơ sở của cả nước) 
với 10.066 giường bệnh (chiếm 4,32%), trong 
đó có 41 bệnh viện (chiếm 4,09%). Bình quân 
trên 1 km2 tại Hà Nội có 0,195 cơ sở KCB (cả 
nước có 0,04 cơ sở) và trung bình 9.941 người 
dân có 1 cơ sở KCB (cả nước 24.613,5 người) 
[1]. Mật độ cơ sở y tế cao hơn đồng nghĩa với 
việc người dân Hà Nội có điều kiện đáp ứng 
______ 
* ĐT: 84-915868907 
 E-mail: xuanmtt@vnu.edu.vn 
nhu cầu KCB nói riêng và chăm sóc sức khỏe 
nói chung tốt hơn so với cả nước. 
Thứ hai, mật độ mạng lưới y tế tại Hà Nội 
cao hơn các địa phương khác, nhưng tỷ lệ người 
nghèo lại thấp hơn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 
của Hà Nội khá cao đã làm giảm đáng kể tỷ lệ 
hộ nghèo trên địa bàn. Trong nhiều năm qua, 
mức thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội 
luôn cao hơn mức trung bình chung cả nước, 
trong đó năm 2006 cao hơn 1,57 lần, năm 2009 
cao hơn 1,65 lần, và năm 2010 cao hơn khoảng 
1,6 lần. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo toàn Thành phố 
cũng giảm từ 3% năm 2006 xuống còn 2,4% 
năm 2008 (cả nước giảm tương ứng là 15,47% 
xuống 13,4%). Từ năm 2009, Hà Nội áp dụng 
chuẩn nghèo riêng (270.000 đồng/người/tháng 
đối với khu vực nông thôn và 350.000 
đồng/người/tháng đối với khu vực thành thị - 
cao hơn 2 lần so với chuẩn quốc gia là 200.000 
đồng và 260.000 đồng)(1) nên tỷ lệ hộ nghèo 
______ 
(1) Theo Quyết định số 1592 của Ủy ban Nhân dân Thành 
phố Hà Nội, năm 2009. 
M.T.T. Xuân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256-264 
257
theo chuẩn mới là 6,09% và năm 2010 chỉ còn 
5,4% (ước tính). Như vậy, trong khi mạng lưới 
y tế của Hà Nội được mở rộng thì số người 
nghèo lại có xu hướng giảm mạnh, do đó có thể 
thấy cơ hội đối với người nghèo trong việc thụ 
hưởng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe tại 
đây là rất lớn. 
Chính những thuận lợi trên cùng sự quan 
tâm của chính quyền các cấp đã tạo điều kiện 
cho Hà Nội trở thành một trong những địa 
phương được đánh giá là thực hiện khá tốt 
chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) cho người 
nghèo trong thời gian qua. Số người nghèo 
được cấp phát thẻ BHYT miễn phí trên địa bàn 
ngày càng tăng: năm 2005, cả Thành phố mới 
cấp được 112.524 thẻ cho người thuộc diện 
nghèo, nhưng đến năm 2008 đã cấp 348.493 thẻ 
(tăng 3,1 lần). Đến năm 2009, cùng với Quyết 
định số 44/2009/QĐ-UBND ngày 15/01/2009 
về việc cấp thẻ BHYT cho người nghèo và Luật 
BHYT có hiệu lực từ ngày 01/7/2009, người 
nghèo Hà Nội được tạo cơ hội nhiều hơn trong 
việc thụ hưởng các dịch vụ KCB. Theo số liệu 
của Phòng thu BHYT - BHXH Thành phố Hà 
Nội, năm 2009 số người được phát thẻ BHYT 
tăng 2% (đạt 355.463 thẻ), đặc biệt năm 2010 
tăng 31,9% so với năm trước (ước đạt 468.868 
thẻ - xem Biểu đồ 1). Mệnh giá bình quân 1 thẻ 
năm 2007 tăng 30.000 đồng so với 2005 (từ 
50.000 đồng lên 80.000 đồng), năm 2009 và 
2010 tăng 114.000 đồng so với 2008 (từ 80.000 
đồng lên 194.000 đồng). Tổng kinh phí cũng 
tăng tương ứng từ 5.626,2 triệu đồng năm 2005 
lên 8.634,88 triệu đồng năm 2007; 68.959,822 
triệu đồng năm 2008 và 90.960,392 triệu đồng 
năm 2010. Trong 6 năm, tổng kinh phí chi cho 
BHYT của người nghèo tăng 16,17 lần, mệnh 
giá thẻ tăng 3,88 lần [2]. 
fgj 
dfet 
0
50000
100000
150000
200000
250000
300000
350000
400000
450000
500000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Biểu đồ 1. Số thẻ BHYT cấp phát cho người nghèo 2005-2010. 
