So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ

Nghiên cứu nhằm mục tiêu so sánh mức độ ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức

PSV so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ. 70 bệnh nhân phải thở máy sau phẫu

thuật > 24h được chia làm 2 nhóm: 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức PSV và 35 bệnh nhân

bỏ thở máy theo phương thức SIMV tại Khoa Gây mê hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà

Nội từ 12/ 2019 – 7/2020. Sự thay đổi các chỉ số năng lượng gián tiếp (VO2, VCO2 và REE) khi chuyển từ

A/C VC sang SIMV hoặc PSV sau 30 phút và 90 phút PCV được ghi lại. Ở nhóm SIMV, giá trị VO2, VCO2

và REE tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm PSV. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương

thức SIMV có thể gây ra tiêu tốn công hô hấp nhiều hơn so với phương thức PSV khi bỏ máy thở sau mổ.

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ trang 1

Trang 1

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ trang 2

Trang 2

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ trang 3

Trang 3

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ trang 4

Trang 4

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ trang 5

Trang 5

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ trang 6

Trang 6

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8720
Bạn đang xem tài liệu "So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ

So sánh ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức psv so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
21TCNCYH 142 (6) - 2021
SO SÁNH ẢNH HƯỞNG TRÊN NĂNG LƯỢNG GIÁN TIẾP 
CỦA PHƯƠNG THỨC PSV SO VỚI PHƯƠNG THỨC SIMV 
Ở BỆNH NHÂN BỎ THỞ MÁY SAU MỔ
Vũ Hoàng Phương1,2, , Trần Thị Vân2
1Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
2Trường Đại học Y Hà Nội
Từ khóa: bỏ máy thở, SIMV, PSV, đo năng lượng gián tiếp, REE.
Nghiên cứu nhằm mục tiêu so sánh mức độ ảnh hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương thức 
PSV so với phương thức SIMV ở bệnh nhân bỏ thở máy sau mổ. 70 bệnh nhân phải thở máy sau phẫu 
thuật > 24h được chia làm 2 nhóm: 35 bệnh nhân bỏ thở máy theo phương thức PSV và 35 bệnh nhân 
bỏ thở máy theo phương thức SIMV tại Khoa Gây mê hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại học Y Hà 
Nội từ 12/ 2019 – 7/2020. Sự thay đổi các chỉ số năng lượng gián tiếp (VO2, VCO2 và REE) khi chuyển từ 
A/C VC sang SIMV hoặc PSV sau 30 phút và 90 phút PCV được ghi lại. Ở nhóm SIMV, giá trị VO2, VCO2 
và REE tăng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm PSV. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương 
thức SIMV có thể gây ra tiêu tốn công hô hấp nhiều hơn so với phương thức PSV khi bỏ máy thở sau mổ.
Tác giả liên hệ: Vũ Hoàng Phương
Trường Đại học Y Hà Nội
Email: vuhoangphuong@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 15/03/2021
Ngày được chấp nhận: 16/05/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bỏ máy thở là quá trình chuyển từ thở máy 
kiểm soát hoàn toàn sang thở tự nhiên. Đối 
với thở máy kiểm soát hoàn toàn, bệnh nhân 
không sử dụng cơ hô hấp, tất cả công hô hấp 
đều được thực hiện bởi máy thở. Tuy nhiên, 
