SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Sinh học lớp 8
Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục
đã có những bước đổi mới; một trong những bước quan trọng là đổi mới
phương pháp dạy học, bởi phương pháp dạy học có vai trò quan trọng, quyết
định đến sự nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập đem lại
niềm tin, tình cảm và đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người năng động, sáng tạo
vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống của bản thân và xã hội.
Vậy đổi mới phương pháp là đổi mới những vấn đề gì? đổi mới như thế nào?
Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Tuy nhiên chúng ta hiểu rằng đổi mới phương pháp
dạy học là đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và sự phối hợp các phương
pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong
việc lĩnh hội kiến thức tránh thụ động trong nhận thức của mình.
Một trong những nội dung đổi mới được hết sức quan tâm đó là đổi mới
kiểm tra đánh giá. Bởi vì kiểm tra đánh giá có vị trí vô cùng quan trọng trong
quá trình dạy học. Kiểm tra ở đây không chỉ đánh giá kết quả học tập của học
sinh mà còn xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác
định xem khi kết thúc một giai đoạn của quá trình dạy học, đã hoàn thành đến
mức độ nào về kiến thức, kỹ năng. Kiểm tra đánh giá còn phát hiện ra những
mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với học sinh, qua đó
tìm ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập của học sinh. Xác định
được những nguyên nhân dẫn đến lệch lạc về phía người dạy cũng như người
học từ đó điều chỉnh vê nội dung, phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ
những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của
học sinh
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: SKKN Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy Sinh học lớp 8
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH BẰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN TRONG GIẢNG DẠY SINH HỌC LỚP 8” Môn: Sinh học NĂM HỌC: 2015 - 2016 MÃ SKKN “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 2/21 MỤC LỤC A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................... 3 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận............................................................................................ 3 2. Cơ sở thực tiễn......................................................................................... 5 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 5 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 5 B. PHẦN THỨ HAI : GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ............................................... 6 I. NHỮNG NỘI DUNG LÍ LUẬN LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TỔNG KẾT KINH NGHIỆM ................................................ 6 1. Trắc nghiệm khách quan là gì? ................................................................ 6 2. Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan: ................................................ 6 II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ .......................................................................... 8 III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ...................................................... 11 “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 3/21 A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Trong những năm gần đây để đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngành giáo dục đã có những bước đổi mới; một trong những bước quan trọng là đổi mới phương pháp dạy học, bởi phương pháp dạy học có vai trò quan trọng, quyết định đến sự nhận thức của học sinh, giúp các em có hứng thú học tập đem lại niềm tin, tình cảm và đào tạo thế hệ trẻ trở thành con người năng động, sáng tạo vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống của bản thân và xã hội. Vậy đổi mới phương pháp là đổi mới những vấn đề gì? đổi mới như thế nào? Đó là câu hỏi không dễ trả lời. Tuy nhiên chúng ta hiểu rằng đổi