SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh

Trong trái tim mỗi con người Việt Nam tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm

thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra và lớn lên ai cũng có một quê hương, tình yêu đó lớn

lên từng ngày theo sự bồi đắp của thời gian, của tri thức. Tình yêu quê hương chính là cơ

sở của lòng yêu nước, hơn nữa tình cảm gắn bó với quê hương là động lực quan trọng

thúc đẩy thế hệ trẻ tự nguyện xây dựng quê hương nói riêng và đất nước nói chung.

Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có một vị trí quan trọng trong

việc giáo dục tình cảm, đạo đức, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh, trong đó đặc

biệt có vai trò quan trọng của lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương là liều thuốc hữu

hiệu giúp các em hiểu rõ hơn về quê hương mình, từ đó gợi cho các em niềm tự hào, lòng

biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, hình thành ý thức trách nhiệm bản thân

trong việc giữ gìn, bảo vệ văn hóa truyền thống, các di tich lịch sử, và trong xây dựng

quê hương đất nước.

Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học lịch sử địa phương ở các nhà trường phổ thông

vẫn tồn tại nhiều bất cập. Lịch sử địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường

còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua. Phân phối chương trình lịch sử địa phương

thường có một đến hai tiết trong một năm và những tiết này rơi vào cuối chương trình nên

một số giáo viên thường lướt qua hoặc không thực hiện tiết lịch sử địa phương để ôn tập,

tổng kết, hay dạy bù cho các tiết khác. Tài liệu dùng cho dạy học lịch sử địa phương ở

tỉnh Hà Tĩnh còn hạn chế. Bên cạnh đó trong các đề thi lịch sử rất ít chú ý đến mảng kiến

thức lịch sử địa phương nên cả giáo viên và học sinh đều không chú trọng, không học.

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 1

Trang 1

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 2

Trang 2

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 3

Trang 3

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 4

Trang 4

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 5

Trang 5

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 6

Trang 6

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 7

Trang 7

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 8

Trang 8

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 9

Trang 9

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang minhkhanh 03/01/2022 13720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh

