SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn trú trọng đến vấn đề

giáo dục đạo đức, rèn luyện tư cách cho thanh thiếu niên, học sinh trong các nhà

trường. Với phương châm “ Học đi đôi với hành”, chúng tôi những người làm

công tác giáo dục luôn kết hợp tốt giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội,

phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự học tập, tự rèn luyện cho học sinh

nhằm xây dựng một tập thể lớp tự quản, nề nếp tốt.

Trải qua nhiều lần cải cách, ngành giáo dục đã phấn đấu có nhiều cố gắng

để đào tạo thế hệ thanh thiếu niên, học sinh có năng lực, làm chủ tri thức khoa

học, có tư duy sáng tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội.

Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc

biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện

sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác.

Chủ Tịch Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả

tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không

có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”. Hơn nữa Luật giáo dục 2005

đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển

toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm

hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách

và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục)

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 1

Trang 1

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 2

Trang 2

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 3

Trang 3

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 4

Trang 4

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 5

Trang 5

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 6

Trang 6

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 7

Trang 7

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 8

Trang 8

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 9

Trang 9

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 23 trang minhkhanh 9140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội

SKKN Giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội
1 
Mục lục 
TT NỘI DUNG TRANG 
 Phần 1. Đặt vấn đề 2 
1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 2 
2 Mục đích nghiên cứu 3 
3 Nội dung nghiên cứu 3 
4 Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu 3 
5 Thành phần tham gia nghiên cứu 3 
6 Phương pháp nghiên cứu 3 
7 Kế hoạch nghiên cứu 4 
 Phần 2. Những biện pháp đổi mới 5 
1 Cơ sở lý luận và thực tiễn 5 
2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu 7 
3 Mô tả, phân tích các giải pháp hoặc cải tiến mới 8 
 Phần 3. Kết luận và khuyến nghị 23 
 Phần 4. Tài liệu tham khảo 24 
2 
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
1.1. Về mặt lý luận 
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn trú trọng đến vấn đề 
giáo dục đạo đức, rèn luyện tư cách cho thanh thiếu niên, học sinh trong các nhà 
trường. Với phương châm “ Học đi đôi với hành”, chúng tôi những người làm 
công tác giáo dục luôn kết hợp tốt giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội, 
phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, tự học tập, tự rèn luyện cho học sinh 
nhằm xây dựng một tập thể lớp tự quản, nề nếp tốt. 
 Trải qua nhiều lần cải cách, ngành giáo dục đã phấn đấu có nhiều cố gắng 
để đào tạo thế hệ thanh thiếu niên, học sinh có năng lực, làm chủ tri thức khoa 
học, có tư duy sáng tạo cho phù hợp với yêu cầu của xã hội. 
Trong nhà trường THCS, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc 
biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện 
sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. 
Chủ Tịch Hồ Chủ Tịch đã từng nói: “ Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả 
tài lẫn đức. Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không 
có đạo đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ”. Hơn nữa Luật giáo dục 2005 
đã xác định: “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển 
toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm 
hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách 
và trách nhiệm công dân ( Điều 23-Luật giáo dục). 