khi chuyển sang thở tự nhiên, bệnh nhân tham 
gia vào quá trình hô hấp và sử dụng các cơ hô 
hấp của mình. Vai trò của máy thở là hỗ trợ làm 
giảm công hô hấp của bệnh nhân, sự không 
đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở dẫn đến 
sự không thoải mái cho bệnh nhân và làm tăng 
công hô hấp. Thông khí bắt buộc đồng thì ngắt 
quãng (Synchronized Intermittent Mandatory 
Ventilation – SIMV) và phương thức hỗ trợ áp 
lực (Pressure Support Ventilation – PSV) đều 
cho phép giảm dần mức hỗ trợ bệnh nhân cho 
đến khi người bệnh tự quản lý nhịp thở của 
mình hoàn toàn.1 Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng 
PSV là phương thức bỏ máy thở có nhiều lợi 
ích hơn, bệnh nhân phải nỗ lực ít hơn so với 
SIMV.2,3,4 Tác giả Mitsuoka cho thấy sự thay đổi 
trong VO2 có thể như là một công cụ dự đoán 
nhanh tỉ lệ thành công hay thất bại khi giảm 
mức áp lực hỗ trợ trong cai thở máy.5 
Tại Việt Nam, chưa có nhiều nghiên cứu nào 
đánh giá thay đổi về đo năng lượng gián tiếp 
của phương thức PSV so với SIMV trên bệnh 
nhân bỏ thở máy sau mổ. Chính vì vậy, chúng 
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “So sánh ảnh 
hưởng trên năng lượng gián tiếp của phương 
thức PSV so với phương thức SIMV ở bệnh 
nhân bỏ thở máy sau mổ”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Các bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi > 18 
tuổi và phải thở máy sau mổ > 24h tại Khoa 
Gây mê hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại 
học Y Hà Nội từ tháng 12 năm 2019 đến tháng 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
22 TCNCYH 142 (6) - 2021
7 năm 2020. Bệnh nhân loại trừ ra khỏi nghiên 
cứu bao gồm: Glasgow < 8 điểm, kích thích, co 
giật; liệt cơ hô hấp; mắc bệnh phổi tắc nghẽn 
mạn tính; rò rỉ khí từ máy thở hoặc bóng chèn 
nội khí quản; đang áp dụng các biện pháp thay 
thế thận, ECMO, thẩm phân phúc mạc, dẫn lưu 
màng phổi hoặc người nhà bệnh nhân không 
đồng ý tham gia nghiên cứu.
2. Phương pháp 
Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng.
Cỡ mẫu: Bệnh nhân trong nghiên cứu của 
chúng tôi được lựa chọn theo cách lấy mẫu 
thuận tiện trên tất cả bệnh nhân sau mổ đáp 
ứng với tiêu chuẩn lựa chọn. 
Các bước tiến hành nghiên cứu: 
Hình 1. Máy thở CARESCAPE R860 có gắn 
bộ đo năng lượng gián tiếp
- Bệnh nhân an thần, thở máy với phương 
thức kiểm soát thể tích (A/C VC): FiO2 50%, 
VT đạt 6-8ml/kg, tần số thở = 12-16 lần/phút, 
PEEP = 5cmH2O. Ghi nhận M, HATB, SpO2, 
nhịp thở, các chỉ số đo năng lượng gián tiếp 
(VO2, VCO2, REE) được thực hiện trên 
máy thở GE CARESCAPE R860 có tích hợp 
module đo chuyển hóa năng lượng gián tiếp 
ngay trước khi chuyển sang 2 phương thức 
PSV hoặc SIMV (hình 1).
- Cách đo năng lượng gián tiếp: 
+ Cài đặt chính xác cân nặng, chiều cao 
của bệnh nhân ở máy thở.
+ Lắp dây lấy mẫu và module đo chuyển 
hóa năng lượng gián tiếp cho bệnh nhân 
được chọn vào nghiên cứu. 
+ Kiểm tra xem có rò rỉ khí ở dây lấy mẫu và 
đường thở của bệnh nhân không→ đảm bảo 
mức độ hở ≤ 10%.
+ Sau khi kết nối module với đường thở 
bệnh nhân, các thông số: oxy tiêu thụ, CO2 
tạo ra, hệ số hô hấp và năng lượng tiêu haoo 
sẽ được hiển thị trên màn hình đo năng lượng 