SKKN Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh
 1 
Mục lục: 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 
 I. Lý do chọn đề tài 
II. Mục đích nghiên cứu 
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
IV. Giả thiết khoa học của đề tài 
V. Phương pháp nghiên cứu 
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu 
VII. Dự báo những đóng góp mới của đề tài 
a. đối với giáo viên 
b. đối với học sinh 
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
I. Cơ sở lý luận 
II. Cơ sở thực tiễn 
III. Thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở trường chúng tôi 
IV. Phương pháp 
1. Lồng ghép lịch sử địa phương vào các tiết lịch sử dân tộc 
2. Thay đổi phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương 
3. Sử dụng các di tích lịch sử và làng nghề ở Hà Tĩnh trong dạy học lịch sử địa phương 
4. Lồng ghép lịch sử địa phương vào hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương 
V. Kết quả đạt được 
C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ 
D. ĐỀ NGHỊ 
1. Đối với Phòng Giáo dục Đào tạo Thị xã 
2. Đối với nhà trường 
3. Đối với địa phươn 
 2 
A. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 I. Lý do chọn đề tài: 
Trong trái tim mỗi con người Việt Nam tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm 
thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra và lớn lên ai cũng có một quê hương, tình yêu đó lớn 
lên từng ngày theo sự bồi đắp của thời gian, của tri thức. Tình yêu quê hương chính là cơ 
sở của lòng yêu nước, hơn nữa tình cảm gắn bó với quê hương là động lực quan trọng 
thúc đẩy thế hệ trẻ tự nguyện xây dựng quê hương nói riêng và đất nước nói chung. 
Trong các môn học ở trường phổ thông, môn lịch sử có một vị trí quan trọng trong 
việc giáo dục tình cảm, đạo đức, tình yêu quê hương đất nước cho học sinh, trong đó đặc 
biệt có vai trò quan trọng của lịch sử địa phương. Lịch sử địa phương là liều thuốc hữu 
hiệu giúp các em hiểu rõ hơn về quê hương mình, từ đó gợi cho các em niềm tự hào, lòng 
biết ơn, bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước, hình thành ý thức trách nhiệm bản thân 
trong việc giữ gìn, bảo vệ văn hóa truyền thống, các di tich lịch sử,và trong xây dựng 
quê hương đất nước. 
Tuy nhiên, thực tế việc dạy và học lịch sử địa phương ở các nhà trường phổ thông 
vẫn tồn tại nhiều bất cập. Lịch sử địa phương chưa được chú trọng, thậm chí có trường 
còn xem là giờ phụ có thể dạy hoặc bỏ qua. Phân phối chương trình lịch sử địa phương 
thường có một đến hai tiết trong một năm và những tiết này rơi vào cuối chương trình nên 
một số giáo viên thường lướt qua hoặc không thực hiện tiết lịch sử địa phương để ôn tập, 
tổng kết, hay dạy bù cho các tiết khác. Tài liệu dùng cho dạy học lịch sử địa phương ở 
tỉnh Hà Tĩnh còn hạn chế. Bên cạnh đó trong các đề thi lịch sử rất ít chú ý đến mảng kiến 
thức lịch sử địa phương nên cả giáo viên và học sinh đều không chú trọng, không học. 
Những thực tế đó chính là nguyên nhân làm cho hiệu quả giáo dục của các tiết lịch 
sử địa phương không cao, không tạo được sự hứng thú, yêu thích đối với học sinh. Những 
bất cập đó không chỉ tồn tại ở lịch sử địa phương Hà Tĩnh mà còn với nhiều tỉnh thành 
trên cả nước. Nếu như việc giảng dạy lịch sử địa phương được tiến hành một cách thường 
xuyên với nội dung, phương pháp phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh thì sẽ giúp ích rất 
nhiều cho việc giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào truyền thống dân tộc cho 
các em học sinh. 
 3 
