Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm

Khi xã hội phát triển thì nhu cầu mở rộng giao lưu, quan hệ, ,hợp tác quốc tế

ngày càng mạnh mẽ thi việc học tiếng Anh được coi là nhiệm vụ bắt buộc. Tiếng

Anh được coi như là một chìa khoá để mở các cánh cửa giao lưu,hợp tác quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh, bộ Giáo Dục và

Đào tạo đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy ở các trường phổ thông, từ bậc mầm

non,tiểu học(khuyến khích) đến bắt buộc ở các bậc phổ thông và đại học. Đổi mới

phương pháp dạy và học là một vấn đề nóng hổi luôn được không chỉ nghành giáo

dục mà toàn xã hội quan tâm. Nhưng đổi mới như thế nào cho hiệu quả và phù hợp

với đối tượng học sinh là điều mà mỗi giáo viên chúng tôi luôn trăn trở.

Ngay từ những năm đầu bước chân vào nghề và được phân công giảng

dạy khối lớp 6, khi cầm trên tay cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6 và tiếp

xúc với học sinh lớp 6, tôi bắt đầu tự hỏi mình rằng liệu việc chỉ dạy học sinh từ

mới, mẫu câu, rèn luyện bốn kĩ năng; nghe, nói, đọc, viết, đã là đủ với các em?

Tôi thì cho là chưa đủ nếu chỉ dừng lại ở những vấn đề đó. Bởi lẽ các em học

sinh lớp 6 đang ở lứa tuổi rất hiếu động, sôi nổi, tò mò, thích khám phá tìm hiểu

những điều mới lạ và thế giới xung quanh nhưng cũng còn rất non nớt, bỡ ngỡ

với phương pháp và cách học trên bậc học THCS.

Trong quá trình dạy học, đánh giá là một khâu cực kì quan trọng thể hiện kết

quả của cả một quá trình dạy và học lâu dài, đánh giá là một bộ phận không thể

tách rời của quá trình dạy học. Đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sẽ

