Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS

Môn Hoá học là một trong những môn có vị trí quan trọng trong chưng trình

giáo dục ở trường trung học cơ sở. Môn Hóa ở trường trung học cơ sở cung cấp

cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống, tương đối toàn diện về lĩnh

vực hoá học, nó góp phần vào việc phát triển tư duy khoa học của học sinh, nó

rèn cho học sinh những phẩm chất cơ bản: tỉ mỉ, cẩn thận, tiết kiệm, đoàn kết,

hợp tác; giúp xây dựng cho các em một thế giới quan khoa học đáp ứng nhu cầu

ngày càng cao về tiến bộ của khoa học công nghệ.

Qua giảng dạy môn Hoá học ở trường trung học cơ sở (THCS), tôi nhận thấy

những năm học gần đây có nhiều học sinh chỉ chú trọng vào học tập hai môn

Văn, Toán để thi vào trung học phổ thông (THPT) vì ở Hà Nội chưa qui định

thi môn thứ ba như các tỉnh bạn nên các em ít quan tâm đến các bộ môn khác

trong đó có môn Hóa học (mặc dù đây là môn khoa học tự nhiên rất mới, đến

lớp 8 các em mới được học và tương đối khó). Mặt khác thời lượng dành cho

môn Hoá học ở bậc THCS là 2tiết/tuần không phải là nhiều. Và kiến thức, kỹ

năng của các em chủ yếu được rèn luyện ở trên lớp. Thực tế một tiết học hoá

học không những cung cấp cho học sinh các khái niệm, tính chất hoá học cơ bản

mà còn rèn cho học sinh các thao tác thí nghiệm nên mỗi tiết học hoá học

thường diễn ra với cường độ rất cao. Chính vì thế dù đã cố gắng nhưng nhiều

học sinh vẫn lúng túng khi tiến hành thí nghiệm và khi giải các bài tập hoá học;

một số học sinh trung bình - yếu còn không nắm bắt kịp nhiệm vụ cô giáo đề ra,

không thể tìm được hướng thực hiện những nhiệm vụ khó nên có tâm lý sợ môn

Hoá học. Điều này khiến việc phối hợp giữa giáo viên và học sinh đặc biệt là với

học sinh trung bình, trung bình– yếu trở nên khó khăn. Chính vì vậy việc giáo

viên thiết kế tiết học Hoá học trong 45 phút nhằm phát huy được tính tích cực

của nhiều học sinh đảm bảo cho học sinh nắm bắt và giải quyết được nhiều

nhiệm vụ trong tiết học phù hợp với sức mình ( như làm thí nghiệm hoá học,

phát hiện các kiến thức mới, hiểu được các khái niệm, vận dụng được kiến thức

đã học để giải thích các hiện tượng thực tế và làm được bài tập vận dụng) là

vấn đề mà tôi trăn trở. Tôi đã kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại để hỗ

trợ, kết hợp với thiết kế và sử dụng một số mẫu Phiếu học tập trong các tiết dạy

của mình và thấy một số dấu hiệu tương đối khả quan. Bởi vậy tôi xin đưa ra

một vài kinh nghiệm trao đổi với các các đồng nghiệp về vấn đề:

“Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn

hóa học ở THCS”

