Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học dao - Dân ca Ngữ Văn 7
“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung). Nhận định đó thời
nào cũng đúng bởi giáo dục chính là hành trình tạo nền tảng cho tương lai của mỗi
đất nước. Trong chỉ thị số 74/2001/CT-TTg ngày 11- 6 - 2001 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết
số 40/2000/QH10 ngày 9 – 12 - 2000 của Quốc hội, một trong những nhiệm vụ
trọng tâm được nhấn mạnh là: “Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phát huy tƣ duy
sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”. Như vây, việc đổi mới phương pháp dạy
và học trong nhà trường là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền giáo dục nước
nhà trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Và cốt lõi của việc đổi mới phương pháp
dạy và học ở THCS là hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen thụ
động của học sinh.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Kế hoạch giáo dục bao gồm các
môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng
tạo. Các hoạt động giáo dục hiện nay cần phải tăng cường sự trải nghiệm, nhằm
phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh
được trải nghiệm, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng
tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của
mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phát huy tính tích cực chủ động của chủ thể
người học để từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học
sinh. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi
tiết học, tránh đi sự tiếp nhận thụ động trong phương pháp học truyền thống.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học dao - Dân ca Ngữ Văn 7
Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 1/27 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................................ 2 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................. 2 2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm ................................................................................... 3 3. Đối tượng của sáng kiến kinh nghiệm .................................................................................. 4 4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................................... 4 5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu .......................................................................................... 5 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 6 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN................................................................................... 6 1.1. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường .......................................................... 6 1.2. Phương pháp dạy học theo chủ đề ................................................................................ 8 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................... 9 2.1. Thực trạng dạy học ca dao, dân ca ở trường thcs .......................................................... 9 2.2. Thực trạng triển khai hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ............................ 10 CHƢƠNG 3: ............................................................................................................................ 11 TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO .......................................................... 11 TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ CA DAO, DÂN CA LỚP 7 ........................................................ 11 3.1. Mục tiêu dạy học theo chủ đề ...................................................................................... 11 3.2. Phương pháp dạy – học ............................................................................................... 12 3.3. Tích hợp liên môn ....................................................................................................... 12 3.4. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.............................................................................. 