Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8
Trong việc dạy học địa lý theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay,
việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu
được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy và học
địa lý ở các cấp học đặc biệt là cấp Trung học cơ sở (THCS).
Việc rèn luyện kỹ năng địa lý tốt cho các em giúp học sinh chủ động nắm
bắt kiến thức, hiểu bài sâu hơn, phát huy được trí thông minh sáng tạo và hình
thành phương pháp học tập bộ môn tốt hơn.
Kỹ năng địa lý ở THCS gồm nhiều loại như kỹ năng bản đồ, biểu đồ, kỹ
năng phân tích nhận xét tranh ảnh, nhận xét giải thích bảng số liệu, kỹ năng so
sánh phân tích tổng hợp .
Hiện nay, ở các trường THCS một số giáo viên dạy địa lý còn rất lúng
túng trong việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho các em. Đặc biệt đối với học sinh
thì việc rèn luyện kỹ năng địa lý chưa hình thành được thói quen thường xuyên
và các em còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích
bảng số liệu.
Từ kinh nghiệm bản thân qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, kết hợp với việc
nghiên cứu các tài liệu tôi đã tự rút ra được một số kinh nghiêm về: “Cách nhận
xét và giải thích bảng số liệu địa lý 8” trong đề tài này. Theo cá nhân tôi nhận
thấy, việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh
gồm: kỹ năng đọc và hiểu các số liệu thống kê, kỹ năng tìm mối quan hệ giữa
các số liệu, kỹ năng tính toán và xử lý số liệu thống kê, kỹ năng nhận xét, giải
thích các dự kiện do bảng số liệu đưa ra, Từ đó sẽ giúp học sinh hiểu và khai
thác được một cách dễ dàng động thái phát triền của một hiện tượng, mối quan
hệ về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8
Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 1 MỤC LỤC PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................. 2 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2 2. Đối tượng, phạm vi, và mục đích của đề tài : .................................................. 3 2.1. Đối tượng nghiên cứu : ................................................................................ 3 2.2. Phạm vi nghiên cứu : ................................................................................... 3 2.3. Mục đích của đề tài : ................................................................................... 3 PHẦN 2 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI................................................................... 4 A. Nội dung ........................................................................................................ 4 1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài ................................................................... 4 2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu : .......................................................... 4 2.1. Phương pháp : ............................................................................................. 4 2.1.1. Phương pháp chung .................................................................................. 4 2.1.2. Phương pháp cụ thể : ................................................................................ 5 2.2. Nội dung: .................................................................................................... 5 2.2.1. Các bước rèn kỹ năng chung từ bảng số liệu :........................................... 5 2.2.2. Các bước rèn kỹ năng cụ thể của từ bảng số liệu ...................................... 7 B. Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy ................................................. 