Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung

Mục đích: Khảo sát sự thay đổi của thể tích bàng quang qua các lần xạ trị bằng phương tiện siêu âm

cầm tay và cone beam CT, đồng thời đánh giá sự di lệch của vị trí đáy tử cung qua các lần xạ trị và tương

quan của di lệch này với thể tích bàng quang.

Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả 40 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung

thư cổ tử cung và được xạ trị kỹ thuật IMRT tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2019

đến 31/12/2019.

Kết quả: Trên siêu âm siêu âm cầm tay, kích thước bàng quang theo chiều trước - sau là

6,2 ± 1,3cm, theo chiều trên-dưới là 7,1 ± 1,0cm và theo chiều trái - phải là 7,8 ± 1,0cm, các kích thước này

tương đối hằng định trong quá trình xạ trị. Trên CT, kích thước bàng quang trung bình theo chiều trước -

sau là 7,4 ± 1,5cm; theo chiều trên - dưới là 7,0 ± 2,4cm và theo chiều trái-phải là 9,3 ± 1,3cm. Kích thước

bàng quang trên CT lớn nhất lúc mô phỏng và lần xạ trị đầu tiên, giảm dần qua các lần xạ trị tiếp theo. Các

kích thước bàng quang trên siêu âm không tương quan với các kích thước tương ứng trên CT.

Di lệch của điểm đáy tử cung so với CT mô phỏng tính gộp theo chiều trước - sau là 3,1 ± 9,6mm; theo

chiều trên-dưới là -6,7 ± 14,3mm; theo chiều trái-phải là -0,3 ± 7,0mm. Di lệch của điểm đáy tử cung tương

quan với kích thước bàng quang trên cone beam CT. Đáy tử cung có xu hướng di lệch ra trước và xuống

dưới phù hợp với các kích thước bàng quang giảm dần trong quá trình xạ trị. Di lệch của điểm đáy tử cung

không tương quan với các kích thước bàng quang đo được trên siêu âm.

Kết luận: Siêu âm cầm tay là giúp phân biệt nhanh các bệnh nhân có đủ thể tích nước tiểu trong bàng

quang trước khi chụp cone beam CT trong quá trình xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung nhưng

chưa thể thay thế được cone beam CT để kiểm soát di lệch cơ quan đích trong quá trình xạ trị hàng ngày.

Vì vậy, việc chụp cone beam CT kiểm tra trước điều trị vẫn cần được thực hiện một cách thường quy.

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 1

Trang 1

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 2

Trang 2

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 3

Trang 3

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 4

Trang 4

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 5

Trang 5

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 6

Trang 6

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 7

Trang 7

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 8

Trang 8

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 9

Trang 9

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 9740
Bạn đang xem tài liệu "Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung

Siêu âm đánh giá thể tích bàng quang nhằm kiểm soát di lệch cơ quan đích trong xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
17 
NHI - PHỤ KHOA – NIỆU 
SIÊU ÂM ĐÁNH GIÁ THỂ TÍCH BÀNG QUANG NHẰM KIỂM SOÁT 
DI LỆCH CƠ QUAN ĐÍCH TRONG XẠ TRỊ ĐIỀU BIẾN CƯỜNG ĐỘ 
UNG THƯ CỔ TỬ CUNG 
TRẦN ĐẶNG NGỌC LINH1, ĐOÀN THÁI CANG2, NGUYỄN HUY LỘC3, NGUYỄN THẾ HIỂN3 
Địa chỉ liên hệ: Trần Đặng Ngọc Linh 
Email: tranlinhub04@yahoo.com 
Ngày nhận bài: 09/10/2020 
Ngày phản biện: 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 
1 TS.BS. Trưởng Khoa Xạ trị phụ khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
 Trưởng Bộ Môn Ung thư Đại học Y Dược TP. HCM 
2 Bác sĩ nội trú Bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TP. HCM 
3 BS. Khoa Xạ trị Phụ khoa - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Xạ trị điều biến cường độ (IMRT) là kỹ thuật xạ 
trị tiên tiến giúp đưa đúng liều xạ vào thể tích mô 
đích có hình dạng phức tạp đồng thời giảm tối đa 
liều xạ lên cơ quan lành xung quanh. Tuy nhiên, việc 
điều trị bằng kỹ thuật này cũng đi kèm với nguy cơ 
thất bại hình học, nghĩa là các thể tích đích điều trị bị 
di lệch ra khỏi trường chiếu khi xạ trị. Cùng với trực 
tràng, thể tích bàng quang có ảnh hưởng lớn đến vị 
trí của cổ cũng như thân tử cung. Sự thay đổi đáng 
kể về thể tích bàng quang có thể dẫn đến nhiều sai 
TÓM TẮT 
Mục đích: Khảo sát sự thay đổi của thể tích bàng quang qua các lần xạ trị bằng phương tiện siêu âm 
cầm tay và cone beam CT, đồng thời đánh giá sự di lệch của vị trí đáy tử cung qua các lần xạ trị và tương 
quan của di lệch này với thể tích bàng quang. 
Đối tượng và phương pháp: Hồi cứu mô tả 40 trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung 
thư cổ tử cung và được xạ trị kỹ thuật IMRT tại bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ 01/01/2019 
đến 31/12/2019. 
Kết quả: Trên siêu âm siêu âm cầm tay, kích thước bàng quang theo chiều trước - sau là 
6,2 ± 1,3cm, theo chiều trên-dưới là 7,1 ± 1,0cm và theo chiều trái - phải là 7,8 ± 1,0cm, các kích thước này 
tương đối hằng định trong quá trình xạ trị. Trên CT, kích thước bàng quang trung bình theo chiều trước - 
sau là 7,4 ± 1,5cm; theo chiều trên - dưới là 7,0 ± 2,4cm và theo chiều trái-phải là 9,3 ± 1,3cm. Kích thước 
bàng quang trên CT lớn nhất lúc mô phỏng và lần xạ trị đầu tiên, giảm dần qua các lần xạ trị tiếp theo. Các 
kích thước bàng quang trên siêu âm không tương quan với các kích thước tương ứng trên CT. 
Di lệch của điểm đáy tử cung so với CT mô phỏng tính gộp theo chiều trước - sau là 3,1 ± 9,6mm; theo 
chiều trên-dưới là -6,7 ± 14,3mm; theo chiều trái-phải là -0,3 ± 7,0mm. Di lệch của điểm đáy tử cung tương 
quan với kích thước bàng quang trên cone beam CT. Đáy tử cung có xu hướng di lệch ra trước và xuống 
dưới phù hợp với các kích thước bàng quang giảm dần trong quá trình xạ trị. Di lệch của điểm đáy tử cung 
không tương quan với các kích thước bàng quang đo được trên siêu âm. 
Kết luận: Siêu âm cầm tay là giúp phân biệt nhanh các bệnh nhân có đủ thể tích nước tiểu trong bàng 
quang trước khi chụp cone beam CT trong quá trình xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ tử cung nhưng 
chưa thể thay thế được cone beam CT để kiểm soát di lệch cơ quan đích trong quá trình xạ trị hàng ngày. 