12 3.5. Tiến trình thực hiện ..................................................................................................... 13 3.6. Kết quả thực hiện ........................................................................................................ 25 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................ 26 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................... 27 Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 2/27 ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lí luận “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” (Thân Nhân Trung). Nhận định đó thời nào cũng đúng bởi giáo dục chính là hành trình tạo nền tảng cho tương lai của mỗi đất nước. Trong chỉ thị số 74/2001/CT-TTg ngày 11- 6 - 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông thực hiện nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9 – 12 - 2000 của Quốc hội, một trong những nhiệm vụ trọng tâm được nhấn mạnh là: “Đổi mới phƣơng pháp dạy và học, phát huy tƣ duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh”. Như vây, việc đổi mới phương pháp dạy và học trong nhà trường là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền giáo dục nước nhà trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Và cốt lõi của việc đổi mới phương pháp dạy và học ở THCS là hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen thụ động của học sinh. Trong chương trình giáo dục phổ thông mới: Kế hoạch giáo dục bao gồm các môn học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Các hoạt động giáo dục hiện nay cần phải tăng cường sự trải nghiệm, nhằm phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được trải nghiệm, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo phát huy tính tích cực chủ động của chủ thể người học để từ đó hình thành ý thức, phẩm chất, kĩ năng sống và năng lực cho học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sẽ tạo hứng thú cho học sinh trong mỗi tiết học, tránh đi sự tiếp nhận thụ động trong phương pháp học truyền thống. Môn Ngữ Văn trong nhà trường đã được giảng dạy từ rất lâu, song có lẽ đến bây giờ ta mới hiểu đúng tính chất của nó. Theo phương pháp truyền thống, dạy văn chủ yếu là giảng văn. Dù trên thực tế các thầy giáo tài năng biết khơi gợi tư duy sáng tạo cho học sinh như thế nào thì quan niệm giảng văn vẫn là mô hình dạy học “lấy ngƣời dạy làm trung tâm”, giờ học văn chủ yếu là thầy giảng, trò nghe, trò ghi chép, học thuộc một cách thụ động. Trong khi đó thực chất dạy văn là dạy đọc văn. Nhiệm vụ của nhà trường là dạy cho học sinh biết cách đọc để ra đời học sinh biết tự đọc, lấy việc tự đọc nuôi việc tự học, từ đó mà lớn lên tham gia chủ động vào mọi hoạt động xã hội. Bởi thế, trên tinh thần đổi mới toàn diện phương Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 3/27 pháp dạy học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là yêu cầu then chốt đối với mỗi môn học trong đó có bộ môn Ngữ Văn. 1.2. Cơ sở thực tiễn Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, đã lưu giữ rất nhiều những dấu tích văn hóa của dân tộc. Vẻ đẹp t ... c khôn cùng cho cha mẹ. - Nghệ thuật: + Hai câu đầu: như một định nghĩa về anh em, phân biệt anh em với người xa: Cùng huyết thống, sống chung dưới một mái nhà, sướng vui buồn khổ có nhau. + Lời nhắc nhở bằng cách so sánh khéo khéo léo: “Yêu nhau chân” -> Dùng 1 ý niệm trừu tượng so sánh với một hình ảnh cụ thể gợi tả sự gắn bó keo sơn, bền chặt không thể cắt chia, tình cảm nồng thắm, thiêng liêng đáng trân trọng, giữ gìn. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 18/27 công, thực hiện nhiêm vụ => Bài ca dao là tiếng hát về tình anh em yêu thƣơng gắn bó, nhắn nhủ anh em đoàn kết, hòa thuận để gia đình đầm ấm, cha mẹ vui vầy. * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 1 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Bình, chốt * GV tổ chức cho HS trình bày phần sưu tầm của mình - Bình, chốt, chuyển * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 4 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Nêu ý kiến cá nhân về cách đọc, giải thích chú thích, kiểu văn bản và PTBĐ - Đại diện một nhóm cử đại diện trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công - Nhận xét, bổ sung Nghe, ghi nhận - Đại diện một b. Ca dao về tình yêu quê hƣơng đất nƣớc con ngƣời. Bài 1: * Hình thức đối đáp thường gặp trong ca dao trữ tình và giao duyên VN. - Bố cục: 2 phần + Lời hỏi (bên nam hoặc nữ) + Lời đáp (bên nữ hoặc nam) - ND đối đáp : xoay quanh 1 chủ đề (Về sản vật, cảnh đẹp vùng miền, hiểu biết) * ND : Chàng trai và cô gái hát đối đáp về những địa danh của quê hƣơng đất nƣớc để : + Thử tài hiểu biết về kiến thức địa lí, lịch sử. + Bộc lộ tình yêu, niềm tự hào về quê hương, non sông đất nước, giàu đẹp. + Giao lưu tình cảm, bè bạn lứa đôi. - Hình thức : -> câu hỏi đố thú vị, hấp dẫn -> Chàng trai và cô gái là những người lịch lãm, tế nhị, thông minh, hiểu biết, yêu quý, tự hào về quê hương, đất nước mình. Bài 4: * Hai câu đầu : + Cấu trúc câu dài. + Điệp ngữ. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 19/27 - Bình, chốt * Tổ chức thảo luận nhóm – 4HS/3ph: So sánh sự giống và khác nhau về hình thức và nội dung giữa bài ca dao số 4 với các câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ "thân em"? - Nhận xét, chốt: ? Qua hai bài ca dao, em rút ra đƣợc điều gì cho bản thân mình * Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Tổ chức cuộc thi “Thử tài ngâm thơ” GV chia lớp làm 2 đội. Mỗi đội cử một bạn đại diện lên thi ngâm thơ. (Các nhóm lựa chọn bài, tổ chức hoạt cảnh diễn để hỗ trợ các bạn ngâm thơ). nhóm trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công - Nhận xét, bổ sung - Tạo nhóm 4HS, nhóm trưởng điều khiển thảo luận, thư kí ghi lại kết quả. - Cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung HS thực hiện. Giơ tay bình chọn. + Đảo ngữ. + Sử dụng từ láy Gợi tả cánh đồng rộng hút tầm mắt, nhìn từ phía nào cũng thấy nó mênh mông, rộng lớn, bát ngát vô tận, vẻ đẹp trù phú đầy sức sống. * Hai câu kết : - Hình ảnh so sánh: thân em - chẽn lúa đòng đòng diễn tả vẻ đẹp trẻ trung, duyên dáng đầy sức sống của cô gái. - Niềm tự hào, ý thức ca ngợi cảnh đẹp của cánh đồng quê hương - Ca ngợi vẻ đẹp đầy sức sống của cô thôn nữ (người lao động) + Mô típ : Thân em => Bài ca dao chứa đựng tình cảm yêu lao động, tự hào về vẻ đẹp và sức sống của quê hƣơng, con ngƣời *Cuộc thi “Thử tài ngâm thơ” Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 20/27 GV cho HS bình chọn đội giải nhất. GV nhận xét. Dặn dò: * GV giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị bài tiết 3 - Giải thích khái niệm than thân, châm biếm. - Áp dụng phương pháp phân tích một bài ca dao để phân tích bài ca dao số 2, 3 trong bài "Những câu hát than thân"; Bài 1, 2 trong "Những câu hát châm biếm" (Nhóm 2 HS) - Sưu tầm các câu ca dao cùng chủ đề (3 câu) - Tìm điểm giống nhau giữa ca dao than thân và châm biếm TIẾT 3 Hoạt động 5 (40 phút) Ca dao than thân và châm biếm Phương pháp, kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, dạy học nhóm, tổ chức trò chơi, bình giảng Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt * GV HDHS tìm hiểu chung chùm ca dao than thân, châm biếm - Đọc, tìm hiểu chú thích * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 2 theo nhóm. - Nêu ý kiến cá nhân về cách đọc, giải thích chú thích - Đại diện một nhóm cử đại diện trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công 1. Tìm hiểu chung: - Đọc. - Giải thích từ : + Than thân: Than thở về thân phận, oán trách ... + Châm biếm: Dùng lời lẽ thâm thúy để vạch trần thực chất xấu xa của một số đối tượng trong xã hội 2. Tìm hiểu chi tiết: a. Những câu hát than thân - Bài 2. * Nghệ thuật: - Hình ảnh ẩn dụ: Con tằm, lũ kiến, con hạc, con cuốc. - Bốn hình ảnh ẩn dụ chính xác cho thân phận người nông dân trong xã hội cũ. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 21/27 - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Chốt, bình: * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 3 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Bình, chốt * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 1 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Bình, chốt - Nhận xét, bổ sung Nghe, ghi nhận - Đại diện một nhóm trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công - Nhận xét, bổ sung - Đại diện một nhóm trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công - Nhận xét, bổ sung - Điệp từ: "Thương thay" là Tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa ai oán *Nội dung - Người lao động thương cho thận phân mình. - Diễn tả nỗi khổ nhiều bề của thân phận người trong xã hội cũ. - Bài 3. * Nghệ thuật: - Trái bần là một loại quả tầm thường có vị chua và chát. - So sánh: Thân em - "trái bần” gợi thân phận nhỏ bé thấp hèn, gợi số phận chát chúa *Nội dung - Lời người phụ nữ - Diễn tả thân phận người phụ nữ lao động với nỗi khổ đau bị sô đẩy, vùi dập, bị lệ thuộc, không được làm chủ, không được quyền quyết định cuộc đời mình. - Tố cáo xã hội bất công b. Những câu hát châm biếm: * Bài 1. a. 2 câu đầu: - HT: Câu hỏi => Tác dụng: Bắt vần, đưa đẩy, giới thiệu nhân vật - Nhân vật chính: Chú tôi; nhân vật phụ: "cô yếm đào" Tượng trưng cho cô gái trẻ, đẹp - Người kể (nói): cháu; mục đích hỏi vợ cho chú b. 4 câu cuối: Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 22/27 * Tổ chức HS trình bày kết quả tìm hiểu về bài ca dao 2 theo nhóm. - Tổ chức nhận xét, bổ sung - Bình, chốt * GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn - Thi tìm các câu ca dao có cùng chủ đề: Than thân, châm biếm. * Tổ chức thảo luận nhóm – 4HS/3ph: - Tìm điểm giống nhau giữa ca dao than thân và châm biếm. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo: Một nhóm HS đóng hoạt cảnh thầy bói trong bài ca dao số 2 của bài “Những - Đại diện một nhóm trình bày kết quả tìm hiểu ở nhà theo sự phân công - Nhận xét, bổ sung Tham gia trò chơi - Tạo nhóm 4HS, nhóm trưởng điều khiển thảo luận, thư kí ghi lại kết quả. - Cử đại diện trình bày, nhóm khác nhận xét, bổ sung Đóng hoạt - Hình ảnh người chú: + Điệp từ "hay" => những thói quen, ham mê không thể bỏ, - Nghệ thuật đối lập: Chân dung người chú lắm tật, lười biếng >< hình ảnh “cô yếm đào” cao sang => Cách nói ngược nhằm mỉa mai phê phán những kẻ lười nhác mà lại đòi cao sang * Bài 2: - Các phương diện đoán số: Giàu nghèo, cha mẹ, chồng con - Cấu trúc “chẳngthì” diễn đạt điều không cụ thể, nước đôi, lấp lửng =>Những điều thầy phán không thật, chỉ là cách nói dựa. - Điệp “có”: hàm ý khẳng định những điều hiển nhiên ai cũng biết không cần phải đoán => Lời phán vô nghĩa nực cƣời - Cách nói phóng đại, cường điệu "gậy ô đập lưng ông" - Đều sử dụng thể thơ 6/8 truyền thống. - Các bài ca dao đều phản ánh cuộc sống nhiều mặt của nhân dân. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 23/27 câu hát châm biếm”. GV hỏi cảm nhận của HS. Gv nhận xét. cảnh. Nêu suy nghĩ. Hoạt động 6 (5 phút) Tổng kết Phương pháp, kĩ thuật dạy học chính: Phát vấn, sơ đồ tư duy Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt ? Các bài ca dao có đặc điểm gì chung về nghệ thuật? ? Các bài ca dao đều thể hiện tình cảm gì của người dân? ? Nhân vật trữ tình thể hiện trong các bài ca dao là gì. Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy bài học. - Trả lời phần chuẩn bị của mình - Trả lời phần chuẩn bị của mình Vẽ sơ đồ. 1. Nghệ thuật: - Các bài ca dao đều ngắn gọn nhưng cách phô diễn tình cảm hết sức phong phú. - Thường sử dụng thể thơ 6/8 truyền thống. - Ngôn ngữ vừa giàu chất thơ vừa gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân. 2. Nội dung: - Các bài ca dao đều phản ánh cuộc sống nhiều mặt của nhân, đều phản ánh tâm tư, tình cảm, khát vọng, nỗi niềm của con người. - Nhân vật trữ tình đều là người lao động, họ tự hát về mình, về quê hương, hoặc bày tỏ thái độ mỉa mai, chế giễu với đối tượng nào đó. Dặn dò: * GV giao nhiệm vụ về nhà chuẩn bị bài tiết sau: hệ thống lại kiến thức chuẩn bị kiểm tra chủ đề: Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 24/27 - Nhóm 1: Khái quát nội dung