Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ

Vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei - EHP) gây nên bệnh có

liên quan đến sự tăng trưởng chậm ở tôm nuôi nước lợ. Bệnh được xác định là có thể

lây truyền theo cả chiều dọc (từ bố mẹ sang con) và chiều ngang (từ cá thể này sang cá

thể khác). Bài báo này tổng hợp các kết quả nghiên cứu được công bố trong và ngoài

nước về các loài sinh vật mang EHP có khả năng lây truyền, gây bệnh cho tôm và một

số yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh EHP. Kết quả đã xác định được 15 loài sinh vật mang

EHP, bao gồm tôm (5 loài), động vật phù du (04 loài), cua, tép trứng, ruốc, ốc đinh,

hàu và giun nhiều tơ (1 loài). EHP đã được ghi nhận có thể tồn tại trong môi trường

nước, bùn đáy và phân tôm nơi không có tế bào vật chủ hay tế bào vật mang. Một số

yếu tố có ảnh hưởng đến EHP đã được ghi nhận bao gồm mùa vụ nuôi, tuổi tôm, loài

tôm và hội chứng đốm trắng.

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 1

Trang 1

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 2

Trang 2

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 3

Trang 3

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 4

Trang 4

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 5

Trang 5

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 6

Trang 6

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 7

Trang 7

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9480
Bạn đang xem tài liệu "Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ

Sinh vật mang vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei và một số yếu tố ảnh hưởng đến bệnh vi bào tử trùng ở tôm nuôi nước lợ
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3A/2020, tr. 43-50 
 43 
SINH VẬT MANG VI BÀO TỬ TRÙNG ENTEROCYTOZOON 
HEPATOPENAEI VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 
ĐẾN BỆNH VI BÀO TỬ TRÙNG Ở TÔM NUÔI NƯỚC LỢ 
Lê Thị Mây (1), Trương Thị Mỹ Hạnh (1), Trương Thị Thành Vinh (2) 
1 
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 
2 
Viện Nông nghiệp và Tài nguyên, Trường Đại học Vinh 
Ngày nhận bài 23/6/2020, ngày nhận đăng 16/9/2020 
Tóm tắt: Vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei - EHP) gây nên bệnh có 
liên quan đến sự tăng trưởng chậm ở tôm nuôi nước lợ. Bệnh được xác định là có thể 
lây truyền theo cả chiều dọc (từ bố mẹ sang con) và chiều ngang (từ cá thể này sang cá 
thể khác). Bài báo này tổng hợp các kết quả nghiên cứu được công bố trong và ngoài 
nước về các loài sinh vật mang EHP có khả năng lây truyền, gây bệnh cho tôm và một 
số yếu tố có ảnh hưởng đến bệnh EHP. Kết quả đã xác định được 15 loài sinh vật mang 
EHP, bao gồm tôm (5 loài), động vật phù du (04 loài), cua, tép trứng, ruốc, ốc đinh, 
hàu và giun nhiều tơ (1 loài). EHP đã được ghi nhận có thể tồn tại trong môi trường 
nước, bùn đáy và phân tôm nơi không có tế bào vật chủ hay tế bào vật mang. Một số 
yếu tố có ảnh hưởng đến EHP đã được ghi nhận bao gồm mùa vụ nuôi, tuổi tôm, loài 
tôm và hội chứng đốm trắng. 
Từ khóa: Vi bào tử trùng EHP; vật mang; yếu tố ảnh hưởng. 
1. Đặt vấn đề 
Vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei, gọi tắt là EHP) gây bệnh ở tôm sú 
và tôm thẻ chân trắng. Bệnh không có biểu hiện rõ ràng trong giai đoạn đầu thả nuôi, tuy 
nhiên bệnh biểu hiện rõ tỷ lệ thuận theo thời gian nuôi thông qua tốc độ tăng trưởng 
chậm hơn rất nhiều so với bình thường [18], [26]. Bệnh EHP được phát hiện lần đầu tiên 
trên tôm sú tại Malaysia với biểu hiện bệnh lý chậm lớn, dấu hiệu biến đổi mô học và 
hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử vào năm 1989 [1]. Sau đó, bệnh EHP lần lượt được 
báo cáo ở các nước có nền nuôi tôm công nghiệp trên thế giới bao gồm: Úc [8], Thái Lan 
[3], Việt Nam [19], Trung Quốc [9], Indonesia và Ấn Độ [23]. 
Bệnh EHP không gây ra tỷ lệ chết cao trên tôm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng 
đến tốc độ tăng trưởng của tôm. Điều này đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế nghề nuôi 
tôm nước lợ, thậm chí thiệt hại hơn so với bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) [11]. Năm 
2016, ở Andhra Pradesh, một trong những bang ở Đông Nam Ấn Độ, nơi tôm thẻ chân 
trắng là đối tượng nuôi chính, năng suất tôm nuôi bỗng nhiên sụt giảm đáng kể mà 
nguyên nhân đã được xác định do bệnh EHP [23], [30]. Bên cạnh đó, một khảo sát về 
bệnh EHP được thực hiện bởi ICAR - CIBA tại vùng nuôi tôm ở Ấn Độ đã chỉ ra trong 
tôm nuôi của 100 hộ có đến 15,6% có kết quả dương tính EHP. Điều đó cho thấy tỷ lệ 
xuất hiện bệnh EHP trong vùng nuôi là tương đối cao [4]. Những thiệt hại kinh tế do 
bệnh EHP gây ra đã được ghi nhận và EHP hiện nay được coi là một mối đe dọa đáng 
chú ý đối với nuôi tôm nước lợ [10], [24]. 
Email: thanhvinhtruong@gmail.com (T. T. T. Vinh) 
L. T. Mây, T. T. M. Hạnh, T. T. T. Vinh / Sinh vật mang vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei) 
 44 
