Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019

Khảo sát tình hình kê đơn glucocorticoid (GC) trên bệnh nhân (BN) ngoại trú tại

Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103 năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu

mô tả hồi cứu các đơn thuốc kê GC cho BN ngoại trú có bảo hiểm y tế (BHYT). Kết quả: Các

bệnh được chỉ định GC: Bệnh về mắt (26,81%), nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên (23,34%),

nhóm bệnh da liễu (19,10%), nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới (13,26%), viêm tai (7,69%),

bệnh miễn dịch - dị ứng (7,16%), viêm khớp (2,38%), viêm phụ khoa (0,26%). Có 9 loại hoạt

chất GC được kê, nhiều nhất là dexamethason (24,94%), betamethason (20,00%),

metylprednisolon (16,94%), fludrocortison (16,47%), prednisolon (11,06%), các GC khác

(10,59%). Đường dùng GC: Nhỏ tra mắt (28,71%), uống (28,00%), bôi ngoài da (25,41%), nhỏ

mũi (10,59%) khí dung (4,24%), nhỏ tai (3,05%), không có đường tiêm. Dạng bào chế GC: Lọ

nhỏ tra (mắt, mũi, tai) là chủ yếu (42,35%), trong đó dung dịch 24,00%, hỗn dịch 18,35%, viên

nén 28,00%, thuốc mỡ bôi ngoài da 25,42%. Số lượng thuốc GC trung bình/đơn 1,13 ± 0,32.

Danh pháp GC: Kê tên generic (6,13%), tên biệt dược gốc (3,29%), tên thương mại (90,58%).

Thời gian dùng GC đường uống: < 7 ngày (71,43%), 7 - 14 ngày (18,49%), 15 - 30 ngày

(10,08%). Các thuốc phối hợp để giảm tác dụng không mong muốn (TDKMM) của GC trên

đường tiêu hóa: Nhóm ức chế bơm proton H+ có tỷ lệ cao nhất (57,46%), tiếp theo là nhóm

thuốc kháng thụ thể H2 (28,73%), thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa (13,81%). Kết luận:

Khảo sát được tình hình kê đơn GC trên BN ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y

103 năm 2019.

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 1

Trang 1

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 2

Trang 2

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 3

Trang 3

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 4

Trang 4

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 5

Trang 5

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 6

Trang 6

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 7

Trang 7

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 8

Trang 8

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 9

Trang 9

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 6561
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019

