Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm

Như chúng ta đã biết, từ nhiều năm nay, ngành Giáo dục - Đào tạo luôn

đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm hướng tới hiệu quả

giáo dục cao nhất để tạo ra nguồn lực con người có chất lượng cho đất nước. Đó

là những con người phát triển toàn diện, có tri thức khoa học, biết chiếm lĩnh

đỉnh cao trong học tập và lao động sáng tạo, có nếp sống văn minh thanh lịch,

biết kế thừa và phát huy những nét đẹp trong truyền thống đạo lý của dân tộc.

Về bản chất, đổi mới phương pháp dạy học là đưa phương pháp dạy học

mới vào giảng dạy trên cơ sở phát huy mặt tích cực của phương pháp dạy học

truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học. Mục đích của việc đổi mới

phương pháp dạy học ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học truyền thụ một

chiều, lối học thụ động, máy móc sang dạy học theo “phương pháp dạy học tích

cực” nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn

luyện thói quen và khả năng tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến

thức vào những tình huống khác nhau. Qua đó, bồi dưỡng cho học sinh niềm say

mê học tập và ý chí vươn lên

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 23 trang minhkhanh 03/01/2022 10101
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm

Sáng kiến kinh nghiệm Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 1/23 
MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................. 3 
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................................... 3 
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN ................................................................................... 3 
III. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 5 
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................... 5 
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 5 
1. Tìm đọc tài liệu ............................................................................................. 5 
2. Khảo sát, điều tra ......................................................................................... 5 
3. Đúc rút kết quả, kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ý tưởng ............. 5 
PHẦN THỨ HAI GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ........... 6 
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ LÍ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN 
NHÓM TRONG MÔN NGỮ VĂN ................................................................. 6 
1. Đặc điểm của phương pháp thảo luận nhóm .............................................. 6 
2. Tác dụng của phương pháp thảo luận nhóm .............................................. 6 
3. Cách thức tổ chức hoạt động nhóm ............................................................. 6 
3.1. Chia nhóm, qui định thời gian thảo luận ................................................... 7 
3.2. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. ....................................................... 7 
3.3. Điều khiển, hỗ trợ các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ. ................... 7 
3.4. Tổ chức báo cáo kết quả thực hiện: ........................................................... 7 
3.5.Giáo viên tổng kết ........................................................................................ 7 
4. Những điều cần lưu ý ................................................................................... 7 
4.1. Chia nhóm linh hoạt................................................................................... 7 