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 27 trang minhkhanh 8780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
1/25 
Phần thứ nhất 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Môn Hoá học là một trong những môn có vị trí quan trọng trong chưng trình 
giáo dục ở trường trung học cơ sở. Môn Hóa ở trường trung học cơ sở cung cấp 
cho học sinh những kiến thức cơ bản, có hệ thống, tương đối toàn diện về lĩnh 
vực hoá học, nó góp phần vào việc phát triển tư duy khoa học của học sinh, nó 
rèn cho học sinh những phẩm chất cơ bản: tỉ mỉ, cẩn thận, tiết kiệm, đoàn kết, 
hợp tác; giúp xây dựng cho các em một thế giới quan khoa học đáp ứng nhu cầu 
ngày càng cao về tiến bộ của khoa học công nghệ. 
Qua giảng dạy môn Hoá học ở trường trung học cơ sở (THCS), tôi nhận thấy 
những năm học gần đây có nhiều học sinh chỉ chú trọng vào học tập hai môn 
Văn, Toán để thi vào trung học phổ thông (THPT) vì ở Hà Nội chưa qui định 
thi môn thứ ba như các tỉnh bạn nên các em ít quan tâm đến các bộ môn khác 
trong đó có môn Hóa học (mặc dù đây là môn khoa học tự nhiên rất mới, đến 
lớp 8 các em mới được học và tương đối khó). Mặt khác thời lượng dành cho 
môn Hoá học ở bậc THCS là 2tiết/tuần không phải là nhiều. Và kiến thức, kỹ 
năng của các em chủ yếu được rèn luyện ở trên lớp. Thực tế một tiết học hoá 
học không những cung cấp cho học sinh các khái niệm, tính chất hoá học cơ bản 
mà còn rèn cho học sinh các thao tác thí nghiệm nên mỗi tiết học hoá học 
thường diễn ra với cường độ rất cao. Chính vì thế dù đã cố gắng nhưng nhiều 
học sinh vẫn lúng túng khi tiến hành thí nghiệm và khi giải các bài tập hoá học; 
một số học sinh trung bình - yếu còn không nắm bắt kịp nhiệm vụ cô giáo đề ra, 
không thể tìm được hướng thực hiện những nhiệm vụ khó nên có tâm lý sợ môn 
Hoá học. Điều này khiến việc phối hợp giữa giáo viên và học sinh đặc biệt là với 
học sinh trung bình, trung bình– yếu trở nên khó khăn. Chính vì vậy việc giáo 
viên thiết kế tiết học Hoá học trong 45 phút nhằm phát huy được tính tích cực 
của nhiều học sinh đảm bảo cho học sinh nắm bắt và giải quyết được nhiều 
nhiệm vụ trong tiết học phù hợp với sức mình ( như làm thí nghiệm hoá học, 
phát hiện các kiến thức mới, hiểu được các khái niệm, vận dụng được kiến thức 
đã học để giải thích các hiện tượng thực tế và làm được bài tập vận dụng) là 
vấn đề mà tôi trăn trở. Tôi đã kết hợp sử dụng các phương tiện hiện đại để hỗ 
trợ, kết hợp với thiết kế và sử dụng một số mẫu Phiếu học tập trong các tiết dạy 
của mình và thấy một số dấu hiệu tương đối khả quan. Bởi vậy tôi xin đưa ra 
một vài kinh nghiệm trao đổi với các các đồng nghiệp về vấn đề: 
“Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn 
hóa học ở THCS” 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
2/25 
 Phần thứ hai 
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
1. Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. 
Sử dụng phiếu học tập là một kỹ thuật dạy học trực tiếp, được áp dụng trong 
phương pháp dạy học hợp tác, dạy học theo nhóm, dạy học tìm tòi và giải 
quyết vấn đề, dạy học theo dự án và chủ đề tích hợp, trong các mô hình dạy 
học hiện đại, hướng vào người học. Sự kết hợp kĩ thuật này với những kĩ thuật 
dạy học khác trong các kiểu phương pháp dạy học dựa vào người học và hoạt 
động của người học nhằm đổi mới quá trình dạy học hiện nay. 
Đơn giản có thể coi Phiếu học tập là phiếu giao việc của giáo viên cho học 
sinh, phiếu hướng dẫn học sinh làm việc. Song để thực hiện vấn đề này bên 
cạnh những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn. 
a. Thuận lợi: 
Trường Trung học cơ sở Phan Đình Giót là một trường ở trung tâm Quận 