Nguồn: Báo cáo kết quả khám chữa bệnh người nghèo tại Thành phố 
Tính chung toàn Thành phố, đến nay đã có 
60% số người nghèo, người tàn tật có hoàn cảnh 
khó khăn được phát thẻ BHYT miễn phí, 40% số 
còn lại được các quận, huyện cân đối ngân sách 
và vận động các nguồn kinh phí khác để mua thẻ. 
Mặc dù tỷ lệ người nghèo được phát thẻ BHYT 
chưa cao, song con số đó cũng đã phản ánh phần 
nào sự cố gắng của hệ thống cán bộ y tế nói chung 
và đội ngũ cán bộ BHYT nói riêng. 
2. Những nghịch lý trong sử dụng dịch vụ y 
tế của người nghèo ở Hà Nội 
Một là, nhu cầu KCB của người nghèo lớn 
hơn các đối tượng khác nhưng khả năng tiếp 
Comment [M1]: Đặt Biểu đồ 1 tại đây
M.T.T. Xuân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256-264 
258 
cận các dịch vụ y tế lại thấp hơn. Do kinh tế 
khó khăn, nhiều người nghèo đã chọn cách tự 
gánh lấy bệnh tật mà không dám đến bệnh viện. 
Đây là nguyên nhân của tình trạng số lượng 
người nghèo được phát thẻ BHYT miễn phí 
ngày càng tăng nhưng số người sử dụng thẻ để 
chăm sóc sức khỏe cho bản thân lại rất ít. Theo 
báo cáo của Phòng Giám định chi - BHYT Hà 
Nội, tỷ lệ người nghèo sử dụng thẻ BHYT trong 
KCB đạt mức rất thấp, từ 10-26%, thậm chí có 
năm chỉ đạt  ...  tại đây 
Comment [M3]: Đặt Bảng 2 tại đây 
M.T.T. Xuân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256-264 
259
Bảng 2: Cơ cấu bệnh nhân nghèo KCB phân theo hình thức nội - ngoại trú 
Trong đó Nội dung 
Năm 
Tổng số bệnh 
nhân (người) Ngoại trú % Nội trú % 
2005 12.376 11.251 90,91 1.125 9,09 
2006 12.920 10.067 77,92 2.313 22,08 
2007 12.335 9.852 79,87 2.483 20,13 
2008 26.860 19.542 72,76 7.318 27,24 
2009 110.549 99.530 90,03 11.019 9,97 
2010 (sơ bộ) 94.711 84.396 89,11 10.315 10,89 
Nguồn: Phòng Giám định chi - BHYT Hà Nội 
Biểu đồ 2 sẽ cung cấp cho chúng ta một cái 
nhìn rõ hơn về biến động của số bệnh nhân đến 
KCB tại các bệnh viện trong quan hệ so sánh giữa 
hình thức điều trị nội trú và ngoại trú. 
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
Số
bệ
n
h 
n
hâ
n
Nội trú
Ngoại trú
Biểu đồ 2. Số bệnh nhân nghèo KCB nội trú và ngoại trú. 
Nguồn: Theo số liệu Phòng Giám định chi - BHYT Hà Nội. 
Thực tế cho thấy, người nghèo chỉ đi khám, 
chữa bệnh khi thấy bản thân có vấn đề về sức 
khỏe. Nghịch lý ở đây là, tại sao tỷ lệ người nghèo 
lựa chọn hình thức điều trị ngoại trú rất cao trong 
khi điều trị nội trú mang lại cơ hội chữa bệnh tốt 
hơn? Đối với họ, câu trả lời lại nằm ở vấn đề kinh 
tế, không phải ở vấn đề chữa bệnh. 
Chi phí cho một lần KCB bình quân của 
bệnh nhân nội trú và ngoại trú có sự khác biệt 
rất lớn và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 
2005, chênh lệch chi phí bình quân một lần 
KCB giữa nội trú và ngoại trú là 8,9 lần, thì 
năm 2006 tăng lên đến 10,5 lần, năm 2007 là 
15,6 lần, năm 2008 là 13,9 lần, năm 2009 là 
13,4 lần và năm 2010 là 13,5 lần (xem Bảng 3). 