1.2. Về mặt thực tiễn 
Hội nhập kinh tế ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà 
chúng ta cần quan tâm: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc 
tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự 
do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. 
Hiện nay một số bộ phận thanh thiếu niên có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về 
3 
đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng 
đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ 
dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu. 
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học 
sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành 
băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Chính vì thế việc 
giáo dục đạo đức cho học sinh lớp THCS là một công việc vô cùng cần thiết. 
1.3. Về cá nhân 
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục 
đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay, qua thực tiễn công tác chủ nhiệm 
và giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc đề ra những biện pháp 
về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức 
quan trọng của người giáo viên chủ nhiệm. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài 
này. 
2. Mục đích nghiên cứu 
 Đưa ra những giải pháp để giáo đạo đức học sinh một cách có hiệu quả 
giúp cho các em trở thành những người tốt trong xã hội. 
3. Nội dung nghiên cứu 
Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục đạo đức, tìm ra những 
yếu tố liên quan đến công tác giáo dục đạo đức học sinh để từ đó đề ra các giải 
pháp giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. 
4. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu về công tác giáo dục đạo đức học sinh lớp 7 ở trường THCS. 
5. Thành phần tham gia nghiên cứu 
Học sinh lớp 7 THCS. 
6. Phương pháp nghiên cứu 
4 
Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, giáo dục học và những quan điểm 
đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp 
loại hạnh kiểm của học sinh. 
7. Kế hoạch nghiên cứu 
Từ tháng 08 năm 2016 đến tháng 3 năm 2017 
5 
PHẦN II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI 
1. Cơ sở lý luận 
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và chuẩn 
mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với lợi 
ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và 
người và con người với tự nhiên. 
 Chức năng đạo đức là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã 
hội, đạo đức một mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội ; mặt khác 
nó cũng tác động tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, 
đạo đức có chức năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát 
triển xã hội. Đạo đức có những chức năng sau: 
- Chức năng giáo dục. 
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ 
tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội. 
- Chức năng phản ánh. 
Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học 
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học 
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với 
xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của 
cá nhân với chính mình. 
Giáo dục đạo đức còn có ý nghĩa lâu dài, được thực hiện thường xuyên và 
trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực hiện khi có tình hình phức 
tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách. Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu 
quả, giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu học sinh, nắm bắt hoàn cảnh sống, tâm 
sinh lí của từng em đồng thời phải có sự kết hợp của các lực lượng giáo dục 
khác như: nhà trường, gia đình và xã hội. Hơn nữa bản thân mỗi giáo viên chủ 
nhiệm phải là tấm gương sáng về đạo đức để học sinh noi theo.
6 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 
2.1. Th ...  học sinh nắm được tình hình học tập, đạo đức của học sinh và ngược lại 
giáo viên chủ nhiệm nắm chắc hơn những biểu hiện hành vi tích cực hoặc tiêu 
cực của các em để cùng giáo dục. Đầu năm tôi phát cho mỗi học sinh một quyển 
sổ liên lạc theo dõi từng tuần, từ tuần 1 cho đến tuần 37 của năm học. Trong 