Ngoài việc gây thiệt hại kinh tế lớn cho nghề nuôi tôm thì điều đáng lo ngại đối với 
bệnh EHP là chưa có biện pháp phòng bệnh hiệu quả và khó khống chế bệnh do tác nhân 
gây bệnh lây truyền theo cả chiều ngang lẫn chiều dọc. Lây truyền theo chiều dọc từ tôm 
bố mẹ sang ấu trùng tôm con (Nauplius) được ghi nhận qua nghiên cứu của nhóm tác giả 
Vũ Khắc Hùng [32]. Lây truyền theo chiều ngang được xác nhận thông qua môi trường 
nước nuôi có nhiễm EHP [25], sinh vật khỏe ăn sinh vật nhiễm bệnh hay sự tiếp xúc trực 
tiếp của sinh vật mang bệnh và sinh vật không mang bệnh [20], [7], [21]. Chính bởi hình 
thức lan truyền phức tạp này mà bệnh EHP được dự báo sẽ trở thành thách thức lớn đối với 
ngành công nghiệp nuôi tôm nước lợ bên cạnh các bệnh WSSV và AHPND [24]. 
Ở Việt Nam, trong một vài năm gần đây, sản lượng nuôi sụt giảm đáng kể bởi 
tôm chậm lớn mà nguyên nhân được xác định là do bệnh EHP. Báo cáo của Cục Thú Y 
tại hội thảo “Giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững” diễn ra tại Sóc 
Trăng ngày 17/9/2019 cho biết bệnh EHP trên tôm nước lợ đang có chiều hướng gia 
tăng, ảnh hưởng rất lớn về kinh tế đối với nghề nuôi tôm do khi tôm bị bệnh này sẽ chậm 
lớn, thậm chí không lớn, mặc dù vẫn tiêu tốn rất nhiều thức ăn [2]. Nghiên cứu của Lê 
Hồng Phước cho thấy tỷ lệ tôm nuôi nhiễm EHP khá cao, trung bình 41% ở 3 tỉnh Sóc 
Trăng, Cà Mau và Bạc Liêu [13]. Trước thực trạng đó, để công tác phòng bệnh EHP hiệu 
quả, hạn chế được thiệt hại do lan truyền bệnh thì các thông tin tổng quát về vật chủ/vật 
mang EHP và yếu tố ảnh hưởng liên quan đến bệnh là rất quan trọng. Chúng là cơ sở 
khoa học để đưa ra các biện pháp phòng bệnh mang tính thân thiện môi trường. Việc 
ngăn ngừa hay loại bỏ sự có mặt của các vật chủ/vật mang mầm bệnh EHP trong quá 
trình nuôi, cũng chính là cắt bỏ con đường lan truyền bệnh EHP, góp phần khống chế 
hiệu quả bệnh EHP cho nghề nuôi thủy sản nói chung và nghề nuôi tôm nói riêng. 
2. Sinh vật mang vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei 
2.1. Giáp xác 
Đến nay đã có 09 nước trên thế giới công bố loài giáp xác mang EHP, trong đó 
Ấn Độ là quốc gia đã quan tâm và có nhiều báo cáo hơn cả (5 loài); tiếp đến là Trung 
Quốc, Thái Lan và Việt Nam (4 loài), Úc (3 loài), Indonesia và Malaysia (2 loài); cuối 
cùng là Brunei, Anh (1 loài) (Bảng 1). Ngoài ý nghĩa xác định loài mang EHP thì quan 
trọng hơn hết là chỉ ra loài có khả năng lây truyền bệnh EHP cho tôm nuôi nước lợ theo 
phương thức lan truyền ngang. 
EHP được xác định có mặt trên 12 loài thuộc giáp xác trong đó chiếm ưu thế nhất 
là tôm với 5 loài; tiếp đến là động vật phù du với 04 loài; cuối cùng là cua, tép trứng và 
ruốc mỗi nhóm 1 loài (Bảng 1). Trong số 5 loài tôm được chỉ ra thì có 2 loài được nuôi 
phổ biến ở Việt Nam là tôm chân trắng (Penaeus vannamei) và tôm sú (P. monodon). 
Đây cũng là 2 trong số 12 loài gi ... n xuất tôm. Đây cũng 
là loài được xác định mang EHP [16], [20], [30] và mang WSSV [31], nguồn lây truyền 
bệnh cho tôm nuôi theo phương thức lây truyền ngang. 
L. T. Mây, T. T. M. Hạnh, T. T. T. Vinh / Sinh vật mang vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei) 
 46 
Bảng 2: Sinh vật mang EHP ngoài giáp xác 
TT 
Tên gọi tiếng 
Việt 
Tên khoa học 
Hình thức 
nhiễm 
Vùng nghiên 
cứu 
Nguồn 
1 Giun nhiều tơ Polychaeta sp. TN Ấn Độ, Úc [20], [30],[16] 
2 Ốc đinh NA TN Việt Nam 
[13] 
3 Hàu NA TN Việt Nam 
Ghi chú: TN - nhiễm tự nhiên; NA - không có thông tin 