Thanh Xuân- Hà Nội, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường đã có 
được một cơ sở vật chất tương đối khang trang với phòng học bộ môn Hoá được 
trang bị các phương tiện hỗ trợ dạy học hiện đại như: máy tính, máy đa vật thể, 
projecter. Chính vì vậy việc sử dụng Phiếu học tập trong tiết học là tương đối 
thuận lợi. 
b. Khó khăn: 
Người giáo viên dạy Hoá học ngoài việc chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp 
còn phải chuẩn bị dụng cụ, hoá chất cho các thí nghiệm. Nhiều thí nghiệm khó 
thành công, giáo viên còn phải lựa chọn hoá chất và tiến hành làm thử để tìm ra 
cách làm đảm bảo thí nghiệm đạt hiệu quả khi lên lớp. Sử dụng phương tiện hiện đại 
và phiếu học tập trong tiết học thì giáo viên Hoá học lại càng thêm vất vả. Người 
giáo viên phải nghiên cứu bài để thiết kế bài giảng, thiết kế phiếu học tập, lựa chọn 
các nội dung, bài tập; lựa chọn cách trình bày phiếu học tập sao cho đơn giản, dễ 
hiểu, phù hợp trình độ học sinh. 
2. Thực trạng vấn đề: 
Hoá học là môn học mới với học sinh THCS. Trong quá trình dạy học Hoá 
học, giáo viên phải tổ chức các hoạt động cho học sinh tìm hiểu kiến thức mới, 
tiến hành thí nghiệm, nghiên cứu thí nghiệm và làm bài tập. Vì vậy trong mỗi 
tiết hóa học yêu cầu học sinh phải đạt được các kỹ năng cơ bản về cách xử lý 
thông tin, làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, làm bài tập vận dụng. Trước 
mỗi hoạt động giáo viên đã hướng dẫn tỉ mỉ trước cả lớp bằng lời hoặc kết hợp 
với giao bài trên bảng phụ. Tuy nhiên khi học sinh bắt tay vào hoạt động, các 
em đều tiến hành rất chậm gây mất thời gian do không nắm bắt được đầy đủ các 
yêu cầu của giáo viên (không nhớ đủ các yêu cầu, chữ trên bảng phụ xa, khó 
nhìn). Đặc biệt với hoạt động làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm học sinh gặp 
phải một số khó khăn sau: 
 - Không nhớ được đầy đủ các bước tiến hành thí nghiệm nên lúng túng khi làm 
thí nghiệm. 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
3/25 
 - Không biết cách ghi hiện tượng hoặc chưa ghi đầy đủ các hiện tượng quan sát 
được. 
 - Do không biết cách ghi lại hiện tượng thí nghiệm nên các em gặp khó khăn 
khi báo cáo kết quả thí nghiệm. 
Vì thế nên hiệu quả của các bài tập cũng như các thí nghiệm hoá học mà giáo 
viên đưa ra còn hạn chế. 
3. Các biện pháp đã tiến hành: 
 Nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy  ... hất bị nhiệt phân huỷ của 
protein và sự đông tụ của dung dịch protein: 
Nhóm :...........Lớp 9 
PHIẾU HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM 
Tiết 54: Protein 
STT Cách tiến hành TN Hiện tượng 
TN1: 
 - Dùng kẹp gỗ, kẹp tóc hoặc lông gà, 
lông vịt. 
 - Đốt cháy trên ngọn lửa đèn cồn. 
(chú ý mùi) 
→ 
TN2: 
 Cho 2-3ml lòng trắng trứng hoặc 
nước đậu nành vào 2 ống nghiệm: 
 - Ống 1: Cho thêm 1 ml nước, lắc 
nhẹ và đun nhẹ 
 - Ống 2: Cho thêm 1ml rượu, lắc 
nhẹ. 
→ 
→ 
 Cũng giống như với bài phiếu hướng dẫn thí nghiệm trong bài “Sự biến đổi 
chất” học sinh cũng sẽ tiến hành thí nghiệm và ghi lại hiện tượng vào phiếu học 
tập 
Đại diện 1, 2 nhóm sẽ báo cáo kết quả thí nghiệm. Đại diện cá nhóm khác nhận 
xét, bổ sung. 
Giáo viên nhận xét và chốt kiến thức: 
- TN1 Protein bị phân huỷ bởi nhiệt tạo thành các chất khí có mùi khét 
 - TN2 Dưới tác dụng của nhiệt độ và hoá chất dung dịch protein bị kết tủa 
(đông tụ ). 
 Sau khi giảng xong bài mới tôi sử dụng loại phiếu học tập thứ 4 là Phiếu 
học tập củng cố-Phiếu bài tập: 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
18/25 
Họ và tên: .Lớp 9 
PHIẾU BÀI TẬP 1 
Bài 53: Protein 
 Em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu em cho là đúng trong các câu 
sau: 