4.2. Lựa chọn chủ đề ......................................................................................... 7 
4.3. Hình thức báo cáo ...................................................................................... 7 
4.4. Vai trò của giáo viên ................................................................................... 8 
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ ............................................................................ 8 
1. Thuận lợi ....................................................................................................... 8 
2. Khó khăn....................................................................................................... 8 
III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ........................................................ 9 
1. Chú trọng công tác chuẩn bị ........................................................................ 9 
1.1. Thiết kế giáo án .......................................................................................... 9 
1.2. Giao nhiệm vụ cho học sinh theo nhóm ................................................... 10 
2. Quá trình thực hiện trong giờ dạy học ...................................................... 10 
2.1. Kết hợp hiệu quả phương pháp thảo luận nhóm với các phương pháp dạy 
học truyền thống ............................................................................................. 10 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 2/23 
2.2. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc sử dụng 
phương pháp thảo luận nhóm ......................................................................... 11 
2.3. Rèn luyện để tạo thói quen tốt cho học sinh trong thảo luận nhóm ........ 12 
2.4. Phát huy vai trò của giáo viên .................................................................. 12 
3. Một số ví dụ minh họa phương pháp thảo luận nhóm ............................. 13 
3.1. Bài “Thầy bói xem voi”( lớp 6)................................................................. 13 
3.2. Bài “Cảnh ngày xuân”(lớp 9) .................................................................. 13 
3.3. Bài “Chuyện người con gái Nam Xương”(lớp 9) .................................... 14 
3.4. Bài “Bến quê” (hướng dẫn đọc thêm) của Nguyễn Minh Châu (lớp 9) .. 15 
3.5. Bài “Nghĩa tường minh và hàm ý”(lớp 9) ................................................ 15 
3.6. Bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải (lớp 9) ................................... 16 
3.7. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (lớp 9) ................................... 17 
3.8. Bài “Ôn tập văn miêu tả. Luyện tập viết đoạn văn miêu tả” (lớp 6) ........ 18 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ......................................................................... 18 
1. Thành công ................................................................................................. 19 
2. Tồn tại ......................................................................................................... 20 
PHẦN THỨ BA KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................... 22 
I. Kết luận ....................................................................................................... 22 
II. Khuyến nghị .............................................................................................. 22 
1. Về phía giáo viên ........................................................................................ 22 