quyển sổ liên lạc tôi đưa ra các tiêu chí cụ thể rồi hướng dẫn học sinh thực hiện 
các tiêu chí đó như thế nào là đạt, như thế nào là vi phạm. Các bạn tổ trưởng và 
tổ phó, lớp trưởng, lớp phó có trách nhiệm theo dõi những hành vi, những vi 
phạm hàng ngày. Cuối tuần tổ trưởng và tổ phó tập hợp lại rồi nhận xét từng 
ngày vào sổ liên lạc. Trên cơ sở đó cùng với sự theo dõi của tôi, tôi cũng nhận 
xét vào thông báo cho mẹ học sinh biết về quá trình học tập và rèn luyện đạo 
đức của con trong một tuần. Cha mẹ học sinh có nhiệm vụ đọc sổ liên lạc vào 
cuối tuần rồi cho ý kiến để từ đó phối kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm 
giáo dục đạo đức cho học sinh. Không những thế thông qua sổ liên lạc tôi có thể 
thông tin cho phụ huynh học sinh nhiều thông báo của trường, của lớp để gia 
đình còn quản lí chặt chẽ con em của mình, tránh tình trạng con nói dối đi chơi. 
Với biện pháp này tôi thấy rất có hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức và học 
tập cho học sinh. Mọi hành vi sai lạc của các em được tôi và phụ huynh học sinh 
uốn nắn sữa chữa rất kịp thời. Chính vì thế hầu hết tôi thấy không một học sinh 
nào trong lớp mắc một khuyết điểm tái phạm sang tuần thứ hai. 
15 
BẢNG THEO DÕI TUẦN ... (từ ..... đến...) 
THEO DÕI VI PHẠM 
HÀNG NGÀY 
Các thứ trong 
tuần 
Điểm kiểm tra trong tuần 
 2 3 4 5 6 7 Môn M 15’ TH 1T 
Đi học muộn Toán 
Đồng phục sai quy định Lý 
Nghỉ học không phép Hóa 
Bỏ tiết học Sinh 
Không làm bài tập Văn 
Không thuộc bài Sử 
Điểm KT miệng dưới 5 Địa 
Không trực nhật Anh 
Mất trật tự, làm việc riêng GDCD 
Đổi chỗ chưa chú ý học Công 
nghệ 
Ý thức xây dựng bài Thể 
dục 
Bị ghi sổ đầu bài Âm 
nhạc 
Quay cóp khi kiểm tra, thi Mỹ 
thuật 
Thái độ sai với thầy cô Tin 
Thái độ sai với bạn Điểm thưởng (9, 10, phát biểu 
xây dựng bài 
Mất vệ sinh, phá hoại của 
công 
 Điểm trừ 
Ý thức ăn trưa, nghỉ trưa Số điểm 9, 10 
 Tổng điểm của tuần 
 Xếp loại cả tuần: 
16 
Họ và tên: ......................................................... 
KIỂM TRA VÀ NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ TRƯỞNG, TỔ PHÓ: 
Thứ 2:...................................................................................................................... 
Thứ 3:...................................................................................................................... 
Thứ 4:...................................................................................................................... 
Thứ 5:...................................................................................................................... 
Thứ 6:...................................................................................................................... 
Thứ 7:...................................................................................................................... 
NHẬN XÉT CHUNG: 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................ 
PHẦN NHẬN XÉT VÀ THÔNG BÁO CỦA GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
Ý KIẾN VÀ CHỮ KÍ CỦA CHA MẸ HỌC SINH 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
................................................................................................................................. 
17 
Nếu học sinh không vi phạm bất cứ lỗi nào thì mỗi ô sẽ được cộng 1 điểm. 
Riêng các lỗi bị ghi sổ đầu bài, điểm kiểm tra miệng dưới 5, quay cóp khi kiểm 
tra, khi thi vi phạm thì sẽ bị trừ 5 điểm; các lỗi còn lại nếu vi phạm sẽ bị trừ 1 
điểm. Điểm 9, 10 sẽ được cộng 2 điểm; Điểm phát biểu xây dựng bài cũng sẽ 
được 2 điểm. 
Tiêu chí đánh giá hạnh kiểm trong tuần: 
- Học sinh đạt 96 điểm trở lên: xếp hạnh kiểm Tốt A. 
- Học sinh đạt 92-95 điểm: xếp hạnh kiểm Tốt B. 
- Học sinh đạt 85-92 điểm: xếp hạnh kiểm Khá. 
- Học sinh đạt dưới 85 điểm: xếp hạnh kiểm Trung bình. 
3.6. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm. 
Theo qui định, tiết chủ nhiệm chỉ dành khoảng 15 phút để GV tổng kết tình 
hình học tập, vệ sinh, chuyên cần... của lớp; 30 phút còn lại tổ chức cho học sinh 
sinh hoạt và mỗi tiết sinh hoạt chủ nhiệm đều phải có biên bản. 
