Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6

Văn miêu tả là một thể loại văn quan trọng có số thời lượng lớn trong phân

phối chương trình về phân môn tập làm văn ở Ngữ văn 6 tập 2. Với quan điểm

tích hợp trong chuyên đề cải cách giáo dục đại trà bắt đầu từ những năm học

2002 - 2003 thì thể loại văn miêu tả không phải là mới đối với học sinh lớp 6.

Mà ở đây nó phát huy có kế thừa và nâng cao hơn so với bậc tiểu học với những

yêu cầu chính là giúp học sinh nắm vững thế nào là miêu tả đồng thời, đi sâu

vào hai kiểu bài : Tả cảnh, tả người.

Ở dạng văn tả cảnh gồm 2 loại: tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Ở

dạng văn tả người cũng gồm có 2 loại: tả chân dung hoặc tả người trong hoạt

động, lao động cụ thể.

Qua các tiết học – học sinh được rèn luyện các kỹ năng cơ bản và hình

thành thói quen thiết yếu khi viết hoàn chỉnh bài văn. Nhưng trong phân phối

chương trình không có bài viết cụ thể nào về kỹ năng “lập dàn ý” cho văn

miêu tả.

Như chúng ta đã biết, để viết bài miêu tả tốt trước hết cần có kỹ năng quan

sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét cụ thể, chính xác, sinh động về đối tượng

mình cần tả. Công việc này, mỗi người có thể làm một cách khác nhau. Có

người chỉ im lặng quan sát rồi ghi nhớ ở trong đầu. Có người ghi chép rất tỉ mỉ

công phu. Và lại có những người tham khảo qua sách vở, qua thực tế . rồi nung

nấu, ấp ủ, chắt lọc . mới có những liên tưởng hay, độc đáo. Nếu vậy, khi viết

hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đòi hỏi người viết phải sắp đặt trình tự ra sao, bố

cục như thế nào nhằm tạo sự hứng cảm, tò mò và yêu thích của bạn đọc. Đó là

công việc, là kỹ năng không thể bỏ qua : kỹ năng « Lập dàn ý . »