Khảo sát tình hình kê đơn thuốc glucocorticoid trên bệnh nhân ngoại trú tại khoa khám bệnh bệnh viện quân y 103 năm 2019
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
21 
KHẢO SÁT TÌNH HÌNH KÊ ĐƠN THUỐC GLUCOCORTICOID 
TRÊN BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ TẠI KHOA KHÁM BỆNH 
BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2019 
 Đỗ Thế Khánh1, Trần Thị Bích Ngân1 
 Nguyễn Minh Tuấn1, Nguyễn Trung Hà2 
 Nguyễn Tuấn Quang1, Nguyễn Cẩm Vân1 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Khảo sát tình hình kê đơn glucocorticoid (GC) trên bệnh nhân (BN) ngoại trú tại 
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103 năm 2019. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu 
mô tả hồi cứu các đơn thuốc kê GC cho BN ngoại trú có bảo hiểm y tế (BHYT). Kết quả: Các 
bệnh được chỉ định GC: Bệnh về mắt (26,81%), nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên (23,34%), 
nhóm bệnh da liễu (19,10%), nhóm bệnh viêm đường hô hấp dưới (13,26%), viêm tai (7,69%), 
bệnh miễn dịch - dị ứng (7,16%), viêm khớp (2,38%), viêm phụ khoa (0,26%). Có 9 loại hoạt 
chất GC được kê, nhiều nhất là dexamethason (24,94%), betamethason (20,00%), 
metylprednisolon (16,94%), fludrocortison (16,47%), prednisolon (11,06%), các GC khác 
(10,59%). Đường dùng GC: Nhỏ tra mắt (28,71%), uống (28,00%), bôi ngoài da (25,41%), nhỏ 
mũi (10,59%) khí dung (4,24%), nhỏ tai (3,05%), không có đường tiêm. Dạng bào chế GC: Lọ 
nhỏ tra (mắt, mũi, tai) là chủ yếu (42,35%), trong đó dung dịch 24,00%, hỗn dịch 18,35%, viên 
nén 28,00%, thuốc mỡ bôi ngoài da 25,42%. Số lượng thuốc GC trung bình/đơn 1,13 ± 0,32. 
Danh pháp GC: Kê tên generic (6,13%), tên biệt dược gốc (3,29%), tên thương mại (90,58%). 
Thời gian dùng GC đường uống: < 7 ngày (71,43%), 7 - 14 ngày (18,49%), 15 - 30 ngày 
(10,08%). Các thuốc phối hợp để giảm tác dụng không mong muốn (TDKMM) của GC trên 
đường tiêu hóa: Nhóm ức chế bơm proton H+ có tỷ lệ cao nhất (57,46%), tiếp theo là nhóm 
thuốc kháng thụ thể H2 (28,73%), thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa (13,81%). Kết luận: 
Khảo sát được tình hình kê đơn GC trên BN ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 
103 năm 2019. 
* Từ khóa: Glucocorticoid; Đơn thuốc; Ngoại trú; Bảo hiểm y tế. 
Investigation of Situation of Glucocorticoid Prescription in Outpatients 
at the Department of Examination, Military Hospital 103 in 2019 
Summary 
Objectives: To investigate the situation of glucocorticoid (GC) prescription on outpatients 
at the Department of Examination, Military Hospital 103 in 2019. Subjects and methods: 
A retrospective description on GC prescriptions of health insurance outpatients. Results: GC indications: 
1Viện Đào tạo Dược, Học viện Quân y 
2Khoa Dược, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
Người phản hồi: Đỗ Thế Khánh (dothekhanh79@gmail.com) 
 Ngày nhận bài: 29/12/2020 