Vì vậy, việc chụp cone beam CT kiểm tra trước điều trị vẫn cần được thực hiện một cách thường quy. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2) 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 18 
lệch trong quá trình xạ trị như thiếu liều ở bướu hay 
quá liều ở cơ quan lành xung quanh. Việc duy trì 
một thể tích bàng quang hằng định qua mỗi lần xạ trị 
đóng vai trò quan trọng trong việc đem lại một cuộc 
xạ trị thành công. 
Cone beam CT được sử dụng phổ biến để kiểm 
tra kế hoạch điều trị của bệnh nhân trước mỗi lần xạ 
trị, tuy nhiên, nhược điểm của cone beam CT là 
bệnh nhân cần phải lên bàn điều trị, cố định và xác 
lập tư thế giống như khi mô phỏng khiến thời gian 
thực hiện khá lâu. Trong khi đó siêu âm là một 
phương pháp tiện lợi, chi phí thấp, có thể nhanh 
chóng xác định các kích thước bàng quang để quyết 
định bệnh nhân nào có thể tiến hành xạ trị, bệnh 
nhân nào cần nhịn tiểu thêm nhằm duy trì được thể 
tích bàng quang giống như lúc mô phỏng. Nhờ đó 
cũng có thể tránh được việc cơ quan đích bị di lệch 
ra ngoài trường chiếu xạ trong quá trình xạ trị do 
biến thiên của thể tích bàng quang. 
Siêu âm cầm tay đánh giá nhanh kích thước 
bàng quang nhằm lựa chọn bệnh nhân có thể tích 
bàng quang phù hợp trước xạ trị đã được ứng dụng 
tại bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. 
Nghiên cứu này đánh giá vai trò của siêu âm kích 
thước bàng quang trong kiểm soát di lệch cơ quan 
đích trong quá trình xạ trị điều biến cường độ ung 
thư cổ tử cung. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung 
thư cổ tử cung và được xạ trị kỹ thuật IMRT tại bệnh 
viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh từ 
01/01/2019 đến 31/12/2019. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định ung thư 
cổ tử cung. 
Bệnh nhân được điều trị triệt để: xạ trị (hóa xạ 
trị) triệt để bằng kỹ thuật IMRT. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt tử cung. 
Bệnh nhân không có khả năng nhịn tiểu. 
Bệnh nhân không hoàn tất quá trình xạ trị. 
Bệnh nhân có dị tật bàng quang hoặc từng 
phẫu thuật bàng quang trước đây. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả loạt ca. 
Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Từ tháng 01/2020 đến tháng 06/2020 tại bệnh 
viện Ung bướu TP. HCM. 
Chuẩn bị bệnh nhân 
Mỗi bệnh nhân được yêu cầu chuẩn bị bàng 
quang theo tiêu chuẩn: đi tiểu sạch nước tiểu trong 
bàng quang sau đó uống 500ml nước lọc rồi nhịn 
tiểu trong 60 phút trước khi chụp CT mô phỏng và 
trước khi tiến hành xạ trị mỗi ngày. 
Về trực tràng, các bệnh nhân được hướng dẫn 
thụt tháo trực tràng, uống đủ 2,5 - 3 lít nước mỗi 
ngày, ăn thức ăn nhiều chất xơ: Rau xanh, trái cây, 
các loại hạt 
Thực hiện chụp CT mô phỏng 
Bệnh nhân nằm trên hệ th ... 
trước - sau, trên-dưới, trái-phải. D, E, F: Tương quan giữa di lệch của đáy tử cung và kích thước bàng quang 
trên cone beam CT lần lượt theo chiều trước-sau, trên - dưới, trái - phải). 
BÀN LUẬN 
Kích thước bàng quang 
Đặc điểm kích thước bàng quang đánh giá trên 
siêu âm và CT 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, kích thước 
bàng quang trung bình trên siêu âm theo chiều 
trước-sau là 6,2 ± 1,3cm, theo chiều trên-dưới là 
7,1 ± 1,0cm và theo chiều trái-phải là 7,8 ± 1,0cm. 
Trên CT, các kích thước này lần lượt là 7,4 ± 1,5 
cm; 7,0 ± 2,4cm; 9,3 ± 1,3cm. Các kích thước trước-