và nghệ thuật của ca dao. - Nhóm 2: Tìm hiểu về ca dao dân ca ba miền. - Các nhóm hoàn thiện sưu tầm các câu ca dao thuộc các chủ đề đã học. TIẾT 4 Hoạt động 7 Báo cáo tổng kết. Tổ chức liên hoan ca dao, dân ca Không gian: Nhà hát chèo Hà Nội Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung cần đạt 1. Cho HS theo dõi màn biểu diễn dân ca của các nghệ sĩ nhà hát chèo Hà Nội. Cho HS nêu cảm nhận về các tiết mục vừa xem. GV Theo dõi Nêu cảm nhận 2. Gọi HS nhóm 1 lên trình bày dƣới hình thức tổ chức trò chơi: Rung chuông vàng + Luật chơi: Các bạn HS giơ bảng trả lời câu hỏi. Trả lời sai bị loại, trả lời đúng được ở lại chơi tiếp. Các câu hỏi có độ khó tăng dần để tìm ra người chiến thắng. + Nội dung: các câu hỏi về đặc trung nội dung và nghệ thuật của ca dao, dân ca. Tiến trình: + Nêu luật chơi. + Chơi nháp. Lắng nghe Tham gia trò chơi. - Những đặc trưng nghệ thuật, nội dung của ca dao. -Ý nghĩa của một số bài ca dao tiêu biểu. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 25/27 + Chơi thật. + Tổng kết, trao quà. 3. Nhóm 2: Sƣu tầm các làn điệu dân ca ba miền. Hình thức trình bày: HS nhóm 2 tự hát và biểu diễn dân ca và đố các bạn về làn điệu dân ca của từng vùng miền. Gọi HS nêu cảm nhận về phần biểu diễn của các bạn. ? Em có suy nghĩ gì về sự khác biệt giữa ca dao ba vùng? Hiện nay ca dao dân ca đang dần bị mai một, em sẽ làm gì để giúp cho ca dao, dân ca đƣợc phát triển, đặc biệt là đối với giới trẻ? Tham gia trả lời. Nêu cảm nhận. Trả lời. Nêu ý kiến - Ca dao ba miền Bắc, Trung, Nam rất phong phú, đa dạng. Mỗi miền có những đặc trưng riêng. - Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt ấy: tính cách con người, điều kiện sinh hoạt, thiên nhiên, lịch sử từng miền. 3.6. KẾT QUẢ THỰC HIỆN - Qua điều tra khảo sát cho thấy: Học sinh cảm thấy yêu thích bài học, muốn tiếp tục tham gia hình thức dạy học này. Các em nắm vững được những đặc trưng của ca dao, dân ca, biết cách cảm thụ một bài ca dao. Đồng thời đã có sự chuyển biến tích cực trong cách ứng xử với ca dao, dân ca nói riêng và văn hóa dân tộc nói chung. - Về phía giáo viên, qua cách tổ chức hoạt động dạy học này, tôi đã hiểu sâu hơn về phương pháp dạy học chủ đề, hoạt động trải nghiệm sáng tạo và định hướng phát triển năng lực của học sinh. Đó sẽ là tiền đề để tôi cố gắng và rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ trong thời kỳ nền giáo dục đang đổi mới toàn diện hiện nay. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 26/27 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 3.1. KẾT LUẬN Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những phương pháp thuận lợi và có hiệu quả để tiến hành đổi mới căn bản dạy học Ngữ văn. Làm thế nào để môn Văn trở nên hấp dẫn với học trò? là câu hỏi mà chúng tôi luôn trăn trở. Bởi thế, hoạt động trải nghiệm sáng tạo chính là một công cụ khiến học sinh yêu văn, giáo viên yêu nghề. Với việc thực hiện đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ mang đến một luồng gió mới cho việc dạy học văn trong nhà trường. 3.2. KHUYẾN NGHỊ Với việc dạy học theo chủ đề đang ngày càng phổ biến, chúng tôi hi vọng các cấp lãnh đạo sẽ có hướng dẫn cụ thể cho từng chủ đề theo một bộ sách riêng. Đồng thời các tổ chức, cơ quan trong lĩnh vực văn hóa có thể tạo điều kiện để văn hóa dân gian đến gần hơn với nhà trường, cho học sinh có cơ hội được tiếp xúc gần gũi với ca dao dân ca. Sáng kiến kinh nghiệm: Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học ca dao - dân ca Ngữ Văn 7 27/27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị quyết Hội nghị TW8 khóa XI. 2. Một số công văn chỉ đạo của Bộ GD & ĐT. 3. Xavier Roegiers, Khoa sƣ phạm tích hợp – hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trƣờng, NXB Giáo dục, 1996. 4. Sách giáo khoa, sách giáo viên. 5. Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng ca dao. 6. Bộ sách tập huấn dạy học theo chủ đề tích hợp của Bộ GD&ĐT. 7. Một số bài viết về hoạt động trải nghiệm sáng tạo trên các trang web.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_sang_tao.pdf