 Ngày bài báo được đăng: 15/3/2021 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
22 
Eye diseases (26.81%), upper respiratory tract inflammatory diseases (23.34%), dermatological 
diseases (19.10%), lower respiratory tract inflammatory diseases (13.26%), ear infection (7.69%), 
immune-allergic disease (7.16%), arthritis (2.38%), gynecological inflammation (0.26%). 9 types 
of GC active ingredients were listed, the most common was dexamethason (24.94%), 
betamethason (20.00%), metylprednisolon (16.94%), fludrocortison (16.47%), prednisolon 
(11.06%), others (10.59%). GC administration route: Ophthalmic drops (28.71%), oral (28.00%), 
topical (25.41%), nasal drops (10.59%), nebulizer (4.24%), ear drops (3.05%), no injection route 
was found. GC dosage form: Primary vials (eyes, nose, ears) were mainly (42.35%), in which 
solution 24.00%, suspension 18.35%, tablets 28.00%), ointment for topical prescription 25.42%. 
On average, there were 1.13 ± 0.32 GC drugs in one application. GC nomenclature: Generic 
name (6.13%), original brand name (3.29%), trade name (90.58%). Time to use oral GC: Less 
than 7 days (71.43%), 7 - 14 days (18.49%), 15 - 30 days (10.08%). There were 12 groups of 
non-GC drugs prescribed in combination, the highest was minerals and vitamins (26.61%), 
antiallergic drugs (22.23%), antibiotics (20.25%), respiratory medicine (13.78%), gastrointestinal 
drugs (9.08%), and other drugs (8.05%). Combined drugs to reduce the unwanted effects of GC 
on the gastrointestinal tract: The H+ proton pump inhibitor group accounted for the highest 
proportion (57.46%), followed by the H2 receptor antagonists (28.73%), drugs for the gastrointestinal 
mucosa protection (13.81%). Conclusion: The situation of GC prescribing in outpatients was 
surveyed at the Department of Examination, Military Hospital 103 in 2019. 
* Keywords: Glucocorticoid; Prescription; Outpatient; Health insurance. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Glucocorticoid là nhóm thuốc được sử 
dụng khá phổ biến và đem lại hiệu quả 
cao trong điều trị với tác dụng chống 
viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. 
Tuy nhiên, việc sử dụng GC cũng gây ra 
rất nhiều TDKMM. Vì vậy, việc khảo sát 
sử dụng GC trong điều trị là rất cần thiết. 
Bệnh viện Quân y 103 là bệnh viện đa 
khoa hạng I của Quân đội, có nhiệm vụ 
khám chữa bệnh cho quân nhân cũng 
như nhân dân trên địa bàn đóng quân. 
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu về tình 
hình kê đơn thuốc GC cho BN ngoại trú. 
Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá giúp 
cơ sở khám chữa bệnh nắm bắt các yếu 
tố ảnh hưởng, tình hình kê đơn GC, từ đó 
có phương hướng sử dụng thuốc GC hợp 
lý, an toàn và hiệu quả. Nghiên cứu được 
thực hiện nhằm: Khảo sát tình hình kê 
đơn GC trên BN ngoại trú tại Khoa Khám 
bệnh, Bệnh viện Quân y 103 năm 2019. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
1. Đối tượng nghiên cứu 