 Câu 1: Amino axit là hợp chất cơ sở xây dựng nên: 
A. Chất đường C. Chất đạm 
B. Chất béo D. Chất xương. 
Câu 2 : Để phân biệt lòng trắng trứng với hồ tinh bột, ta có thể dùng cách nào 
sau đây : 
I. Đun nóng 2 mẫu. II. Dùng dung dịch iot 
A. I sai, II đúng. C. I đúng, II sai. 
B. I, II đều đúng. D. I, II đều sai. 
Câu 3: Thành phần dinh dưỡng chính trong các bữa ăn của con người có chứa: 
I. Protein. II. Lipit. III. Gluxit. 
A. Chỉ có I và II. C. Chỉ có I vafIII. 
B. Chircos II và III. D. Có cả I, II, III. 
Câu 4: Trong cơ thể Protein chuyển hóa thành: 
A. Aminoaxit. C. Glucozo 
B. Axit béo D. Axits hữu cơ. 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
19/25 
Họ và tên: .Lớp 9 
PHIẾU BÀI TẬP 2 
Bài 53: Protein 
Câu 1 : Phân biệt các chất trong nhóm sau bằng phương pháp hoá học. 
Lòng trắng trứng, dung dịch gluczơ, saccrozơ và hồ tinh bột. 
 .......................................................................................................... 
 .......................................................................................................... 
 .......................................................................................................... 
 .......................................................................................................... 
Câu 2: Có hai mảnh lụa giống nhau. Một được dệt bằng lụa tơ tằm và một được 
dệt bằng sợi chế tạo từ gỗ bạch đàn. Em hãy nêu cách đơn giản để phân biệt 
chúng. 
 .......................................................................................................... ...................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
ĐÁP ÁN 
- Phiếu củng cố 1 : 1 - C ; 2- B; 3- D; 4 - A 
- Phiếu củng cố 2: 
Câu 1: Nhận ra lòng trắng trứng bằng phản ứng đông tụ, nhận ra hồ tinh 
bột bằng iôt, nhận ra glucozơ bằng phản ứng tráng gương, còn lại là 
saccarozơ. 
Câu 2: Đốt 2 mảnh lụa mảnh nào cháy có mùi khét là mảnh lụa làm từ sợi tơ 
tằm vì có nguồn gốc từ protein. 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
20/25 
Ví dụ 5: Phiếu học tập Tiết 44: Bài luyện tập 5- Hóa 8 
Để phát huy tính tích cực của học sinh trong tiết luyện tập tôi không làm 
theo cách truyền thống là tổng kết các kiến thức cần nhớ sau đó mới cho học 
sinh làm bài tập mà trong tiết dạy này tôi cho học sinh làm các bài tập điển 
hình. Từ bài tập, học sinh sẽ tự tái hiện lại các kiến thức cơ bản trong chương 4: 
Oxi và không khí. Phiếu học tập trong tiết luyện tập có vai trò như phiếu bài 
tập( Phiếu này áp dụng với lớp khá) 
Nhóm: .Lớp: 8 
PHIẾU HỌC TẬP TIẾT 44: 
BÀI LUYỆN TẬP 5 
Bài tập 1: Hoàn thành các PTHH theo sơ đồ sau: 
 KMnO4 MgO 
KClO3 O2 P2O5 
H2O CO2 + H2O 
(1) .......................................................................................................................... 
(2) .......................................................................................................................... 
(3) .......................................................................................................................... 
(4) .......................................................................................................................... 
(5) .......................................................................................................................... 
(6) .......................................................................................................................... 
1. PTHH nào thể hiện thể hiện tính chất hóa học của oxi? 
. 
2. P.Ư nào dùng để điều chế oxi trong phòng TN, trong công nghiệp? 
 ........................................................................................................................ 