là cơ sở đưa ra những quyết định hợp lí trong quá trình dạy học nói riêng và quá

trình giáo dục và đào tạo nói chung

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang minhkhanh 03/01/2022 4201
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua các dạng bài tập trắc nghiệm
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
1/25
MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................ 2 
PHẦN THỨ HAI:GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..................................................... 5 
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN. ..................................................................................... 5 
2.2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ. ......................................................................... 5 
2.3. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH. .............................................................. 6 
2.4. Loại câu ghép đôi (Matching). .................................................................. 8 
2.4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. .......................................... 20 
PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN ....................................................................... 22 
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ........................................................................ 24 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 25 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
2/25
PHẦN THỨ NHẤT: 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Khi xã hội phát triển thì nhu cầu mở rộng giao lưu, quan hệ, ,hợp tác quốc tế 
ngày càng mạnh mẽ thi việc học tiếng Anh được coi là nhiệm vụ bắt buộc. Tiếng 
Anh được coi như là một chìa khoá để mở các cánh cửa giao lưu,hợp tác quốc tế. 
Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học tiếng Anh, bộ Giáo Dục và 
Đào tạo đã đưa tiếng Anh vào giảng dạy ở các trường phổ thông, từ bậc mầm 
non,tiểu học(khuyến khích) đến bắt buộc ở các bậc phổ thông và đại học. Đổi mới 
phương pháp dạy và học là một vấn đề nóng hổi luôn được không chỉ nghành giáo 
dục mà toàn xã hội quan tâm. Nhưng đổi mới như thế nào cho hiệu quả và phù hợp 
với đối tượng học sinh là điều mà mỗi giáo viên chúng tôi luôn trăn trở. 
Ngay từ những năm đầu bước chân vào nghề và được phân công giảng 
dạy khối lớp 6, khi cầm trên tay cuốn sách giáo khoa Tiếng Anh lớp 6 và tiếp 
xúc với học sinh lớp 6, tôi bắt đầu tự hỏi mình rằng liệu việc chỉ dạy học sinh từ 
mới, mẫu câu, rèn luyện bốn kĩ năng; nghe, nói, đọc, viết, đã là đủ với các em? 
Tôi thì cho là chưa đủ nếu chỉ dừng lại ở những vấn đề đó. Bởi lẽ các em học 
sinh lớp 6 đang ở lứa tuổi rất hiếu động, sôi nổi, tò mò, thích khám phá tìm hiểu 
những điều mới lạ và thế giới xung quanh nhưng cũng còn rất non nớt, bỡ ngỡ 
với phương pháp và cách học trên bậc học THCS. 
Trong quá trình dạy học, đánh giá là một khâu cực kì quan trọng thể hiện kết 
quả của cả một quá trình dạy và học lâu dài, đánh giá là một bộ phận không thể 
tách rời của quá trình dạy học. Đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh sẽ 
là cơ sở đưa ra những quyết định hợp lí trong quá trình dạy học nói riêng và quá 
trình giáo dục và đào tạo nói chung. 
Phương pháp dạy và học tiếng Anh có rất nhiều đổi mới theo xu hướng 
tiến bộ của thế giới. Một trong những đổi mới đó là kiểm tra bằng bài tập trắc 
nghiệm, vì trong thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức cụ thể, đi 
vào những khía cạnh khác nhau của một kiến thức, chống lại khuynh hướng học 
tủ, học lệch do phạm vi của bài tập trắc nghiệm là khá rộng. Sử dụng trắc 
nghiệm đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, gây được tính hứng thú và tính 
tích cực học tập của học sinh, học sinh có thể tự đánh giá bài làm của mình và 
tham gia đánh giá bài làm của bạn. 
Trắc nghiệm rèn luyện cho học sinh khả năng phản xạ nhanh, quyết định 
dứt khoát bởi bài tập trắc nghiệm luôn được giáo viên chuẩn bị ở nhà từ trước, 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