sau và trái-phải của bàng quang lớn hơn trên CT lớn 
hơn có ý nghĩa thống kê so với các kích thước 
tương ứng trên siêu âm (p <0,001) trong khi kích 
thước trên-dưới của bàng quang trên CT và siêu âm 
tương đương nhau (p = 0,196). Điều có thể do giới 
hạn của lát cắt ngang trên siêu âm không thấy được 
phần bàng quang nằm dưới xương mu trong khi 
phần lớn thể tích bàng quang có thể nằm ở vị trí này 
trong một số trường hợp. 
Bảng 5. So sánh các kích thước trung bình bàng 
quang trên siêu âm và cone beam CT 
Kích thước bàng 
quang Siêu âm CT p 
Trước-sau (cm) 6,2 ± 1,3 7,4 ± 1,5 <0,001 
Trên-dưới (cm) 7,1 ± 1,0 7,0 ± 2,4 0,196 
Trái-phải (cm) 7,8 ± 1,0 9,3 ± 1,3 <0,001 
Thể tích ước tính (ml) 245,2 ± 90,2 379,4 ± 201,1 <0,001 
Thể tích trung bình của bàng quang trên siêu 
âm của các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu là 
254,2ml ± 90,2ml thấp hơn so với thể tích trung bình 
của bàng quang trên CT là 379,4ml ± 201,1ml 
(p <0,001) điều này phù hợp với việc ghi nhận các 
kích thước trước-sau và trái-phải của bàng quang 
trên siêu âm thấp hơn các kích thước tương ứng 
trên CT. 
Khi phân tích sự thay đổi của các kích thước 
bàng quang theo số lần xạ, siêu âm cho thấy các 
kích thước bàng quang tương đối hằng định hoặc 
tăng nhẹ, còn CT cho thấy các kích thước bàng 
quang cao nhất trong lúc mô phỏng và lần xạ đầu 
tiên, sau đó giảm dần trong các lần còn lại. Sự giảm 
thể thể tích bàng quang trong quá trình xạ trị đã 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
23 
được nhiều tác giả ghi nhận[1],[3],[4], nguyên nhân 
được cho rằng do tình trạng viêm bàng quang xuất 
hiện trong quá trình xạ trị làm tăng kích thích bàng 
quang khiến bệnh nhân khó nhịn tiểu được. Như 
vậy, việc áp dụng siêu âm trong nghiên cứu của 
chúng tôi cũng không giúp tránh được tình trạng 
bàng quang giảm thể tích trong quá trình xạ trị. 
Tương quan giữa siêu âm và CT 
Nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy sự 
tương quan giữa các kích thước bàng quang đo 
được trên siêu âm so với các kích thước tương ứng 
trên cone beam CT. Cụ thể, hệ số tương quan về 
kích thước trước-sau của siêu âm và CT là 
r = 0,118, về kích thước trên-dưới là r = 0,119, về 
kích thước trái-phải là r = 0,176. Có nhiều nguyên 
nhân có thể giải thích cho kết quả này. Thứ nhất, 
nghiên cứu sử dụng thiết bị siêu âm cầm tay Vscan 
của hãng GE, không phải là thiết bị chuyên dụng để 
đánh giá bàng quang, máy không có chức năng tính 
thể tích, do đó các kích thước bàng quang được 
đánh giá theo ba chiều trên chế độ B-mode có thể 
dẫn đến nhiều sai số trong quá trình đo đạc. Thực 
tế, các nghiên cứu về siêu âm bàng quang cho kết 
quả tương quan cao với CT đều sử dụng thiết bị đo 
thể tích bàng quang chuyên dụng BladderScan của 
hãng Verathon[1],[7]. Thứ hai, từ lúc bệnh nhân được 
siêu âm đánh giá bàng quang đến khi chụp cone 
beam CT phải trải qua bước đặt bệnh để tái tạo lại 
tư thế bệnh nhân lúc mô phỏng, quá trình này có thể 
dài ngắn khác nhau tùy thuộc mỗi bệnh nhân và có 
thể kéo dài đến vài chục phút, do đó cũng có thể làm 
tạo ra sự sai lệch giữa siêu âm và cone beam CT. 
Thứ ba, nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu là những 
bệnh nhân đầu tiên được kỹ thuật siêu âm đánh giá 
bàng quang trước xạ trị điều biến cường độ ung thư 
cổ tử cung tại bệnh viện Ung bướu thành phố Hồ 