Giờ sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của 
cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ theo dõi của cán 
bộ lớp, các GVBM, tôi nhận xét, đánh giá từng học sinh. Tôi luôn luôn nhắc nhở 
và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn (dù lớp tôi 
thường xuyên xếp thứ nhất). 
Tôi luôn dạy các em cách học làm người, cách sống, cách ứng xử với mọi 
người. Có những hôm tôi không nói gì cả mà chỉ kể cho các em nghe một mẩu 
chuyện trong sách, báo, internet mà tôi sưu tầm được về những tấm gương 
người tốt việc tốt, những tấm gương vươn lên vượt khó... để các em tự rút ra bài 
học cho mình. 
3.7. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua dạy kĩ năng sống cho các em. 
 Có thể nói giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ học đường là cần thiết. Từ 
trước đến nay, song song với việc dạy chữ, dạy đạo đức chúng ta đã từng giáo 
18 
dục kĩ năng sống cho dù chưa gọi nó thành tên một cách cụ thể. Này nay xã hội 
ngày càng đi lên với tốc độ chóng mặt, nhu cầu sống đòi hỏi việc giáo dục kĩ 
năng sống cho thế hệ trẻ phải cấp bách và hiệu quả hơn để cho thế hệ trẻ tự hiểu 
mình, hiểu xã hội hiểu mọi người, có những thái độ suy nghĩ, tư duy, quan điểm 
và hành vi đúng đảm bảo sự phát triển lành mạnh và bền vững. 
Thực tế cho thấy, thế hệ trẻ ngày nay rất cần kĩ năng cho mục tiêu sống tự 
lập sau này. Nhiều em còn quá non ớt trong nhận thức, quá rụt rè, nhút nhát 
trong giao tiếp. Nhiều em lại quá tự do coi thường kỉ cương, có những học sinh 
không tự điều chỉnh được hành vi của bản thân dẫn đến những hậu quả đau lòng. 
Chính vì thế là một giáo viên chủ nhiệm tôi thấy việc giáo dục kĩ năng sống cho 
học sinh là vô cùng cần thiết. Tôi thường xuyên trước mỗi tiết dạy yêu cầu các 
em chỉnh đốn tác phong, quần áo, nhắc nhở các em cách thưa gửi với giáo viên, 
cách đưa vở cho thầy cô bằng hai tay, cách trả lời, cách trình bày bảng, tư thế 
đứng trước lớp. Đặc biệt trong những giờ tiến hành các hoạt động ngoài giờ lên 
lớp tôi đã lồng ghép nhiều cách để các em có điều kiện tham gia vào các hoạt 
động, có môi trường để thể hiện bản thân một cách tốt nhất. Đây chính là thời 
điểm để các em học mà chơi, chơi mà học. Các em có thể tham gia các trò chơi 
với nhóm, với tập thể, dần giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp, nhạy bén hơn 
trong việc xử lý các tình huống, phản xạ nhanh hơn trong các vấn đề giải quyết. 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức thông qua nhiều nội dung 
phong phú chính là mảnh đất màu mỡ để giáo viên chủ nhiệm giáo dục đạo đức 
học sinh phù hợp nhất, hiệu quả nhất. 
 Khi giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tôi chú trọng các kĩ năng sau: 
 + Kĩ năng ứng xử học đường. 
 + Kĩ năng học và tự học. 
 + Kĩ năng quản lí bản thân và tinh thần tự tôn. 
 + Kĩ năng thích ứng với môi trường. 
 + Kĩ năng xác lập mục tiêu và tạo động lực trong công việc. 
19 
 + Kĩ năng giải quyết vấn đề. 
 + Kĩ năng làm việc đội nhóm. 
 + Kĩ năng trình bày và chia sẻ thông tin. 
 + Kĩ năng tạo lập quan hệ trong thực tế xã hội. 
 + Kĩ năng chịu trách nhiệm và tổ chức công việc hiệu quả. 
 + Kĩ năng lãnh đạo và hành vi tích cực 
Có thể nói giáo dục đạo đức cho học sinh là viên gạch đầu tiên cho sự 
hình thành nhân cách của người công dân, người chủ của xã hội tương lai. Để 
các em có được những hành vi phù hợp với chuẩn mực đạo đức thì việc giáo dục 
và rèn luyện đạo đức là vô cùng cần thiết. Trên đây là một số giải pháp mà trong 
quá trình làm chủ nhiệm tôi đã mạnh dạn đưa ra và tôi thấy khi áp dụng những 
biện pháp này thì học sinh của lớp tôi đã có những biến chuyển rất đáng mừng 
về đạo đức. 
20 
4. Kết quả và đánh giá việc thực hiện đề tài 
4.1. Kết quả 
Bảng xếp loại loại hạnh kiểm tháng của học sinh lớp 7 
Hạnh 
kiểm 
Tháng 
8 
Tháng 9 
Tháng 
10 
Tháng 
11 
Tháng 
12 
Tháng 
1 
Tháng 
2 
Tháng 
3 
Tháng 
4 
Tốt 
39 
(84,7
%) 
40 
(85,5%) 
43 
(92%) 
44 
(96%) 
45 
(98%) 
45 
(98%) 
46 
(100%
) 
46 
(100%
) 
46 
(100%) 
Khá 
5 
(10,9
%) 
5 
(10%) 
3 
(8%) 
2 
(4%) 
1 
(2%) 
1 
(2%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
Trung 
bình 
2 
(4,4%) 
1 