Bảng 3. Chi phí bình quân một lần KCB 
Đơn vị tính: Nghìn đồng 
 2005 2006 2007 2008 2009 2010 (sơ bộ) 
Ngoại trú 280 285 288 360 396 400 
Nội trú 2.500 3.000 4.500 5.000 5.300 5.400 
Nguồn: Phòng Giám định chi - BHYT Hà Nội. 
Comment [M4]: Chuyển Bảng 3 lên, 
ko để gần Bảng 4 
M.T.T. Xuân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256-264 
260 
Bệnh nhân điều trị nội trú tuy không phải 
trả chi phí về thuốc men, giường bệnh, nhưng 
chi phí gián tiếp lại rất cao (bao gồm: chi phí về 
ăn ở, đi lại, chi phí cơ hội của bản thân người 
bệnh và thân nhân đi theo chăm sóc, thậm chí 
cả chi phí “lót tay” cho bác sĩ), tương đương 
với khoảng 10 tháng chi tiêu ngoài lương thực, 
thực phẩm [4]. Để trả tiền nằm viện, phần lớn 
người nghèo phải vay mượn, thậm chí bán cả 
đồ đạc, phương tiện sản xuất, làm cho cuộc 
sống của họ vốn khó khăn càng khó khăn hơn. 
Trên thực tế nhiều người nghèo đã trở thành 
“con nợ” sau mỗi lần phải nhập viện(3). Vì vậy, 
ngoại trú đối với họ là một cách để tiết kiệm chi 
phí KCB, thậm chí có nhiều người còn “tiết 
kiệm” hơn bằng cách không đến bệnh viện cho 
dù bị đau ốm và có thẻ BHYT. Đây là lý do chủ 
yếu nhất của tình trạng bệnh nhân nghèo KCB 
ngoại trú nhiều hơn nội trú. 
Ba là, người nghèo có nguy cơ bị bệnh cao 
nhưng thực tế sử dụng dịch vụ KCB lại rất thấp. 
Một cuộc điều tra của Bộ Y tế cho thấy, tỷ lệ 
ốm đau ở nhóm hộ nghèo thường cao gấp 2 lần 
so với nhóm hộ giàu, và tình trạng sức khỏe của 
nhóm 20% hộ gia đình có mức sống thấp nhất 
(nhóm nghèo) kém hơn rất nhiều so với nhóm 
khá và nhóm giàu [5], nhưng do chi phí KCB 
quá cao so với thu nhập của họ nên nhu cầu về 
chăm sóc sức khỏe không được bảo đảm, kể cả 
những lúc đau yếu, bệnh tật. Cũng theo số liệu 
của Bộ Y tế, mặc dù người nghèo được miễn 
giảm một phần hay toàn bộ chi phí KCB nhưng 
tỷ lệ chi phí điều trị nội trú của họ vẫn chiếm 
tới 40,5% tổng thu nhập [6]. Do vậy, việc người 
nghèo không “mặn mà” với bệnh viện kể cả khi 
bị ốm đau là điều dễ hiểu (xem Bảng 4). 
Bảng 4. Tần suất KCB của các đối tượng tham gia BHYT giai đoạn 2005-2010 
Đơn vị tính: lượt/người/năm 
2005 2008 2009 2010 
Nội trú Ngoại trú Nội trú Ngoại trú Nội trú Ngoại trú Nội trú Ngoại trú 
Người nghèo 0.045 0.361 0.038 0.452 0.051 0.368 1.210 1.215 
Bắt buộc 0.235 0.638 0.658 0.925 0.358 0.467 1.651 2.354 
Tự nguyện 1.235 2.358 2.358 2.215 1.358 2.155 2.156 2.683 
Nguồn: Phòng Giám định chi BHYT - BHXH Hà Nội.
