Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9

Để đất nước Việt Nam có nền giáo dục sánh ngang tầm với các nước phát

triển trên thế giới thì Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới về cả nội dung chương

trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, do sự phát triển như

vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi ngành Giáo dục phải tạo ra những thế hệ

người thầy có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn.

Chương trình bộ môn Sinh học nói chung và chương trình môn Sinh cấp

THCS nói riêng là cơ sở của ngành kỹ thật quan trọng, có mối quan hệ gắn bó

chặt chẽ, qua lại với các môn khác. Môn Sinh học là một môn khoa học thực

nghiệm về sự sống, có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường, học sinh học không

chỉ để biết mà còn để hành động, đặc biệt trong tình hình vấn đề môi trường

đang bức thiết như hiện nay. Học sinh phổ thông nói chung, học sinh THCS nói

riêng, là lớp thế hệ tiếp ngay sau này, các em là người chịu tác động trực tiếp từ

môi trường, như vậy, trách nhiệm giữ gìn môi trường là thuộc về các em. Chúng

ta đã dạy cho các em biết yêu thiên nhiên, yêu sinh vật, biết tôn trọng và bảo vệ

chúng và để củng cố thêm thì phần II chương trình Sinh vật và Môi trường được

viết như là kiến thức sinh học phổ thông giúp các em có được hành trang tri thức

để bước vào đời. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giúp học sinh tiếp thu kiến thức

thật d"ễ”, thật s"âu”, nhớ lâu, dễ áp dụng. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp

“thầy đọc – trò chép”, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó

có thể đạt được. Vì vậy, phương pháp sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần

Sinh vật và Môi trường ra đời nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề trên