Từ thực tế giảng dạy lịch sử địa phương ở trường, nhận thấy sự quan trọng của 
những tiết lịch sử địa phương trong việc giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước cho học 
sinh, tôi chọn đề tài “Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua 
việc giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh” 
II. Mục đích nghiên cứu: 
- Giúp học sinh thích và đam mê tiết lịch sử địa phương. 
- Hình thành tình yêu quê hương đất nước thông qua các tiết lịch sử địa phương, hình 
thành sự tự hào, tự giác tham gia xây dựng quê hương. 
- Cung cấp cho các em những kiến thức về lịch sử địa phương Hà Tĩnh và có những suy 
nghĩ, hiểu biết đúng đắn về lịch sử dân tộc nói chung. 
III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 
- Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng dạy và học lịch sử địa phương của giáo viên và học 
sinh ở trường trung học cơ sở trên địa bàn Hà tĩnh. 
- Phạm vi nghiên cứu: lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh 
IV. Giả thiết khoa học của đề tài 
Thiết nghĩ nếu đề tài được áp dụng rộng rãi thì chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi 
trong cách học tập lịch sử địa phương, tạo ra một thế hệ học sinh hiểu và yêu các giá trị 
truyền thống của quê hương, biết ơn những anh hùng dân tộc, hình thành cho các em lý 
tưởng sống đúng đắn. Qua đề tài cũng sẽ tạo ra sự liên hệ hợp tác mật thiết giữa giáo viên, 
nhà trường, địa phương trong các hoạt động nội khóa và ngoại khóa để học sinh hiểu rõ 
hơn lịch sử quê hương mình, góp phần xây dựng phát huy các giá trị văn hóa địa phương 
cho thế hệ tương lai. Một thế hệ hiểu và yêu quê hương, yêu đất nước tha thiết trong công 
cuộc xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội. 
V. Phƣơng pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp. 
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan đến lịch sử địa phương Hà Tĩnh 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm 
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu: 
- Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường THCS trên địa bàn 
Hà Tĩnh hiện nay. 
 4 
- Tạo sự hứng thú, yêu thích cho học sinh trong giờ học lịch sử địa phương 
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương cho các em học sinh thông qua tiết lịch sử địa 
phương. 
VII. Dự báo những đóng góp mới của đề tài: 
 a. đối với giáo viên: 
 Với đề tài “Phương pháp giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua việc 
giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh” sẽ giúp giáo viên có thêm những kiến thức về 
lịch sử địa phương Hà Tĩnh. Thông qua nghiên cứu đề tài giáo viên có điều kiện tìm hiểu 
rõ hơn về lịch sử hình thành, phát triển của Hà Tĩnh, cũng như các giá trị văn hóa, làng 
nghề tiêu biểu của địa phương. Từ đó làm phong phú hiểu biết cũng như trau rồi khả năng 
tự học, bồi dưỡng chuyên môn. 
Thông qua đề tài giáo viên có thêm các phương pháp có thể làm cho bài dạy lịch 
sử địa phương Hà Tĩnh thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và lôi cu ... vua phê chuẩn danh hiệu: "Đệ nhất giáp tiến sĩ, cập đệ nhị 
danh" tức Đình nguyên Bảng nhãn, cùng với Trần Bích Hoành, Lê Linh (đỗ đệ nhất 
giáp tiến sĩ cập đệ đệ tam danh),...Ông làm quan đến chức Tả thị lang bộ lễ kiêm Đông 
các Đại học sỹ. Năm 60 tuổi trí sỹ, về quê mở trường dạy học, lấy hiệu là Hoành Sơn (còn 
gọi là Lãm Sơn) Tiên Sinh. Mất 82 tuổi, được truy tặng Thượng thư. Dân làng đặt mộ ông 
dưới chân núi Hoành Sơn, lập đền thờ ở Thần Đầu. Trước tác của ông còn lưu lại một số 