Các đơn thuốc có kê đơn GC cho BN 
ngoại trú có BHYT. 
Địa điểm: Khoa Khám bệnh và Khoa 
Dược, Bệnh viện Quân y 103. 
Thời gian: Từ 10/2019 - 6/2020. 
2. Phương pháp nghiên cứu 
 * Thiết kế nghiên cứu: Mô tả hồi cứu. 
* Kỹ thuật chọn mẫu: 
Chọn mẫu ngẫu nhiên, phân tầng các 
đơn thuốc ngoại trú trong 12 tháng (12 tầng) 
của năm 2019. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
23 
Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho quần thể vô hạn: 
 Z 2(1 - α/2) x p x (1 - p) = 1,962 x 0,5 x 0,5 = 385 đơn 
 d2 
 0,052 
S ...  trị của bác sĩ sẽ thiếu chính 
xác vì liều lượng cần tính đến tuổi, cân 
nặng, diện tích bề mặt và khả năng hoàn 
thiện chức năng của các cơ quan trong 
cơ thể. 
Về chẩn đoán bệnh: Còn 31 đơn (8,23%) 
chưa chấp hành đúng quy định do không 
ghi rõ chẩn đoán những bệnh về mắt. 
Việc ghi chẩn đoán không rõ ràng sẽ gây 
nhầm lẫn khi kê đơn và khó khăn cho BN 
khi nắm bắt bệnh của mình, nhất là các 
bệnh về nhãn khoa. 
Chỉ gặp 1/377 đơn khảo sát không có 
chữ ký của bác sĩ. Đây là sai sót nhỏ, có 
thể do quên và cần khắc phục để đơn 
thuốc của BN khi khám lại sẽ có giá trị là 
đơn thuốc cũ. 
- Phần chuyên môn: 
Bảng 4: Tỷ lệ đơn thuốc ghi đầy đủ 
phần chuyên môn. 
Các phần chuyên môn Số lượng (n) 
Tỷ lệ 
(%) 
Tên thuốc 339 89,92 
Hàm lượng/nồng độ, số
lượng/thể tích 377 100,00 
Liều lượng 377 100,00 
Cách dùng (đường dùng, 
thời điểm dùng) 369 97,87 
Lời dặn của bác sĩ 226 59,94 
Về tên thuốc: Có 38 đơn thuốc (10,08%) 
chưa chấp hành đúng quy định do trong 
đơn thuốc có các thuốc có một thành 
phần nhưng không ghi tên hoạt chất 
chính bên cạnh tên thương mại theo 
Thông tư 18/2018/TT-BYT [3]. 
Về lời dặn của bác sĩ: Còn 151 đơn 
thuốc (40,06%) chưa chấp hành đúng 
quy định. Việc ghi lời dặn đầy đủ và cụ 
thể giúp BN tuân thủ điều trị tốt hơn và 
bác sĩ đưa ra cảnh báo với từng BN cụ 
thể. Kết quả này có sự chênh lệch với 
nghiên cứu của Nguyễn Thị Thoại Hằng 
(83,85%) [7]. 
(Bệnh viện cần cập nhật mẫu đơn 
thuốc mới nhất theo Thông tư 18 
(TT/18/2018/TT-BYT), đồng thời bác sĩ 
điều trị cần khắc phục thiếu sót trong việc 
chấp hành quy chế kê đơn ngoại trú) 
* Tình hình kê đơn GC trong điều trị 
ngoại trú: 
- Các bệnh mắc phải được chỉ định GC: 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
26 
Bảng 5: Các bệnh mắc phải được chỉ định GC theo Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD-10). 
Bệnh mắc phải Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 
Bệnh về mắt (khô mắt, viêm bờ mi, chắp mi, đục thủy tinh thể...): 
H0 - H59 101 26,81 
Bệnh về đường hô hấp trên (viêm họng cấp/mạn, viêm mũi, 
viêm xoang cấp/mạn): J00 - J06 88 23,34 
Da liễu (mày đay cấp/mạn, eczema, viêm da cơ địa, chàm...): 
L00 - L99 72 19,10 
Viêm phổi (đợt cấp COPD, tràn dịch màng phổi, giãn phế quản, 
viêm phế quản cấp/mạn): J09 - J18 50 13,26 
Viêm tai giữa: H65 - H75 29 7,69 
Miễn dịch - dị ứng: D50 - D89 27 7,16 
