So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012

Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của các nhóm dinh dưỡng tốt và nhóm suy dinh dưỡng (chỉ số BMI) của bệnh nhân mới nhập viện tại bệnh viện 198. Kết quả cho thấy: Các chỉ số liên quan tới nguy cơ dinh dưỡng khác của nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng đều cao hơn so với nhóm bệnh nhân dinh dưỡng tốt và nhóm thừa cân béo phì (TCBP).

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012 trang 1

Trang 1

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012 trang 2

Trang 2

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012 trang 3

Trang 3

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012 trang 4

Trang 4

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012 trang 5

Trang 5

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012 trang 6

Trang 6

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 15/01/2024 1200
Bạn đang xem tài liệu "So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012

So sánh chỉ số dinh dưỡng giữa các nhóm theo chỉ số BMI của bệnh nhân tại Bệnh viện 198 năm 2012
 TCNCYH 83 (3) - 2013 167 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
SO SÁNH CHỈ SỐ DINH DƯỠNG GIỮA CÁC NHÓM 
THEO CHỈ SỐ BMI CỦA BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN 198 NĂM 2012 
Nguyễn Đỗ Huy1 ,Dzoãn Thị Tường Vi2 
1Viện Dinh dưỡng Quốc gia; 2Bệnh viện 198 - Bộ Công An 
Nghiên cứu được thực hiện nhằm so sánh các chỉ số liên quan tới dinh dưỡng của các nhóm dinh dưỡng 
tốt và nhóm suy dinh dưỡng (chỉ số BMI) của bệnh nhân mới nhập viện tại bệnh viện 198. Kết quả cho thấy: 
Các chỉ số liên quan tới nguy cơ dinh dưỡng khác của nhóm bệnh nhân suy dinh dưỡng đều cao hơn so với 
nhóm bệnh nhân dinh dưỡng tốt và nhóm thừa cân béo phì (TCBP). Tỷ lệ giảm cân > 5 % trong 6 tháng của 
bệnh nhân suy dinh dưỡng là 16,1%, cao hơn gấp 2 lần so với tỷ lệ này ở bệnh nhân dinh dưỡng tốt (7,4%) 
nhưng sự khác biệt chưa có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Có tới 37,5% bệnh nhân ở nhóm suy dinh dưỡng 
phải nằm tại giường, với nhóm bệnh nhân dinh dưỡng tốt, tỷ lệ này chỉ là 15,4% và nhóm thừa cân béo phì 
là 11,6%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Các dấu hiệu thực thể về giảm mỡ dưới da, giảm cơ 
ở nhóm thiếu dinh dưỡng là 22,6% và 6,5% đều cao hơn nhóm dinh dưỡng tốt (8,9% và 4,1%) và nhóm thừa 
cân béo phì (2,7% và 0,9%) (p < 0,05). 
Từ khóa: tình trạng dinh dưỡng, nhân trắc, phương pháp nhân trắc, suy dinh dưỡng 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ ở người trưởng 
thành giúp đảm bảo cấu trúc và chức năng 
của các cơ quan trong cơ thể, hệ thống miễn 
dịch được tăng cường để chống lại bệnh tật, 
cơ thể duy trì được trạng thái sức khỏe tốt [1]. 
Dinh dưỡng tốt trong bệnh viện sẽ giúp bệnh 
nhân tăng cường khả năng đề kháng với bệnh 
tật, sớm lành bệnh và mau chóng hồi phục 
sức khỏe. Khi bị mắc bệnh, những người có 
tình trạng dinh dưỡng cơ thể tốt sẽ có sức đề 
kháng với bệnh tật tốt hơn và mau chóng lành 
bệnh; trong khi những người có cơ thể kém 
dinh dưỡng, đặc biệt là suy dinh dưỡng kéo 
dài, khi mắc bệnh sẽ lâu khỏi. Suy dinh dưỡng 
ở bệnh nhân nằm viện dẫn đến tăng biến 
chứng đối với bệnh, kéo dài thời gian nằm 
viện, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí y tế. Do 
đó, việc xác định tình trạng dinh dưỡng ở 
bệnh nhân nhập viện là rất cần thiết, đặc biệt 
là những bệnh nhân có nguy cơ cao cần hỗ 
trợ dinh dưỡng tích cực. Việc đánh giá tình 
trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trong bệnh 
viện chưa được coi trọng, nếu có thì chỉ đánh 
giá tình trạng dinh dưỡng qua các chỉ số nhân 
trắc (chiều cao, cân nặng và chỉ số BMI). 