12 1. Quá trình áp dụng của bản thân .................................................................... 12 2. Hiệu quả khi áp dụng đề tài .......................................................................... 13 3. Kinh nghiệm rút ra mở hướng nghiên cứu mới ............................................. 13 C.KẾT LUẬN .................................................................................................. 15 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO18 Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “RÈN LUYỆN KỸ NĂNG NHẬN XÉT VÀ GIẢI THÍCH BẢNG SỐ LIỆU ĐỊA LÝ 8” PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong việc dạy học địa lý theo phương pháp dạy học tích cực hiện nay, việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho học sinh là việc rất cần thiết không thể thiếu được cho mỗi bài học, tiết học và xuyên suốt toàn bộ chương trình dạy và học địa lý ở các cấp học đặc biệt là cấp Trung học cơ sở (THCS). Việc rèn luyện kỹ năng địa lý tốt cho các em giúp học sinh chủ động nắm bắt kiến thức, hiểu bài sâu hơn, phát huy được trí thông minh sáng tạo và hình thành phương pháp học tập bộ môn tốt hơn. Kỹ năng địa lý ở THCS gồm nhiều loại như kỹ năng bản đồ, biểu đồ, kỹ năng phân tích nhận xét tranh ảnh, nhận xét giải thích bảng số liệu, kỹ năng so sánh phân tích tổng hợp. Hiện nay, ở các trường THCS một số giáo viên dạy địa lý còn rất lúng túng trong việc rèn luyện kỹ năng địa lý cho các em. Đặc biệt đối với học sinh thì việc rèn luyện kỹ năng địa lý chưa hình thành được thói quen thường xuyên và các em còn gặp nhiều khó khăn khi rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu. Từ kinh nghiệm bản thân qua thực tế dự giờ đồng nghiệp, kết hợp với việc nghiên cứu các tài liệu tôi đã tự rút ra được một số kinh nghiêm về: “Cách nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý 8” trong đề tài này. Theo cá nhân tôi nhận thấy, việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh gồm: kỹ năng đọc và hiểu các số liệu thống kê, kỹ năng tìm mối quan hệ giữa các số liệu, kỹ năng tính toán và xử lý số liệu thống kê, kỹ năng nhận xét, giải thích các dự kiện do bảng số liệu đưa ra,Từ đó sẽ giúp học sinh hiểu và khai thác được một cách dễ dàng động thái phát triền của một hiện tượng, mối quan hệ về độ lớn giữa các đối tượng hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể. Mỗi bảng số liệu có thể dùng được với nhiều mục đích khác nhau. Đồng thời qua đề tài này, tôi cũng muốn hoàn thiện kiến thức chuyên môn và giúp một số giáo viên trẻ giống như tôi còn lúng túng trong việc rèn luyện kỹ năng biểu đồ cho học sinh sẽ biết cách đọc, hiểu, tính toán, nhận xét và giải thích kiến thức từ bảng số liệu cho các học sinh lớp 8 làm quen và nâng cao hơn kĩ năng này, để giúp các em học tập có hiệu quả hơn, đặc biệt là các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi địa lý. Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 3 2. Đối tượng, phạm vi, và mục đích của đề tài : 2.1. Đối tượng nghiên cứu : Rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý lớp 8 cho học sinh. 2.2. Phạm vi nghiên cứu : Đề tài xây dựng trong phạm vị chương trình địa lý lớp 8 ở trường THCS. 2.3. Mục đích của đề tài : Mục đích chính của đề tài là giúp cho việc dạy và học địa lý lớp 8 có hiệu quả hơn qua việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu. Đây là cơ sở tốt để các em học lên THPT và ra trường trở thành người lao động mới. Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 4 PHẦN 2 NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI A. Nội dung 1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài Để giảng dạy địa lý theo phương pháp dạy học tích cực thì việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh là một việc rất quan trọng, đặc biệt đối với học sinh lớp 8, vì bảng số liệu chứa dựng nhiều nội dung kiến thức mà kênh chữ, kênh hình không biểu hiện hết. Rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu địa lý cho học sinh lớp 8 giúp các em hiểu và nắm bắt kiến thức một cách có hiệu quả hơn, chủ động hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. ... trong khu vực. + Ngôn ngữ phổ biến: Anh – Hoa – Mã Lai. - Tìm ra được mối quan hệ giữa ngôn ngữ khác nhau: khó khăn trong giao lưu hợp tác văn hóa và kinh tế do ngôn ngữ bất đồng. *Ví dụ 2: Bảng 34.1 Hệ thống các sông lớn ở Việt Nam. Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 9 Bảng số liệu này nhằm cung cấp cho học sinh biết được: các hệ thống sống chính ở nước ta và đặc điểm của các hệ thống sông này. Cùng với bảng số liệu 34.1 kết hợp với H33.1 và bảng 33.1 giáo viên và học sinh có thể tìm hiểu được gần như đầy đủ về nội dung kiến thức của đặc điểm sông ngòi ở nước ta. Giáo viên có thể dùng nội dung từ các bảng số liệu này để yêu cầu học sinh tìm những nội dung kiến thức sau: - So sánh độ dài, diện tích lưu vực, hàm lượng phù sa của sông chính ở nước ta? - Nêu đặc điểm mùa lũ của các hệ thống sông ở nước ta? Giải thích tại sao sông ở miền Trung lại có lũ vào vào thu đông? Từ nội dung giáo viên đưa ra học sinh sẽ phải đi tìm kiến thức qua bảng cung cấp. Không chỉ dùng bảng 34.1 mà học sinh còn cần sử dụng cả H33.1 và bảng 33.1 để tìm câu trả lời. Như vậy thông qua bước này, học sinh đã dần tìm được mối liên hệ giữa các bảng số liệu với nhau, giữa bảng số liệu với bản đồ. Mục đích cuối cùng là học sinh tìm ra được nội dung câu trả lời qua bảng và trình bày được trên bản đồ một cách mạch lạc. Bằng công việc trên, giáo viên đã rèn cho học sinh kĩ năng nhận xét, phân tích số liệu tử bảng, tìm kiến thức, đồng thời còn giúp học sinh tìm ra mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức. Điều quan trọng nhất là học sinh rèn được các kĩ năng cơ bản của môn địa lý: kĩ năng phân tích bảng số liệu, kĩ năng bản đồ, kĩ năng tìm các mối liên hệ địa lí; quan trọng hơn là học sinh được phát huy tính tích cực chủ động trong học tập thông qua sự hướng dẫn của giáo viên và sự trao đổi giữa học sinh – học sinh. 2.2.2.1. Bảng số liệu dạng chuỗi số liệu theo thời gian hoặc nhiều đối tượng địa lí được thể hiện. Bảng số liệu này thường cung cấp nội dung kiến thức theo một chuỗi thời gian nhất định theo tháng hoặc theo các năm. Bảng số liệu này có số liệu thường có sự thay đổi theo thời gian, không ổn định; đặc biệt là bảng số liệu về thông tin kinh tế - xã hội, dân cư. Vì vậy khi cho học sinh nhận xét và giảo thích bảng số liệu giáo viên có thế cung cấp thêm các số liệu cập nhật cho học sinh, để học sinh có thể nắm được tình hình, động thái thay đổi của đối tượng địa lí theo chuỗi thời gian. Qua đó biết được đối tượng đó tăng lên hay giảm đi, có sự biến động trong thơi gian nhất định. *Ví dụ 1: Bảng số liệu này có nội dung yêu cầu: Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 10 - Vẽ biểu đồ hình trong thể hiện sản lượng lúa và cà phê của khu vực Đông Nam Á so với châu Á và thế giới. - Vì sao khu vực này có thể sản xuất nhiều lúa gạo và cà phê. Với nôi dung của bảng số liệu và yêu cầu của câu hỏi giáo viên có thể định hướng cho học sinh như sau: - Yêu cầu học sinh tính toán được số liệu từ bảng ra đơn vị %. - Vẽ 2 biểu đồ hình tròn: 1 biểu đồ thể hiện sản lượng của lúa và 1 biểu đồ thể hiện sản lượng của