mới phương pháp dạy học là đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp và sự phối hợp các phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong việc lĩnh hội kiến thức tránh thụ động trong nhận thức của mình. Một trong những nội dung đổi mới được hết sức quan tâm đó là đổi mới kiểm tra đánh giá. Bởi vì kiểm tra đánh giá có vị trí vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học. Kiểm tra ở đây không chỉ đánh giá kết quả học tập của học sinh mà còn xác định trình độ đạt tới những chỉ tiêu của mục đích dạy học, xác định xem khi kết thúc một giai đoạn của quá trình dạy học, đã hoàn thành đến mức độ nào về kiến thức, kỹ năng. Kiểm tra đánh giá còn phát hiện ra những mặt đã đạt được và chưa đạt được mà môn học đề ra đối với học sinh, qua đó tìm ra những khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập của học sinh. Xác định được những nguyên nhân dẫn đến lệch lạc về phía người dạy cũng như người học từ đó điều chỉnh vê nội dung, phương pháp sao cho thích hợp để loại trừ những lệch lạc, tháo gỡ những khó khăn trở ngại, thúc đẩy quá trình học tập của học sinh. Kiểm tra đánh giá không phải là vấn đề mới đối với giáo viên nhưng trong quá trình dạy học đa số giáo viên không thực sự quan tâm đến vấn đề này nên việc kiểm tra đánh giá còn mang tính chiếu lệ, hời hợt không phát huy được tính tích cực của học sinh vì vậy đổi mới kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học là yêu cầu cấp thiết của việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 4/21 Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá trước hết là đổi mới trong suy nghĩ của giáo viên trong vấn đề này. Giáo viên cần vận dụng nhiều hình thức kiểm tra đánh giá khác nhau, có thể là kiểm tra trực quan, tự luận hoặc kiểm tra khách quan (sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan). Hình thức kiểm tra trực quan, tự luận thường có số lượng câu hỏi ít có tính tổng quát cao, học sinh tự do diễn đạt song mất nhiều thời gian để suy nghĩ và viết. Giáo viên dễ soạn nhưng khó chấm, khó cho điểm chính xác, chất lượng tuỳ thuộc vào kỹ năng người chấm bài. Hình thức kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường là nhiều câu hỏi và có tính chuyên biệt cao, học sinh cần dành nhiều thời gian để đọc và suy nghĩ. Đối với giáo viên tuy khó soạn song lại dễ chấm, dễ cho điểm chính xác. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan có ưu điểm là: trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức khác nhau, học sinh không thể học tủ, học vẹt mà phải học hiểu. Câu hỏi trắc nghiệm khách quan thường được dùng để kiểm tra cuối bài, kiểm tra 15 phút hoặc cuối năm học. Nhằm đáp ứng được những yêu cầu của việc đổi mới về kiểm tra đánh giá tôi mạnh dạn đưa ra một kinh nghiệm nhỏ được đúc rút trong thực tế giảng dạy trong thời gian vừa qua đó là: “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8”. Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của cấp THCS, căn cứ vào nội dung chương trình mới, phương pháp đánh giá mới để phát hiện, phát huy toàn diện năng lực, trí tuệ của học sinh, đánh giá kỹ năng, kỹ xảo thì việc sử dụng trắc nghiệm khách quan là hoàn toàn hợp lý bởi vì: Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra được nhiều kiến thức nhiều khía cạnh khác nhau do đó làm tăng đ ... u hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 10/21 Tránh dung những cụm từ “tất cả”, “không bao giờ”, “thường”, “đôi khi” Có thể dễ dàng nhận ra đúng sai. Không nên bố trí số câu đúng bằng câu sai và sắp xếp theo tính chu kỳ. Dạng 4. Câu điền khuyết * Ưu điểm : - Dễ khảo sát khả năng nhớ kiến thức của học sinh. - Dùng thay cho trường hợp khi không tìm được số “nhiễu” tối thiểu cần thiết cho câu nhiều lựa chọn. * Nhược điểm : - Khó chấm điểm, điểm số đôi khi thiếu khách quan. Chú ý : Đảm bảo cho mỗi câu để chống chỉ có thể điền một từ thích hợp Từ điền nên là danh từ và là từ có nghĩa nhất trong câu Mỗi câu nên chỉ có từ 2-3 chỗ trống được bố trí ở giữa hoặc cuối câu. Khoảng trống nên có độ dài bằng nhau để học sinh không đoán được là từ dài hay ngắn. Dạng 5. Câu hỏi và câu trả lời ngắn. * Ưu điểm : - Dễ xây dựng, dễ vận dụng ở nhiều thể loại bài khác nhau * Nhược điểm : - Đôi khi không thống nhất giữa người đặt câu hỏi với người trả lời câu hỏi dẫn đến câu trả lời thiếu chính xác, thiếu trọng tâm. Chú ý : - Câu hỏi rõ ràng, xúc tích, ngắn gọn. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 11/21 - Phù hợp với từng đối tượng học sinh. Dạng 6. Sử dụng hình vẽ hoặc tranh câm. * Ưu điểm : - Kiểm tra được nhiều kiến thức. - Phát huy được óc quan sát tìm tòi của học sinh * Nhược điểm : - Khó thiết kế, chỉ có thể áp dụng được một số loại nhất định. Chú ý : Hình vẽ phải rõ ràng. Phải là những hình mà học sinh đã được làm quen. III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH Bước 1. Xác định, yêu cầu. Giáo viên cần xác định rõ đề kiểm tra là phương tiện để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học song một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, của một cấp học. Bước 2. Xác định mục tiêu giảng dạy. Để xây dựng bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan được tốt cần liệt kê chi tiết các mục tiêu giảng dạy cụ thể, từng bài, từng chương, từng phần, từng lớp và từng cấp học . Trên cơ sở đó đánh giá mức độ nhận thức, các hành vi năng lực của người học cũng như kết quả của người dạy. Bước 3. Xác định nội dung, hình thức kiểm tra. 1. Lựa chọn câu hỏi ở dạng nào cho phù hợp. số lượng câu hỏi cho từng mục tiêu tuỳ thuộc vào mức độ quan trọng của mục tiêu đó để đánh giá ở mức độ nhận thức khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 12/21 2. Căn cứ vào đặc thù của từng môn học mà dành thời gian thích hợp cho câu hỏi dạng tự luận. dạng trắc nghiệm khách quan. Đối với bộ môn sinh học tỷ lệ giữa câu hỏi tự luận và câu trắc nghiệm khách quan nên là 60%-40%. Bước 4. Thiết kế hệ thống câu hỏi. - Tuỳ mức độ khó và nội dung của câu hỏi được xây dựng dựa vào hệ thống mục tiêu giảng dạy, nội dung cần kiểm tra. - Hình thức trắc nghiệm khách quan có nhiều câu hỏi vì vậy cần phân bố tỉ lệ hợp lý, có thể là : 60% câu nhiều lựa chọn. 20% cau ghép đôi, 10% câu điền khuyết, 10% câu đúng sai (tính theo tổng số câu trắc nghiệm khách quan). Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm. * Xây dựng đáp án : Cần xây dựng đáp án cụ thể, chi tiết, từ đó một lần nữa kiểm tra độ chính xác, tính hợp lý, logic của câu hỏi đặt ra. * Biểu điểm : + Đối với bài kiểm tra sử dụng 100% câu hỏi trắc nghiệm khách quan: Điểm tối đa toàn bài là 10 chia đều cho khối lượng câu hỏi toàn bài. + Đối với hình thức kết hợp cả tự luận và trắc nghiệm khách quan : Điểm tối đa toàn bài là 10 thì dựa vào thiết kế thời gian: dành cho 60% thời gian tự luận, 40% thời gian trắc nghiệm khách quan thì điểm số cho câu hỏi tự luận là 6, các câu trắc nghiệm khách quan là 4, vậy nếu có 8 câu trắc nghiệm khách quan thì mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 13/21 MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA MINH HỌA KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ I MÔN: SINH HỌC 8 Phần câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Hãy chọn nội dung ở cột B sao cho phù hợp với nội dung ở cột A để được đáp án đúng trong bảng cho dưới đây: Cột A (Các loại tế bào) Cột B (đặc điểm tế bào) 1- Hồng cầu a. trong suốt, kích thước lớn, có nhân 2- Bạch cầu b. chỉ là các mảnh tế bào chất của tế bào mẹ 3- Tiểu cầu c. màu hồng, hình đĩa, lõm 2 mặt, không có nhân Đáp án: 1., 2.., 3. Câu 2: Điền từ (cụm từ) thích hợp vào chỗ trống thành câu trả lời đúng: - Xương gồm 2 thành phần chính là chất..và chất. Sự kết hợp của 2 thành phần này làm cho xươngvà - Xương người già giòn và dễ gãy hơn xương trẻ em vì tỷ lệ chất cốt giao ở người giàtỷ lệ chất vô cơ. Câu 3: Hãy điền dấu + (nếu đúng) vào các đặc điểm bộ xương của người hoặc thú theo bảng sau: Đặc điểm bộ xương Người Thú 1- Tỷ lệ sọ lớn hơn mặt 2- Xương mặt không lồi cằm 3- Xương trán thẳng 4- Cột sống đứng có dạng chữ S 5- Lồng ngực rộng theo hướng trước sau 6- Lồng ngực rộng hai bên 7- Xương góp phát triển, kéo dài ra sau 8- Xương chi trên còn tham gia vận chuyển cơ thể 9- Lòng bàn chân có vòm cung “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy sinh học lớp 8” 14/21 KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KÌ II MÔN: SINH HỌC 8 Phần câu hỏi trắc nghiệm Câu 1. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng: 1. Chức năng của cầu thận là: a. lọc máu và hình thành nước tiểu đầu. b. lọc máu và hình thành nước tiểu chính thức. c. hình thành nước tiểu và thải nước tiểu. d. lọc máu , hình thành nước tiểu và thải nước tiểu. 2. Biện pháp nào có thể dùng để rèn luyện da? a. Để da bị xây xát. b. Tắm nước lạnh. c. Không cần đội mũ khi trời nắng. d. Tập chạy buổi sáng, phơi nắng từ thời điểm 8h- 9h. 3. Hệ thần kinh gồm: a. bộ phận ngoại biên và hạch thần kinh. b. bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên. c. não bộ, tủy sống và dây thần kinh. d. não bộ, dây thần kinh và hạch thần kinh. 4. Cơ quan nào có chức năng điều khiển các hoạt động của nội quan? a. Trụ não. b. Tiểu não. c. Đại não. d. Não trung gian. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn sinh học lớp 8” 15/21 Câu 2: Chọn nội dung ở cột B ghép với nội dung ở cột A để có câu trả lời đúng: A. Các tật của mắt B. Nguyên nhân 1. Cận thị 2. Viễn thị a. bẩm sinh do cầu mắt ngắn. b. do không giữ đúng khoảng cách khi đọc sách làm cho thể thủy tinh luôn phồng. c. bẩm sinh do cầu mắt dài. d. thể thủy tinh bị lão hóa mất tính đàn hồi. e. đọc sách nơi thiếu ánh sáng. Đáp án: 1......, 2........ “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn sinh học lớp 8” 16/21 ĐỀ THI HỌC KÌ I. ĐỀ 1 MÔN: SINH 8 Phần câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Chọn nội dung ở cột B ghép với nội dung ở cột A để có câu trả lời đúng: A- Cơ quan B- Chức năng 1. Khoang mũi a. dẫn khí có lông rung động bảo vệ và có tuyến nhày. 2. Thanh quản. b. thực hiện sự trao đổi khí. 3. Khí quản và phế quản. c. cơ quan phát âm và dẫn khí. 4. Phổi d. làm ẩm, sưởi ấm, giữ bụi diệt khuẩn cho không khí đi vào. Đáp án: 1., 2, 3, 4 Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái tước câu trả lời đúng : 1. Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào xảy ra do: A. Sự khuếch tán khí nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp hơn. B. Sự khuếch tán khí nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao hơn. C. Do không có sự chênh lệch về nồng độ của các khí D. Cả 3 ý đều sai. 2. Sự tiêu hoá ở ruột non diễn ra: A. Biến đổi lý học . B. Biến đổi hoá học. C. Không có biến đổi hoá học. D. Có hoạt động hấp thụ chất dinh dưỡng. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn sinh học lớp 8” 17/21 ĐỀ THI HỌC KÌ I. ĐỀ 2 MÔN: SINH 8 Phần câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Trong dịch vị có enzim nào sau đây: a. amylaza b. trepsin c. pepsin d. cả 3 loại 2. Người có nhóm máu A có thể cho người có nhóm máu nào? a. Người có nhóm máu O. b. Người có nhóm máu A. c. Người có nhóm máu B. d. Người có nhóm máu AB. 3. Khi tâm thất co máu được bơm tới: a. động mạch phổi. b. vòng tuần hoàn lớn. c. vòng tuần hoàn nhỏ. d. tâm nhĩ trái. 4. Ở dạ dày có thể tiêu hóa được loại thức ăn nào sau đây? a. Thịt bò nạc . b. Bánh mì. c. Thịt mỡ. d. Cả bánh mì và thịt mỡ. Câu 2: Điền chú thích vào hình vẽ sau Cung phản xạ “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn sinh học lớp 8” 18/21 ĐỀ THI HỌC KỲ II - ĐỀ 1 MÔN: SINH HỌC 8 Phần câu hỏi trắc nghiệm Câu 1: Hãy điền dấu + vào loại phản xạ nào cho phù hợp với tính chất ở cột bên Tính chất Phản xạ có điều kiện Phản xạ không điều kiện Bẩm sinh Phải qua quá trình luyện tập Cung phản xạ đơn giản Mang tính cá thể Có trung khu ở võ não Mang tính chất loài Có trung ở khu trụ não, tuỷ sống Có hình thành đường liên hệ tạm thời Có tính bền vững Dễ mất đi nếu không được củng cố Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng : 1. Tuyến tuỵ là tuyến a. Chỉ có hoạt động nội tiết b. Chỉ có hoạt động ngoại tiết c. Vừa hoạt động nội tiết, vừa hoạt động ngoại tiết. d. Cả a, b c đều sai. 2. Hoóc môn có tác dụng điều hoà đường huyết là: a. Insulin b. Glucagon c. Ađrenalin d. Cả a, b, c