3. P.Ư nào trong đó có xảy ra sự ôxi hóa? 
 .................................................................................................................... 
4. Phân loại các P.Ư trên: 
 ............................................................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
 5.Trong tự nhiên oxi có ở đâu? Hãy nêu thành phần của không khí? 
 ............................................................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
(1)
(2)
(3) 
(4)
(5) 
(6) 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
21/25 
Bài tập 2 
Cho các chất sau: SO2, Na2O, H2SO4, NaCl, Fe2O3, NaOH, CO2, H2S. 
1) Những chất nào là oxit. 
2) Oxit nào là oxit bazơ? Oxit nào là oxit axit? Tại sao? 
3) Đọc tên các oxit trên? 
Oxit: ....................................................................................................................... 
Oxit axit và tên gọi ................................................................................................. 
 ............................................................................................................................... 
Giải thích ............................................................................................................... 
Oxit bazơ và tên gọi ............................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
Giải thích: .............................................................................................................. 
 Bài tập 3 
Để chuẩn bị cho buổi thí nghiệm thực hành của lớp cần thu 20 lọ khí oxi, 
mỗi lọ có dung tích 100 ml. 
Tính khối lượng Kali pemanganat phải dùng, giả sử khí oxi thu được ở điều 
kiện tiêu chuẩn và hao hụt 10% 
 ............................................................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
 ............................................................................................................................... 
 Bài tập 4: (Trò chơi) 
Hãy viết CTHH và cho biết chúng thuộc loại oxit nào trong các chất sau: 
Với lớp chậm hơn tôi thiết kế bài tập 1 dưới dạng phản ứng khuyết và yêu cầu 
học sinh điền các chất còn thiếu và hệ số của các chất để hoàn thành phản ứng. 
1. Lưu huỳnh đioxit 
2. Nhôm oxit 
3. Sắt (II) oxit 
4. Đinitơ pentaoxit 
5. Kali oxit 
6. Chì (II) oxit 
7. Điphốtpho pentaoxit 
8. Canxi oxit 
9. Lưu huỳnh trioxit 
10. Bạc oxit 
11. Silic đioxit 
12. Cacbon đioxit 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
22/25 
Ưu điểm của phiếu này: 
- Phiếu có sẵn nội dung các bài tập nên học sinh dễ dàng theo dõi, nghiên cứu 
đề bài. 
- Phiếu để sẵn các dòng trống đóng vai trò như các gợi ý và học sinh có thể 
điền lời giải một cách nhanh nhất, tiết kiệm được thời gian. 
 - Học sinh dễ theo dõi đối chiếu bài của mình với bài của các bạn nên thuận 
lợi trong việc đánh giá bài làm. 
4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm : 
So sánh việc áp dụng Phiếu học tập vào các tiết dạy với việc không sử dụng 
Phiếu học tập, tôi thấy kết quả thu được khả quan hơn nhiều: 
a) Về phía học sinh : 
- Hầu hết các học sinh đều được thực hiện những nhiệm vụ cụ thể, vừa sức 
trong tiết học. Vì vậy tỉ lệ học sinh làm việc riêng trong giờ giảm rõ rệt. 
 - Học sinh trung bình- yếu chú ý hơn, mạnh dạn hơn trong tiết học. 
 - Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng, tỉ lệ học sinh có điểm kém giảm. 
Kết quả cụ thể: 
Trước khi áp dụng đề tài: 
 Xếp loại 
Lớp 
Giỏi Khá 
Trung 
bình 
Dưới trung 
bình 
8A4 15% 20% 45% 20% 
9A1 40% 30% 25% 5% 
Sau khi áp dụng đề tài: 
 Xếp loại 
Lớp 
Giỏi Khá Trung bình 
Dưới trung 
bình 
8A4 55% 35% 10% 0% 