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang minhkhanh 10600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
MỤC LỤC 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................... 2 
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................. 2 
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI : .............................. 3 
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : ............................. 3 
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : .................. 4 
5. THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊN CỨU : .................. 4 
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : .......................... 4 
7. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: ............................. 4 
PHẦN II : NỘI DUNG ..................................... 5 
1. THỰC TIỄN VÀ ĐIỀU KIỆN RÈN LUYỆN. ................. 5 
2. PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN 
MIÊU TẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6. ............... 7 
2.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ. ............. 7 
2.2. PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý. ........................... 8 
2.3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DÀN Ý. ....................... 9 
2.4. MỘT SỐ DÀN Ý MẪU CỦA HS .................... 12 
PHẦN III : KẾT THÚC VÀ KHUYẾN NGHỊ .................... 16 
1. KẾT THÚC VẤN ĐỀ : ............................... 16 
2. KHUYẾN NGHỊ : .................................. 16 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
Tên đề tài : 
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO VĂN MIÊU TẢ 
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 
Văn miêu tả là một thể loại văn quan trọng có số thời lượng lớn trong phân 
phối chương trình về phân môn tập làm văn ở Ngữ văn 6 tập 2. Với quan điểm 
tích hợp trong chuyên đề cải cách giáo dục đại trà bắt đầu từ những năm học 
2002 - 2003 thì thể loại văn miêu tả không phải là mới đối với học sinh lớp 6. 
Mà ở đây nó phát huy có kế thừa và nâng cao hơn so với bậc tiểu học với những 
yêu cầu chính là giúp học sinh nắm vững thế nào là miêu tả đồng thời, đi sâu 
vào hai kiểu bài : Tả cảnh, tả người. 
Ở dạng văn tả cảnh gồm 2 loại: tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt. Ở 
dạng văn tả người cũng gồm có 2 loại: tả chân dung hoặc tả người trong hoạt 
động, lao động cụ thể. 
Qua các tiết học – học sinh được rèn luyện các kỹ năng cơ bản và hình 
thành thói quen thiết yếu khi viết hoàn chỉnh bài văn. Nhưng trong phân phối 
chương trình không có bài viết cụ thể nào về kỹ năng “lập dàn ý” cho văn 
miêu tả. 
Như chúng ta đã biết, để viết bài miêu tả tốt trước hết cần có kỹ năng quan 
sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét cụ thể, chính xác, sinh động về đối tượng 
mình cần tả. Công việc này, mỗi người có thể làm một cách khác nhau. Có 
người chỉ im lặng quan sát rồi ghi nhớ ở trong đầu. Có người ghi chép rất tỉ mỉ 
công phu. Và lại có những người tham khảo qua sách vở, qua thực tế ... rồi nung 
nấu, ấp ủ, chắt lọc ... mới có những liên tưởng hay, độc đáo. Nếu vậy, khi viết 
hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đòi hỏi người viết phải sắp đặt trình tự ra sao, bố 
cục như thế nào nhằm tạo sự hứng cảm, tò mò và yêu thích của bạn đọc. Đó là 
công việc, là kỹ năng không thể bỏ qua : kỹ năng « Lập dàn ý ... » 
Dàn ý là xương sống của bài văn. Nếu không có nó, bài văn thường hay 
sót ý hoặc lủng củng, hoặc xa đề, lạc đề. Nếu người học có thói quen lập dàn 
