Soạn thảo văn bản hợp đồng

I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC:

1. Khái niệm:

Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia được ký bằng văn bản về một việc nhất định nào đó theo các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật.

2. Các nguyên tắc hợp đồng:

Hợp đồng có nhiều loại khác nhau như: hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, Trong mỗi loại lại có hợp đồng về 1 sự vụ. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Các hợp đồng phải tuân theo các quy định của pháp luật.

- Các bên tham gia hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, cùng có lợi về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng.

- Hiệu lực của hợp đồng được thực hiện theo quy định trong hợp đồng, nếu có sự thay đổi phải có sự đồng ý của các bên tham gia.

- Hợp đồng phải có tính thực thi, nghĩa là phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các bên tham gia ký hơp đồng.

 

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 1

Trang 1

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 2

Trang 2

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 3

Trang 3

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 4

Trang 4

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 5

Trang 5

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 6

Trang 6

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 7

Trang 7

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 8

Trang 8

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 9

Trang 9

Soạn thảo văn bản hợp đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 12 trang viethung 7500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Soạn thảo văn bản hợp đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Soạn thảo văn bản hợp đồng

Soạn thảo văn bản hợp đồng
SOẠN THẢO VĂN BẢN HỢP ĐỒNG
I. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC:
1. Khái niệm:
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên tham gia được ký bằng văn bản về một việc nhất định nào đó theo các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật.
2. Các nguyên tắc hợp đồng:
Hợp đồng có nhiều loại khác nhau như: hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, hợp đồng lao động, Trong mỗi loại lại có hợp đồng về 1 sự vụ. Vì vậy, khi soạn thảo hợp đồng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Các hợp đồng phải tuân theo các quy định của pháp luật.
- Các bên tham gia hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, cùng có lợi về quyền và nghĩa vụ của hợp đồng.
- Hiệu lực của hợp đồng được thực hiện theo quy định trong hợp đồng, nếu có sự thay đổi phải có sự đồng ý của các bên tham gia.
- Hợp đồng phải có tính thực thi, nghĩa là phải phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các bên tham gia ký hơp đồng.
II. CÁC LOẠI VĂN BẢN HỢP ĐỒNG
1. Hợp đồng dân sự 
1.1. Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
- Nguyên tắc ký hợp đồng:
 + Tự do ký kết hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
 + Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
- Nguyên tắc thực hiện hợp đồng: Việc thực hiện hợp đồng dân sự phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:
 + Trung thực, hợp tắc tin cậy lẫn nhau.
 + Đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng lượng, thời hạn. Phương thức hợp đồng.
 + Không xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng. Quyền và lợi ích hợp pháp cùa người khác.
1.2. Hợp đồng dân sự thông dụng gồm có các loại 
 - Hợp đồng mua bán tài sản
 - Hợp đồng trao đổi tài sản
 - Hợp đồng vay tài sản
 - Hợp đồng thuê tài sản
 - Hợp đồng mượn tài sản
 - Hợp đồng dịch vụ 
 - Hợp đồng vận chuyển
 - Hợp đồng gia công 
 - Hợp đồng gửi, giữ tài sản
 - Hợp đồng bảo hiểm
 - Hợp đồng ủy quyền
 - Hợp đồng hứa thưởng và thi có giải
2. Hợp đồng lao động
2.1. Khái niệm: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
2.2. Các loại hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động được giao kết theo các loại sau:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một đến ba năm
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn duới một năm.
3. Hợp đồng kinh tế
3.1. Khái niệm: Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
3.2. Các loại hợp đồng kinh tế
 Căn cứ vào nội dung cụ thể của cá quan hệ kinh tế, hợp đồng kinh tế thường có các loại sau:
Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa
Hợp đồng mua bán ngoại thương
Hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu
Hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
Hợp đồng nghiên cứu khoa học – triển khai kỹ thuật
Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng liên doanh, liên kết
III. PHƯƠNG PHÁP SOẠN THẢO VĂN BẢN HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
 Dù Hợp đồng lao động ký với dạng thức nào (có thời hạn hoặc không có thời hạn) thì nội dung của văn bản hợp đồng cũng gồm có 2 phần;
Phần thể thức gồm có: Quốc hiệu, tên văn bản, số kí hiệu của văn bản, ngày tháng năm văn bản, chữ ký của người hoặc đại diện của mỗi bên tha gia và dấu của mỗi bên (nếu có).
Phần nội dung các cam kết gồm các yếu tố sau:
lý lịch của mỗi bên: Cụ thể: tên, năm sinh, quốc tịch, chức vụ, đại diện cho cơ quan, doanh nghiệp (bên sử dụng lao động) người lao động, ngoài các thông tin trên cần có thêm về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, nơi cư trú, số giấy chứng minh thư nhân dân hoặc sổ lao động.