2.3. Yếu tố vô sinh mang EHP 
EHP được tìm thấy trong môi trường nước ao nuôi khi ao có tôm nhiễm bệnh. 
Ngoài ra, mầm bệnh cũng được phát hiện trong phân tôm và trong bùn đáy ao nuôi tôm. 
Theo nghiên cứu của Otta, động vật bị nhiễm bệnh EHP có thể giải phóng vi bào tử ra 
môi trường thông qua sự phân hủy của con chết hoặc các tế bào gan, biểu mô ruột bong 
ra được chuyển xuống hệ tiêu hóa và ra ngoài theo phân [20]. EHP đã được ghi nhận có 
thể tồn tại trong môi trường nước hoặc bùn đáy từ sáu tháng đến một năm, tùy thuộc vào 
điều kiện môi trường ao nuôi [7]. 
Bảng 3: Yếu tố vô sinh mang EHP 
TT 
Yếu tố vô 
sinh mang 
EHP 
Hình thức nhiễm 
Vùng nghiên 
cứu 
Nguồn 
Tự nhiên Thí nghiệm 
1 Nước X X Ấn Độ, Thái 
Lan 
[7], [20], [25], [28] 
2 Phân tôm 
X X 
3 Bùn đáy ao X Ấn Độ [20] 
3. Một số yếu tố liên quan đến bệnh EHP 
3.1. Tuổi tôm và loài tôm 
Tôm nuôi có thể bị nhiễm bệnh EHP ở tất cả các giai đoạn phát triển, từ tôm post 
đến tôm trưởng thành và tôm bố mẹ. Nghiên cứu ở tôm trong trang trại và tôm ở ngoài 
mô hình nuôi thương phẩm cho thấy tỷ lệ tôm nhiễm EHP trong trại giống (10%) thấp 
hơn so với tỷ lệ tôm nhiễm EHP ở ao nuôi (60%) [22]. Nếu chỉ tính riêng trong giai đoạn 
nuôi thương phẩm tại ao thì giai đoạn tôm nhỏ tỷ lệ nhiễm EHP cao hơn giai đoạn lớn 
đối với vùng nuôi ở 3 tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau [13]. Một nghiên cứu khác đã 
ghi nhận thêm tỷ lệ nhiễm cao ở giai đoạn 31-50 ngày tuổi; giai đoạn trước 30 ngày tuổi 
và sau 51 ngày tỷ lệ nhiễm thấp hơn [22]. 
Bên cạnh đó, tỷ lệ nhiễm EHP cũng có thể có liên quan đến loài tôm. Theo Lê 
Hồng Phước, tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm sú giống (6%) thấp hơn so với tôm thẻ chân trắng 
giống (9%) [13]. Tuy nhiên, đây là kết quả nghiên cứu ban đầu, nhóm tác giả cũng cho 
rằng cần có thêm nghiên cứu với số lượng mẫu nhiều và thời gian nghiên cứu trải dài hơn 
để kiểm chứng kết quả ban đầu. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3A/2020, tr. 43-50 
 47 
3.2. Mùa vụ 
Tần suất xuất hiện của bệnh EHP có liên quan đến mùa vụ nuôi. Bệnh xuất hiện 
với tần xuất cao hơn trong vụ hè và thấp hơn trong vụ đông. Theo nghiên cứu của 
Prathisha và cộng sự tiến hành ở Tamil Nadu, Ấn Độ trên các trang trại tôm nuôi, vào vụ 
hè (tháng 1 đến tháng 5), tỷ lệ tôm nhiễm EHP ở tháng cao điểm là gần 35% (tháng 4); 
trong khi đó, vào vụ đông (tháng 9 đến tháng 12), tháng cao điểm nhất là gần 15% (tháng 
9 và tháng 11) [22]. Đối với tôm giống, theo nghiên cứu của Lê Hồng Phước và cộng sự, 
ở miền Nam Việt Nam, mùa mưa bắt gặp mẫu tôm giống dương tính với EHP cao gấp 
hai lần mùa khô [13]. 
3.3. Sự xuất hiện của hội chứng phân trắng 
Mặc dù EHP được khẳng định không phải là nguyên nhân gây hội chứng phân 
trắng (WFS) ở tôm nuôi nhưng có sự liên quan giữa EHP và WFS [29]. Nghiên cứu chỉ 
ra rằng ao nuôi chưa bị bệnh phân trắng có thể âm tính với EHP, nhưng ngược lại, ao đã 
bị bệnh phân trắng thường bắt gặp EHP, thậm chí bắt gặp với tỷ lệ tôm nhiễm cao. Theo 
Rajendran, tỷ lệ mẫu nhiễm EHP trong ao nuôi bị bệnh phân trắng (96,4%) cao hơn 
nhiều so với ao không bị WFS (39,4%) [23]. Kết quả nghiên cứu tương tự cũng được báo 
cáo bởi Hà [19]. 
4. Kết luận 
Các nghiên cứu đã xác định có 15 loài sinh vật mang EHP, trong đó chiếm ưu thế 
nhất là tôm (5 loài), tiếp đến là động vật phù du (04 loài), nhuyễn thể (2 loài), cuối cùng 