2. Về phía học sinh ......................................................................................... 23 
3.Về phía các cấp ngành ................................................................................. 23 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 3/23 
PHẦN THỨ  ... ng lại ở nghĩa tả thực mà còn biểu thị sự 
chuyển đổi cảm giác gợi ra tiếng chim lảnh lót, vang vọng, trong trẻo được cảm 
nhận như một dòng âm thanh tuôn chảy vào ánh sáng tươi tắn, rạng rỡ của trời 
xuân; giọt âm thanh ấy trong cảm nhận của nhà thơ rất long lanh nên ông trân 
trọng, nâng niu đưa tay đón lấy. Tôi cảm nhận học sinh ở các nhóm tuy có ý 
kiến trái chiều nhưng đều thoải mái tiếp nhận sự phân tích của cô giáo. 
Sau đó, để củng cố bài học, tôi lại cùng các em trao đổi một nội dung dưới 
hình thức thảo luận nhóm: Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” gắn bó thế nào với 
quan niệm sống của tác giả?. Sau khi học sinh trình bày, tôi tổng kết ý kiến của 
các nhóm: Tên bài thơ gắn bó chặt chẽ với quan niệm sống của tác giả. “Mùa 
xuân nho nhỏ” ở đây nghĩa là một mùa xuân khiêm tốn, bé nhỏ, hữu hạn của 
mỗi con người trước mùa xuân lớn lao, hùng vĩ của thiên nhiên và đất nước. 
Nhà thơ quan niệm mỗi một con người dù già hay trẻ, suốt cả cuộc dời đều phải 
cống hiến phần nhỏ bé của mình cho xã hội, đất nước và đó phải là một sự cồng 
hiến khiêm nhường, tự nguyện. Trong bài thơ, nhà thơ đã ước mình là một mùa 
xuân nho nhỏ, là một con chim, một cành hoa, một nốt nhạc trầm xao xuyến để 
nhập vào bản hoà ca lớn lao của cả dân tộc. Đây chính là khát vọng được dâng 
hiến cho đời của nhà thơ. Qua phần thảo luận này, các em đã hiểu được chủ đề 
của bài thơ và ít nhiều cũng đã có những nghĩ suy về một lý tưởng sống đẹp đã 
trong hiện tại và tương lai. 
3.7. Bài “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận (lớp 9) 
Như chúng ta đã biết, đối với các tác phẩm văn chương, cần chú trọng tới 
việc hướng dẫn học sinh phân tích vẻ đẹp của ngôn từ. Vì vậy, tôi đã cho học 
sinh thảo luận nhóm: Phân tích cái hay của từ “lại” trong câu thơ “Đoàn 
thuyền đánh cá lại ra khơi. Câu hát căng buồm cùng gió khơi”. Đây là một câu 
hỏi tương đối khó với học sinh lớp 9 nên các em cũng chỉ cảm nhận được ở một 
mức độ nào đó. Trên cơ sở ý kiến của học sinh, tôi bổ sung để các em hiểu từ 
“lại” trong câu thơ rất giàu ý nghĩa. Nó vừa biểu thị sự lặp lại tuần tự một hoạt 
động thường nhật;vừa diễn tả nhịp điệu lao động khẩn trương, liên tục diễn ra 
ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, có khi gặp bó với cả cuộc đời 
người dân chài lưới nhưng họ vẫn say mê lao động, quên cả thời gian. Nó còn 
biểu thị sự tương phản với hai câu thơ trên: Trong cảnh màn đêm buông xuống, 
mọi vật đã chìm vào cái tĩnh lặng, êm đềm, kỳ bí của cảnh biển đêm thì đoàn 
thuyền lại ra khơi bắt đầu một hành trình mới với khí thế băng băng lướt sóng, 
đầy quyết tâm. Vậy là chỉ với một phó từ mà Huy Cận đã ca ngợi được tinh thần 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 18/23 
hăng say, nhiệt tình lao động đáng trân trọng của những con người lao động mới 
làm chủ cuộc đời, làm chủ quê hương. 
Tôi còn cho học sinh cùng tìm hiểu ý nghĩa của từ “xoăn” và “chùm". 
Phân tích cái hay của hai từ trong câu thơ “Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng. Ta 
kéo xoăn tay chùm cá nặng”. Qua thảo luận, các em đã hiểu được “xoăn” là 
trạng thái bị cuộn lại thành từng vòng nhỏ, còn chùm là tập hợp nhiều vật cùng 
loại chụm lại quanh một điểm. Trong câu thơ, ta có thể thấy “xoăn tay” không 
phải là tay bị xoăn mà đó là lưới xoăn lại bởi chùm cá trong lưới rất nặng. Khi 