Nội dung các điều cam kết được diễn ra dưới dạng các điều kiện với các nội dung cụ thể như sau:
-Người lao động có làm việc cho ai, theo hình thức hợp đồng nào, ở đâu, thời gian thử việc, phương tiện đi lại để làm việc; Cương vị đảm nhiệm, mức lương chính, phụ cấp ( nếu có) – toàn bộ nội dung trên được diễn ddtj trong 1 điều.
-Người lao động làm việc theo chế độ thời gian bình thường hay đặc biệt, được hưởng lương hàng năm bao nhiêu ngày, được cấp phát những thiết bị lao động gì để làm việc và có chịu trách nhiệm khi những dụng cụ đó bị thất lạc hư hỏng, được trang bị bảo hộ khi làm việc (1 điều).
-Người lao động chịu sự điều hành trực tiếp trong cong việc của ai, ngoài ra khi cần phải làm theo sự điều hành của ai (1 điều).
-Người lao động có nghĩa vụ và quyền hạn gì (1 hoặc 2 điều).
-Người hoặc cơ quan sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền hạn gì (1 đến 2 điều).
-Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, số lượng bản hợp đồng, do ai giữ, địa điểm lập hợp đồng.
Mẫu hợp đồng lao động
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
                                                         _______________         
            Ngày:....................... 
HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Chúng tôi, một bên là:...................................................................................... 
Chức vụ: Tổng giám đốc
Quốc tịch: Việt Nam
CMND số:.......................................................................................... 
Đại diện cho:....................................................................................... 
Địa chỉ:................................................................................................ 
Diện thoại:........................................... Fax:......................................... 
Và một bên là:................................................................................................. 
Sinh ngày:
Nơi cư trú:........................................................................................... 
Nghề nghiệp:....................................................................................... 
Hộ chiếu số:........................................................................................ 
Cùng thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động và cam kết làm đúng theo những điều khoản sau đây:
Điều 1: Ông................................................ làm cho.................................................   theo loại hợp đồng lao động với thời hạn xác định từ ngày..................................... đến ngày................... tại số................... ,TP.HCM, với các nhiệm vụ sau:
Điều 2: Giờ làm việc thông thường là 8 giờ/ ngày. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được cấp phát theo nhu cầu công việc.
Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 3: Nghĩa vụ, quyền hạn và các quyền lợi của người lao động.
3.1. Nghĩa vụ:
- Trong công việc, chịu sự điều hành trực tiếp của............................................ - Tổng giám đốc.
- Hoàn thành những công việc đã cam kết trong hợp đồng lao động: Chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động và nội quy của đơn vị.
3.2. Quyền: Người lao động có quyền đề xuất, khiếu nại với một cơ quan thứ ba để thay đổi, tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của Pháp luật hiện hành.
3.3. Tiền lương và quyền lợi:
- Mức lương cơ bản của người lao động là:................................................ / tháng và được trả  lần vào ngày     của mỗi tháng.
- Công ty cung cấp các thiết bị an toàn lao động theo yêu cầu của công việc.
- Số ngày nghỉ hàng năm được hưởng lương (nghỉ phép, lễ, việc riêng) không được quá 20 ngày.
- Được hưởng các phúc lợi gồm:
            ....................................................................................................................... 
- Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Điều 4: Người sử dụng lao động có nghĩa vụ và quyền hạn sau:
4.1. Nghĩa vụ:
Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo hợp đồng đã ký. Thanh toán đầy đủ và dứt điểm các chế độ và quyền lợi của người lao động.
4.2. Quyền hạn:
Có quyền chuyển tạm thời người từ ngày.......................... 
Điều 6:
Hợp đồng này làm thành lao động, ngừng việc, thay đổi, tạm thời chấm dứt hợp đồng lao động và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Điều 5: Điều khoản chung:
Bản hợp đồng này có hiệu lực 02 bản.
Một bản do người sử dụng lao động giữ.
Một bản do người lao động giữ.
Làm tại........................................................................ 
            Người lao động                                                            Người sử dụng lao động
Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
Số:     /HĐMB
- Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành của các cấp, các ngành.
- Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).
Hôm nay, ngày......... tháng........ năm............ 
Tại địa điểm:................................................................................................................ 
Chúng tôi gồm:
Bên A
- Tên doanh nghiệp:..................................................................................................... 
- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................... 
- Điện thoại:............................. Telex:..................................... Fax:.............................. 