đều đúng Câu 3: Trong các tuyến nội tiết, tuyến nào quan trọng và giữa vai trò chỉ đạo hoạt dộng của hầu hết các tuyến nội tiết khác? a. Tuyến giáp b. Tuyến yên c. Tuyến tuỵ d. Tuyến trên thận “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn sinh học lớp 8” 19/21 ĐỀ THI HỌC KỲ II - ĐỀ II MÔN: SINH HỌC 8 Câu 1: Đánh dấu X vào ô đúng. Các tuyến Tuyến ngoại tiết Tuyến nội tiết 1. Tuyến nước bọt 2. Tuyến tuỵ 3. Tuyến gan 4. Tuyến ruột 5. Tuyến mồ hôi 6. Tuyến yên 7. Tuyến giáp 8. Tuyến trên thận 9. Tuyến cận giáp 10. Tuyến sinh dục Câu 2: Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng cho các câu sau: 1. Làm cho tim đập nhanh và mạch co lại là các chất hoóc môn nào? a. Ađênalin b. Axêtincôlin c. Insulin d. Glucgôn 2. Chuyển hoá Glucôgen thành Glucôzơ làm tăng đường huyết là nhờ vai trò của hoóc môn: a. glucgôn b. ađênalin c. insulin d. câu a, b đúng 3. Hoóc môn của thuỳ trước tuyến yên, nếu tiết nhiều hơn bình thường sẽ: a. Kích thước sự tăng trưởng, làm cho người cao quá mức bình thường. b. Làm cho người lùn c. Làm cường độ trao đổi chất tăng nhiều d. Thần kinh luôn bị kích thích, hốt hoảng. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn sinh học lớp 8” 20/21 IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua thống kê tỉ lệ % giỏi, khá, trung bình, yếu của học kỳ I và nửa học kỳ II ở khối lớp 8 như sau: Lớp Đầu học kỳ I Cuối học kỳ I Giữa học kỳ II Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 8A3 21% 39% 37% 3% 26% 38% 36% 0 39% 40% 21% 0 8A4 22% 37% 38% 3% 29% 41% 30% 0 41% 43% 16 0 C. PHẦN THỨ BA: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong năm học 2015-2016 áp dụng đổi mới kiểm tra đánh giá đối với khối lớp 8 kết quả kiểm tra cho thấy tỉ lệ học sinh khá giỏi được nâng lên rõ rệt. II. KIẾN NGHỊ Trong năm học 2015-2016, quán triệt tinh thần đổi mới, kiểm tra đánh giá. Trong đó đặc biệt chú trọng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để kiểm tra đánh giá học tập của học sinh, được vận dụng trong giảng dạy môn sinh học ở trường THCS Phan Đình Giót đã thu được kết quả tốt. Đồng thời việc “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn Sinh học lớp 8” còn được xây dựng thành chuyên đề và triển khai trong tổ, nhóm chuyên môn và đã thu được những thành công rực rỡ. Qua đó chúng tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau. - Đối với giáo viên: Khi ra đề kiểm tra, phải bám sát mục tiêu và phân phối chương trình. Xây dựng hệ thống mục tiêu thống nhất trong toàn cấp, cụ thể hoá với ba mức độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng. “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong giảng dạy môn sinh học lớp 8” 21/21 Căn cứ vào từng môn học mà dành thời gian kiểm tra hợp lý giữa tự luận và trắc nghiệm khách quan (nên là 70%- 30%). Về hình thức trắc nghiệm khách quan, sử dụng nhiều loại câu hỏi nên là: 80% câu nhiều lựa chọn; 10% câu ghép đôi; 5% câu điền khuyết; 5% câu đúng/sai. - Đối với học sinh: Các câu hỏi trắc nghiệm tạo hứng thú cho học sinh học bài. Học sinh có thể tự đánh giá thông qua việc giáo viên công bố đáp án, trả lời và thang đánh giá. Thuận lợi với học sinh có nhiều kinh nghiệm khi làm bài trắc nghiệm và với học sinh yếu, kém về khả năng nói. Cung cấp phản hồi nhanh về kết quả học tập, giúp học sinh điều chỉnh hoạt động học tập kịp thời. Trên đây là kết quả bước đầu của tôi thông qua thực tiễn giảng dạy ở khối lớp 8 môn sinh học trong việc “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để đánh giá học tập của học sinh” đã thu được kết quả tốt. Cùng với các đồng nghiệp trong tổ Tự nhiên 1 trường THCS Phan Đình Giót đã cùng nhau xây dựng chuyên đề này. Chúng tôi nhận thấy chuyên đề này rất có ý nghĩa, gây hứng thú học tập, đem lại niềm tin và tư duy sáng tạo cho các em. Khi áp dụng đổi mới kiểm tra đánh giá đã tạo cho không khí giảng dạy và học tập của thày và trò ngày càng sôi nổi, hứng thú góp phần tích cực vào việc đào tạo học sinh trở thành con người năng động, sáng tạo, toàn diện.
File đính kèm:
- skkn_doi_moi_kiem_tra_danh_gia_ket_qua_hoc_tap_cua_hoc_sinh.pdf