Có sự khác biệt lớn về tần suất KCB của 
người nghèo trước và sau năm 2009 chủ yếu là do 
Luật BHYT (có hiệu lực từ 1/7/2009) đã mở ra cơ 
hội nhiều hơn cho bệnh nhân nghèo. Đó là quy 
định về việc cho phép các cơ sở KCB ngoài công 
lập đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật được ký 
hợp đồng KCB cho người có thẻ BHYT; quy 
định về việc mở rộng đăng ký ban đầu tại tuyến 
huyện, xã; và quy định về thanh toán cho bệnh 
nhân KCB trái tuyến bằng thẻ BHYT ở ba mức 
40%, 50%, 70% tùy theo tuyến bệnh viện. Các 
quy định đó đã tạo điều kiện cho người nghèo tiếp 
cận các dịch vụ y tế tốt hơn, kể cả dịch vụ KCB 
sử dụng kỹ thuật cao. (3) 
______ 
(3)
 Theo trang tin 
11562-1-8/nguoi-ngheo-khong-dam-om.aspx, có gần 60% 
Tuy nhiên, nếu so với các đối tượng BHYT 
bắt buộc và tự nguyện (công nhân, viên chức, 
người lao động làm việc trong các doanh 
nghiệp, thuộc tầng lớp khá giả hơn, thậm chí 
giàu có) thì tần suất KCB của người nghèo chưa 
bằng một nửa. Nếu một người có điều kiện kinh 
tế, tự nguyện tham gia BHYT một năm bình 
quân sử dụng dịch vụ KCB nội trú 1,776 lần và 
điều trị ngoại trú 2,352 lần và những người 
tham gia BHYT bắt buộc sử dụng dịch vụ đó 
tương ứng là 0,725 và 1,096 lần, thì những 
người nghèo chỉ sử dụng có 0,336 lần và 0,599 
lần[7]. Tình trạng đó là do nhiều người nghèo 
thiếu thông tin, không biết rõ các quy định mới 
(nêu trên) của pháp luật hiện hành. Do đó, 
số hộ gia đình nghèo mắc nợ do chi phí KCB; khoảng 
3,7% số hộ bị nghèo hóa do chi phí y tế (năm 2008). 
M.T.T. Xuân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256-264 
261
chính sách BHYT với mục tiêu trợ giúp hướng 
đến đối tượng người nghèo song trên thực tế 
người giàu lại đang được hưởng lợi nhiều hơn 
(vì họ đến bệnh viện KCB nhiều hơn, mà mức 
trợ cấp từ ngân sách tỷ lệ thuận với số lượng và 
giá trị dịch vụ y tế họ sử dụng). 
Bốn là, việc lựa chọn dịch vụ KCB của 
người nghèo nhìn chung không xuất phát từ 
mục tiêu sức khỏe, mà từ mục tiêu kinh tế. Mặc 
dù người nghèo có nguy cơ mắc bệnh cao, 
nhưng do nguồn thu nhập ít ỏi, đường sá xa xôi, 
điều kiện đi lại khó khăn nên khả năng tiếp 
cận dịch vụ y tế rất thấp, đặc biệt các dịch vụ kỹ 
thuật cao. Những người sống càng xa thành phố 
thì chi phí cho đi lại càng lớn, và cuộc hành 
trình đến bệnh viện càng khó khăn, phức tạp 
(như một số xã của huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Mỹ 
Đức cách trung tâm Thành phố đến hàng chục, 
thậm chí đến cả trăm km). Vì vậy, mỗi khi bị 
bệnh nặng phải chuyển lên KCB ở tuyến trên, 
phải đối mặt với nhiều khó khăn tốn kém, thì 
có đến 70% trong số họ đã từ chối chuyển tuyến 
và lựa chọn điều trị tại tuyến xã hoặc tuyến 
huyện, thậm chí chấp nhận cái chết(4). Như vậy, 
đối với người nghèo, để chữa khỏi bệnh họ 
không lựa chọn (thực ra là không có quyền lựa 
chọn vì không có tiền) địa chỉ KCB tốt, mà là 
lựa chọn nơi điều trị nào ít tốn kém nhất. Đó là 
nghịch lý lớn nhất trong các nghịch lý của 
người nghèo khi sử dụng dịch vụ y tế nói chung 
và dịch vụ BHYT nói riêng hiện nay. 
3. Kiến nghị giải pháp 
Như đã đề cập, nguyên nhân chủ yếu nhất 
dẫn đến tình trạng người nghèo ít hoặc không 
sử dụng dịch vụ y tế, kể cả khi được phát thẻ 
BHYT miễn phí, trước hết là do không có khả 
năng chi trả viện phí. Thu nhập của người 
nghèo quá thấp (bình quân khoảng 275.000 
______ 
(4) Theo một nghiên cứu của Bộ Y tế, ở miền Bắc, tỷ lệ 
người nghèo bị ốm không điều trị chiếm khoảng 40%, 
trong đó khoảng 53% do khó khăn về tài chính 
(
khong-duoc-dieu-tri/82/5335592.epi). 