là cua, tép trứng, ruốc và giun nhiều tơ (1 loài). EHP đã được ghi nhận có thể tồn tại 
trong môi trường nước, bùn đáy và phân tôm nơi không có tế bào vật chủ hay tế bào vật 
mang. 
Một số yếu tố được xác định là có ảnh hưởng đến bệnh EHP bao gồm tuổi tôm, 
loài tôm, mùa vụ nuôi và sự xuất hiện của hội chứng phân trắng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Anderson, I. G., Shariff, M., & Nash, G., “A hepatopancreatic microsporidian in 
pond-reared tiger shrimp, Penaeus monodon, from Malaysia”, Journal of 
Invertebrate Pathology, 1989. https://doi.org/10.1016/0022-2011(89)90020-7. 
[2] Cục Thú Y, Hội thảo Giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ hiệu quả, bền vững, Sóc 
Trăng, 17/9/2019. https://www.mard.gov.vn. 
[3] Chayaburakul, K., Nash, G., Pratanpipat, P., Sriurairatana, S., Withyachumnarnkul, B., 
“Multiple pathogens found in growth-retarded black tiger shrimp Penaeus monodon 
cultivated in Thailand”, Diseases of Aquatic Organisms, 60(2), 89-96, 2004. 
[4] CIBA, Annual report 2015-16, Chennai: Central Institute of Brackish Water 
Aquaculture, 2016. 
[5] FAO, Health management and biosecurity maintenance in white shrimp (Penaeus 
Vannamei) hatcheries in Latin America, FAO Fisheries Technical Paper, pp. 450, 
2003. 
L. T. Mây, T. T. M. Hạnh, T. T. T. Vinh / Sinh vật mang vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei) 
 48 
[6] Flegel, T. W., “The shrimp response to viral pathogens”, In The New Wave, 
Proceedings of the Special Session on Sustainable Shrimp Culture, Aquaculture 
2001, Browdy, C.L., Jory, D.E. (Eds.), LA: World Aquaculture Society, pp. 254-
278, 2001. 
[7] Giridharan, M., and Uma, A., “A Report on the Hepatopancreatic Microsporidiosis 
Caused by Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) in Penaeus vannamei (Pacific White 
Shrimp) Farms in Thiruvallur District, Tamilnadu, India”, International Journal of 
Current Microbiology and Applied Sciences, 6(6): 147-152, 2017. 
[8] Hudson, D. A., Hudson, N. B., & Pyecroft, S. B., “Mortalities of Penaeus japonicus 
prawns associated with microsporidean infection”, Australian Veterinary Journal, 
2001. https://doi.org/10.1111/j.1751-0813.2001.tb13027.x 
[9] Joshi, J., Srisala, J., Truong, V. H., Chen, I. T., Nuangsaeng, B., Suthienkul, O., Lo, 
C. F., Flegel, T. W., Sritunyalucksana, K., and Thitamadee, S., “Variation in Vibrio 
parahaemolyticus isolates from a single Thai shrimp farm experiencing an outbreak 
of acute hepatopancreatic necrosis disease (AHPND)”, Aquaculture. 428-429, 297-
302, 2014. 
[10] Kalaimani, N., Ravisankar, T., Chakravarthy, N., Raja, S., Santiago, T.C. and 
Ponniah, A. G., “Economic Losses due to Disease Incidences in Shrimp Farms of 
India”, Fish. Techn., 50: 80-86, 2013. 
[11] Kummari, S., V. Haridas, D., Handique, S., Peter, S., Rakesh, C. G., Sneha, K. G., 
Pillai, D., “Incidence of Hepatopancreatic Microsporidiasis, by Enterocytozoon 
hepatopenaei (EHP) in Penaeus vannamei Culture in Nellore District, Andhra 
Pradesh, India and the Role of Management in its Prevention and Transmission”, 
International Journal of Current Microbiology and Applied Sciences, 2018. 
https://doi.org/10.20546/ijcmas.2018.702.254 
[12] Laisutisan K, Prasertsri S, Chuchird N, Limsuwan C., “Ultrastructure of the 
microsporidian Thelohania (Agmasoma) penaei in the pacific white shrimp 
(Litopenaeus vannamei)”, Kasetsart Journal: Natural Science, 33:41-8, 2009. 