gián tiếp. 
+ Chúng tôi ghi lại các giá trị trên ở thời 
điểm 30 phút khi bệnh nhân thở máy A/C VC, 
30 phút, 60 phút, 90 phút sau khi chuyển sang 
PSV hoặc SIMV.
- Đánh giá bệnh nhân đáp ứng các tiêu 
chuẩn sẵn sàng bỏ máy thở theo khuyến cáo 
của Hội hô hấp châu Âu,6 bao gồm: GCS > 8 
điểm; thân nhiệt < 38 độ C; không có rối loạn 
nặng về điện giải, kiềm toan; M, HA ổn định 
không dùng vận mạch, thuốc trợ tim hoặc liều 
rất thấp; SpO2> 95% với FiO2 ≤ 40%; PEEP ≤ 
8 cmH2O. Khi bệnh nhân đáp ứng đủ các tiêu 
chuẩn bỏ máy thở, được chia thành 2 nhóm 
PSV hoặc SIMV:
* Nhóm PSV: Cài đặt FiO2 ≤ 50%, PS 8-12 
cmH2O để VT đạt 6-8 ml/kg, PEEP 4cmH2O. 
Ở nhóm PSV, sau mỗi 30 phút, giảm dần áp 
lực hỗ trợ (PS) 2 cmH2O (3 lần giảm PS). Ghi 
lại các chỉ số VO2, VCO2, REE sau 30 phút, 
60 phút, 90 phút. 
* Nhóm SIMV: Cài đặt FiO2 ≤ 50%, Pi 8-12 
cmH2O để VT đạt 6-8 ml/kg, tần số cài đặt 
 2 
* Thiết kế nghiên cứu: thử nghiệm lâm sàng cắt ngang mô tả 
* Cỡ mẫu: Bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi được lựa chọn theo cách lấy mẫu thuận tiện 
trên tất cả bệnh nhân sau mổ đáp ứng với tiêu chuẩn lựa chọn. 
* Các bước tiến hành nghiên cứu: 
- Bệnh nhân an thần, thở máy với phương thức kiểm soát thể tích (A/C VC): FiO2 50%, VT đạt 6-
8ml/kg, tần số thở = 12-16 lần/phút, PEEP = 5cmH2O. Ghi nhận M, HATB, SpO2, nhịp thở, các chỉ số 
đo năng lượng gián tiếp (VO2, VCO2, REE) được thực hiện trên máy thở GE CARESCAPE R860 có 
tích hợp module đo chuyển hóa năng lượng gián tiếp ngay trước khi chuyển sang 2 phương thức PSV 
hoặc SIMV (hình 1). 
Hình 1. Máy thở CARESCAPE R860 có gắn bộ đo năng lượng gián tiếp. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
23TCNCYH 142 (6) - 2021
10-12 lần/phút, PEEP 4cmH2O. Ở SIMV, sau 
mỗi 30 phút, giảm Pi 2 cmH2O, giảm tần số 
thở 2 lần/phút (3 lần giảm Pi và tần số thở). 
Ghi lại VO2, VCO2, REE sau 30 phút, 60 
phút, 90 phút.
Tiêu chí đánh giá: 
- Thay đổi về VO2, VCO2, REE khi chuyển 
từ phương thức thở máy kiểm soát thể tích 
hoàn toàn sang phương thức SIMV và PSV 
tại thời điểm sau 30 phút, 60 phút và 90 phút. 
- So sánh sự chênh lệch về VO2, VCO2, 
REE khi chuyển từ phương thức thở máy kiểm 
soát thể tích hoàn toàn sang phương thức 
SIMV so với phương thức PSV tại các thời 
điểm như trên. 
3. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm thống kê SPSS 16.0 với 
các biến định lượng dùng thuật toán t - student. 
Với các biến định tính: χ2 hoặc Fisher (nếu > 
10% số ô bảng 2 x 2 có tần suất lý thuyết < 5). 
Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05. 
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thông qua hội đồng nghiên 
cứu khoa học của Bộ môn Gây mê hồi sức và 
hội đồng đánh giá đề cương nghiên cứu của 
trường Đại học Y Hà Nội, ban lãnh đạo tại Khoa 
Gây mê hồi sức và Chống đau – Bệnh viện Đại 
học Y Hà Nội. Hồ sơ và các thông tin liên quan 
chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu, 
không tiết lộ cho bất kì đối tượng không liên 
quan nào khác. 
III. KẾT QUẢ
Tổng số bệnh nhân thu thập được là 70 bệnh nhân, được chia làm 2 nhóm: nhóm SIMV có 35 
bệnh nhân và nhóm PSV có 35 bệnh nhân.
1. Một số đặc điểm chung
Bảng 1. Phân bố đặc điểm chung
Đặc điểm
Nhóm PSV