9A1 70% 30% 0% 0% 
b) Về phía giáo viên: 
 Bản thân tôi rất phấn khởi khi thấy các em học sinh nhất là học sinh trung 
bình- yếu cũng tham gia nhiệt tình vào tiết học. Các em mạnh dạn và tự tin hơn 
trong các tiết học. Hầu hết các em học sinh đều tham gia hoạt động với phiếu 
học tập, tham gia hoạt động nhóm rất thành thạo và có hiệu quả. Kĩ năng 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
23/25 
làm thí nghiệm và giải các bài tập cũng từng bứơc tốt lên. Từ đó tôi cảm thấy 
yêu nghề hơn. 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
24/25 
Phần thứ ba 
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận 
Để đạt được việc nâng cao chất lượng dạy học bộ môn hoá học ở trường 
THCS, để các em có vốn kiến thức vững chắc để tiếp tục học lên lớp trên 
là góp phần phát triển tư duy, khả năng làm việc sáng tạo trong việc tiếp 
thu kiến thức và biến đổi nhận thức; sự am hiểu về thế giới và nhìn nhận 
sự việc một cách biện chứng hơn, khoa học hơn. Trong phạm vi đề tài này, 
tôi chỉ giới thiệu một số mẫu Phiếu học tập cơ bản và cách sử dụng phiếu 
học tập đó trong các tiết học: 
Có 4 loại Phiếu học tập cơ bản sử dụng trong tiết dạy học môn Hoá 
học: 
- Phiếu kiểm tra bài cũ: kiểm tra việc ôn bài ở nhà của học sinh 
- Phiếu hướng dẫn và nghiên cứu thí nghiệm: Theo tôi loại phiếu này có 
thể sử dụng đối với các tiết học có thí nghiệm cần khai thác hiện tượng 
(Thí nghiệm nghiên cứu, Thí nghiệm thực hành, Thí nghiệm ảo) và thường 
được thiết kế dưới dạng bảng. 
- Phiếu học tập tìm hiểu kiến thức mới thông qua việc liên hệ các kiến 
thức cũ để phát hiện kiến thức mới. Thường được thiết kế dưới dạng câu 
hỏi so sánh, bảng so sánh. 
- Phiếu học tập củng cố - Phiếu bài tập để kiểm tra, đánh giá nhận thức 
của học sinh thông qua các bài tập sau 1 hoạt động, 1 tiết học hoặc 1 
chương. 
Ngoài các dạng phiếu học tập trên còn có một số dạng phiếu học tập 
khác. Vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các đồng chí đồng 
nghiệp, các đồng chí lãnh đạo để đề tài của tôi được hiệu quả và được vận 
dụng trong giảng dạy Hoá học giúp các em học sinh học Hoá tốt hơn và 
yêu thích môn Hoá hơn. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn! 
2. Kiến nghị: 
Để phục vụ tốt cho việc dạy học tôi có mong muốn: Được dự nhiều 
chuyên đề của Quận và Sở giáo dục tổ chức. 
 Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
25/25 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa hóa học 8,9 Nhà xuất bản giáo dục 
2 Sách giáo viên Hoá học 8,9 Nhà xuất bản giáo dục 
3. Ôn tập Hoá học 9 Đặng Xuân Thư, Nguyễn Thị Huệ, Đỗ Thị 
Lâm 
4. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên 
cho giáo viên THCS chu kì III, 
môn Hoá học 
Nhà xuất bản xuất bản 
5. Câu hỏi và bài tập kiểm tra Hoá 
học 8 
Phạm Tuấn Hùng, Phạm Đình Hiến 
6. Bài tập nâng cao Hóa học 8 Đỗ Thị Lâm 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
26/25 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực 
trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
MÔN: HÓA HỌC 
Cấp học: Trung học cơ sở 
Tài liệu kèm theo: Đĩa CD 
NĂM HỌC 2015- 2016 
MÃ SKKN 
 Sử dụng phiếu học tập nhằm phát huy tính tích cực trong giảng dạy môn hóa học ở THCS 
27/25 
MỤC LỤC 
 Phần thứ nhất: Đặt vấn đề 
 Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề 
 1. Những nội dung lí luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 
 2. Thực trạng vấn đề 
 3. Các biện pháp đã tiến hành. 
 4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm. 
 Phần thứ ba: Kết luận – Kiến nghị 
Tài liệu tham khảo 
Trang 
1 
2 
2 
2 
3 
22 
24 
25 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_phieu_hoc_tap_nham_phat_huy_ti.pdf