Viêm khớp (viêm khớp thái dương hàm, viêm thoái hóa khớp gối...): 
M00 - M25 09 2,38 
Viêm phụ khoa: N70 - N77 01 0,26 
Tổng 377 100,00 
- Số thuốc trung bình/đơn thuốc: 
Bảng 6: Số thuốc trung bình/đơn thuốc. 
Số thuốc kê/đơn thuốc Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tổng số thuốc 
1 06 1,59 06 
2 30 7,96 60 
3 98 25,99 294 
4 151 40,05 604 
5 73 19,36 365 
6 09 2,39 54 
7 05 1,33 35 
8 03 0,80 24 
9 02 0,53 18 
≥ 10 0 0,00 0 
Tổng 377 100,00 1.460 
Số thuốc trung bình/đơn thuốc: 
Số thuốc trung bình/đơn là một chỉ số kê đơn nhằm đánh giá việc thực hiện kê đơn 
của bác sĩ tại các cơ sở y tế và mức độ sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. 
Tổng số lượt kê 
Tổng số đơn thuốc 
1460 
377 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
27 
Số thuốc trung bình trong/đơn là một 
chỉ số kê đơn nhằm đánh giá việc thực 
hiện kê đơn của bác sĩ tại các cơ sở y tế 
và mức độ sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. 
Thực tế, việc kê đơn có số lượng 
thuốc bao nhiêu phụ thuộc vào tình trạng 
bệnh và phác đồ điều trị của bác sĩ. Đặc 
biệt, việc phối hợp sử dụng thuốc sẽ làm 
tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian điều 
trị và TDKMM. Tác dụng chính của thuốc 
GC là chống viêm, chống dị ứng, ức chế 
miễn dịch nên hầu hết các bệnh có sử 
dụng thuốc GC đều phải phối hợp với các 
nhóm thuốc khác như kháng sinh, 
vitamin, thuốc giảm TDKMM trên đường 
tiêu hóa Do đó, số thuốc trung bình/đơn 
(3,9 thuốc) là hợp lý và nằm trong giới 
hạn an toàn theo khuyến cáo của Bộ Y tế 
(5 thuốc) [6]. 
- Số thuốc GC trung bình/đơn thuốc: 
Bảng 7: Số thuốc GC trung bình/đơn 
thuốc. 
Số thuốc 
GC/đơn thuốc 
Số lượng 
(n) 
Tỷ lệ 
(%) 
1 330 87,53 
2 46 12,20 
3 01 0,27 
> 3 0 0,00 
Tổng 377 100,00 
Số thuốc corticoid trung bình/đơn là: 
Các đơn chỉ sử dụng 1 thuốc GC 
chiếm tỷ lệ cao (87,53%). Số thuốc GC 
trung bình/đơn thuốc là 1,13. 
- Các thuốc GC được kê: 
Bảng 8: Các thuốc GC được kê. 
Hoạt chất Số lượt (n) Tỷ lệ (%) 
Dexamethason 106 24,94 
Betamethason 85 20,00 
Methyl prednisolon 72 16,94 
Fludrocortison 70 16,47 
Prednisolon 47 11,06 
Fluocinolon acetonid 20 4,71 
Fluticason propionat 18 4,24 
Flumetholon 04 0,94 
Clobetasol butyrat 03 0,71 
Tổng 425 100,00 
Kết quả cho thấy các thuốc GC được 
dùng khá phong phú về cả tên thuốc và 
đường dùng. Trong đó, hoạt chất được 
sử dụng nhiều nhất là dexamethason 
(24,94%) với đường dùng chủ yếu là nhỏ 
mắt, mũi, tai. Điều này phù hợp với tỷ lệ 
mắc bệnh về mắt và bệnh đường hô hấp 
trên là nhiều nhất (bảng 4). Betamethason 
chiếm 20,00% với đường dùng chủ yếu 
bôi ngoài, được dùng trong các bệnh da 
liễu. Methylprednisolon chiếm 16,94%, 
các hoạt chất fludrocortison, prednisolon, 
fluocinolon, fluticason, flumetholon, clobetasol 
chiếm tỷ lệ thấp hơn. 
- Đường dùng của GC được kê (n = 425): 
Nhỏ mắt: 122 lượt (28,71%); đường uống: 
119 lượt (28,00%); bôi ngoài da: 108 lượt 
(25,41%); nhỏ mũi: 45 lượt (10,59%); 