[13] Lê Hồng Phước; Đặng Ngọc Thùy; Thới Ngọc Bảo; Nguyễn Thanh Trúc; Trần 
Minh Thiện; Trương Hồng Việt; Đoàn Văn Cường, Đánh giá một số yếu tố nguy cơ 
liên quan đến bệnh vi bào tử trùng (EHP) trong nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 
tại một số tỉnh trọng điểm Đồng bằng Sông Cửu Long và đề xuất giải pháp kiểm 
soát ô nhiễm môi trường, hạn chế phát sinh bệnh trong thời gian tới, Báo cáo tổng 
kết nhiệm vụ, 2019. 
[14] Limsuwan, C., Chuchird, N., Laisutisan, K., “Efficacy of calcium hypochlorite on 
the prevalence of microsporidiosis (Thelohania) in pond-reared Litopenaeus 
vannamei”, Kasetsart Journal: Natural Science, 42(2), 282-288, 2008. 
[15] Luis. F. A, Jee E. H, D. V. M. and Kathy F. J. Tang, “Enterocytozoon 
hepatopenaei (EHP) is a risk factor for acute hepatopancreatic necrosis disease 
(AHPND) and septic hepatopancreatic necrosis (SHPN) in the Pacific white 
shrimp Penaeus vannamei”, Aquaculture, 2017. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 3A/2020, tr. 43-50 
 49 
[16] Mark S., Aquatic Animal Diseases Significant to Australia: Identification Field 
Guide, 5th Edition, Canberra: Australian Government Department of Agriculture, 
CC BY 4.0. 295-300, 2019. 
[17] Mukta S and Paramveer S., “Enterocytozoon hepatopenaei: A microsporidian in the 
midst of serious threat to shrimp aquaculture”, Journal of Entomology and Zoology 
Studies, 6(6): 936-939, 2018. 
[18] Newman S. G., “Microsporidian Impacts shrimp production - industry efforts 
address control, not eradication”, Glob Aquac Advocate, 16-17, 2015. 
[19] Nguyễn Thị Hà, Đồng Thanh Hà, Nguyễn Thị Thủy, Vũ Thị Kim Liên, “Phát hiện 
Enterocytozoon hepatopenaei ký sinh trên tôm sú (Penaeus monodon) nuôi ở Việt 
Nam và liên quan đến hội chứng phân trắng”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển 
nông thôn, 12:45-50, 2010. 
[20] Otta S. K., P. K. Patil, K. P. Jithendran, K. V. Rajendran, S. V. Alavandi, and K. K. 
Vijayan, “Managing Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), microsporidial infections 
in vannamei shrimp farming: An Advisory”, CIBA e-publication, No. 29, 2016. 
[21] Prasertsri S, Limsuwan L, Chuchird N., “The effects of microsporidian (Thelohania) 
infection on the growth and histopathological changes in pond-reared Pacific white 
shrimp (Litopenaeus vannamei)”, Kasetsart Journal: Natural Science, 43:680-8, 
2009. 
[22] Prathisha R, Dr. M Rosalind George and Dr. K Riji John, “Assessment of 
occurrence of Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) in South Tamil Nadu”, Journal 
of Entomology and Zoology Studies, 7(1): 137-142, 2019. 
[23] Rajendran, K. V., Shivam, S., Ezhil Praveena, P., Joseph Sahaya Rajan, J., Sathish 
Kumar, T., Avunje, S., Vijayan, K. K., “Emergence of Enterocytozoon hepatopenaei 
(EHP) in farmed Penaeus (Litopenaeus) vannamei in India”, Aquaculture, 454, 272-
280, 2016. 
[24] Raveendra, M., Suresh, G., Nehru, E., Pamanna, D., Venkatesh, D., Yugandhar 
Kumar, M., Neeraja, T., “Effect of Microsporidian Parasite Enterocytozoon 
hepatopenaei (EHP) on Pond Profitability in Farmed Pacific White Leg Shrimp 
Litopenaeus vannamei”, International Journal of Current Microbiology and Applied 
Sciences, 2018. https://doi.org/10.20546/ijcmas.2018.705.192 
[25] Salachan, P. V., Jaroenlak, P., Thitamadee, S., Itsathitphaisam, O., and 
Sritunyalucksana, K., “Laboratory cohabitation challenge model for shrimp 