- Tài khoản số:................................. Mở tại ngân hàng:.............................................. 
- Đại diện là:..................................... Chức vụ:........................................................... 
- Giấy ủy quyền số:........................... (nếu có).
Viết ngày....... tháng........ năm......... . Do............................ chức vụ.................... ký.
Bên B
- Tên doanh nghiệp:..................................................................................................... 
- Địa chỉ trụ sở chính:................................................................................................... 
- Điện thoại:............................. Telex:..................................... Fax:.............................. 
- Tài khoản số:................................. Mở tại ngân hàng:.............................................. 
- Đại diện là:..................................... Chức vụ:........................................................... 
- Giấy ủy quyền số:........................... (nếu có).
Viết ngày....... tháng........ năm......... . Do............................ chức vụ.................... ký.
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch:
1.      Bên A bán cho bên B:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính 
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền 
Ghi chú 
Cộng.
Tổng giá trị(bằng chữ):.
2.      Bên B bán cho bên A:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính 
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền 
Ghi chú 
Cộng.
Tổng giá trị(bằng chữ):.
Điều 2: Giá cả:
Đơn giá mặt hàng trên là giá................................... (theo văn bản............................... (nếu có) của      ).
Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa:
1. Chất lượng mặt hàng......................................................... được quy định theo.
2. 
3. 
Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu:
1. Bao bì làm bằng:...................................................................................................... 
2. Quy cách bao bì:................................ cỡ........................ kích thước:....................... 
3. Cách đóng gói:
Trọng lượng cả bì:
Trọng lượng tịnh:
Điều 5: Phương thức giao nhận:
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Thời gian
Địa điểm
Bốc dỡ
Vận chuyển
Ghi chú
2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
STT
Tên hàng
Đơn vị tính
Số lượng
Thời gian
Địa điểm
Bốc dỡ
Vận chuyển
Ghi chú
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên........................ chịu.
4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc...................................... ).
5. Qui định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là đồng/ ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.
6. Khi mua hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, qui cách hàng hóa tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v thì lập biên bản tại chỗ yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở về nhập kho mới phát hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian (Vina control) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì coi như đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng người nhận phải có đủ:
            - Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
            - Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
            - Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa:
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng................ cho bên mua trong thời gian là:.......................................................................... tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).
Điều 7: Phương thức thanh toán:
1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức.................................................... trong thời gian            .
2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức.................................................... trong thời gian            .
Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)
Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.
Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng:
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới... % giá trị phần hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12 %).
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng:
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần):
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng:
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày........................... đến ngày.................... 
Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên        có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian, địa điểm họp thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành............... bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ............. bản, gửi cơ quan           bản (nếu cần) .
            ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                   ĐẠI DIỆN BÊN B
            Chức vụ:                                                                                 Chức vụ:
                    Ký tên                                                                                          Ký tên
                (Đóng dấu)                                                                                   (Đóng dấu)

File đính kèm:

  • docsoan_thao_van_ban_hop_dong.doc