bài thơ chép trong sách: Toàn Việt thị lục và Văn Minh cổ xuý 
 Còn Tiến sỹ Lê Quảng Ý (sinh năm 1453 – 1526), năm 46 tuổi ông đỗ đồng tiến 
sỹ khoa Vị Kỷ năm Cảnh Thống thứ 2 đời Lê Hiến Tông (1499), làm quan đến Hàn Lâm 
Viện Vị Thế. Ông là người văn võ song toàn, đã nhiều lần vâng lệnh triều đình cầm quân 
đi đánh giặc cùng vua Lê Thánh Tông. Ông còn là con người cương trực, văn võ song 
toàn, trí thông minh hơn người nên được đời vua Lê Thánh Tông trọng dụng và kính nể. 
Đặc biệt vào những ngày hội tao đàn, hai anh em ông thường xuất hiện như những ngôi 
sao sang trên văn đàn. Những tác phẩm mà ông để lại cho văn học Việt Nam có giá trị với 
5 bài thơ nổi tiếng cùng với tài thi họa của ông, được các danh sỹ đương thời mến mộ, với 
những ý thơ trong sáng và giàu lòng nhân ái. 
 Để ghi nhớ công lao của hai ông đối với quê hương, tương truyền người dân ở 
làng Thầu Đầu truyền tụng cho nhau rằng: Hai hòn núi Đụn đứng song song ở làng Thầu 
Đầu, một hòn cao, một hòn thấp chính là hòn anh và hòn em giống như 1 ngòi bút đang 
viết. Chính vì lẽ đó mà dân gian ở vùng này còn gọi hai hòn núi ấy là “Nguy nga song 
bút”. Đằng sau hai hòn núi ấy là hòn núi Cụp Chiêng và hòn Cụp Cờ đứng thẳng như đón 
tiếp hai ông. Khi cả hai ông mất, người dân ở làng Thầu Đầu đã lập đền thờ hai ông để 
ghi nhớ công lao của hai vị tiến sỹ đối với quê hương, đất nước gọi là Đền hai ông Thánh 
trạng. 
2. Di tích đền thờ Lê Quảng Chí và Lê Quảng Ý: 
 20 
a. Vị trí địa lý: 
 Đền thờ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý (Còn được gọi là đền Thánh Trạng) là đền thờ 
hai vị trạng nguyên, hai anh em ruột Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý. Trước kia thuộc làng 
Thần Đầu - Xã Kỳ Phương - Huyện Kỳ Anh - Tỉnh Hà Tĩnh (Nay thuộc thôn Thắng Lợi - 
huyện Kỳ Anh - Tỉnh Hà Tĩnh). Tuy nhiên do Mộ của hai vị trạng nguyên đó được chôn 
cất ở thôn Nhân Thắng nên tại hai ngôi mộ đó người ta cũng xây một ngôi đền để thờ tự, 
thắp hương. 
b. Hiện trạng di tích: 
 Do trải qua hàng trăm năm với những biến cố thăng trầm của lịch sử dân tộc và 
thiên nhiên tàn phá, mặc dù cứ đền hang năm người dân làng Thầu Đầu trùng tu tôn tạo 
nhưng do thiên nhiên khắc nghiệt nên ngôi đền thờ hai ông bị mai một dần. 
Trước thực trạng đó, trong những năm gần đây, huyện Kỳ Anh đã không ngừng đầu tư 
tôn tạo, tiến hành xây dựng tường rào bao quanh, tôn tạo phần mộ của hai ông để bảo vệ 
khu di tích. Hiện nay, trong đền thờ còn để lại 28 đạo sắc do các triều vua ban tặng ca 
ngợi trí thông minh, tài giỏi của hai an hem như: Vua Minh Mạng, Đồng Khánh, Thiệu 
Trị, Tự Đức,. Trong đó, Lê Quảng Chí có 13 đạo, Lê Quảng Ý có 15 đạo, toàn bộ câu 
đối đều ca ngợi công đức của hai ông đối với quê hương đất nước. 
Đặc biệt, khi nói về truyền thống hiếu học của hai ông thì các vua nhà Nguyễn đã ca ngợi: 
Nhất môn khoa giáp nan huynh đệ 
Song miếu anh linh tự cổ kim. 
Tạm dịch: 
Một khoa thi hai người đỗ khó phân biệt ai là anh ai là em 
Hai ngôi đền linh thiêng từ ngàn xưa đến nay. 
Hay như ở giữa gian đền thờ cũng có khắc câu: 
Đoạt giáp tranh phiên hồng đức trạng 
Bá dân hộ quốc Việt Nam thần. 
Tạm dịch: 
Đời Hồng Đức sinh ra hai ông trạng 
Luôn bảo vệ cho dân cho nước. 
 21 
 Ngày 29 tháng 01 năm 1996, Bộ văn hoá ra quyết định số 51QĐ/BT cấp bằng công 
nhận di tích lịch sử văn hoa đền thờ và phần mộ Lê Quảng Chí- Lê Quảng Ý. 
Ngày 29 tháng 8 năm 1996, làng Thắng Lợi đã tổ chức đón rước bằng di tích lịch sử văn 
hoá về làng. Nhân dân đóng góp công sức tiền của để tôn tạo lại hai ngôi đền khá khang 