(X ± SD)
Nhóm SIMV
(X ± SD)
p
Tuổi 53,0 ± 15,63 48,1 ± 14,72 > 0,05
Giới (n) (nam/nữ) 12/23 18/17 > 0,05
Chiều cao (cm) 157,8 ± 5,30 160,2 ± 6,70 > 0,05
Cân nặng (kg) 52,7 ± 5,63 57,5 ± 6,92 < 0,05*
Chỉ số BMI n % n %
BMI
(kg/m2)
< 18,5 4 11,43 0 0
> 0,0518,5 - 24,9 30 85,71 33 94,29
25 - 29,9 1 2,86 2 5,71
Thời gian thở máy (ngày) 1,6 ± 1,55 2,1 ± 1,85 > 0,05
Tuổi trung bình, chiều cao trung bình, BMI trung bình và thời gian thở máy trung bình giữa 2 nhóm 
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
24 TCNCYH 142 (6) - 2021
2. Thay đổi về chỉ số đo năng lượng gián tiếp của phương thức PSV và SIMV
Bảng 2. Thay đổi chỉ số đo năng lượng gián tiếp ở nhóm PSV và SIMV
Chỉ số A/C VC
Thời điểm sau khi chuyển mode thở
30 phút 60 phút 90 phút 
Nhóm PSV
VO2
(ml/phút)
202,8 ± 43,2 212 ± 45,9 213,5 ± 45,3 217,8 ± 45,8
VCO2
(ml/phút)
124,4 ± 30,3 128,5 ± 30,5 131,7 ± 31,04 135,3 ± 32,1
REE
(kcal/ngày)
1302 ± 285,2 1349,6 ± 288,4 1359,7 ± 296,9 1359,4 ± 289,7
Nhóm SIMV
VO2
(ml/phút)
214,1 ± 44,0 226,8 ± 44,1 227,1 ± 44,5 230,1 ± 44,2
VCO2
(ml/phút)
128,0 ± 26,4 136,7 ± 26,5 137,2 ± 29,3 139,1± 28,9
REE
(kcal/ngày)
1376,4 ± 292,7 1454,1± 278,3 1460,8 ± 289,3 1478,7 ± 280,9
Ở cả 2 nhóm: Khi chuyển từ A/C VC sang PSV hoặc SIMV, các chỉ số VO2, VCO2, REE đều tăng 
dần sau các thời điểm 30 phút, 60 phút, 90 phút. 
3. So sánh sự thay đổi đo năng lượng gián tiếp của phương thức PSV so với SIMV
Bảng 3. Thay đổi chỉ số đo năng lượng gián tiếp 
khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV sau 30 phút
Chỉ số PSV SIMV p
ΔVO2 (ml/phút) 9,17 ± 11,9 12,68 ± 12,08 < 0,05*
ΔVCO2 (ml/phút) 3,97 ± 2,70 8,71 ± 10,90 > 0,05
ΔREE (kcal/ngày) 47,62 ± 84,80 77,71 ± 87,12 < 0,05*
Khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV ở 30 phút đầu thay đổi chỉ số VO2, REE ở nhóm SIMV 
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm PSV (p < 0,05). 
Bảng 4. Thay đổi chỉ số đo năng lượng gián tiếp 
khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV sau 60 phút
Chỉ số PSV SIMV p
ΔVO2 (ml/phút) 10,71 ± 12,49 13,08 ± 13,51 > 0,05
ΔVCO2 (ml/phút) 7,37 ± 4,64 9,25 ± 12,37 > 0,05
ΔREE (kcal/ngày) 57,74 ± 89,93 84,4 ± 92,06 > 0,05
Tại thời điểm sau 60 phút, sự thay đổi VO2, REE ở nhóm SIMV có xu hướng tăng nhiều hơn ở 
nhóm PSV nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
25TCNCYH 142 (6) - 2021
Bảng 5. Thay đổi chỉ số đo năng lượng gián tiếp 
khi chuyển từ A/C VC sang PSV/SIMV sau 90 phút
Chỉ số PSV SIMV p
ΔVO2 (ml/phút) 14,97 ± 15,06 16,02 ± 15,81 > 0,05
ΔVCO2 (ml/phút) 10,91 ± 6,18 11,08 ± 15,57 > 0,05
ΔREE (kcal/ngày) 57,4 ± 100,31 102,34 ± 110,26 < 0,05*
Thay đổi VO2, VCO2 khác nhau không có ý nghĩa thông kê giữa 2 nhóm, tuy nhiên thay đổi về 
REE cho thấy ở nhóm SIMV cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm PSV (p < 0,05).
IV. BÀN LUẬN
Hoạt động thể lực là nhân tố chủ yếu nhất 
ảnh hưởng đến sự tiêu hao năng lượng của cơ 
thể. Trong quá trình cai thở máy, khi bắt đầu 
giai đoạn tự thở đòi hỏi người bệnh phải sử 
dụng các cơ hô hấp như cơ hoành, cơ hô hấp 
phụ sinh ra năng lượng tiêu hao cùng với 
năng lượng chuyển hoá cơ bản. Các cơ hô hấp 
càng hoạt động mạnh, người bệnh gắng sức 
trong một thời gian càng dài thì năng lượng tiêu 