hepatopancreatic microsporidiosis (HPM) caused by Enterocytozoon hepatopenaei 
(EHP)”, BMC Veterinary Research, 13:9, 2017. 
[26] Sritunyalucksana, K., Sanguanrut, P., Salachan, P. V., Thitamadee, S., Flegel, T. W., 
“Urgent appeal to control sprad of the shrimp microsporididian parasite 
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP)”, Network of Aquaculture Centres in Asia-
Pacific (NACA), 4-6, 2015. 
L. T. Mây, T. T. M. Hạnh, T. T. T. Vinh / Sinh vật mang vi bào tử trùng (Enterocytozoon hepatopenaei) 
 50 
[27] Stentiford G. D., Dunn A. M., Microsporidian in Aquatic Invertebrates. In: Weiss L, 
Becnel JJ (eds) Microsporidia: Pathogens of Opportunity, New York: John Wiley & 
Son, Inc., 2014. 
[28] Tang, K. F., Pantoja, C. R., Redman, R. M., Han, J. E., Tran, L. H., and Lightner, D. 
V., “Development of in situ hybridization and PCR assays for the detection of 
Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), a microsporidian parasite infecting penaeid 
shrimp”, Journal of Invertebrate Pathology. 130: 37-41, 2015. 
[29] Tangprasittipap A., Srisala J., Chouwdee S., Somboon M., Chuchird N., Limsuwan 
C., Srisuvan T., Timothy W. F. and Sritunyalucksana K., “The microsporidian 
Enterocytozoon hepatopenaei is not the cause of white feces syndrome in whiteleg 
shrimp Penaeus (Litopenaeus) vannamei Tangprasittipap et al.”, BMC Veterinary 
Research, 9:139, 2013. 
[30] Thitamadee S, Prachumwat A, Srisala J, Jaroenlak P, Salachan PV, 
Sritunyalucksana K., “Review of current disease threats for cultivated penaeid 
shrimp in Asia”, Aquaculture, 452:69-87, 2016. 
[31] Trương Thị Mỹ Hạnh, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, Đặng Thị Lụa, Lê Thị Mây, Phan Thị 
Vân, “Sinh vật mang virus gây bệnh trên tôm”, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển 
nông thôn, Số 10/2016, tr. 85-94, 2016. 
[32] Vũ Khắc Hùng, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Nguyễn Thị Thu Giang, Nguyễn Văn 
Duy, Trần Nhật My, “Đường truyền lây vi bào tử trùng Enterocytozoon 
hepatonaei (EHP) gây bệnh trên tôm nuôi nước lợ”, Tạp chí Nông nghiệp và phát 
triển nông thôn, số 9, tr. 87-92, 2018. 
SUMMARY 
ORGANISMS CARRYING THE MICROSPORIDIAN PARASITE 
ENTEROCYTOZOON HEPATOPENAEI AND SOME FACTORS AFFECT 
THE MICROSPORIDIAN DISEASE IN BRACKISH WATER SHRIMP 
The microsporidian parasite (Enterocytozoon hepatopenaei - EHP) causes disease 
related to slow growth in the brackish water shrimp. The disease is determined to be 
transmitted both vertically (from broodstock to offspring) and horizontally (from infected 
individuals to heathy ones). This paper reviewed informations from both national and 
international publications reporting to the EHP cariers which could transmitte EHP to 
shrimp and some factors that affect EHP disease. The results showed that 15 species 
could be EHP carriers; those were shrimp (5 species), zooplankton (04 species), crab, 
eggs shrimps, small shrimps, snail, oysters and polychaete (1 species). EHP has been 
reported to exist in water, pond bottom and shrimp feces where there was not the present 
of host or carrier cell. Several factors affecting EHP have been recorded including 
farming season, age of shrimp, species of shrimp and white feces syndrome. 
Keywords: Enterocytozoon hepatopenaei (EHP); organism carrier; influence 
factor. 

File đính kèm:

  • pdfsinh_vat_mang_vi_bao_tu_trung_enterocytozoon_hepatopenaei_va.pdf