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 19 trang minhkhanh 7680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường - Sinh học 9
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
1/19 
MỤC LỤC 
PHẦN THỨ NHẤT 
1. Lý do chọn đề tài...................................................................................2/19 
a. Cơ sở lý luận..........................................................................................2/19 
b. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................3/19 
2. Mục đích , nhiệm vụ của đề tài..............................................................4/19 
3. Đối tượng nghiên cứu khảo sát, thực nghiệm........................................4/19 
4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu............................................................4/19 
5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................4/19 
PHẦN THỨ HAI 
NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Nội dung lý luận..................................................................................5/19 
a. Bản chất và vai trò của sơ đồ hóa.......................................................5/19 
b. Nguyên tắc xây dựng sơ đồ.................................................................5/19 
c. Cơ sở lý luận.......................................................................................6/19 
2. Thực trạng ........................................................................................6/19 
3. Mô tả, phân tích nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ........7/19 
 3.1 Hệ thống các loại sơ đồ để dạy học phần Sinh vật và Môi trường ....7/19 
 3.2 Mối liên hệ giưa giải pháp và biện pháp ............................................11/19 
4. Kết quả..............................................................................................15/19 
PHẦN THỨ BA 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận ...............................................................................................17/19 
2. Kiến nghị - đề xuất...............................................................................17/19 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................19/19 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
2/19 
PHẦN THỨ NHẤT 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài 
a.Cơ sở lý luận: 
Để đất nước Việt Nam có nền giáo dục sánh ngang tầm với các nước phát 
triển trên thế giới thì Giáo dục và Đào tạo phải đổi mới về cả nội dung chương 
trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, do sự phát triển như 
vũ bão của khoa học kỹ thuật đòi hỏi ngành Giáo dục phải tạo ra những thế hệ 
người thầy có đủ phẩm chất đạo đức và trình độ học vấn. 
Chương trình bộ môn Sinh học nói chung và chương trình môn Sinh cấp 
THCS nói riêng là cơ sở của ngành kỹ thật quan trọng, có mối quan hệ gắn bó 
chặt chẽ, qua lại với các môn khác. Môn Sinh học là một môn khoa học thực 
nghiệm về sự sống, có mối liên hệ chặt chẽ với môi trường, học sinh học không 
chỉ để biết mà còn để hành động, đặc biệt trong tình hình vấn đề môi trường 
đang bức thiết như hiện nay. Học sinh phổ thông nói chung, học sinh THCS nói 
riêng, là lớp thế hệ tiếp ngay sau này, các em là người chịu tác động trực tiếp từ 
môi trường, như vậy, trách nhiệm giữ gìn môi trường là thuộc về các em. Chúng 
ta đã dạy cho các em biết yêu thiên nhiên, yêu sinh vật, biết tôn trọng và bảo vệ 
chúng và để củng cố thêm thì phần II chương trình Sinh vật và Môi trường được 
viết như là kiến thức sinh học phổ thông giúp các em có được hành trang tri thức 
để bước vào đời. Nhưng vấn đề đặt ra là làm sao giúp học sinh tiếp thu kiến thức 
thật d"ễ”, thật s"âu”, nhớ lâu, dễ áp dụng. Nếu chúng ta sử dụng phương pháp 
“thầy đọc – trò chép”, tóm tắt sách giáo khoa để dạy học thì mục tiêu trên khó 
có thể đạt được. Vì vậy, phương pháp sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần 
Sinh vật và Môi trường ra đời nhằm giải quyết tận gốc các vấn đề trên. 