khí dung: 18 lượt (4,24%); nhỏ tai: 13 lượt 
(3,05%). 
Qua khảo sát, đường tra mắt chiếm tỷ 
lệ cao nhất (28,71%), phù hợp với tỷ lệ 
bệnh về mắt chiếm cao nhất (bảng 5). 
Đường uống chiếm 28,00%, được dùng 
trong các bệnh lý về viêm (tại chỗ, toàn thân). 
Tổng số thuốc corticoid 
Tổng số đơn khảo sát 
425 
377 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
28 
Đường nhỏ tai chiếm tỷ lệ thấp nhất 
(3,05%), phù hợp tỷ lệ mắc các bệnh lý 
về tai (bảng 5). 
Ngoài ra, đối với đơn BHYT ngoại trú, 
100% đơn thuốc không có đường tiêm do 
không thể chắc chắn có người đủ trình độ 
chuyên môn để tiêm cho BN tại nhà; 
không có nhân viên y tế theo dõi quá trình 
phản ứng bệnh sau tiêm (nếu có) để xử lý 
kịp thời và nhiều tác dụng phụ tại chỗ nên 
không được bác sĩ kê đơn. 
- Dạng bào chế của thuốc GC được kê 
(n = 425): Thuốc nhỏ mắt: 122 lượt 
(28,71%); viên nén: 119 lượt (28,00%); 
thuốc mỡ: 83 lượt (19,53%); thuốc nhỏ 
mũi: 45 lượt (10,59%); dạng kem: 18 lượt 
(4,24%); khí dung: 18 lượt (4,24%); thuốc 
nhỏ tai: 13 lượt (3,05%); gel: 7 lượt (1,65%). 
Dạng thuốc nhỏ mắt chiếm tỷ lệ cao 
nhất (28,71%), tiếp theo là dạng viên nén 
(28,00%). Dạng thuốc mỡ, kem và gel 
đều dùng bôi ngoài da, trong đó dạng 
thuốc mỡ chiếm tỷ lệ cao hơn (19,53%). 
Dạng khí dung chiếm tỷ lệ thấp nhất 
(4,24%), phù hợp với BN ngoại trú, vì hầu 
hết trường hợp được kê đơn dạng khí 
dung đều là bệnh phổi tắc nghẽn mạn 
tính đợt cấp nhẹ, không cần nhập viện, 
nếu mức độ trung bình trở lên cần nhập 
viện để theo dõi. 
- Kê đơn GC theo danh pháp (n = 425): 
Tên generic: 26 lượt (6,13%); tên biệt 
dược gốc: 14 lượt (3,29%); tên thương 
mại: 385 lượt (90,58%). 
Các thuốc được tra cứu theo Công bố 
Danh mục Biệt dược gốc của Bộ Y tế [1]. 
Tỷ lệ thuốc kê theo tên generic còn khá 
thấp, đây là các thuốc mang tên của hoạt 
chất, có giá thành rẻ hơn nhiều so với 
biệt dược gốc và thuốc mang tên thương 
mại. Việc sử dụng các thuốc genenic thay 
thế biệt dược gốc sẽ làm giảm chi phí 
mua thuốc của Bệnh viện, giảm gánh 
nặng cho nguồn ngân sách y tế cũng như 
chi phí cho BN. 
- Thời gian điều trị GC: 
Theo kết quả khảo sát, các thuốc GC 
dùng ngoài đều không được ghi cụ thể 
thời gian sử dụng, vì vậy chỉ xem xét thời 
gian điều trị của BN được kê đơn GC 
đường uống. 
Bảng 9: Thời gian điều trị GC đường uống. 
Số ngày Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 
< 7 85 71,43 
7 - 14 22 18,49 
15 - 30 12 10,08 
Tổng 119 100,00 
Thời gian dùng thuốc GC < 7 ngày 
chiếm tỷ lệ cao nhất (71,43%). Các bệnh 
dùng GC thời gian dài từ 15 - 30 ngày 
đều là các bệnh mạn tính liên quan đến 
đáp ứng miễn dịch của cơ thể như viêm 
xơ tuyến vú 2 bên, xơ cứng bì, lupus ban 
đỏ, basedow bướu giáp lan tỏa, viêm 
khớp dạng thấp kèm suy tuyến thượng 
thận hoặc hội chứng Cushing, bệnh da 
bóng nước tự miễn (Pemphigus vulgaris)... 
Đối với đường dùng ngoài như nhỏ 
mắt, mũi, tai, bôi ngoài, số ngày dùng 
không xác định do không được ghi chi tiết 