hao càng lớn.7 Sự khác nhau về đo năng lượng 
gián tiếp khi chuyển từ phương thức thở máy 
kiểm soát hoàn toàn AC sang phương thức hỗ 
trợ SIMV hoặc PSV phản ánh một cách gián 
tiếp sự khác nhau mối tương tác giữa bệnh 
nhân và máy thở ở 2 phương thức này.8 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy 
có sự thay đổi trên đo năng lượng gián tiếp khi 
chuyển từ phương thức kiểm soát hoàn toàn 
AC sang phương thức hỗ trợ SIMV hay PSV. 
Tuy nhiên, sự thay đổi này ở phương thức PSV 
là ít hơn so với phương thức SIMV một cách có 
ý nghĩa thống kê ở chỉ số VO2, REE ở thời điểm 
sau 30 và 90 phút. Kết quả này cũng tương tự 
như kết quả nghiên cứu của tác giả Khatib cho 
thấy khi hạ dần mức hỗ trợ, áp lực hít vào của 
bệnh nhân tăng dần nhưng ở phương thức 
PSV mức tăng này nhỏ hơn so với SIMV. Chính 
điều này, dẫn đến sự thay đổi các chỉ số đo 
năng lượng gián tiếp (VO2, VCO2, REE) ít hơn 
ở phương thức PSV so với SIMV.8
Một lý do khác cho thấy có sự khác nhau 
trên đo năng lượng gián tiếp là phương thức 
PSV cho phép máy thở đồng bộ tốt hơn với nỗ 
lực hít vào của bệnh nhân. Tác giả Cakar và 
cộng sự nghiên cứu tác động của PSV và SIMV 
cho thấy có sự không đồng bộ giữa bệnh nhân 
và máy thở và công hô hấp của bệnh nhân khi 
thở máy với phương thức SIMV cao hơn so với 
phương thức PSV.9 Kết quả này cũng tương 
tự kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong các 
bảng 5 & 7 cho thấy các chỉ số VCO2, VO2 và 
REE đều tăng cao có ý nghĩa thống kê hơn ở 
phương thức SIMV so với PSV. Chính sự không 
đồng bộ giữa bệnh nhân và máy thở này khiến 
bệnh nhân có những nhịp thở không đồng thì 
với thì hít vào của bệnh nhân và làm tăng công 
hô hấp dẫn đến làm tăng tiêu thụ oxy, tăng năng 
lượng tiêu hao. Sự đồng bộ giữa máy thở và 
bệnh nhân được thể hiện qua sự tương tác đầy 
đủ thời gian hít vào, thời gian thở ra giữa bệnh 
nhân và máy thở. PSV được chứng minh là một 
phương thức đồng bộ tốt giữa bệnh nhân và 
máy thở vì nó được thiết kế để nhận biết được 
nỗ lực khi bắt đầu và kết thúc mỗi nhịp thở của 
bệnh nhân.10,11 Sự không đồng bộ phổ biến nhất 
ở bệnh nhân thở máy với phương thức PSV là 
sự kích hoạt không hiệu quả. Sự không đồng 
bộ này liên quan trực tiếp đến mức áp lực hỗ 
trợ và sự bơm phồng phổi quá mức. Tác giả 
Brochard và cộng sự nghiên cứu trên bệnh 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
26 TCNCYH 142 (6) - 2021
nhân thất bại cai máy thở cho thấy thông khí hỗ 
trợ áp lực PSV giúp giảm tiêu thụ oxy, giảm mệt 
cơ hoành, giảm công hô hấp cho bệnh nhân.12 
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy phương 
thức SIMV làm tăng các chỉ số đo năng lượng 
gián tiếp (tăng VO2, VCO2, REE) nhiều hơn 
so với phương thức PSV khi cai máy cho bệnh 
nhân thở máy sau mổ. Điều này có thể gợi ý 
rằng phương thức SIMV có thể làm cho người 
bệnh tốn công hô hấp nhiều hơn so với phương 
thức PSV khi bỏ máy thở sau mổ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Boles JM BJ, Connors A, et al. Weaning 
from mechanical ventilation. Eur Respir J. 
2007;29(5):1033 - 1056. 
2. Brochard L RA BS, et al. Comparison 
of three methods of gradual withdrawal from 
ventilatory support during weaning from 