ý trước trước khi viết bài thì người viết đã hình dung bố cục chọn lọc các ý, 
các hình ảnh tiêu biểu, sinh động để thể hiện trong bài làm của mình. Đặc 
biệt, với thể văn miêu tả, nếu không có dàn ý thì người viết khó lựa chọn thứ 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
tự miêu tả. Hơn nữa, khi liên tưởng, so sánh tưởng tượng thường hay trùng 
lặp, không sát hợp. 
Xuất phát từ vấn đề nêu trên, bản thân nhận thấy kỹ năng “lập dàn ý ...” 
cho văn miêu tả ở chương trình ngữ văn 6 là một khâu vô cùng quan trọng. Và 
chính nó tạo dựng bố cục - nội dung hòan chỉnh của bài. Đồng thời, với quan 
điểm tích hợp - tích cực của đặc trưng môn học thông qua các văn bản mẫu ở 
phần văn và các biện pháp tu từ tiêu biểu ở phân môn Tiếng Việt phải có những 
câu hỏi gợi mở, sáng tạo giúp học sinh suy nghĩ liên tưởng khi vận dụng vào kỹ 
năng “lập dàn ý cho văn miêu tả”. Nếu rèn luyện tốt kỹ năng trên còn giúp học 
sinh có sự tổng hợp hóa, khái quát hóa vấn đề sâu sắc. Giáo dục ý thức vươn tới 
cái “chân, thiện, mỹ” qua chủ đề của bài văn được tả. Từ đó, người học sinh sẽ 
có những bài học thiết thực giúp ích cho bản thân - phấn đấu vươn lên. 
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI : 
 Đối với học sinh : 
Đề tài được nghiên cứu trước hết nhằm giúp cho HS lớp 6 học văn miêu tả tốt 
hơn, có kỹ năng lập dàn ý và có thể viết được những bài văn miêu tả hay hơn, 
không bị thiếu ý, sót ý và tránh sắp xếp ý không khoa học, lô – gic. 
 Đối với giáo viên : 
Nội dung đề tài có thể coi như một cuốn sách tham khảo giúp cho các GV đang 
giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 có thể chuẩn bị bài tốt hơn trong việc hướng dẫn 
HS viết bài văn miêu tả. 
 Đối với phụ huynh HS : 
Đề tài : « Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình 
Ngữ văn 6 » sẽ cung cấp cho phụ huynh một công cụ hỗ trợ giúp cho việc hướng 
dẫn con học bài và kiểm tra bài của con tại nhà thuận tiện hơn. Phụ huynh khi có 
tài liệu là đề tài nghiên cứu này trong tay sẽ không còn cảm thấy mông lung và 
sợ hãi trong việc hướng dẫn con học bài nếu như còn sợ điều minh hướng dẫn 
không sát với nội dung SGK và không phù hợp với phương pháp con được học 
trên lớp nữa. 
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 
Đề tài hướng tới nghiên cứu các phương pháp để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho 
bài văn miêu tả đối với HS lớp 6 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 
Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý thuyết về những bài học về văn miêu tả đã có 
trong chương trình Ngữ văn 6 – Học kì II cùng với những quan sát thực tiễn rút 
ra được trong quá trình giảng dạy, từ đó tổng hợp, bổ sung thêm và đưa ra 
những kĩ năng cơ bản cho việc lập dàn ý đối với một bài văn miêu tả ở bất kì 
dạng văn miêu tả nào. ... i ngôi trường. 
Người ta thường nói đến góc nhìn về không gian (vị trí quan sát), góc nhìn về 
thời gian (thời điểm quan sát) và góc nhìn tâm lí (vị thế, tư cách, tâm trạng 
người quan sát) HS Giỏi là người phải biết thay đổi « điểm nhìn » sao cho 
cách nhìn luôn được năng động, đa dạng, nhiều chiều. 
+ Nhìn chung có thể sơ đồ hóa quá trình quan sát đối tượng để có được ý cho bài 
văn miêu tả như sau : 
Tiếp xúc với đối tượng -> định mục đích -> chọn vị trí -> huy động giác 
quan và trí tuệ quan sát bao quát -> tập trung vào trọng điểm -> lựa chọn 
và ghi nhớ tư liệu. 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
- Một số bài tập rèn kỹ năng quan sát và nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng của 