(4,5%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
0 
(0%) 
Bảng so sánh kết quả hạnh kiểm trong các năm học lớp 6,7 
Lớp Sĩ số 
Hạnh kiểm tốt Hạnh kiểm khá 
Hạnh kiểm 
trung bình 
Số 
lượng 
% 
Số 
lượng 
% 
Số 
lượng 
% 
Lớp 6A3 
(2015-2016): 
44 42 95,5% 2 4,5% 0 % 
Lớp 7A3 
(2016-2017) 
46 46 100% 0 12,5% 0 4% 
4.2. Đánh giá việc thực hiện giải pháp giáo dục đạo đức học sinh 
Từ một lớp còn có một số học sinh chưa chăm ngoan, chưa cố gắng vươn 
lên trong học tập. Là một giáo viên chủ nhiệm tôi nhận thấy việc giáo dục đạo 
đức cho các em là vô cùng cần thiết. Vì vậy tôi đã trăn trở rất nhiều, đã đưa ra 
một số giải pháp để giáo dục đạo đức cho các em. Và sau khi thực hiện những 
biện pháp trên với lớp 7A3, chỉ qua một học kì một năm học 2016-2017 nhưng 
lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Các em đã biết phát huy tinh thần làm 
chủ tập thể của tuổi trẻ học đường, thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy, chất 
21 
lượng văn hoá thực chất từng bước ổn định và đi lên. Đại đa số các em đã biết 
vâng lời thầy cô giáo, bố mẹ học sinh và người lớn, chấp hành các nội quy của 
nhà trường đề ra, không có học sinh vi phạm cá biệt. Có nhiều học sinh được coi 
là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ. 
Các em thực hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Có những 
trường hợp GVCN không cần có mặt nhưng các em vẫn quản lí lớp tốt. Đây là 
một trong những nhân tố quyết định thành tích lớp 7A3 đạt được. Cùng với việc 
duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã giúp học sinh chủ động trong học 
tập. 
Việc đưa ra giải pháp đôi bạn cùng tiến đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong vấn 
đề rèn luyện học tập đạo đức của học sinh. Những học sinh còn vi phạm về kỉ 
luật được các bạn quan tâm theo dõi và giúp đỡ nên đã có nhiều tiến bộ.
22 
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Trước thực trạng đạo đức hiện nay của học sinh trường THCS có chiều 
hướng giảm sút nghiêm trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là đòi hỏi cấp 
bách của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt 
Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế tri thức. 
Với nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc giáo 
dục đạo đức học sinh THCS nói chung và lớp 7 nói riêng, tôi luôn phải kiên trì 
nhẫn nại và giáo dục các em một cách thường xuyên liên tục, không vội vàng, 
nản lòng. Đồng thời phải có những giải pháp linh hoạt, mềm dẻo bám sát thực tế 
từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ, bằng tình yêu thương cùng với những lời động viên, 
khích lệ kịp thời. Chính vì thế kết quả đạt được về phía học sinh lớp tôi là phần 
lớn các em có đạo đức tốt, biết nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp 
hành các quy định của lớp, nội quy của trường, biết sống tốt và sống đẹp. 
2. Khuyến nghị 
Giáo viên chủ nhiệm lớp đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát 
triển nhân cách của học sinh. Tôi rất mong trong các trường Đại học sư phạm, 
Cao đẳng sư phạm có khoa đào tạo chuyên ngành về giáo viên chủ nhiệm. 
Do thời gian nghiên cứu ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một lớp của 
THCS nên các giải pháp đưa ra chưa đầy đủ, toàn diện, nhưng ít nhiều nó cũng 
giúp cho ta định hướng được một số việc cần làm trong việc giáo dục đạo đức 
học. Tôi cũng rất mong nhận được các đóng góp quý báu của Hội đồng xét 
duyệt sáng kiến kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm 
của tôi thêm hoàn thiện. Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
23 
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tạp chí Thế giới trong ta – số 79+80 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo 
dục Việt Nam. 
2. Một số kinh nghiệm giáo dục đạo đức của giáo viên chủ nhiệm trong 
trường THCS- nhà xuất bản giáo dục 1998. 
3. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn (chủ 
biên). 
4. Th.s Nguyễn Thị Cúc – Lý luận giáo dục – Khoa sư phạm trường ĐH An 
Giang. năm 2006. 
5. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh. 

File đính kèm:

  • pdfskkn_giai_phap_de_giao_dao_duc_hoc_sinh_mot_cach_co_hieu_qua.pdf