3/25
học sinh không phải ghi chép nhiều.... nên thời gian dành cho dạng bài tập này 
thường không nhiều. 
Thực tế cho thấy hệ thống giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay, mặc dù 
mục tiêu giao dục đã thay đổi do yêu cầu của xã hội, phương pháp dạy học đã 
được nâng cao, nhưng cách thức và công cụ đánh giá kết quả học tập của học 
sinh chưa được cải tiến cho phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới. Khi cuốn 
sách giáo khoa mới được đưa vào trong nhà trường trung học cơ sở cùng với 
những thay đổi trong phương pháp dạy học thì loại bài tập trắc nghiệm cũng 
được sử dụng nhiều hơn. Trong một công văn của Sở GD & ĐT Hà Nội hướng 
dẫn công tác chuyên môn của bộ môn Tiếng Anh cấp THCS có yêu cầu giáo 
viên cần “cải tiến nội dung các bài kiểm tra bằng cách có thể đưa thêm các hình 
thức trắc nghiệm tự luận, trắc nghiệm khách quan.” Điều đó khẳng định giá trị 
của việc đánh giá bằng loại bài tập trắc nghiệm đã được quan tâm. 
Một điều hiển nhiên là, không có một biện pháp đánh giá nào lại không 
tồn tại những điểm yếu của nó. Cho nên sự lựa chọn, xây dựng và sử dụng 
chúng như thế nào cho phù hợp với đối tượng học sinh của mình, trong một 
hoàn cảnh dạy học cụ thể, để tận dụng được những ưu điểm của nó và đem lại 
hiệu quả cao trong việc đánh giá việc học tập của học sinh, mà qua đó người 
giáo viên có thể rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy của mình chính là điều tôi 
luôn trăn trở, quan tâm. 
Trong phạm vi của bài viết này tôi cũng chỉ mong muốn đưa ra một số ý 
kiến nhằm trao đổi, xây dựng bộ môn Tiếng Anh ngày càng vững mạnh, phát 
huy được vị thế quan trọng của mình trong nền giáo dục nước nhà. Tuy nhiên, 
trong quá trình viết bài chắc cũng không tránh khỏi sai sót, tôi rất mong Hội 
Đồng Khoa Học các cấp và các bạn đồng nghiệp góp ý, rút kinh nghiệm. 
Những năm gần đây, các phụ huynh trẻ tuổi cũng có những suy nghĩ tiến 
bộ hơn, họ bắt đầu biết quan tâm đến con em mình nhưng lại không biết phương 
pháp nên đa phần là nhờ nhà trường quyết định. Nhưng nhìn chung các em đều 
thuần, dễ bảo, và cũng ham mê những điều mới lạ, cũng thích được tìm tòi, 
khám phá. Với sự đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên, cũng như những 
cuốn sách giáo khoa mới với nhiều hình ảnh màu minh hoạ, nội dung phong 
 ... ong đoạn văn nội dung nói về Hoa. Như vậy, “Hoa” chính là từ định hướng 
trong câu hỏi này. Từ định hướng thường là những danh từ hoặc cụm danh từ, là 
những từ in hoa, con số và từ viết tắt. 
Học sinh nên làm theo những bước sau để trả lời dạng câu hỏi này: 
Bước 1: Đọc câu hỏi và tìm ra từ “định hướng” 
Bước 2: Tìm từ “định hướng” trong đoạn văn 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
19/25
Bước 3: Khi đã tìm ra từ “định hướng”, đọc câu phía trước từ đó và 
chính câu chứa từ “định hướng”. 
Bước 4: Nếu đã tìm ra thông tin, trở lại phần câu hỏi và câu trả lời để tìm 
câu trả lời gần nhất với thông tin trong đoạn văn. 
Bước 5: Nếu không tìm thấy thông tin cần cho câu trả lời, từ “định 
hướng” có thể xuất hiện trở lại trong phần sau của đoạn văn. Lặp lại bước 2 
đến bước 4 mà học sinh gặp từ “định hướng”. 
 Nếu từ định hướng xuất hiện 5 đến 6 lần trong đoạn văn thì có thể phải 
đọc cả đoạn. Học sinh không nên làm điều đó mà hãy quay thật nhanh trở lại câu 
hỏi và chọn một từ “định hướng” khác. 
 Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời thì có thể câu hỏi này thuộc diện 
khó. Học sinh có thể áp dụng phương pháp phỏng đoán và tiếp tục làm câu hỏi 
tiếp theo. Cần lưu ý rằng, học sinh không nên dành quá 1 phút cho mỗi câu hỏi. 
 Học sinh cũng nên ghi nhớ nội dung mình đã đọc để có thể trả lời câu hỏi 
về nội dung chính của đoạn văn. 
 4,Đối với bài trắc nghiệm cách phát âm 
I. Choose one word having pronunciation different from others words: 
1. A. afternoon B. school C. classroom D. door 
2 A. open B. close C. come D. old 
3 A. eraser B. desk C. house D. student 
4 A. clock B. city C. class D. come 
5 A. waste B. stand C. bag D. that 
Hãy tự mình phát âm Khi kiểm tra, tất nhiên chúng ta không được phép 