HS : 
Bài tập 1 : Nếu tả lại quang cảnh quê hương em ở hai thời điểm buổi sáng 
và buổi chiều thì các hình ảnh, sự vật sau đây sẽ được em liên tưởng, so 
sánh với những gì ? 
Hình ảnh sự vật Buổi sáng Buổi chiều 
Mặt trời 
Bầu trời 
Những hàng cây 
Núi (đồi) 
Những ngôi nhà 
Bài 2 : Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm về ngôi trường mà 
em đang theo học. 
(Đối với bài tập này, GV thu lại kết quả bài làm với các ý quan sát của HS để so 
sánh các bài với nhau sẽ thấy được khả năng quan sát, nhận xét, liên tưởng và 
tưởng tượng của mỗi em là khác nhau. Từ kết quả đó, khi chữa bài có thể định 
hướng cho các em HS có bài làm mà kết quả quan sát còn sơ sài, cho các em 
tham khảo các ý kiến quan sát, nhận xét của các bạn khác về ngôi trường để các 
em học tập và tích cực quan sát, tìm hiểu các đối tượng miêu tả xuất hiện trong 
các bài tập khác.) 
Bài 3 : a- Vận dụng biện pháp so sánh để bổ sung thêm cho đoạn văn tả bóng 
mát trong sân trường em. 
 b- Vận dụng biện pháp nhân hóa để viết một vài câu văn tả cây bóng mát 
trong sân trường em. 
2.3. PHƯƠNG PHÁP LẬP DÀN Ý. 
- Dàn ý là xương sống của bài văn, một dàn ý tốt sẽ là tiền đề của việc viết một 
bài văn tốt. 
- Lợi ích của việc lập dàn ý trước khi viết bài : 
+ Không bỏ sót ý, quên ý. 
+ Các ý được suy nghĩ, sắp xếp theo một trình tự nhất định hợp lí, hợp lo – gic. 
+ Hình dung về bài viết với các phần, các đoạn mạch lạc, rõ ràng. 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
+ Không mất thời gian định hình, không bị lúng túng khi bắt đầu viết bài. 
+ Rèn tác phong làm việc có kế hoạch, không ngẫu hứng, tùy tiện. 
- Với mỗi 1 đối tượng miêu tả, chúng ta cần có những dàn ý khác nhau với các ý 
cơ bản. Sau quá trình học tập, làm các bài luyện tập, tôi tạm đưa ra với HS một 
số dàn ý cơ bản để HS có thể từ đó phát triển ra thành các dàn ý cụ thể với các 
đề văn được giao trên lớp : 
* Dạng bài văn miêu tả chân dung người : 
A. Mở bài: Giới thiệu được người mà em định miêu tả (Tên, mối quan hệ - lí 
do biết người đó) 
- MB theo lối trực tiếp. 
- MB theo lối gián tiếp. 
B. Thân bài: 
 Lựa chọn trình tự miêu tả 
- Chi tiết luôn từng bộ phận 
- Khái quát chung về hình dáng -> Miêu tả chi tiết. 
 Miêu tả khái quát chung: 
- Hình dáng: thấp, cao, thanh mảnh, 
- Tính cách: thân thiện, cởi mở, lạnh lùng, 
 Miêu tả chi tiết: 
- Khuôn mặt: 
+ Hình dáng chung của khuôn mặt (tròn, bầu bĩnh, trái xoan, ) 
+ Các bộ phận trên khuôn mặt: mắt, mũi, tai, trán, miệng, tóc, 
- Các bộ phận khác: 
 Miêu tả tính cách: 
- Cử chỉ, hành động. 
- Thái độ và cách làm việc. 
- Cách nói năng. 
- Cách ứng xử và các mối quan hệ của người đó với mọi người 
xung quanh. 
 Nói về mối quan hệ riêng của bản thân mình với người đó: 
Kỉ niệm giữa bản thân với người đang được miêu tả. 
C. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân mình với người được miêu tả. 
* Dạng bài văn miêu tả người trong lúc hoạt động: 
A. Mở bài: Giới thiệu được nhân vật và hành động mà nhân vật đang thực 
hiện (Miêu tả mẹ em lúc em bị ốm 
Miêu tả mẹ em lúc em mắc lỗi 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
Miêu tả mẹ em lúc biết em làm được việc tốt) 
B. Thân bài: Tập trung miêu tả sự thay đổi về ngoại hình, tình cảm, thái 
độ, tính cách của nhân vật đó khi rơi vào hoàn cảnh ấy hoặc khi sự việc 
đang xảy ra. 
VD: Miêu tả mẹ em khi em đang bị ốm. 
 Miêu tả sự thay đổi về nét mặt, thái độ, tình cảm của mẹ lúc mới nghe tin 
em bị ốm. 
 Miêu tả mẹ trong những ngày chăm sóc em khi em bị ốm (diễn biến khi 
sự việc xảy ra) 