tay người kéo lên thì phải xoắn chùm lưới lại để kéo cho dễ. Từ “chùm” còn gợi 
hình ảnh một túi lưới đầy ắp cá, gợi sức nặng và nhiều vô kể cá trong lưới. Đó là 
món quà mà biển cả ban tặng cho con người, đồng thời là thành quả xứng đáng 
của tinh thần hăng say, quyết tâm chinh phục biển khơi 
3.8. Bài “Ôn tập văn miêu tả. Luyện tập viết đoạn văn miêu tả” (lớp 6) 
Đây là bài ôn tập những kiến thức đã học về văn miêu tả nhằm giúp học 
sinh nắm vững đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả; củng cố và hệ thống 
hóa các bước, các thao tác và kĩ năng cơ bản để làm bài miêu tả. Học sinh nắm 
vững các thao tác, kĩ năng, đặc biệt là cách quan sát, nhận xét, so sánh và liên 
tưởng trong văn miêu tả Từ đó, học sinh có ý thức phát triển tư duy ngôn ngữ, 
làm phong phú vốn từ khi viết văn miêu tả và được rèn luyện viết đoạn văn miêu 
tả. Với lượng kiến thức không nhỏ như vậy, nếu ôm đồm thực hiện hết trong giờ 
dạy học thì sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu thời gian và nội dung luyện viết văn 
miêu tả sẽ rất hình thức. Để phát huy năng lực tự học và năng lực hợp tác của 
học sinh, tôi đã giao nhiệm vụ cho các nhóm từ tiết học trước: “Nêu yêu cầu và 
bố cục của văn tả cảnh, văn tả người?”. Và tôi quan sát các nhóm thực hiện 
nhiệm rất hào hứng. Các em đã trình bày ở dạng sơ đồ tư duy rất ngộ nghĩnh, 
đáng yêu. Qua hoạt động nhóm, các em vừa nắm vững kiến thức, vừa thể hiện 
khả năng hội họa của mình. Cũng ở bài học này, phần Luyện tập viết đoạn văn 
miêu tả, tôi đã cho các em quan sát hình ảnh cây cầu Long Biên, một cảnh quan 
quen thuộc của thủ đô Hà Nội. Sau đó, yêu cầu các em thảo luận nhóm: Lập ý 
cho đoạn văn tả cây cầu trong thời gian 5 phút. Các nhóm cũng đã thể hiện ý 
kiến qua sơ đồ tư duy khá ấn tượng. Nắm chắc từ bước lập ý, sau đó các em đã 
hoạt động cá nhân phần viết đoạn văn khá tốt. 
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 19/23 
1. Thành công 
Vận dụng phương pháp thảo luân nhóm trong dạy học môn Ngữ văn, tôi 
nhận thấy giờ học đã có phần sôi nổi, kiến thức truyền thụ cho học sinh một 
cách tự nhiên và sâu sắc hơn. Thêm vào đó là thầy và trò có cơ hội gần gũi, cởi 
mở, thân thiện hơn qua những tình huống cùng chuẩn bị thảo luận xây dựng kịch 
bản cho tình huống thảo luận, thể hiện kịch bản, quay clip Trong quá trình đó, 
có những khoảnh khắc thật khó quên trong ký ức thầy và trò. Học sinh phần 
đông tỏ vẻ thích thú khi dược làm việc theo nhóm, được bộc lộ năng lực bản 
thân trong sáng tác, tranh luận, điều khiển hoạt động ... Sự năng động, tự tin 
trong các em được khích lệ nhiều hơn. Do đó, giờ họckhông còn là sự độc diễn 
của người thầy như trước mà đã có sự hoạt động song phương nhịp nhàng giữa 
thầy và trò. Đặc biệt với các giờ dạy học văn bản, học sinh vốn thường rất ngại, 
rất sợ thì giờ đây các em đã tỏ ra chủ động hơn trong chiếm lĩnh kiến thức. Sau 
mỗi bài học, các em đã tỏ ra linh hoạt hơn khi ứng dụng vào những bài kiểm tra. 
Kỹ năng nói và viết của các em cũng đã được nâng lên. Việc thăm dò học sinh 
hai lớp 6A1 và 9A1 tôi đã vận dụng phương pháp thảo luận nhóm vào đầu năm 
học, cuối kì I và cuối năm cho thấy số lượng học sinh yêu thích môn Ngữ văn đã 
tăng. Kết quả cụ thể như sau: 
Lớp 
Thời gian khảo 
sát 
Số HS được 
thăm dò 
Số HS yêu 
thích 
Số HS chưa 
yêu thích 
9A1 
Đầu năm học 
Cuối học kì I 
Cuối năm học 
46 
46 
46 
24 
29 
37 
22 
17 
9 
6A1 
Đầu năm học 
Cuối học kì I 
Cuối năm học 
50 
50 
50 
32 
37 
40 
18 
13 
10 
Do số lượng học sinh yêu thích bộ môn tăng, kết quả học tập cũng tăng lên rõ rệt 