mechanical ventilation. Am J Respir Crit Care 
Med. 1994;150(4):896-903. 
3. Esteban A FF TM, et al. A comparison of four 
methods of weaning patients from mechanical 
ventilation. Spanish Lung Failure Collaborative 
Group. N Engl J Med 1995;332(6):345-350. 
4. Leung P JA TM. Comparison of assisted 
ventilator modes on triggering, patient effort, 
and dyspnea. Am J Respir Crit Care Med. 
1997;155(6):1940-1948. 
5. Mitsuoka M KK, Johnson FW, Burns 
DM. . Utility of measurements of oxygen cost 
of breathing in predicting success or failure in 
trials of reduced mechanical ventilatory support. 
Respir Care. 46(9):902 - 910. 
6. Boles JM, Bion J, Connors A, et al. 
Weaning from mechanical ventilation. Eur 
Respir J. May 2007;29(5)(5):1033-56. 
doi:10.1183/09031936.00010206
7. Gupta RD RR, Venkatesan P, Anoop S, 
Joseph M, Thomas N. I ndirect Calorimetry: 
From Bench to Bedside. Indian J Endocrinol 
Metab 2017;21(4):594-599. 
8. El-Khatib M B-KP ZS, Kanj N, Abi-Saad 
G, Jamaleddine G. Metabolic and respiratory 
variables during pressure support versus 
synchronized intermittent mandatory ventilation. 
Respiration 2009;77(2):154-159. 
9. Çakar N TA, Köprülü Ĝ, Esen F, Telci L, 
Keseciğlu J. . Short Term Effects of SIMV and 
PSV on Work of Breathing by Pulmonary Monitor 
CP-100 (Bicore). Advances in Experimental 
Medicine and Biology 1996;388:647-653. 
10. Chao DC SD, Stearn-Hassenpflug 
M. Patient-ventilator trigger asynchrony in 
prolonged mechanical ventilation. Chest. 
1997;112(6):1592-1599. 
11. Marini JJ RR, Lamb V. The inspiratory 
workload of patient-initiated mechanical 
ventilation. Am Rev Respir Dis. 1986;134(5):902-
909. 
12. Brochard L HA, Lorino H, Lemaire 
F. Inspiratory pressure support prevents 
diaphragmatic fatigue during weaning from 
mechanical ventilation. The American Review 
of Respiratory Disease 1989;139(2):513-521. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
27TCNCYH 142 (6) - 2021
Summary
COMPARISION OF CHANGES IN INDIRECT CALORIMETRY 
OF PSV MODE VERSUS SIMV MODE IN PATIENTS WITH 
MECHANICAL VENTILATOR DISCONTINUATION POST SURGERY
The purpose of this study is to compare changes in indirect calorimetry indices of PSV mode 
compared to SIMV mode in patients with postoperative mechanical ventilator discontinuation. 70 
patients weaned from mechanical ventilation after surgery were divided into 2 groups: 35 patients 
with PSV mode and 35 patients with SIMV mode at the Department of Anesthesia Critical Care and 
Pain Management, Hanoi Medical University Hospital from December 2019 to July 2020. Changes 
in indirect calorimetry indices (VO2, VCO2, REE) from controlled ventilation to PSV and SIMV mode 
were recorded at 30 minutes, 60 minutes and 90 minutes. In the SIMV group, VO2, REE increased 
statistically significantly compared to the PSV group when switching from A/C mode to PSV or SIMV 
mode. Our study shows that the SIMV patients may require more respiratory effort than the PSV 
patients when mechanical ventilator was discontinued after surgery.
Keywords: mechanical ventilator discontinuation, SIMV, PSV, indirect calorimetry.

File đính kèm:

  • pdfso_sanh_anh_huong_tren_nang_luong_gian_tiep_cua_phuong_thuc.pdf