trang, đẹp mắt. Lấy hai ngôi đền làm nơi trung tâm văn hoá, giáo dục truyền thống hiếu 
học cho con em Thắng Lợi nói riêng và Xã Kỳ Phương nói chung. Hằng năm trước các kỳ 
thi học sinh giỏi, tốt nghiệp, tuyển sinh hay Đại học Cao Đẳng tất cả các học sinh và phụ 
huynh học sinh đều hướng về đền để thắp hương cầu mong đỗ đạt cao. 
Xã Kỳ phương lấy ngày 02 tháng 06 (Âm lịch) hàng năm làm ngày giỗ của Ông Lê 
Quảng Ý và ngày 12 tháng 12 (Âm lịch) hàng năm làm ngày giỗ của Ông Lê Quảng Chí. 
* Câu hỏi và bài tập thực hành: 
1. Cho biết vài nét về hai tiến sĩ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý? 
2. Di tích đền thờ lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý nằm ở đâu? 
3. Em hãy sưu tầm những tư liệu lịch sử nói về hai tiến sĩ Lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý và 
đền thờ hai ông. 
III. Kế hoạch và thực hiện: 
1. Kế hoạch: 
a. Đối với giáo viên: 
- Sau khi hoàn thành bản thảo nội dung bài học, trình Ban giám hiệu nhà trường và Ban 
văn hoá thông tin xã góp ý để hoàn thành nội dung chính bài học. 
- Lập kế hoạch xin ý kiến tổ chuyên môn và Ban giám hiệu bố trí thời gian thích hợp, hỗ 
trợ kinh phí về âm thanh nước uống. 
b. Đối với học sinh: 
- Học sinh tự sưu tầm những tư liệu nói về di tích. 
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ. 
- Tự tìm hiểu và xác định vị trí di tích đền thờ lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý. 
 22 
c. Đối với Ban giám hiệu: 
- Hỗ trợ kinh phí và tổ chức cho toàn bộ giáo viên cùng tham dự. 
- Mời đại diện Ban thông tin văn hoá xã. 
d. Địa điểm: Di tích đền thờ lê Quảng Chí, Lê Quảng Ý 
e. Thời gian: Ngày 2/9 hằng năm. 
2. Tiến hành thực hiện: 
- Tập trung học sinh 
- Làm lễ viếng hương di tích 
- Giáo viên trình bày nội dung bài học. 
- Học sinh tìm hiểu 
- Văn nghệ mỗi lớp 1 tiết mục. 
- Học sinh viết bài báo cáo sau khi tìm hiểu di tích 
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 
 Sau khi sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy theo phân phối chương trình lịch sử 
7. Kết quả học tập của các em được nâng lên, ý thức học tập và ham hiểu, kỷ năng sưu 
tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa phương của học sinh ngày 
càng phát huy. 
4. Lồng ghép lịch sử địa phƣơng vào hoạt động ngoại khóa lịch sử 
 “Đối với mỗi con người chúng ta tổ quốc bắt đầu từ cái nhỏ bé dường như không 
lộng lẫy lắm và không có gì nổi bật”. Nên giáo dục lòng yêu nước cho các em học sinh 
phải bắt đầu từ việc giáo dục cho các em nhận thức được tình yêu quê hương, đất nước, ý 
thức xây dựng quê hương, xây dựng cho mình lý tưởng sống đúng đắn. Giáo dục lòng yêu 
quê hương cho học sinh được thực hiện thông qua các hoạt động của nhà trường nói 
chung và hoạt động giảng dạy lịch sử nói riêng. Đặc biệt trong giảng dạy lịch sử bên cạnh 
việc tiến hành bài học nội khóa còn có các hoạt động giáo dục ngoài lớp hoạt động ngoại 
khóa. 
 23 
 Hoạt động ngoại khóa trong lịch sử có tác dụng tích cực đối với việc giáo dưỡng, 
giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, góp phần quan trọng cùng với bài học trên lớp 
thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ bộ môn. Ngoại khóa lịch sử địa phương là một phần 
quan trọng trong việc dạy và học lịch sử có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đạo đức, 
tư tưởng tình cảm cho học sinh, khơi gợi niềm tự hào về bản sắc độc đáo ở địa phương, có 
ý thức bảo vệ và phát huy những truyền thống tốt đẹp vốn có của địa phương một cách tự 
giác. 