so với chất lượng khảo sát đầu năm: 
Lớp 
 Kết quả 
Thời gian 
Số học 
sinh 
0-2,5 3-4,5 5-6,5 7-8,5 9-10 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 20/23 
9A1 
Đầu năm học 
Cuối học kì I 
Cuối năm học 
46 
46 
46 
0 
0 
0 
0 
0 
0 
7 
4 
0 
38 
40 
41 
1 
2 
5 
6A1 
Đầu năm học 
Cuối học kì I 
Cuối năm học 
50 
50 
50 
0 
0 
0 
0 
0 
0 
9 
6 
2 
38 
39 
42 
3 
5 
6 
Đáng mừng hơn, lớp 9A1 tôi trực tiếp giảng dạy và đội tuyển học sinh 
giỏi của trường tôi được phân công trực tiếp bồi dưỡng có 8 học sinh tham dự kỳ 
thi Học sinh Giỏi cấp Quận môn Ngữ văn thì có 7 học sinh đoạt giải: 
- Em Trần Thu Trang Trang: Giải Nhì 
- Em Cao Thu Trang: Giải Nhì 
- Em Nguyễn Minh Hạnh: Giải Ba 
- Em Nguyễn Thu Thủy: Giải Khuyến khích 
- Em Bùi Minh Nguyệt: Giải Khuyến khích 
Hai em Nguyễn Minh Hạnh và Trần Thu Trangđược lựa chọn vào đội 
tuyển Học sinh Giỏi quận Thanh Xuân tham gia kì thi Học sinh Giỏi cấp Thành 
phố. Đó chính là những kết quả ghi dấu sự thành công của việc vận dụng kết 
hợp phương pháp dạy học tích cực, cũng chính là động lực thôi thúc tôi tiếp tục 
thực hiện đổi mới dạy học hiệu quả hơn. 
2. Tồn tại 
Tuy nhiên, trên thực tế khi thực hiện, tôi vẫn thấy còn một số tồn tại và bất 
cập. Như đã nói ở trên, thời lượng cho các bài học còn quá ít (có những tác 
phẩm thơ học sinh chỉ được học trong một tiết) nên lựa chọn nội dung thảo luận 
nhóm dễ dẫn đến tình trạng hình thức, áp đặt. Bên cạnh đó, không gian lớp học 
dành cho việc tiến hành thảo luận nhóm còn chật chội, địa điểm cho học sinh 
thảo luận, thực hiện, quay clip khi được giao nhiệm vụ về nhà còn khó khăn. 
Việc thực hiện thảo luận nhóm, nhất là với nội dung cần thể hiện qua hình thức 
đóng vai mất khá nhiều thời gian và công sức, trong khi quĩ thời gian của cả 
thầy, đặc biệt là trò còn eo hẹp do các em đang tập trung cho nhiều môn học. 
Học sinh của trường ở trên địa bàn dân cư tương đối rộng, lịch học ở các Trung 
tâm văn hoá buổi chiều của các em lại không trùng nhau nên nhiều khi tập trung 
theo nhóm không phải là chuyện dễ. Mặt khác, vẫn còn những học sinh còn nhút 
nhát, tự ti, không dám bày tỏ ý kiến trước số đông nên ngại tham gia thảo luận 
hoặc chỉ tham gia một cách hình thức. Số ít học sinh chưa thực sự tự giác trong 
khâu soạn bài nên vẫn còn hiện tượng đối phó. Trong hoạt động nhóm, có học 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 21/23 
sinh còn đùn đẩy trách nhiệm cho bạn bè và trên lớp không tự giác tham gia xây 
dựng bài giảng. Đây là số ít học sinh chưa yêu thích bộ môn qua kết quả khảo 
sát của giáo viên đã thống kê ở trên. Số học sinh này tiếp thu bài học còn thụ 
động, trong lớp rất trầm, khả năng vận dụng bài học vào cuộc sống còn hạn chế . 
Tôi cùng đồng nghiệp sẽ suy nghĩ nghiêm túc để hi vọng từng bước khắc phục 
tình trạng này trong những năm học tới. 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 22/23 
PHẦN THỨ BA 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. KẾT LUẬN 
Qua quá trình thực hiện đề tài, tôi rút ra một số kết luận như sau: 
Rõ ràng, có rất nhiều phương pháp đổi mới dạy học hiệu quả, trong đó, 
thảo luận nhóm có ưu thế nổi trội hơn các phương pháp truyền thống. Song, 
trong quá trình dạy học, giáo viên không được tuyệt đối hoá phương pháp này, 
có nghĩa là phải kết hợp nhuần nhuyễn, hợp lý với các phương pháp truyền 
thống thì giờ học mới trở nên sôi nổi và đạt hiệu quả cao. 
Tìm ra những phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của 
học sinh không khó mà điều quan trọng là cách thức chuẩn bị, tổ chức hoạt động 
như thế nào cho hiệu quả. Điều quan trọng là giáo viên phải thấm nhuần nhiệm 