Trong khi các công cụ đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng như công cụ đánh giá đối tượng toàn 
diện (Subjective Global Assessment) (SGA) 
cho người bệnh từ 16 đến 65 tuổi được sử 
dụng rộng rãi trong bệnh viện của các nước 
trên thế giới thì việc sử dụng các công cụ này 
còn rất xa lạ với hầu hết các bệnh viện ở 
nước ta [2; 3]. 
Hiện nay vấn đề dinh dưỡng trong bệnh 
viện vẫn chưa được quan tâm đúng mức. 
Thông tin về tình hình dinh dưỡng của bệnh 
nhân mới nhập viện nói chung và theo từng 
khoa phòng nói riêng còn rất hạn chế. Do đó, 
nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục 
tiêu so sánh các chỉ số liên quan tới dinh 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Đỗ Huy, Viện Dinh Dưỡng, 48B, 
Tăng Bạt Hổ 
email: nguyendohuy1965@yahoo.com 
Ngày nhận: 25/02/2013 
Ngày được chấp thuận: 20/6/2013 
 168 TCNCYH 83 (3) - 2013 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
dưỡng của các nhóm dinh dưỡng tốt và nhóm 
suy dinh dưỡng (chỉ số BMI) của bệnh nhân 
mới nhập viện tại bệnh viện 198. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Phương pháp 
Phương pháp nghiên cứu cắt ngang mô tả, 
tiến hành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2012 
tại bệnh viện Bệnh viện 198. 
2. Cỡ mẫu 
Trong đó: 
- n là số lượng cần điều tra; Z2
 (1-α/2): Độ tin 
cậy 95% thì Z = 1,96. 
- p là tỷ lệ suy dinh dưỡng trong bệnh viện 
ước tính là 36,9 % [2]. 
- d là sai số cho phép là 5%. => cỡ mẫu 
tính được là 398. 
3. Đối tượng 
Bệnh nhân là cán bộ, chiến sỹ ngành công 
an từ 18 - 65 tuổi mới nhập viện điều trị nội trú 
trong 48 giờ đầu (trừ bệnh nhân gù vẹo cột 
sống, mắc các bệnh cấp tính, cấp cứu) được 
đưa vào nghiên cứu. 
4. Phương pháp thu thập số liệu 
Tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân 
được đánh giá trong vòng 48 giờ sau khi nhập 
viện bằng phương pháp nhân trắc (BMI). Đo 
chiều cao bệnh nhân bằng thước dây 
Microtoise, cân nặng được đo bằng cân 
Tanita của Nhật bản. Chỉ số BMI = cân nặng 
(kg)/chiều cao (m)2. Đánh giá tình trạng dinh 
dưỡng bằng chỉ số khối cơ thể BMI theo tiêu 
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới đối với 
người châu Á: Người thiếu năng lượng trường 
diễn khi BMI < 18,5 kg/m2, thừa cân khi BMI ≥ 
23 kg/m2 và béo phì khi BMI ≥ 25 kg/m2 
5. Xử lý số liệu 
Các biến định lượng được kiểm tra phân 
bố chuẩn trước khi phân tích và sử dụng kiểm 
định tham số hoặc phi tham số. So sánh các 
tỷ lệ bằng kiểm định Chisquare test. Các phân 
tích thống kê được thực hiện trên phần mềm 
SPSS 16.0. Ý nghĩa thống kê được xác định 
với giá trị p < 0,05 theo 2 phía. 
6. Đạo đức nghiên cứu 
Trước khi tiến hành nghiên cứu, các cán 
bộ nghiên cứu sẽ làm việc chi tiết về nội dung, 
mục đích nghiên cứu với lãnh đạo Bệnh viện, 
cùng với cán bộ của các Khoa lâm sàng, trình 
bày và giải thích nội dung, mục đích nghiên 
cứu với người bệnh. Các đối tượng tham gia 
phỏng vấn một cách tự nguyện, không bắt 
buộc và có quyền từ bỏ không tham gia 
nghiên cứu mà không cần bất cứ lý do nào. 
Với bệnh nhân suy dinh dưỡng sẽ được tư 
vấn dinh dưỡng, tư vấn sức khoẻ. Các thông 
tin về đối tượng được giữ bí mật và chỉ được 
sử dụng với mục đích nghiên cứu, đem lại lợi 
ích cho cộng đồng. 
III. KẾT QUẢ 
Tỷ lệ giảm cân từ 5 - 10% trong 6 tháng 
qua ở nhóm suy dinh dưỡng là 12,9% cao 
hơn tỷ lệ này ở nhóm dinh dưỡng tốt (7,4%) 
và nhóm thừa cân béo phì (2,7%) (p > 0,05). 
Tỷ lệ giảm cân > 10% cân nặng trong 6 tháng 
ở nhóm dinh dưỡng tốt là 1,5%, còn ở nhóm 
suy dinh dưỡng là 3,2% (p > 0,05). Tỷ lệ giảm 
cân trong 2 tuần ở nhóm suy dinh dưỡng là 
48,4% cao hơn t

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_chi_so_dinh_duong_giua_cac_nhom_theo_chi_so_bmi_cua.pdf