đồng/người/tháng), trong khi chi phí KCB bình 
quân một lần từ 280-400 nghìn đồng (ngoại trú) 
và từ 2,5-5,4 triệu (nội trú), vượt xa nhiều lần 
so với khả năng tài chính của họ, đó là chưa kể 
trường hợp điều trị bệnh hiểm nghèo. Tuy 
người nghèo có thẻ BHYT được miễn phí, hoặc 
chỉ phải trả một phần viện phí (từ 5-20%), 
nhưng trên thực tế những người bị đau ốm lâu 
dài, những người bị bệnh nan y đã phải trả một 
khoản chi phí không hề nhỏ cho một lần nhập 
viện, bao gồm cả chi phí trực tiếp, chi phí gián 
tiếp và chi phí không chính thức. 
Để người nghèo Hà Nội nói riêng, người 
nghèo cả nước nói chung tiếp cận được với dịch 
vụ y tế nhiều hơn, việc mở rộng cánh cửa bệnh 
viện đối với họ là cách làm thiết thực nhất. Cụ 
thể, Nhà nước, trực tiếp là Bộ Y tế cần tăng 
cường các biện pháp hỗ trợ trực tiếp cho người 
nghèo, trong đó tập trung giải quyết tốt các vấn 
đề cốt lõi sau: 
Thứ nhất, phải xác định mức viện phí phù 
hợp với thu nhập của đại đa số người dân, bởi 
mức viện phí là nhân tố tác động trực tiếp đến 
quyết định KCB và lựa chọn địa chỉ điều trị của 
bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân nghèo. Một 
vấn đề rất “nóng” đang được nhiều người quan 
tâm hiện nay là Dự thảo Đề án tăng viện phí 
của Bộ Y tế, với mức giá dịch vụ tăng thêm từ 
2,5-10 lần. Mặc dù biểu giá dịch vụ y tế đã trở 
nên lỗi thời do được duy trì quá lâu (16 năm 
trước) so với giá cả các hàng hóa khác đang 
tăng từng tháng, thậm chí từng ngày, nhưng nếu 
tăng giá viện phí cho tương ứng với giá các 
dịch vụ khác thì vô tình đã “đẩy” người nghèo 
ra xa hơn với các bệnh viện. 
Điều chỉnh viện phí là cần thiết, nhưng thiết 
nghĩ không nên điều chỉnh với tốc độ đột phá 
như đề xuất của Bộ Y tế. Với mức giá viện phí 
thấp như hiện nay mà đã có đến 40% người 
nghèo bị ốm không biết đến bệnh viện, thì liệu 
khi dự thảo đề án được phê duyệt tỷ lệ đó sẽ là 
bao nhiêu và người nghèo còn có cơ hội đến 
KCB tại các bệnh viện nữa không? Vậy nên, 
không nên xuất phát từ lợi nhuận để xác định 
giá cả dịch vụ y tế, mà phải xuất phát từ lợi ích 
xã hội, trước hết là lợi ích của người nghèo, của 
M.T.T. Xuân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 27 (2011) 256-264 
262 
số đông. Chỉ có như vậy việc tăng viện phí mới 
không làm tăng thêm gánh nặng chi phí KCB 
của người nghèo, và cũng chỉ khi đó người 
nghèo mới có cơ hội tiếp cận với bệnh viện. 
Thứ hai, nâng cao chất lượng mạng lưới y 
tế cơ sở. Có một thực tế là, người nghèo thường 
sống ở nông thôn vùng sâu, vùng xa nên mỗi 
khi ốm đau họ thường đến y tế cơ sở. Tuy 
nhiên, hiện tại khả năng về chuyên môn cũng 
như cơ sở vật chất ở tuyến cơ sở rất hạn chế. 
Theo kết quả nghiên cứu về y tế cơ sở thực hiện 
năm 2010, chất lượng các dịch vụ y tế do tuyến 
xã cung cấp cho người dân không cao và năng 
lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tại đây 
cũng còn nhiều hạn chế(5). Đây chính là những 
thách thức không nhỏ trong việc thụ hưởng các 
dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo, 
gây bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội 
trong vấn đề này. 