vụ của môn học, nắm vững yêu cầu của từng bài hoc, biết gợi ý bằng câu hỏi 
hoặc nêu tình huống để học sinh suy nghĩ tìm cách ứng xử phù hợp với chuẩn 
mực bài học đặt raMột trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của giờ 
dạy học cần đề cập đến chính là cách dẫn dắt và xử lý tình huống của giáo viên 
nhằm ghi nhận kịp thời sự cố gắng của các em để khích lệ học trò. Đặc biệt, với 
bộ môn Ngữ văn, sự cảm nhận về một chi tiết, tình huống nhiều khi còn mang 
tính đa chiều thì sự định hướng, tổng kết của giáo viên lại càng cần sự khéo léo 
để tránh phủ nhận một cách gay gắt ý kiến của học trò. 
Cũng cần lưu ý việc tiếp tục ứng dụng CNTT vào dạy học môn Ngữ văn 
vì đây là một xu thế thời đại, phát huy được tính tích cực của học trò,mang lại 
hiệu quả cao. Để việc đưa việc ứng dụng CNTT vào dạy học sao cho ngày 
càng hiệu quả, mỗi giáo viên cần phải có ý thức tự học không ngừng để nâng 
cao trình độ về CNTT. 
Đặc biệt, qua mỗi giờ dạy học, giáo viên cần căn cứ vào thực tế để tự rút 
kinh nghiệm hoặc thông qua việc dự giờ trao đổi với đồng nghiệp để tích luỹ 
thêm kinh nghiệm cho bản thân. 
II. KHUYẾN NGHỊ 
1. Về phía giáo viên 
Nói một cách ngắn gọn nhất, để đạt được kết quả bước đầu như mong 
muốn qua việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm đã nêu, điều quan trọng 
nhất là người thầy phải vững vàng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, nắm 
chắc yêu cầu của từng bài học, nghiên cứu tài liệu để bổ sung kiến thức cho bản 
Tạo hứng thú trong giờ dạy học Ngữ văn bằng phương pháp thảo luận nhóm 
 23/23 
thân. Đặc biệt, cần đầu tư thời gian và công sức cho việc hỗ trợ học sinh thực 
hiện nhiệm vụ được giao. 
2. Về phía học sinh 
Cần chủ động, chú ý nghe giảng để lĩnh hội kiến thức dựa trên sự hướng 
dẫn gợi mở của giáo viên. Tự rèn luyện năng lực tư duy, đức tính tự tin, sáng 
tạo, rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm. Chăm chỉ học bài ở nhà, đọc nhiều 
sách văn học, báo chí để bổ sung thêm kiến thức phổ thông và kiến thức xã hội. 
Rèn kỹ năng nói và viết có lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ biểu cảm, trong sáng. 
3.Về phía các cấp ngành 
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần nghiên cứu và sớm đưa ra việc thay đổi 
chương trình, đặc biệt là việc điều chỉnh thời lượng cho một số bài dạy còn bất 
cập như đã nói ở trên. 
Mặt khác, các cấp ngành cần tiếp tục tạo điều kiện cho giáo viên tham dự 
nhiều hơn các chuyên đề trang bị kiến thức về văn học, bồi dưỡng thêm về 
phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trò ở 
những bài dạy khó. Cơ sở vật chất của các nhà trường cần được tiếp tục đầu tư 
nâng cấp, mở rộng để thuận lợi cho không gian dạy học và thực hiện hoạt động 
này. 
Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong giảng dạy, các 
chuyên gia giáo dục nên biên soạn thêm các tài liệu tham khảo, phần thiết kế bài 
giảng cần chú ý hơn đến việc triển khai phương pháp thảo luận nhóm. 
Tủ sách văn học của nhà trường cần tiếp tục được bổ sung kịp thời để 
giáo viên và học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo hữu ích. 
Trên đây là một số vấn đề bản thân tôi tâm đắc và đã áp dụng trong thực 
tế năm học này. Tôi tha thiết mong muốn được sự đóng góp chân thành của Ban 
giám khảo để đạt được hiệu quả giảng dạy cao hơn trong những năm tới. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
 Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2016 
Người viết 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_tao_hung_thu_trong_gio_day_hoc_ngu_van.pdf