trong đơn. Đây là điều cần chú ý trong 
việc chấp hành quy chế kê đơn vì trong 
quá trình sử dụng thuốc nếu BN không 
nắm rõ số ngày dùng cụ thể có thể dẫn 
đến việc sử dụng sai, làm tăng TDKMM 
của thuốc. 
- Các thuốc phối hợp cùng GC: 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
29 
Bảng 10: Các thuốc phối hợp cùng GC (theo thứ tự giảm dần và theo Thông tư 
30/2018/TT-BYT của Bộ Y tế). 
Nhóm thuốc Số lượt (n) Tỷ lệ (%) 
Khoáng chất và vitamin 255 26,61 
Thuốc chống dị ứng 213 22,23 
Thuốc chống nhiễm khuẩn 193 20,25 
Thuốc đường hô hấp 132 13,78 
Thuốc đường tiêu hóa 87 9,08 
Thuốc trị ký sinh trùng, kháng virus, kháng nấm 40 4,18 
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm không steroid, 
thuốc điều trị các bệnh xương khớp 14 1,46 
Thuốc an thần 11 1,15 
Thuốc tim mạch 05 0,52 
Thuốc ức chế sự phát triển của một số tế bào, thuốc 
hormon tuyến giáp, thuốc hạ nhãn áp 05 0,52 
Thuốc tiểu đường 02 0,21 
Thuốc lợi tiểu 01 0,10 
Tổng 958 100,00 
Có 12 nhóm thuốc được phối hợp cùng GC trong đơn điều trị. Trong đó, nhóm thuốc 
có tỷ lệ kê đơn cao là khoáng chất và vitamin (26,61%), thuốc chống dị ứng (22,23%), 
thuốc chống nhiễm khuẩn (20,25%), thuốc đường hô hấp (13,78%). Các nhóm thuốc 
có tỷ lệ thấp là thuốc tim mạch (0,52%), thuốc lợi tiểu (0,10%). 
Nhóm khoáng chất và vitamin được phối hợp nhiều nhất để nâng cao thể trạng cơ 
thể. Đáng chú ý, có 9,08% là thuốc giảm tác dụng phụ GC (thuốc bảo vệ đường tiêu 
hóa). Các thuốc phối hợp khác đều liên quan đến các bệnh mắc kèm như thiểu năng 
tuần hoàn não, thiếu máu do sắt, u kết mạc nhãn cầu, vôi hóa màng phổi trái... 
- Các thuốc phối hợp để giảm tác dụng phụ của GC trên đường tiêu hóa: Một trong 
những tác dụng phụ hay gặp nhất của GC đường uống là gây loét đường tiêu hóa. 
Vì vậy, trong các đơn thuốc có kê GC đường uống (119 BN), bác sĩ thường kê thêm 
thuốc bảo vệ đường tiêu hóa để giảm tác dụng phụ của GC. 
Bảng 11: Các thuốc phối hợp để giảm tác dụng phụ của GC trên đường tiêu hóa. 
Nhóm thuốc Tên thuốc Số lượt (n) Tỷ lệ (%) 
Thuốc kháng thụ thể H2 Nizatidin 25 28,73 
Omeprazol 30 34,48 
Thuốc ức chế bơm proton 
Esomeprazol 20 22,98 
Thuốc bảo vệ niêm mạc Sucralfat 12 13,81 
Tổng 87 100,00 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
30 
87/119 trường hợp được kê thuốc 
chống loét đường tiêu hóa. Có 3 nhóm 
thuốc được sử dụng là thuốc kháng thụ 
thể H2, thuốc ức chế bơm proton H+ và 
thuốc bảo vệ niêm mạc đường tiêu hóa. 
Trong đó, phổ biến nhất là nhóm ức chế 
H+/K+ ATPase (omeprazol chiếm 34,48%; 
esomeprazol chiếm 22,98%). Thuốc kháng 
thụ thể H2 (nizatidin chiếm 28,73%) và thuốc 
bảo vệ niêm mạc dạ dày chiếm 13,81%. 
Kết quả này tương đồng với nghiên cứu 
của Bùi Đức Thành tại Bệnh viện Đa khoa 
huyện Cẩm Giàng, Hải Dương: Nhóm ức 
chế H+/K+ ATPase chiếm tỷ lệ cao nhất 
với omeprazol chiếm 42,9% [4]. 
32/119 trường hợp (26,89%) không kê 
thuốc bảo vệ đường tiêu hóa kèm theo 