 Ở Hà Tĩnh để thực hiện hoạt động ngoại khóa địa phương cần phải tiến hành linh 
hoạt, sinh động nhằm mục đích làm phong phú sâu sắc lịch sử dân tộc, qua đó làm cho 
học sinh hiểu rõ hơn về lịch sử địa phương, khơi gợi lòng tự hào, yêu quê hương. Xin đề 
xuất một số hình thức ngoại khóa lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh: 
 Tổ chức tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các di tích lịch sử ở địa phương Hà 
Tĩnh như: Ngã ba Đồng Lộc, khu di tích Nguyễn Du, 
 Tổ chức trò chơi lịch sử, đây là một việc giải trí đòi hỏi người tham gia phải phát 
huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các vấn đề đặt ra. Trò chơi phải phù hợp 
với từng lứa tuổi học sinh và có ý nghĩa giáo dục. Muốn đạt được yêu cầu này cần phải có 
sự phối kết hợp của địa phương, nhà trường, tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn đề ra kế 
hoạch, xây dựng chương trình để đạt hiệu quả giáo dục, giáo dưỡng một cách hiệu quả. 
Có nhiều loại trò chơi lịch sử: ô chữ, đố kiến thức về lịch sử, trò chơi mật mã, hay chiếc 
nón kì diệu, bảy sắc cầu vồng, 
 Phát động các cuộc thi viết về mảnh đất Hà Tĩnh về văn hóa, xã hội, biển đảo, kinh 
tế. Như viết về dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh, viết về biển đảo quê hương, 
 Trong các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương giáo viên có thể lồng ghép cho 
học sinh gặp gỡ các chiến sĩ cách mạng, người có thành tích trong sản xuất, chiến đấu ở 
địa phương. Khi tiếp xúc trực tiếp với con người thật và nhân chứng lịch sử có sức thuyết 
phục mạnh với học sinh hơn bất kỳ các phương tiện dạy học nào khác. Ví dụ trong dịp kỉ 
niệm 41 năm giải phóng miền nam thống nhất đất nước ở Hà Tĩnh hiện nay còn rất nhiều 
nhân chứng, anh hùng tham gia kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
 Trong các dịp kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc hay kỷ niệm ngày 20/11, đội và trường 
có thể tổ chức thi văn nghệ hát múa dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh. Vừa để các em thể hiện tài 
 24 
năng, qua đó giúp các em hiểu và yêu các làn điệu dân ca ví dặm của quê hương mình, 
giữ gìn và bảo tồn các làn điệu ví dặm. 
 Những hoạt động ngoại khóa có ý nghĩa sẽ thắp sáng lên trong tầm hồn các em 
ngọn lửa của tình yêu tổ quốc, yêu quê hương. Hiểu thêm về lịch sử Hà Tĩnh, ghi nhớ biết 
ơn những thế hệ cha anh đã hy sinh vì độc lập tự do của quê hương. Để rồi các em sẽ ra 
sức phấn đấu, học tập để xứng đáng với truyền thống của quê hương Hà Tĩnh. Sau các 
hoạt động ngoại khóa về địa phương giáo viên cho học sinh viết bài thu hoạch nêu những 
hiểu biết và suy nghĩ của em về truyền thống lịch sử quê hương Hà Tĩnh. 
IV. Kết quả đạt đƣợc: 
 Sau khi sáng kiến được áp dụng vào giảng dạy theo phân phối chương trình lịch sử 
địa phương Hà Tĩnh. Kết quả học tập của các em được nâng lên, ý thức học tập và ham 
hiểu, kỷ năng sưu tầm tư liệu, đam mê nghiên cứu tìm tòi về tư liệu lịch sử địa phương 
của học sinh ngày càng phát huy. Các em có ý thức hơn trong việc bảo vệ các di tích lịch 
sử ở chính địa phương nơi các em ở. 
Qua kết quả đối chứng năm học 2014-2015: 
 - 80 % HS thích học môn lịch sử và phần lịch sử địa phương, các em tự hào hơn về 
truyền thống yêu nước, hiếu học của nhân dân Hà Tĩnh, các em thêm yêu quê hương 
mình. 
 - 20 % HS còn lại ở các khối lớp học còn chưa nắm rõ được những nội dung cơ bản của 
lịch sử địa phương, không hứng thú tìm hiểu kiến thức lịch sử Hà Tĩnh 
C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ: 