Phương pháp dạy học bằng sơ đồ hoá luôn bám sát quá trình học từ việc: 
hình thành kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá kiến 
thức sau mỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần một cách sáng tạo, buộc học sinh 
luôn đặt tư duy trong hoạt động, vì vậy dạy học bằng sơ đồ cũng gián tiếp rèn 
luyện tư duy logic cho học sinh. 
Phần Sinh vật và Môi trường cung cấp cho học sinh hệ thống tri thức khoa 
học vững chắc về môi trường, các thành tố của môi trường, sự tương tác, vận 
động phát triển và kết quả của chúng. Vì vậy các tri thức Sinh vật và Môi trường 
rất thuận lợi được diễn đạt bằng sơ đồ, trong đó có sơ đồ tĩnh giới thiệu các dự 
kiện, liệt kê các yếu tố, diễn đạt nội dung các kiến thức một cách ngắn gọn, có 
logíc về mặt không gian, thể hiện mối quan hệ toàn thể với bộ phận, giữa cái 
chung với cái riêng sơ đồ động mô tả diễn biến các cơ chế, các quá trình theo 
qui luật nhất định. Vì vậy, chúng ta cần tăng cường sử dụng phương pháp sơ đồ 
hoá trong dạy học sinh học nói chung và dạy phần “Sinh vật và Môi trường” nói 
riêng để nâng cao chất lượng dạy và học. 
Sơ đồ là một dạng kênh thông tin rất thú vị, ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, 
trực quan, chi tiết lại vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao. Nhìn 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
3/19 
vào sơ đồ người xem sẽ thấy được những chi tiết cụ thể trong hệ thống toàn 
diện, tránh cái nhìn phiến diện cục bộ hay quá "vĩ mô”. 
b.Cơ sở thực tiễn: 
*Thực trạng giáo viên: 
-Thuận lợi : 
 Giáo viên giảng dạy trong nhà trường nói chung và giáo viên giảng dạy bộ 
môn Sinh học nói riêng đều được đào tạo chính quy trong các trường CĐSP, 
ĐHSP nên có được nền tảng kiến thức, phương pháp giảng dạy vững chắc. 
Được tham gia tập huấn chương trình thay sách với đặc thù bộ môn, tham gia 
lớp bồi dưỡng thường xuyên về đổi mới phương pháp dạy học do Sở Giáo dục 
và Đào tạo tổ chức. Được dự các chuyên đề thường xuyên để nâng cao kinh 
nghiệm và kiến thức. Đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên  ... i quan hệ 
-Phạm vi phân bố 
- Gồm nhiều cá thể khác 
loài 
- Độ đa dạng cao. 
- Mối quan hệ giữa các cá 
thể là quan hệ khác loài 
chủ yếu là quan hệ dinh 
dưỡng. 
- Phạm vi phân bố rộng 
- 
- Gồm nhiều cá thể cùng 
loài. 
- Độ đa dạng thấp 
- Mối quan hệ giữa các cá 
thể là quan hệ cùng loài 
chủ yếu là quan hệ sinh sản 
và di truyền. 
-Phạm vi phân bố hẹp. 
- 
- Ví dụ: Đặc điểm có ở quần thể người và quần thể sinh vật khác 
Đặc điểm Quần thể người Quần thể sinh vật 
Giới tính 
Lứa tuổi 
Mật độ 
Sinh sản 
.. 
Hôn nhân 
.. 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
10/19 
e. Sơ đồ dạng lưới: 
- Ví dụ 1: Lưới thức ăn trong một quần xã 
 châu chấu ếch 
 rắn cú mèo VSV phân giải 
Thực vật 
 chuột 
 sâu chim ăn sâu 
- Ví dụ 2: Lưới thức ăn trong một quần xã 
 Dê Hổ 
Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật 
 Gà Mèo rừng 
f. Sơ đồ câm: 
 - Ví dụ1 : Lưới thức ăn trong một quần xã 
 (2) (5) 
 (1) (3) (6) VSV 
 (4) (7) 
- Ví dụ 2: Lưới thức ăn trong một quần xã 
 (2) (5) 
 (6) (8) (9) 
 (1) 
 (3) 
 (4) (7) 
g. Mô hình hoá. 
- Ví dụ: Sơ đồ quần thể 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
11/19 
 a1 
 a1 a2 a3 là các cá thể của quần thể Mts a2 a3 
h.Sơ đồ khuyết thiếu: 
-Ví dụ: tài nguyên thiên nhiên ....... 
 ........ Đất 
 ........ 
Các dạng tài TN không tái sinh ........ 
nguyên thiên nhiên ........ 
 Than đá 
 ........ 
 ....... ........ 
 ........ 
3.2. Mối liên hệ giữa giải pháp và biện pháp: 
a. Sử dụng sơ đồ để hình thành kiến thức mới. 
Trong nội dung này cần dùng sơ đồ để giới thiệu những kiến thức mới làm 
cho học sinh nắm được, ghi nhớ kiến thức một cách sâu sắc và có thể sử dụng 
kiến thức đó vào thực tiễn đời sống và sản xuất. Mặt khác học sinh phải biết 
móc xích kiến thức vừa học với kiến thức đã học ở các bài trước, vì vậy giáo 
viên phải nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy và trình độ học sinh để sử dụng 
phương pháp dạy học cho có hiệu quả. 