cà phê. - Nhận xét dựa vào biểu đồ đã vẽ và bảng số liệu: học sinh biết được giá trị sản lượng lúa và cà phê của khu vực này, sau đó giái thích dựa vào kiến thức phần tự nhiên – dân cư, xã hội. Qua nội dung bảng số liệu đã cho khi yêu cầu vẽ biểu đồ học sinh cần chú ý nội dung sau: + Nếu đề bài đã yêu cầu vẽ biểu đồ cụ thể rồi thì học sinh cần lựa chọn dạng biểu đồ phù hợp. + Nếu đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhưng không nêu dạng biểu đồ cụ thể thì học sinh cần dựa vào nội dung câu hỏi và căn cứ vào bảng số liệu để chọn dạng biểu đồ thích hợp. Vì vậy khi làm một bài vẽ biểu đồ thì khâu nhận xét, quan sát, phân tích, so sánh kiến thức liên quan đến bảng số liệu là vô cùng quan trọng. Cho nên việc rèn cho học sinh kĩ năng này là cần thiết để học sinh biết được cách làm, cách nhận xét khi kết hợp với biểu đồ, bảng số liệu mới khi đã xử lí và với bảng số liệu cụ. *Ví dụ 2: Bảng số liệu về chuỗi thời gian trong năm về yếu tố tự nhiên như lượng mưa, nhiệt độ hoặc lưu lượng nước của sôngĐây là bảng số liệu có yếu tố thay đổi tương đối ít, do các yếu tố tự nhiên thường ít biến đổi; tương đối bền vững. Nhưng giữa các yếu tố này lại có những mối liên hệ hết sức chặt chẽ với nhau. Khi nhận xet, phân tích, so sánh cần chú ý tím ra được các mối quan hệ giữa các đối tượng. Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 11 Giáo viên có thể sử dụng bảng số liệu này yêu cầu học sinh tìm những nội dung kiến thức sau: - Tính nhiệt độ trung bình năm và tổng lượng mưa trong năm của 3 địa điểm trên? Càng đi vào Nam nhiệt độ có xu hướng thay đổi như thế nào? Giải thích? - Tìm nhiệt độ thấp nhất của cả 3 trạm vào tháng nào? Tại sao nhiệt độ vào mùa đông giữa 3 trạm không đồng nhất? tại sao? - Vì sao các tháng mưa nhiều ở Huế lại diễn ra từ tháng 9 đến tháng 12?...v.v..... Với nội dung trên học sinh có thể khai thác rất nhiều nội dung kiến thức từ bảng số liệu mang lại. Học sinh vừa thể hiện được kĩ năng tính toán, kĩ năng so sánh, giải quyết vấn đề; kĩ năng tìm mối liên hệ giữa các đối tượng địa lí. Qua quá trình phân tích bảng số liệu giáo viên giúp học sinh tìm ra được kiến thức mới: - Nhiệt độ trung bình năm nước ta luôn cao >210C. - Nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ Bắc vào Nam. - Lượng mưa trung bình năm lớn >1500mm. - Nhiệt độ trong năm có sự khác biệt giữa các tháng => khí hậu có tính phân hóa mùa, phản ánh rõ. - Khí hậu giữa các vùng miền có sự khác nhau: khí hậu phân hóa đa dạng Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 12 Giáo viên cũng giúp học sinh nhắc lại kiến thức cũ và đào sâu các nội dung kiến thức, đông thời có thể mở rộng thêm các nội dung kiến thức nâng cao. Học sinh được ôn lại kiến thức các bãi đã được học: - Vị trí địa lí nước ta nằm vùng nội chí tuyến qui định khí hậu nhiệt đới gió mùa. - Có biển Đông rộng lớn làm tăng cường tính chất ẩm của các khối khí đi qua biển. - Lãnh thổ dài trên nhiều vĩ độ làm cho khí hậu nước ta có sự đa dạng giữa các vùng miền. B. Ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy 1. Quá trình áp dụng của bản thân a. Đối với giáo viên : Mặc dù học sinh đã được tiếp xúc với bảng số liệu ở các lớp 6, 7 song số tiết học có rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu còn quá ít. Chính vì vậy các em thường chỉ dừng ở mức độ biết đọc, hiểu và bước đầu nhật xét ở mức độ khái quát hoặc đơn giản với những bảng số liệu thường là một đến 2 đối tượng địa lí; mối quan hệ cũng không rộng. Vì vậy trong quá trình dạy địa lý 8 tôi đặc biệt chú ý rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu cho các em như kỹ năng đọc và nhận