mang từ điển vào rồi. Do vậy, hãy tự phát âm thử xem . Không chừng bằng kiến 
thức bạn học được trên lớp, cộng với kĩ năng nói được rèn luyện thường xuyên 
của bạn, dần dần, bạn sẽ phát hiện ra từ nào phát âm khác với những từ còn lại 
ngay. Riêng về phần âm nhấn, cố gắng nhớ lại cách phát âm trong băng, hoặc 
cách phát âm của thầy cô, sau đó tự mình dựa vào cách đọc ấy mà chọn lựa đáp 
án. Tỉ lệ thành công khi áp dụng phương pháp này là 40% 
- Dùng biện pháp loại trừ 
Ngay cả khi tra từ điển hoặc kiểm tra, biện pháp loại trừ cũng giúp bạn 
tiết kiệm được cả khối thời gian . Ví dụ, bạn phát hiện ra trong 4 đáp án, có một 
từ phát âm khác hai từ kia thì còn chần chờ gì nữa, đánh vào từ duy nhất ấy nào. 
Bạn không cần xét từ thứ tư nữa. Và nếu tra từ điển thì trước hết hãy tra từ mà 
bạn cảm thấy nghi ngờ trước đã. Nếu sự nghi ngờ của bạn là chính xác thì bạn 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
20/25
không cần phải tra ba từ còn lại. Nếu nghi ngờ của bạn là sai thì tiếp tục với đáp 
án trong diện tình nghi thứ 2, cứ như vậy, dần dần bạn sẽ có được đáp án đúng. 
Kết quả thu được rất khả quan (khoảng 65% ). 
 5, Phân bổ thời gian 
Thông thường, học sinh có khoảng chưa đầy một phút để trả lời một câu hỏi. 
Trong quá trình làm bài, nếu học sinh đọc một câu hỏi 2 lần mà chưa trả lời 
được thì có thể dùng phương pháp loại trừ và phỏng đoán để chọn lấy một câu 
trả lời. Các em có thể quay trở lại những câu hỏi này nếu còn thời gian. 
Trong một số kỳ thi tiếng Anh quốc tế, số điểm dành cho một câu hỏi khó và 
câu hỏi dễ là như nhau. Vì vậy, học sinh không nên dành quá nhiều thời gian 
cho một câu hỏi khó mà không còn thời gian để trả lời những câu hỏi dễ. 
2.4. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 
Trường THCS Phan Đình Giót nơi tôi đang công tác có 9 lớp 6. Tuy 
nhiên tôi đã tiến hành áp dụng loại bài tập này cho học sinh của lớp tôi trực tiếp 
giảng dạy khi vừa bắt đầu năm học. Sau một năm quan sát và rút kinh nghiệm, 
tất cả các giáo viên trong nhóm Tiếng Anh đều thấy hiệu quả của việc sử dụng 
loại bài tập trắc nghiệm là rất lớn. Chúng tôi vui mừng khi thấy điểm kiểm tra 
của học sinh ngày càng khá hơn. So sánh những bảng điểm của năm học trước 
với bảng điểm của năm học này quả thực học sinh đã đạt được một bước đi vững 
chắc. Khi kiểm tra các kĩ năng khác trên lớp như nghe, nói (là hai loại kỹ năng 
khó kiểm tra viết ) thì học sinh vẫn có thể phân biệt được lỗi sai khi nói hay 
phán đoán những câu sai trong bài luyện nghe. Điều đó chứng tỏ học sinh có 
được rèn luyện khả năng phản xạ, khả năng bao quát, tổng hợp và phân tích vấn 
đề. 
Kết quả cụ thể: 
Sau quá trình áp dụng những giải pháp trên, học sinh của tôi ngày càng trở 
lên chăm chỉ, chú ý và tự tin hơn trong các tiết học. Các em học sinh yếu kém 
không còn cảnh ngồi cắn bút,căng thẳng trong các giờ kiểm tra. Học sinh 
giỏi thoải mái, hứng thú, phấn khởi hơn trong giờ học. Không khí lớp học sôi 
nổi, giáo viên thu hút được sự tập trung học tập của học sinh. 
- Đầu năm học, khi tôi khảo sát chất lượng học sinh, kết quả như sau: 
Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
6A1 50 18 22 10 0 0 
6A8 41 10 15 16 0 0 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
21/25
- Sau khi áp dụng đề tài, kết quả cho đến thời điểm này thay đổi rõ rệt. 
Tuy nhiên kết quả đạt được ở mỗi lớp là khác nhau do tình hình đặc điểm riêng 
của học sinh mỗi lớp: 
Lớp TSHS Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém 
6A4 50 30 17 3 0 0 
6A5 41 20 17 4 0 0 
- Như vậy, so với chất lượng đầu năm, có thể dễ dàng nhận thấy kết quả 
đạt được tuy chưa cao nhưng đã có sự chuyển biến tích cực. 
Là một giáo viên Tiếng Anh tôi không thể không quan tâm đến việc đánh 
giá kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 6, những học sinh vừa 
mới bỡ ngỡ làm quen với thầy mới, bạn mới, những môn học mới, và cả phương 
pháp giảng dạy cũng rất mới. Chú ý đến các em trong giai đoạn này rất quan 
trọng bởi từ chính cái vạn sự khởi đầu này sẽ hình thành trong các em sự yêu 
thích môn học, định hướng học tập trong những năm sau này của chương trình 