Ở nội dung này ta có thể sử dụng sơ đồ theo nhiều cách. 
* Cách 1: Đơn giản nhất là giáo viên lập sơ đồ lên bảng rồi dùng phương 
pháp giảng giải cho học sinh hiểu và nắm bắt kiến thức. Phương pháp này có thể 
dùng khi ta dạy những bài dầu tiên để học sinh làm quen với phương pháp sơ đồ 
hoá hoặc khi ta dạy với đối tượng học sinh trung bình. 
Nhược điểm của phương pháp này là hiệu quả không cao vì học sinh nắm 
kiến thức một cách máy móc không phát huy được tính sáng tạo và tư duy độc 
lập của học sinh. 
-Ví dụ: Khi dạy khái niệm quần thể: 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
12/19 
+Giáo viên lấy ví dụ các cá thể cùng loài như: Chim, voi, trâu,cừuthường 
tạo thành đàn, ở thực vật như: Đồi cọ, rừng thông Nếu các cá thể không sống 
chung với nhau sẽ gặp nhiều yếu tố bất lợi. 
+ Giáo viên vẽ sơ đồ: 
 a1 
 Mts a2 a3 
+ Sau đó giáo viên giải thích a1,a2,a3là các cá thể của quần thể( a1,a2,a3 
cùng loài), chúngcùng sống trong một môi trường tạo thành quần thể. 
+ Giáo viên yêu cầu học sinh phát biểu khái niệm quần thể. 
*Cách 2: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời theo gợi ý và thầy trò cùng xây 
dựng sơ đồ. Với các câu trả lời của học sinh thầy có thể hình thành dần sơ đồ lên 
bảng. Phương pháp này có ưu điểm là phát huy được khả năng tự làm việc của 
học sinh, tạo cho học sinh những tình huống có vấn đề thông qua các câu hỏi 
hoặc các em suy nghĩ tìm tòi có thể vận dụng thực tiễn vào bài học, tạo cho các 
em cơ hội xây dựng bài khơi gợi trí tò mò và sự hứng thú học tập, học sinh đễ 
dàng tiếp thu và tiếp thu một cách tích cực khi thấy sơ đồ được hình thành dần 
dần trên bảng. 
Ví dụ :khi dạy bài 41 " Môi trường và các nhân tố sinh thái” 
Hoạt động 1: Môi trường sống của sinh vật 
Trước khi vào bài học bố trí học sinh ngồi theo 4 nhóm, phân công nhóm 
trưởng, thư kí cho từng nhóm. 
* Để hình thành khái niệm môi trường 
-GV viết sơ đồ lên bảng 
 Thỏ rừng 
Hỏi: Thỏ sống trong rừng chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? 
-HS: Thảo luận nhóm nội dung câu hỏi trong 2 phút 
(Nêu được: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, mưa, thức ăn, thú dữ vào mũi tên) 
-HS các nhóm trao đổi và nhận xét lẫn nhau. 
- GV tổng kết: Tất cả các yếu tố đó tạo nên môi trường sống của thỏ. 
- Môi trường sống là gì? 
- Từ sơ đồ HS khái quát thành khái niệm môi trường sống. 
*Để phân biệt các loại môi trường: 
- GV: Yêu cầu HS quan sát H 41.1, nhớ lại trong thiên nhiên và hoàn thành 
bảng 41.1. 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
13/19 
- HS quan sát H 41.1, hoạt động nhóm trong 3 phút và hoàn thành bảng 
41.1 
STT Tên sinh vật Môi trường sống 
1 Cây hoa hồng Đất- không khí 
2 Cá chép Nước 
3 Sán lá gan Sinh vật 
4 Giun Trong đất 
- GV: Yêu cầu HS các nhóm nhận xét kết quả 
- Có mấy loại môi trường ? Đó là những loại môi trường nào? 
-Học sinh : Có 4 loại môi trường chủ yếu và kể tên 
(Nêu được: Môi trường trong đất, nước, Sinh vật, Đất- không khí) 
-Sau đó giáo viên lập sơ đồ: 
 Đất - không khí (môi trường trên cạn) 
 Môi trường Nước 
 Trong đất 
 Sinh vật 
Hoạt động 2: Các nhân tố sinh thái (NTST) của môi trường 
- GV: Các yếu tố tác động lên con Thỏ gọi đó là nhân tố sinh thái ( NTST) 
- Giáo viên hỏi : Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái? 
- Học sinh: + NTST là những yếu tố của môi trường tác động lên sinh vật. 
 + Có 2 nhóm: nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố sinh thái hữu 
sinh. 
-Giáo viên vẽ sơ đồ theo học sinh và hỏi tiếp: 
- Kể tên các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh? 
 -Học sinh : Nhân tố vô sinh gồm: đất, nước, độ ẩm, ánh sáng.. 
 Nhân tố hữu sinh gồm: Động vật, thực vật( sinh vật) và con 
người. 
-Giáo viên hoàn thiện sơ đồ: 
 Đất 
 Nước 
 Nhân tố vô sinh Độ ẩm 
 Ánh sáng Động vật 
Các nhân tố 
sinh thái Sinh vật Thực vật 
 Nhân tố hữu sinh 
 Con người Vi sinh vật 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
14/19 
 -GV : Yêu cầu HS làm rõ hơn về 2 nhóm nhân tố này. 
-GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm và hoàn thành bảng 41.2 . 
-Phát phiếu học tập cho HS 
Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh 
Nhân tố con người Nhân tố các sinh vật 
khác 
- HS: Hoạt động nhóm trong 3 phút và hoàn thành bảng 41.2 
- GV: Yêu cầu HS các nhóm nhận xét và kết luận 
b. Sử dụng sơ đồ để củng cố hoàn thiện kiến thức 
Thông thường sau khi học xong một phần, một bài hay một chương giáo 
viên phải củng cố kiến thức cho học sinh để các em hiểu và nắm chắc kiến thức 
đã học một cách hệ thống, như vậy học sinh sẽ dần dần hoàn thiện kiến thức 
trong nội dung chương trình. 
Ở phần này có thể sử dụng sơ đồ dạng nhánh, vòng, thẳng hoặc bảng biểu 
từ đó học sinh tự trao đổi để tìm ra kiến thức. 
Trong phần “ Sinh vật và môi trường” giáo viên cũng có thể củng cố hoàn 
thiện kiến thức cho học sinh bằng phương pháp sơ đồ hoá. 
-Ví dụ 1:Sau khi học xong bài: Quần xã giáo viên yêu cầu học sinh làm 
bài tập so sánh quần thể và quần xã theo bảng mẫu sau: 
Đặc điểm so sánh Quần thể Quần xã 
- Thành phần 
- Mối quan hệ 
- Tính chất 
- Phạm vi phân bố 
- Thời gian 
-Ví dụ 2: Bài :Tác động của con người đối với môi trường 
-Giáo viên: Yêu cầu học sinh thảo luận và làm bài tập : 
+Kể tên những việc làm ảnh hưởng xấu tới môi trường tự nhiện mà em 
biết? 
+Tác hại của những việc làm đó? 
+Những hành động cần làm để khắc phục ảnh hưởng xấu đó? Rồi liệt kê 
vào bảng sau: 
Tên việc làm Tác hại Hành động cần làm 
để khắc phục 
1. 
2. 
3. 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
15/19 
4. 
.. 
- Học sinh vận dụng các kiến thức đã học cùng thảo luận hoàn thành bài 
tập. 
- Giáo viên phát phiếu thảo luận cho học sinh hoạt động nhóm. 
? Yêu cầu đại diện các nhóm dán kết quả thảo luận trên bảng. 
- Học sinh báo các kết quả của nhóm. 
- Giáo viên tổng kết bằng một bảng chuẩn kiến thức 
c. Sử dụng sơ đồ để kiểm tra đánh giá. 
Khi kiểm tra đánh giá giáo viên có thể sử dụng câu hỏi tự luận hoặc sơ đồ. 
Để có thể sử dụng sơ đồ trong khâu này cũng có nhiều cách. 
Có thể sử dụng sơ đồ khuyết thiếu hoặc sơ đồ câm để yêu cầu học sinh 
hoàn thành. 
-Ví dụ khi học bài "Hệ sinh thái” giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm 
bài tập sau: 
 *)Điền vào dấu ? để hoàn thiện sơ đồ 
 Hệ sinh thái 
 ? ? 
*) Lập lưới thức ăn đơn giản ở ao hồ có dạng sau: 
 (2) (5) 
 Cỏ (3) (7) (8) 
 (4) (6) 
Như vậy sau khi học sinh đã được làm quen với sơ đồ giáo viên có thể yêu 
cầu lập sơ đồ cho một khái niệm,quy luật, một quá trình hoặc một cơ chế nào đó. 
Tóm lại trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể kết hợp hài hoà giữa 
nhiều phương pháp, có thể sử dụng phương pháp sơ đồ hoá vào từng khâu, từng 
phần của tiết dạy nhằm tạo cho học sinh dể ghi nhớ, dễ dàng móc xích các kiến 
thức cũ và mới tạo thành một hệ thống kiến thức, đồng thời tạo cho học sinh sự 
hứng thú với môn học. 
4. Kết quả: 
Qua kết quả kiểm tra, tôi nhận thấy khi học sinh làm bài theo phương pháp 
sơ đồ hoá, chất lượng các bài kiểm tra cao hơn, số điểm yếu kém cũng ít hơn, độ 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
16/19 
linh hoạt và nhanh nhậy trong việc tiếp thu kiến thức, độ bền kiến thức tốt hơn 
hẳn so với học kì I và đầu học kì II. 
Điều đó có nghĩa là các em khi được dạy thực nghiệm theo phương pháp sơ 
đồ hoá có kết quả học tập cao hơn. Đặc biệt các em đã hình thành được năng lực 
tự lập sơ đồ, có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trình độ lĩnh hội kiến 
thức ngày càng được nâng lên. Sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động học tập của 
học sinh khiến các em phải tích cực tư duy, tự lực, chủ động giải quyết các tình 
huống nhận thức trong học tập mà giáo viên yêu cầu, nhờ đó mà kiến thức hình 
thành được ở các em vững chắc và lâu bền hơn. 
Kết quả cho thấy việc sử dụng sơ đồ hoá trong giảng dạy phần "Sinh vật và 
Môi trường-Sinh học 9 ” nói riêng và dạy học sinh học nói chung là rất có hiệu 
quả. 
Thống kê cụ thể một số bài kiểm tra trong học kì II 
 Thang 
 điểm 
Bài kiểm tra 
0  4,5đ 5  < 6,5 6,5  < 8 8  10 