xét, phân tích, so sánh, tím mối liên hệ qua bảng số liệu. Từ các loại bảng số liệu đơn giản đến các bảng số liệu phức tạp và đặc biệt là kỹ năng khai thác các kiến thức từ bảng số liệu và vẽ biểu đỗ từ bảng số liệu. Tôi thường dùng các câu hỏi gợi mở để dẫn dắt các em tự tìm tòi, khám phá và tự đi đến kết luận cụ thể chính xác. Để rèn luyện kỹ năng vẽ cho các em tôi thường hướng dẫn học sinh cách nhận xét, định hướng câu hỏi và hướng tím kiến thức của từng nội dung bảng số liệu cụ thể. Các loại bảng số liệu rất đa dạng, phong phú mà mỗi loại bảng số liệu lại có thể được dùng để biểu hiên nhiều mục đích khác nhau. Vì vậy khi nhận xét và giải thích bảng số liệu, việc đầu tiên là đọc kỹ đề bài để tìm hiểu mục đích định nội dung yêu cầu và thông tin mà bảng số liệu đem lại, kết hợp với nội dung đề bài (thể hiện động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ cấu). Sau đó căn cứ vào mục đích đã được xác định để có cách giải quyết thấu đáo nhất. Khi nhận xét và giải thích bất cứ loại bảng số liệu nào, cũng phải đảm bảo được yêu cầu: Khoa học (chính xác), logic (có sự liên kết giữa các đối tượng), phổ thông dễ hiểu. Để đảm bảo tính lôgic, khi nhận xét và giải thích bảng số liệu tôi thường yêu cầu học sinh tìm nội dung kiến thức liên quan tới nội dung câu Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 13 hỏi, nên gạch ý tìm ý; sau đó sắp xếp thành dàn ý, chú ý phải ngắn gọn tránh lan man, dài dòng dễ dẫn đến sai nội dung mục đích của câu hỏi. Ngoài việc rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu ở trên lớp tôi thường ra các bài tập có rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh khi về nhà ở trong sách giáo khoa và trong quyển Hướng dẫn làm bài tập thực hành địa lí 8. Để cho các tiết dạy có rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu cho học sinh được thành công tôi thường nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và tài liệu tham khảo để soạn giáo án chi tiết, nghiên cứu bài để tìm ra cách rèn luyện kỹ năng biểu đồ thích hợp nhất, phù hợp nhất với ba đối tượng học sinh như học sinh trung bình, học sinh khá và học sinh yếu. b. Đối với học sinh Ngay từ đầu năm học lớp chín tôi quy định tất cả các em học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa, tập bản đồ, atlat địa lý và dụng cụ học tập đầy đủ để phục vụ việc học tập cho bộ môn. Trong bài dạy ở những bài có bảng số liệu tôi luôn chú ý rèn kỹ năng nhận xét và giả thích bảng số liệu cho học sinh nhất là các đối tượng học sinh trung bình và học sinh yếu. Đặc biệt phải dạy nhận xét và giải thích bảng số liệu tôi thường tiến hành cho các em hoạt động nhóm để các em có cơ hội trao đổi bàn bạc nhau và tranh thủ học tập nhau những thủ thuật cho học sinh dễ nhớ và nhớ lâu. Ngoài ra tôi thường ra các bài tập về bảng số liệu cho các em về nhà, để các em có thời gian rèn luyện ở nhà. Sau đó đến lớp tôi có kiểm tra đánh giá và nhắc nhở uốn nắn các em một cách kịp thời để động viên khuyến khích các em. 2. Hiệu quả khi áp dụng đề tài Trong quá trình triển khai, áp dụng qua kì I năm học 2015 – 2016 tôi đã nhận thấy có những kết quả bước đầu: - Về phía thầy: thầy đã tự tin hơn trong giảng dạy và có cách rèn luyện kỹ năng cho học sinh qua biểu đồ ngày càng có hiệu quả, giúp học sinh dễ hiểu, dễ tiếp thu kiến thức đồng thời giúp cho việc đổi mới phương pháp hiệu quả hơn. - Về phía trò: Ngày càng có nhiều em học sinh yêu thích học bộ môn nhất là các em có tâm lý ngại học thuộc lòng. 3. Kinh nghiệm rút ra mở hướng nghiên cứu mới Bài học kinh nghiệm: Qua đề tài này tôi thấy để giảng dạy địa lý lớp 8 được tốt thì cả thầy và trò phải chuẩn bị đầy đủ sách giáo khoa, tập bản đồ, dụng Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 14 cụ dạy và học. Người thầy là người có nhiệm vụ hướng dẫn học trò nên thầy phải nghiên cứu, soạn giáo án kỹ, có hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp khi khai thác kiến thức qua bảng số liệu, luôn cập nhật thông tin số liệu về các đối tượng địa lí; đặc biệt là đối tượng về kinh tế - xã hộ. Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ, khoa học và lối nhận xét mạch lạc, logic. Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 15 C.KẾT LUẬN a. Trên đây tôi đã trình bày xong “Cách hướng dẫn rèn luyện kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu trong dạy và học địa lý lớp 8” trong trường THCS. Tóm lại, thực hiện được các kỹ năng nhận xét và giải thích bảng số liệu trong việc dạy-học môn Địa Lí trong nhà trường là hết sức cần thiết và quan trọng, hơn thế nữa nó còn góp phần thay đổi phương pháp dạy học truyền thống bằng phương pháp mới nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tính độc lập, sáng tạo của học sinh. Đồng thời nó cũng góp phần làm thay đổi cách kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh-từ kiểm tra, đánh giá bằng lý thuyết chuyển sang kiểm tra, đánh giá cả kỹ năng và khả năng vận dụng kiến thức. Từ nhận thức đó, tôi đã đúc kết và áp dụng tương đối thành công nội dung theo đề tài đã chọn này để giảng dạy môn Địa Lí tại trường THCS. Vấn đề này đã được tôi áp dụng vào quá trình nghiên cứu soạn giảng giúp học sinh học tập môn địa lý lớp 8 đạt được một số kết quả nhất định. Qua bài này giúp tôi thêm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu để soạn giảng địa lý, giúp cho bài học sinh động hơn, khoa học hơn, góp phần “Đổi mới phương pháp giảng dạy”. Về phía học sinh: các em chủ động nắm bắt kiến thức phát huy được khả năng tư duy sáng tạo. Với đề tài này tôi hi vọng nó sẽ góp phần nào đó giải quyết những khó khăn của một số giáo viên khi sử dụng biểu đồ trong giảng dạy và giúp học sinh có thói quen sử dụng bảng số liệu và thông tin địa lí nhiều hơn trong học tập địa lý 8. b. Những tài liệu tham khảo khi xây dựng đề tài - Sách giáo khoa địa lý 8. - Sách giáo viên địa lý 8. - Át lát địa lý Việt Nam - Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 8 - Tuyển chọn Những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học Cao đẳng môn địa lý- NXB Giáo dục - Một số tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý lớp 8. c. Lời kết Trong điều kiện thời gian có hạn, trình độ còn hạn chế vì vậy đề tài này không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong sự cộng tác của bạn đọc. Sự đóng góp chân thành của các bạn sẽ được bổ sung ngay vào đề tài và nó có tác Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 16 dụng rộng rãi để chúng ta cùng áp dụng nó vào trong công việc giảng dạy và học tập môn địa lý lớp 9 ở THCS Tôi xin chân thành cám ơn! Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 17 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung này của người khác. Rèn luyện kỹ năng nhận xét bảng số liệu Địa lý 8 18 E. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa địa lý 8 – Nguyễn Dược, Nguyễn Phi Hạnh – NXB Giáo dục. 2. Sách giáo viên địa lý 8. 3. Át lát địa lý Việt Nam 4. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy thay sách giáo khoa lớp 8 5. Tuyển chọn Những bài ôn luyện thực hành kỹ năng thi vào Đại học Cao đẳng môn địa lý- NXB Giáo dục. 6. Một số tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn địa lý lớp 8.
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_nhan_xet_bang_so_lie.pdf