Chí Minh, các kỹ thuật viên thực hiện siêu âm chưa 
có kinh nghiệm siêu âm trước đây nên có thể gặp 
một số khó khăn trong quá trình đo đạc như sử dụng 
máy chưa thành thạo, vị trí siêu âm chưa chính xác, 
hai mặt cắt chưa vuông góc... Cuối cùng, cũng vì là 
kỹ thuật mới, việc ghi nhận kết quả chưa thực sự 
thống nhất giữa các kỹ thuật viên. Phân tích biểu đồ 
phân tán cho thấy nhiều giá trị kích thước bàng 
quang tập trung nhiều ở các giá trị chẵn tròn hoặc lẻ 
0,5 trong khi máy siêu âm cho kết quả tới giá trị 
milimet gợi ý có sự làm tròn số ở một số trường hợp 
siêu âm. Ngoài ra, ghi nhận các bệnh nhân chỉ được 
thực hiện tổng cộng 838 lần siêu âm trên 1000 lần 
xạ trị cho thấy có nhiều trường hợp bệnh nhân được 
xạ trị nhưng không đánh giá bàng quang trước đó. 
Di lệch của đáy tử cung 
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng điểm tham 
chiếu là điểm đáy tử cung để xác định mức độ di 
lệch. Điểm này được nhiều nghiên cứu trên thế giới 
sử dụng và cho thấy mức độ tương quan cao nhất 
với biến thiên của thể tích bàng quang[4],[9]. Một số 
nghiên cứu khác sử dụng điểm cổ tử cung hoặc 
kênh tử cung tuy nhiên đa phần sử dụng phương 
tiện hình ảnh học là MRI hoặc CT có hướng dẫn của 
các hạt đánh dấu gắn vào các vị trí nhất định để định 
vị[5],[8]. Nếu chỉ dùng cone beam CT đơn thuần rất 
khó thể xác định vị trí của cổ tử cung vì độ tương 
phản kém với mô xung quanh. 
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy di lệch của 
điểm đáy tử cung so với CT mô phỏng trung bình 
theo hướng trước, sau, trên, dưới, trái, phải lần lượt 
là 8; 6; 8; 1,5; 5; 6mm. Di lệch tối đa của đáy tử cung 
theo các hướng này lần lượt là 39, 26, 38, 50, 12 và 
18 mm. Di lệch tính gộp theo chiều trước-sau là 
3,1 ± 9,6mm; theo chiều trên-dưới là -6,7 ± 14,3mm; 
theo chiều trái-phải là -0,3 ± 7,0mm. Độ di lệch này 
phù hợp với ghi nhận thể tích bàng quang giảm dần 
trong quá trình điều trị khiến đáy tử cung di lệch dần 
ra trước và xuống dưới, trong khi sự di lệch sang hai 
bên là tương đối nhỏ. 
Bảng 6. Di lệch đáy tử cung trong một số nghiên cứu 
Nghiên cứu Phương tiện Tần suất thực hiện Di lệch trung bình (mm) Trước-sau Trên-dưới Trái-phải 
Taylor và cs[8] MRI 2 ngày 7 ± 9 7,1 ± 6,8 0,8 ± 1,3 
Wang và cs[9] CT 4D Tuần 1, 3, 5 14,2 ± 10,5 9,5 ± 6,6 6,5 ± 4,8 
Chan và cs[3] MRI Mỗi tuần -4,6 ± 14,5 7,8 ± 24,4 NR 
Collen và cs[4] MVCT Mỗi ngày Trước: 3,3 ± 11,9 Sau: 0,3 ± 11,7 
Trên: 6,1 ± 11,6 
Dưới: 5 ± 11,2 NR 
Lee và cs[6] CT Mỗi tuần Trước:-2 ± 11,3 Sau: -5,5 ± 12,1 
Trên: -7,7 ± 18,7 
Dưới: NR 
Trái: -3 ± 12,5 
Phải: -2,9 ± 10,2 
Nghiên cứu này CBCT Mỗi ngày 3,1 ± 9,6 -6,7 ± 18,3 -0,3 ± 7 
(NR: nghiên cứu không báo cáo số liệu này) 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2) 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 24 
Rất khó để so sánh độ di lệch tử cung trong 
nghiên cứu này với các nghiên cứu khác trên thế 
giới vì các nhóm tác giả sử dụng các phương tiện 
hình ảnh khác nhau để khảo sát độ di lệch. Hơn 
nữa, tần suất thực hiện hình ảnh học và cách thống 
kê số liệu của các nghiên cứu này cũng không giống 
nhau. Mặc dù vậy, nghiên cứu của chúng tôi cũng 
cho thấy đặc điểm di lệch chung của đáy tử cung là 
có biên độ lớn theo hướng trước-sau và trên - dưới 
trong khi di lệch theo hướng trái-phải có giá trị tương 