- Sự thay đổi về ngoại hình, dáng vẻ của mẹ trước khi em bị ốm và 
trong lúc em bị ốm như thế nào? 
(Khi em không bị ốm -> mẹ nhìn như thế nào? 
Lúc em bị ốm -> mẹ nhìn như thế nào? 
- Miêu tả cử chỉ, hành động của nhân vật khi diễn ra sự việc – cử chỉ 
hành động của mẹ đã làm để chăm sóc em lúc em bị ốm. 
(Mẹ đã làm những việc gì để chăm sóc em, giúp em nhanh khỏi 
ốm?) 
- Cảm nhận của em về tâm trạng, tình cảm của mẹ em lúc đó. 
 Miêu tả mẹ lúc sự việc kết thúc, cảm xúc và tâm trạng lúc đó như thế nào? 
C. Kết bài: Tình cảm và ấn tượng của em với người được miêu tả sau khi sự 
việc đã xảy ra có gì thay đổi? 
* Dạng bài miêu tả phong cảnh thiên nhiên: 
A. Mở bài: Giới thiệu được khung cảnh thiên nhiên cần miêu tả. 
B. Thân bài: 
 Lựa chọn trình tự miêu tả 
- Chi tiết luôn từng bộ phận 
- Khái quát chung về hình dáng -> Miêu tả chi tiết. 
 Miêu tả khái quát chung về cảnh: 
- Không gian 
- Bầu trời 
- Màu sắc chung của khung cảnh thiên nhiên. 
 Miêu tả chi tiết: Tưởng tượng và sáng tạo để hình dung ra một khu vườn 
trong một buổi sáng đẹp trời với những chi tiết như: 
- Miêu tả các loại cây cối. 
- Miêu tả các loại hoa cỏ. 
- Miêu tả các loại chim chóc và hoạt động của các loài động vật. 
- Miêu tả sự xuất hiện của con người và hoạt động của con người 
trong khung cảnh thiên nhiên đó. 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
 Nêu vai trò và ý nghĩa của khung cảnh thiên nhiên được miêu tả với cuộc 
sống con người: 
- Làm đẹp cho thiên nhiên. 
- Làm nơi du lịch, mang lại lợi ích về kinh tế. 
- Là nơi vui chơi, thư giãn của nhiều người. 
- Làm cho bầu không khí chung trong lành, mát mẻ hơn. 
 Nêu sự gắn bó của em với khung cảnh thiên nhiên được miêu tả. 
C. Kết bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân mình với phong cảnh thiên nhiên. 
* Dạng bài miêu tả cảnh sinh hoạt: 
A. Mở bài: Giới thiệu khung cảnh sinh hoạt định miêu tả. 
B. Thân bài: 
• Miêu tả không gian chung của cảnh sinh hoạt: 
- Hoạt động sinh hoạt được diễn ra ở đâu? Trong khoảng thời 
gian nào? 
- Cảnh xung quanh nơi đang diễn ra các hoạt động của cảnh sinh hoạt 
ấy có đặc điểm như thế nào? 
- Có những ai tham gia vào cảnh sinh hoạt? 
 Miêu tả cụ thể cảnh sinh hoạt: 
HS chú ý vào miêu tả các hoạt động cụ thể của từng người trong cảnh 
sinh hoạt. 
 Ý nghĩa của cảnh sinh hoạt đó với mọi người tham gia và đối với bản 
thân em. 
D. Kết bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sinh hoạt. 
- Trong chương trình Ngữ văn 6 còn có một kiểu bài văn miêu tả nữa là bài văn 
miêu tả sáng tạo. Tuy nhiên cách lập dàn ý cho dạng bài văn này cũng không có 
gì khác so với một bài văn miêu tả thông thường bởi khái niệm miêu tả sáng tạo 
ở đây chủ yếu để nhấn mạnh vào đối tượng miêu tả của các bài văn miêu tả sáng 
tạo này thường là không tồn tại ngoài đời thực hoặc rất khó, rất hiếm để bắt gặp 
nó trong đời sống thường ngày. 
2.4. MỘT SỐ DÀN Ý MẪU CỦA HS 
Đề bài : Tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em kính yêu ( cụ già đó có 
thể là ông bà em hoặc người mà em quen ). 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
Dàn ý : 
A. Mở bài : Giới thiệu chung hình ảnh của bà (hiền hậu, luôn chăm lo cho mọi 
người trong gia đình ...) 
B. Thân bài : 
- Hình dáng : 
+ Da nhăn, mắt sáng, miệng ăn trầu răng nhuộm màu nâu óng. Lưng 
hơi còng. Tóc bạc trắng như cước. Khi cười có những nếp nhăn to. Gò má rám nắng. 
- Tính tình : Hay kể chuyện cổ tích --> răn dạy cháu ... 
+ Giúp đỡ mọi người trong gia đình : Trông nhà, tưới rau, 
+ Bảo ban nhắc nhở các cháu học bài. 
+ Không chửi mắng mà hay cười khuyên nhủ. 