trung học cơ sở. Việc đánh giá chính xác, công bằng khách quan khiến học sinh 
học tập nghiêm túc hơn, và cũng giúp giáo viên thu được những thông tin phản 
hồi thực sự có giá trị, giáo viên cũng nhờ đó mà hoàn thiện dần chương trình, 
phương pháp giảng dạy của chính mình. 
Qua một số phân tích, và ví dụ minh hoạ trong việc xây dựng và sử dụng 
loại bài tập trắc nghiệm, tôi hi vọng đề tài nhỏ này là một ý tưởng giúp các bạn 
đồng nghiệp tham khảo để hoàn thiện hơn về phương pháp và hình thức đánh 
giá việc học tập bộ môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh lớp 6 nói 
riêng. 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
22/25
PHẦN THỨ BA: 
 KẾT LUẬN 
Giáo viên chúng ta thường dùng câu hỏi trắc nghiệm trong việc cho học 
sinh luyện tập và làm các bài kiểm tra một tiết hoặc kiểm tra 15 phút. Tuy 
nhiên,chúng ta cũng có thể dung bài tập trắc nghiệm để kiểm tra bài cũ lúc đầu 
giờ hoặc củng cố kiến thức lúc cuối giờ. Như đã trình bày ở trên, loại bài tập trắc 
nghiệm này rất dễ sử dụng. Với phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm này 
giáo viên chỉ cần chuẩn bị ở nhà trước hai bài tập trắc nghiệm thì chỉ cần 5 đến 7 
phút là chúng ta có thể kiểm tra được học sinh của mình rồi. Loại bài tập này 
cũng giúp giáo viên chấm bài rất nhanh nên giáo viên có thể chấm nhiều hơn mà 
không cảm thấy ngại.Tuy nhiên nếu chỉ dùng loại bài tập trắc nghiệm ,chúng ta 
sẽ không kiểm tra được khả năng viết và trình bày của học sinh nên theo tôi –
trong các bài kiểm tra một tiết trở lên- giáo viên nên thiết kế bài kiểm tra có cả 
phần học sinh phải viết,phần trắc nghiệm chỉ nên chiếm khoảng 30 -40% bố cục 
bài kiểm tra. Như vậy sẽ đánh giá được học sinh một cách toàn diện hơn. 
Giáo viên có thể ngay lập tức có kết quả về việc nắm kiến thức của học 
sinh cũng như biết được học sinh nào xuất săc nhất bằng cách cho học sinh chơi 
trò chơi rung chuông vàng. Tôi thường cho học sinh chơi trò chơi này vào cuối 
giờ học để kiểm tra phần tiếp thu sau mỗi tiết học .Tôi thường cho một bài kiểm 
tra trắc nghiệm khoảng 20 câu và yêu cầu học sinh làm trong khoảng 7 phút. Sau 
đó là phần chữa bài chỉ hết khoảng 3 phút. Như vậy chỉ với khoảng 10 phút tôi 
đã có thể tìm ra ngay số học %học sinh đã đã yêu cầu về kiến thức .Cách thức 
như sau: Mỗi học sinh sẽ được trang bị 2 tấm bảng gồm 2 mặt. Mỗi mặt ghi một 
đáp án ví dụ bảng 1 là đáp án A và B , bảng 2 là đáp án C và D (vì các câu trắc 
nghiệm thường có 4 phương án trả lời). Nhưng lưu ý mỗi mặt của tấm bảng 
dùng một màu khác nhau để khi học sinh giơ bảng lên giáo viên có thể ngay lập 
tức biết học sinh nào chọn đáp án sai, hoặc có ngay cái nhìn tổng quát về số % 
học sinh chọn đáp án đúng nhờ màu sắc rất dễ phân biệt của các tấm bảng. Sau 7 
phút là phần chữa bài. Giáo viên đọc to câu hỏi và gõ thước ,học sinh đồng loạt 
giơ tấm bảng có chứa chữ A,B,C hoặc D. Học sinh nào trả lời sai một đáp án thì 
sẽ phải hạ bảng xuống và không được tiếp tục giơ bảng lên trong các câu hỏi 
tiếp theo. Những em được giơ bảng đến tận câu cuối cùng sẽ là những em trả lời 
đúng hết tất cả các câu và sẽ là người rung chuông vàng.Tôi thấy phương pháp 
kiểm tra này vừa nhanh,gọn lại gây hứng thú cho học sinh,không còn hiện tượng 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
23/25
học sinh uể oải vào cuối giờ học. Giáo viên có kết luận ngay về sự hiểu bài hay 
học sinh đã đạt yêu cầu hay chưa để có sự điều chỉnh kịp thời ngay ở tiết học 
tiếp theo. 
Ở trường tôi đang công tác, nhóm giáo viên Tiếng Anh chúng tôi thường 
lấy dạng bài tập này để kiểm tra học sinh. Vì học sinh của chúng tôi không được 
chăm chỉ cho lắm nên việc kiểm tra nhiều cũng khiến cho học sinh phải lưu ý tới 
bài vở nhiều hơn, đồng thời học sinh có thể gỡ được những điểm kém lần trước 
mà chúng mắc phải. Điều này khiến học sinh học mà không quá sợ môn Tiếng 
Anh, lại có tác dụng khuyến khích học sinh học tập tốt hơn. 
Là một giáo viên Tiếng Anh tôi không thể không quan tâm đến việc đánh 
giá kết quả học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh lớp 6, những học sinh vừa 