đối nhỏ, kết quả này được ghi nhận trong nhiều 
nghiên cứu trên thế giới (bảng 4.2). 
Về tương quan với thể tích bàng quang, nghiên 
cứu của chúng tôi cho thấy giá trị di lệch của đáy tử 
cung chỉ tương quan với các kích thước bàng quang 
trên CT mà không tương quan với kích thước bàng 
quang đo được trên siêu âm. Như vậy, siêu âm 
chưa phải là phương tiện tin cậy để kiểm soát di lệch 
của cơ quan đích khi tiến hành xạ trị ung thư cổ tử 
cung. 
Hình 2. Di lệch đáy tử cung và sự thay đổi của thể 
tích bàng quang trên cone beam CT 
(Bệnh nhân Đỗ Thị Trúc M. số hồ sơ: 
0017694/19, lần xạ trị thứ 3. Viền đỏ: tử cung lúc mô 
phỏng. Viền vàng: bàng quang lúc mô phỏng. Diện 
tích tô đỏ: Tử cung lúc chụp cone beam CT. Diện 
tích tô vàng: bàng quang lúc chụp cone beam CT) 
Trong thực hành lâm sàng, khi lập kế hoạch 
điều trị, khuyến cáo hiện nay là tử cung sẽ được 
cộng biên 15mm, chu cung sẽ được cộng biên độ 1 
mm còn hạch chậu được cộng biên 7mm theo mọi 
hướng để đảm bảo các thể tích đích này không bị di 
lệch ra khỏi trường chiếu nhằm tránh thất bại hình 
học. Nghiên cứu này cho thấy, so với kết quả di lệch 
trung bình thì hoàn toàn đạt yêu cầu nhưng đối với 
di lệch tối đa thì giá trị biên cộng thêm này vẫn chưa 
đủ. Do đó, kiểm soát di lệch bằng hình ảnh trong quá 
trình điều trị là rất quan trọng để đảm bảo tránh thất 
bại hình học. 
Như vậy, mặc dù siêu âm giúp lựa chọn nhanh 
bệnh nhân phù hợp để vô phòng điều trị nhưng chỉ 
có cone beam CT mới đủ tin cậy và chính xác để 
đánh giá tổng thể về hình học vùng chậu bao gồm 
thể tích bàng quang, trực tràng và di lệch của các 
thể tích điều trị nhằm đảm bảo cuộc điều trị thành 
công. 
KẾT LUẬN 
Vai trò hiện tại của siêu âm cầm tay là giúp 
phân biệt nhanh các bệnh nhân có đủ thể tích nước 
tiểu trong bàng quang trước khi chụp cone beam CT 
trong quá trình xạ trị điều biến cường độ ung thư cổ 
tử cung. Siêu âm cầm tay chưa thể thay thế được 
cone beam CT để kiểm soát di lệch cơ quan đích 
trong quá trình xạ trị hàng ngày. Vì vậy, việc chụp 
cone beam CT kiểm tra trước điều trị vẫn cần được 
thực hiện một cách thường quy. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Ahmad R., Hoogeman M. S., Quint S., et al. 
(2008), "Inter-fraction bladder filling variations 
and time trends for cervical cancer patients 
assessed with a portable 3-dimensional 
ultrasound bladder scanner", Radiother Oncol, 
89 (2), 172 - 9. 
2. Bih L. I., Ho C. C., Tsai S. J., et al. (1998), 
"Bladder shape impact on the accuracy of 
ultrasonic estimation of bladder volume", Arch 
Phys Med Rehabil, 79 (12), 1553 - 6. 
3. Chan P., Dinniwell R., Haider M. A., et al. (2008), 
"Inter- and intrafractional tumor and organ 
movement in patients with cervical cancer 
undergoing radiotherapy: a cinematic-MRI point-
of-interest study", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 
70 (5), 1507 - 15. 
4. Collen C., Engels B., Duchateau M., et al. 
(2010), "Volumetric imaging by megavoltage 
computed tomography for assessment of internal 
organ motion during radiotherapy for cervical 
cancer", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 77 (5), 
1590 - 5. 
5. Latifi K, Forster KM, Harris EE (2010), 
"Assessment of organ motion in intact cervix 
cancer patients treated with intensity modulated 
radiation therapy", International Journal of 