Bài kiểm tra 
thực hành 
1 
(2 %) 
9 
(20 %) 
23 
(50 %) 
13 
(28 %) 
Bài kiểm tra 
giữa học kì II 
1 
(2 %) 
7 
(15 %) 
23 
(50 %) 
15 
(33 %) 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
17/19 
 PHẦN THỨ BA 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Trong quá trình giảng dạy môn Sinh học THCS, mỗi thầy giáo, cô giáo cần 
khai thác kiến thức một cách sâu, rộng. Muốn đạt được mục tiêu đó, người thầy 
phải kết hợp giữa các phương pháp và đặc biệt cần khai thác sâu từng chuyên 
đề. Chắc chắn rằng, với bất kì một bài giảng nào, một đơn vị kiến thức nào cũng 
là những nguồn tri thức thật mới, thật thú vị nếu ta có cách khai thác hợp lí. Việc 
tạo hứng thú trong học tập sẽ đến với các em học sinh ở lứa tuổi từ 11- 15 là sự 
khám phá những nguồn tri thức mới tạo niềm tin và sự ghi nhớ, vận dụng tri 
thức để giải quyết tình huống thực tiễn. 
Có rất nhiều phương pháp, biện pháp được sử dụng trong dạy học theo định 
hướng phát triển năng lực học sinh và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra 
đánh giá. Tuỳ từng bài, từng phần, tuỳ thuộc đối tượng học sinh, người giáo viên 
sẽ sử dụng một hay nhiều phương pháp thích hợp. 
Đề tài này của tôi gắn liền với thực tiễn công tác giảng dạy ở trường THCS, 
góp phần khắc phục những khó khăn, yếu kém của HS trong quá trình học tập 
phần “ Sinh vật và Môi trường ” nói riêng và bộ môn sinh học nói chung. 
Trong đề tài này tôi đã làm được một số việc sau đây: 
- Giáo viên đã nắm vững kiến thức về phần Sinh vật và Môi trường. 
- Phối hợp với đồng nghiệp, tổ chuyên môn triển khai sáng kiến trên vào 
thực tế để đem lại hiệu quả cao. 
-Tăng cường thực hành thực tế đảm bảo tính trực quan khi tiến hành vẽ sơ 
đồ. 
Trên đây là một phương pháp mà tôi đã sử dụng trong các giờ dạy học 
trong phần “Sinh vật và Môi trường” ở lớp 9A6. Hy vọng được đồng nghiệp 
đóng góp ý kiến để công tác dạy học theo định hướng phát triển năng lực học 
sinh và đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá ngày càng phát huy hiệu 
quả. 
2. Kiến nghị - đề xuất 
Phương pháp "Sử dụng sơ đồ hoá trong dạy học phần Sinh vật và Môi 
trường-Sinh học 9” tôi đã thực hiện trong giảng dạy và đạt được một số thành 
công bước đầu . Để nâng cao hiệu quả của phương pháp này, tôi xin đề xuất một 
số ý kiến sau: 
- Với học sinh: 
 + Cần nâng cao ý thức chuẩn bị bài cũ cũng như chuẩn bị bài mới của giáo 
viên đưa ra. 
- Với đồng nghiệp: 
+ Với giáo viên trực tiếp giảng dạy cần có sự đầu tư thời gian hợp lý, có sự 
nỗ lực tìm tòi, sáng tạo, linh hoạt trong từng bài giảng. 
+ Thường xuyên trao đổi kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn để đổi mới 
và nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
18/19 
-Với nhà trường: 
+ Cần trang bị thêm một số đồ dùng phục vụ cho việc sử dụng sơ đồ 
hóa(VD:Bảng từ di động) 
Với Phòng Giáo dục và Đào tạo: 
+ Thường xuyên tổ chức sinh hoạt cụm chuyên môn trao đổi kinh nghiệm 
về sử dụng sơ đồ trong giảng dạy phần Sinh vật và môi trường –Sinh học 9 nói 
riêng và dạy sinh học nói chung để được tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng 
hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Người viết 
DươngNguyễnHạnh 
 Sử dụng sơ đồ hóa trong dạy học phần sinh vật và môi trường-Sinh học 9 
19/19 
PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.Sách giáo khoa sinh học 9 
2.Sách giáo viên sinh học 9 
3.Sách thiết kế bài giảng sinh học 9 
4.Đổi mới phương pháp dạy học- báo giáo dục thời đại 
5.Phương pháp dạy học sinh học- ThS Nuyễn Kim Ngân- Đại học An 
giang 
6.Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Sinh học – Chu kì III 
7.Sinh thái học - Nguyễn Trung Tạng, NXB ĐHSP HN 
8.Kiến thức cơ bản Sinh học 9- Võ Văn Chiến, NXB ĐHSP 
9.Một số chuyên đề- sáng kiến kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp 
10. Tài liệu tập huấn Dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo 
định hướng phát triển năng lực học sinh - Bộ GD&ĐT 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_so_do_hoa_trong_day_hoc_phan_s.pdf