khi kê đơn GC đường uống. Mặc dù trong 
các đơn thuốc có kê GC đường uống, 
bác sĩ đều ghi lời dặn uống thuốc sau khi 
ăn hoặc nếu đau bụng thì dừng thuốc. 
Tuy nhiên, khi dùng GC đường uống nếu 
không sử dụng phối hợp các thuốc bảo 
vệ đường tiêu hóa thì rất dễ xảy ra nhiều 
TDKMM cho người bệnh. 
KẾT LUẬN 
Kết quả khảo sát tình hình kê đơn GC 
trên BN ngoại trú tại Khoa Khám bệnh, 
Bệnh viện Quân y 103 năm 2019: 
- Chấp hành quy chế kê đơn: Các đơn 
thuốc được kê cơ bản chấp hành quy 
định về kê đơn thuốc cho BN điều trị 
ngoại trú, nội dung ghi đầy đủ, rõ ràng, 
phần thủ tục hành chính gồm địa chỉ của 
BN, ngày tháng năm kê đơn. Tuy nhiên, 
việc ghi rõ ràng họ tên, chữ ký của bác sĩ 
kê đơn, ghi rõ tên thuốc còn chưa đầy đủ. 
Đặc biệt, còn 40,06% đơn chưa chấp 
hành đúng quy định kê đơn thuốc, cụ thể 
là còn thiếu lời dặn của bác sĩ. 
- Kê đơn hợp lý, an toàn: Việc kê đơn 
cơ bản đảm bảo ghi đầy đủ phần chuyên 
môn và sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, 
hiệu quả, phù hợp với các mặt bệnh sử 
dụng GC: Về các hoạt chất, dạng bào 
chế, đường dùng, số thuốc trung 
bình/đơn thuốc, số thuốc GC trung 
bình/đơn thuốc, danh pháp thuốc kê đơn, 
thời gian dùng thuốc GC, các nhóm thuốc 
không phải GC được phối hợp kê trong 
đơn, các thuốc phối hợp để giảm TDKMM 
của GC trên đường tiêu hóa. Tuy nhiên, 
còn 32/119 đơn (26,89%) không kê thuốc 
bảo vệ đường tiêu hóa kèm theo khi kê 
đơn GC dùng đường uống. 
KIẾN NGHỊ 
Việc kê đơn GC trên BN ngoại trú tại 
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103 
cần ghi đầy đủ địa chỉ của BN, ngày, 
tháng, năm kê đơn, họ tên, chữ ký của 
bác sĩ, ghi rõ tên thuốc, đặc biêt là lời dặn 
trên đơn thuốc cho BN, đồng thời bổ sung 
đầy đủ thuốc bảo vệ niêm mạc đường 
tiêu hóa trong trường hợp kê đơn GC 
dùng đường uống để đảm bảo việc kê 
đơn GC hợp lý, an toàn và hiệu quả. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD-10). 
2. Bộ Y tế. Quyết định Công bố danh mục 
Thuốc biệt dược gốc (QĐ-BYT số 1465 ngày 
30/3/2020). 2020. 
T¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 4-2021 
31 
3. Bộ Y tế. Quy định về đơn thuốc và việc 
kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong 
điều trị ngoại trú theo Thông tư 52/2017/TT-
BYT. 2017. 
4. Bộ Y tế. Thông tư 18/2018/TT-BYT sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 
52/2017/TT-BYT. 2018. 
5. Bộ Y tế. Hướng dẫn sử dụng thuốc an 
toàn hợp lý. NXB Y học 2005. 
6. Bùi Đức Thành. Khảo sát tình hình sử 
dụng thuốc corticoid tại Bệnh viện Đa khoa 
huyện Cẩm Giàng, Hải Dương. Luận văn 
Dược sĩ Chuyên khoa Cấp I. Trường Đại học 
Dược Hà Nội 2014. 
7. Nguyễn Thị Thoại Hằng. Khảo sát tình 
hình kê đơn thuốc NSAID cho BN ngoại trú tại 
Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Quân y 103 năm 
2018. Khóa luận Tốt nghiệp Dược sĩ Đại học. 
Học viện Quân y 2019. 

File đính kèm:

  • pdfkhao_sat_tinh_hinh_ke_don_thuoc_glucocorticoid_tren_benh_nha.pdf