Radiation Oncology• Biology• Physics, 78 (3), 
S719. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
25 
6. Lee C. M., Shrieve D. C., Gaffney D. K. (2004), 
"Rapid involution and mobility of carcinoma of 
the cervix", Int J Radiat Oncol Biol Phys, 58 (2), 
625 - 30. 
7. Luo Huanli, Jin Fu, Yang Dingyi, et al. (2016), 
"Interfractional variation in bladder volume and 
its impact on cervical cancer radiotherapy: 
Clinical significance of portable bladder 
scanner", Medical Physics, 43 (7), 4412 - 4419. 
8. Taylor A., Powell M. E. (2008), "An assessment 
of interfractional uterine and cervical motion: 
implications for radiotherapy target volume 
definition in gynaecological cancer", Radiother 
Oncol, 88 (2), 250 - 7. 
9. Wang Q, Lang J, Song Y, et al. (2012), 
"Evaluation of intra-and interfraction movement 
of the cervix and the uterine body during 
intensity modulated radiation therapy", 
International Journal of Radiation Oncology• 
Biology• Physics, 84 (3), S446. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 26 
ABSTRACT 
Portable ultrasound assessment of bladder volume to control target organ displacement in intensity 
modulated radiotherapy of cevical cancer 
Purpose: Investigate the interfraction change in bladder volume through radiotherapy with portable 
ultrasound and cone beam CT, and evaluate the displacement of the base of the uterus through radiation 
therapy and its correlation with the deviation of bladder volume. 
Materials and Methods: Retrospective study 40 cases of patients diagnosed with cervical cancer and 
received IMRT treatment at Ho Chi Minh City Oncology Hospital from January 1, 2019 to December 31, 2019. 
Results: On portable ultrasound, the bladder dimensions were 7.1 ± 1.0cm (anterior-posterior); 
6.2 ± 1.3cm (superior-inferior); 7.8 ± 1.0cm (left-right). These dimentions are relatively constant during 
radiotherapy. On cone beam CT, the mean bladder dimensions were 7.4 ± 1.5cm (anterior-posterior); 7.0 ± 2.4 
cm (superior-inferior); 9.3 ± 1.3cm (left-right). Bladder size on CT scan was largest at simulation and first 
radiation therapy fraction, decreasing with subsequent radiation therapy. The bladder dimensions on ultrasound 
did not correlate with corresponding dimensions on CT. 
The deviation of the base of the uterus compared to the simulated CT pooled for the anterior-posterior 
direction was 3.1 ± 9.6mm; on the superior-inferior direction is -6.7 ± 14.3mm; to the left- right direction is 
-0.3 ± 7.0mm. Deviation of the uterine base point correlated with bladder size on CT cone beam. The base of 
the uterus tends to move forward and downward, consistent with the decreasing bladder dimensions during 
radiation therapy. Deviation of the base of the uterus did not correlate with bladder sizes measured on 
ultrasound 
Conclusions: The current role of portable ultrasound is to quickly distinguish patients with sufficient 
bladder volume before cone beam CT scans in intensity modulation radiotherapy of cervical cancer. Portable 
ultrasound is not able to replace cone beam CT to control target organ displacement during daily radiation 
therapy. Therefore, the pre-treatment check cone beam CT still needs to be done routinely. 

File đính kèm:

  • pdfsieu_am_danh_gia_the_tich_bang_quang_nham_kiem_soat_di_lech.pdf