mới bỡ ngỡ làm quen với thầy mới, bạn mới, những môn học mới, và cả 
phương pháp giảng dạy cũng rất mới. Chú ý đến các em trong giai đoạn này rất 
quan trọng bởi từ chính cái vạn sự khởi đầu này sẽ hình thành trong các em sự 
yêu thích môn học, định hướng học tập trong những năm sau này của chương 
trình trung học cơ sở. Việc đánh giá chính xác, công bằng khách quan khiến học 
sinh học tập nghiêm túc hơn, và cũng giúp giáo viên thu được những thông tin 
phản hồi thực sự có giá trị, giáo viên cũng nhờ đó mà hoàn thiện dần chương 
trình, phương pháp giảng dạy của chính mình. 
Qua một số phân tích, và ví dụ minh hoạ trong việc xây dựng và sử dụng 
loại bài tập trắc nghiệm, tôi hi vọng đề tài nhỏ này là một ý tưởng giúp các bạn 
đồng nghiệp tham khảo để hoàn thiện hơn về phương pháp và hình thức đánh 
giá việc học tập bộ môn Tiếng Anh nói chung và môn Tiếng Anh lớp 6 nói 
riêng. 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
24/25
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 
1. Về phía nhà trường: 
Nhà trường cần tạo điều kiện trang bị máy móc hiện đại để phục vụ việc 
giảng dạy cũng như học tập . Khuyến khích và tạo điều kiện để giáo viên có thể 
tham gia các lớp bồi dưỡng phương pháp giảng dạy bộ môn Tiếng Anh, các 
chuyên đề có chất lượng cao để nâng cao trình độ, nghiệp vụ sư phạm, thực hiện 
tốt công tác giảng dạy nói chung và công tác đánh giá nói riêng. 
2. Về phía giáo viên: 
Để có thể thực hiện tốt công tác giảng dạy và đánh giá, đặc biệt là đánh 
giá bằng phương pháp trắc nghiệm, các giáo viên cần tham gia các lớp học bồi 
dưỡng về phương pháp để nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia vào các buổi 
chuyên đề, tham gia đóng góp, trao đổi ý kiến với bạn đồng nghiệp, không sợ 
dốt, không giấu dốt. Người giáo viên cũng luôn cần tự học hỏi, đọc sách báo để 
không bị tụt hậu, không bị mòn kiến thức. Một khía cạnh nữa mà tôi cũng rất 
tâm đắc đó là khi soạn bài cho học sinh, giáo viên nên khai thác sách giáo khoa 
triệt để những kiến thức trong đó, không cần phải tham khảo ở quá nhiều sách 
mà bị loãng kiến thức, và nội dung lại không phù hợp với đối tượng học sinh. 
3. Về phía học sinh: 
Học sinh cần trung thực trong các kì thi, kiểm tra đánh giá vì đây là điều 
kiện cơ bản để giáo viên biết được trình độ, năng lực thực sự của học sinh, từ đó 
thầy cô mới đưa ra những biên pháp, cách thức học cho phù hợp hơn với học 
sinh, đem lại hiệu quả cao trong công tác Dạy – Học. Việc kiểm tra thường 
xuyên còn giúp các em rèn luyện tính tích cực, tự giác trong học tập. 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
25/25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III 
(2004 – 2007) môn Tiếng Anh của Bộ Giáo Dục và Đào tạo và Vụ Giáo 
Dục Trung Học. 
2. Những vấn đề chung vể đổi mới giáo dục THCS – Nhà xuất 
bản Giáo Dục. 
3. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập Tiếng Anh 6 của 
Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 
4. Bồi dưỡng phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh- Nhà xuất 
bản Giáo Dục 
5. Kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì môn Tiếng Anh 
lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo Dục. 
6. Bài tập trắc nghiệm tiếng Anh lớp 6 của Mai Lan Hương – 
Nguyễn Thanh Loan – NXB thành phố Hồ Chí Minh. 
7. Thực hành Tiếng Anh 6 của Mai Lan Hương – Nguyễn Thanh 
Loan. 
8. Bài tập bổ trợ – nâng cao Tiếng Anh 6 của Nguyễn Thị Chi – 
NXB Giáo Dục 
9. Toefl strategies của tác giả Barron – NXB thống kê. 
10. The Internet 
Một vài kinh nghiệm kiểm tra và đánh giá học sinh lớp 6 qua 
các dạng bài tập trắc nghiệm 
26/25
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN THANH XUÂN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
 MỘT VÀI KINH NGHIỆM 
KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HỌC SINH LỚP 6 
 QUA CÁC DẠNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 
Môn : Tiếng Anh 
Cấp học: THCS 
Tài liệu kèm theo: Đĩa CD 
NĂM HỌC: 2015 – 2016 
MÃ SKKN 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_kiem_tra_va_danh_g.pdf