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong giờ học một cách thường xuyên và 
với phương pháp linh hoạt, sáng tạo sẽ giúp các em thêm hiểu và yêu quê hương đất 
nước. Việc nâng cao tầm quan trọng của những tiết lịch sử địa phương tại Hà Tĩnh không 
những đáp ứng đầy đủ các yêu cầu giáo dục giáo dưỡng cho việc dạy học lịch sử mà còn 
hình thành cho học sinh hứng thú say mê học tập. Qua đó giúp học sinh phát triển năng 
lực tự nghiên cứu tìm hiểu những tư liệu lịch sử địa phương và có ý nghĩa trách nhiệm 
cao trong việc gìn giữ bảo tồn những di tích cách mạng ở quê hương mình đang sinh 
sống. 
 25 
Thực tế trong dạy học lịch sử, để có hiệu quả của bài học về lịch sử địa phương, 
người giáo viên phải có sự đầu tư vào việc sưu tầm, nghiên cứu tài liệu, những nội dung 
đưa vào bài giảng phải đảm bảo tính khoa học và đáp ứng kiến thức cơ bản. Cần thận 
trọng, tránh áp đặt máy móc. 
Với đề tài này sẽ giúp giáo viên nâng cao được trình độ, sự hiểu biết rõ hơn về lịch 
sử địa phương Hà Tĩnh nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Trong quá trình thực hiện 
cần có sự phối kết hợp của cả nhà trường, địa phương trong công cuộc tìm hiểu lịch sử địa 
phương Hà Tĩnh cũng như giáo dục lòng tự hào, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp 
của địa phương Hà Tĩnh. 
D. ĐỀ NGHỊ: 
1. Đối với Phòng Giáo dục Đào tạo Thị xã: 
- Sưu tầm, bổ sung nghiên cứu nội dung về lịch sử địa phương Hà Tĩnh một cách đầy đủ, 
sinh động tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy lịch sử. 
- Thường xuyên đưa kiến thức lịch sử địa phương vào chương trình kiểm tra lịch sửi học 
sinh giỏi. 
- Tổ chức các buổi chuyên đề, tháo luận về phương pháp dạy lịch sử địa phương Hà Tĩnh 
cho giáo viên. 
- Tiến hành phổ biến sách lịch sử địa phương đến từng học sinh ở các trường. 
2. Đối với nhà trƣờng: 
- Mua sắm thêm tài liệu tham khảo, đầu tư cơ sở vật chất và đồ dùng dạy học nhất là các 
tài liệu lịch sử địa phương Hà Tĩnh như tranh ảnh, phim tài liệu, sách báo phục vụ công 
tác giảng dạy. 
- Tổ chức các buổi tham quan các di tích lịch sử ở Hà Tĩnh cho học sinh và giáo viên để 
hiểu thêm về lịch sử hình thành và phát triển của quê hương, đồng thời giáo dục các em 
tình yêu quê hương đất nước. 
- Phối hợp với Đoàn Thanh niên, đội Thiếu niên Tiền Phong tổ chức các buổi lao động tại 
các di tích lịch sử ở địa phương như làm cỏ, quét dọn, thắp hương, tưởng niệm 
 26 
3. Đối với địa phƣơng: 
- Đầu tư cơ sở vật chất trong việc trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống văn hóa 
ở địa phương, đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử ở địa phương. 
- Luôn quan tâm, động viên kịp thời đối với đội ngũ giáo viên, học sinh trong việc giảng 
dạy, học tập. 
 Trên đây là kinh nghiệm dạy học lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh trong 4 năm công 
tác tại trường, với mong muốn truyền cho các em sự hứng thú trong học tập, lòng yêu 
thích với những tiết lịch sử địa phương, và đi xa hơn là giáo dục lòng yêu nước yêu quê 
hương, tạo ra một thế hệ sống có trách nhiệm, hoài bão với quê hương. Việc giáo dục 
lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua giảng dạy lịch sử địa phương ở Hà Tĩnh là rất 
cần thiết, và có tính thực tế cao. Đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong được quý Thầy Cô 
góp ý, bổ sung để đề tài được hoàn chỉnh, góp phần nhỏ trong công cuộc đổi mới giáo 
dục, tạo ra một thế hệ yêu quê hương, đất nước. 
 GV thực hiện: 

File đính kèm:

  • pdfskkn_phuong_phap_giao_duc_long_yeu_nuoc_yeu_que_huong_thong.pdf