Thiết nghĩ, khi người nghèo không có điều 
kiện để tiếp cận với các cơ sở KCB có trình độ 
cao tại tuyến tỉnh và trung ương thì việc nâng 
cao chất lượng KCB tại các tuyến cơ sở là cách 
tốt nhất để đáp ứng nhu cầu mà họ đáng được 
thụ hưởng ngay tại cơ sở KCB gần nhất. Việc 
nâng cao chất lượng KCB tại các tuyến cơ sở 
không chỉ có tác dụng cung cấp dịch vụ KCB 
tốt hơn, mà còn góp phần làm giảm tình trạng 
quá tải tại các bệnh viện tuyến trên hiện nay. 
Tuy nhiên, cần hiểu rằng, tăng cường chất 
lượng y tế cơ sở không chỉ là việc đầu tư cơ sở 
hạ tầng trang thiết bị cho các phòng khám, bệnh 
viện, mà còn là việc tăng cường đội ngũ y 
bác sĩ có trình độ chuyên môn và y đức cao. 
Làm được như vậy thì người nghèo mới được 
hưởng đầy đủ các dịch vụ kỹ thuật, đặc biệt là 
các dịch vụ kỹ thuật cao trong KCB. 
Thứ ba, đổi mới chính sách, cơ chế đi đôi 
với tăng cường quản lý tài chính y tế các cơ sở 
KCB. Tuy nước ta đã có nhiều nỗ lực để thực 
hiện chính sách tài chính y tế công bằng nhằm 
hỗ trợ người nghèo và các nhóm đối tượng dễ 
tổn thương khác trong công tác KCB BHYT, 
______ 
(5)
ewsId=200437 
song quá trình này cũng còn nhiều vấn đề đặt ra 
cần giải quyết, trong đó nổi lên là việc lạm 
dụng quỹ và lạm dụng kỹ thuật cao trong chỉ 
định thuốc. Về lạm dụng quỹ, thể hiện rõ nhất 
là tình trạng không sử dụng hết công suất thiết 
bị tại một số bệnh viện đa khoa cấp tỉnh (có 
khoảng 20% số thiết bị)(6), do đầu tư mua sắm 
không tính đến nhu cầu và năng lực thực tế của 
người sử dụng công nghệ (tức nhân viên kỹ 
thuật không biết dùng máy). Về lạm dụng kỹ 
thuật cao, thể hiện ở việc các bác sĩ chỉ định xét 
nghiệm, dịch vụ kỹ thuật cao và kê đơn thuốc 
không cần thiết do chạy theo mục tiêu tăng 
nguồn thu từ viện phí trực tiếp cho bệnh viện. 
Ví dụ, có căn bệnh chỉ cần kê ba loại thuốc là 
đủ thì bác sĩ kê năm loại; có căn bệnh cần năm 
xét nghiệm, bác sĩ lại yêu cầu mười Động thái 
này đã đẩy giá thành điều trị lên cao, kết quả là 
bệnh viện có thu nhập nhưng người bệnh thì phải 
gánh chi phí KCB quá nặng, nhiều người không 
có khả năng thanh toán. Đó là chưa kể đến tình 
trạng len vào kẽ hở chính sách để trục lợi của một 
bộ phận cán bộ thiếu y đức, mà tiêu biểu là vụ 
việc lập hồ sơ giả, kê khống 1.168 đơn thuốc để 
“rút ruột” gần 4 tỷ đồng từ Quỹ BHYT tại Bệnh 
viện Chợ Rẫy năm 2009. 
Để khắc phục tình trạng trên, cơ chế chính 
sách của Nhà nước cần phải được tiếp tục đổi 
mới theo các hướng chủ yếu sau: 
- Chuyển từ phương thức chi trả theo phí 
dịch vụ sang thực hiện các phương thức chi trả 
theo định suất và theo trường hợp bệnh (hiện tại 
Hà Nội đã có Bệnh viện Ba Vì và Bệnh viện 
Thanh Nhàn thực hiện phương thức thanh toán 
này). Làm như vậy vừa tạo sự chủ động hơn 
cho các bệnh viện khi điều hành ngân sách, 
nâng cao trách nhiệm của các bên liên quan 
trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn 
kinh phí BHYT; vừa tránh được tình trạng lạm 
dụng chỉ định thuốc và giảm bớt phiền hà cho 
người bệnh khi thanh toán và làm thủ tục xuất, 
nhập viện. 
- Chuyển từ cấp phát ngân sách nhà nước 
cho các cơ sở KCB sang cấp trực tiếp cho 
______ 
(6)  

File đính kèm:

  • pdfsu_dung_dich_vu_y_te_cua_nguoi_ngheo_o_ha_noi.pdf