+ Khi cháu khóc, hờn --> bà dỗ dành, chiều chuộng. 
C. Kết bài : - Cảm nghĩ của em về hình ảnh bà. 
 - Hứa làm tốt những điều bài khuyên bảo. 
(HS Nguyễn Thu Thủy, lớp 6A2, trường THCS Khương Mai) 
Đề bài : Hãy miêu tả một cảnh sông nước ở quê hương em hoặc em từng có 
dịp quan sát. 
A. Mở bài:Vùng biển em định tả ở đâu? (Biển Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa). Em 
đến vùng biển này vào dịp nào? (du lịch - hay có thểchọn tả vùng biển quê em). 
B. Thân bài: 
* Tả bao quát: 
- Bờ biển trải dài ngút tầm mắt, cong cong hình chữ C, xa xa là hòn Ngọc Việt. 
* Tả chi tiết: 
- Buổi sáng: nước biển xanh lơ. Sóng nhẹ nhấp nhô, trườn lên bờ rồi tan dần 
xuống biển. 
- Buổi trưa: nước biển xanh thẳm. Sóng biển mạnh, đập vào bờ cát tung bọt 
trắng xoá. 
- Buổi chiều: nước biển có màu xanh dương đậm. 
- Chiều tà: biến đổi màu tím biếc. Sóng vỗ bờ rì rào, lan mãi, lan xa mãi. 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
- Ngoài khơi xa, biển nhấp nhô sóng lượn, những con tàu nhỏ xíu như dấu 
chấm. Đường chân trời tiếp nước mênh mông, xa tít. Hòn Ngọc Việt màu xanh 
xám nổi bật trên nền trời. 
- Bờ cát thoai thoải mịn màng như dải lụa thắt vào chiếc áo xanh của biển. 
- Rặng dừa trên bờ cát vươn tay múa dịu dàng với gió. Gió rì rào lời thầm thì 
du dương dịu ngọt, đem lại không gian mát lành cho thành phốNha Trang. 
* Ích lợi của biển Nha Trang: 
- Nha Trang là thành phố du lịch, thu hút nhiều khách trong và ngoài nước, 
đem lại nguồn thu đáng kể cho quốc gia. 
- Biển Nha Trang là cảng thương mại của tỉnh Khánh Hoà. 
- Biển Nha Trang là ngư trường đánh bắt và nuôi trồng hải sản quan trọng của 
miền Trung. 
C. Kết luận: 
- Nêu tình cảm, cảm xúc của em đối với biển Nha Trang. 
- Em làm gì đểgiúp biển Nha Trang thêm giàu đẹp? (giữ gìn vệ sinh chung, 
không xả rác bừa bãi, học giỏi để có nghề tốt góp phần xây dựng quê hương). 
(HS Nhữ Hoàng Gia Hân, lớp 6A2, trường THCS Khương Mai) 
Đề bài: Hãy miêu tả lại bữa cơm gia đình em trong chiều 30 Tết. 
A. Mở bài: 
* Giới thiệu chung : 
- Thời gian: Chiều 30 Tết. 
- Không gian: Ngôi nhà của em. 
- Nhân vật: Những người thân trong gia đình. 
B. Thân bài: 
* Bữa cơm sinh hoạt diễn ra vào khoảng giờ nào? 
* Trước bữa cơm có hoạt động gì diễn ra trong gia đình em hay không? 
* Miêu tả cụ thể bữa cơm: 
- Cách bài trí trong nhà, dưới bếp. (Chú ý các chi tiết, hình ảnh có liên quan 
đến Tết.) 
- Không khí chuẩn bị ra sao? (Mọi người cùng làm. Người lớn việc lớn, người 
nhỏ việc nhỏ...) 
- Bàn ăn (hay mâm cơm) có những món gì? 
- Bữa ăn diễn ra đầm ấm, vui vẻ như thế nào? 
- Sau bữa ăn, mọi người làm gì? (Uống nước, chuyện trò tâm sự...) 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
C. Kết bài: 
* Cảm xúc của em : 
- Cảm động và thích thú. 
- Mong có nhiều dịp được sum họp đầy đủ với người thân. 
- Nhận ra rằng gia đình quả là một tổ ấm không thể thiếu đối với mỗi con người. 
(HS Nguyễn Hà Phương, lớp 6A2, trường THCS Khương Mai) 
Tiểu kết: Các dàn ý trên đây chưa phải là các dàn ý hoàn hảo, xong nhìn vào 
các dàn ý đó chúng ta có thể thấy, sau khi học và rèn luyện kỹ năng, các em 
đã có thể tự lập được cho mình những dàn ý đạt yêu cầu và làm tiền đề cho 
việc viết một bài văn miêu tả tốt trên lớp. 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
PHẦN III : KẾT THÚC VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. 
Mặc dù kết quả chưa đáp ứng mong muốn của người dạy. Từ chỗ 8 em làm 
bài tốt. Sau 2 tháng đã có 20 em có kỹ năng và thói quen lập dàn ý đầy đủ, tốt. 
Nhưng đó cũng là một vài kinh nghiệm, một vài biện pháp rèn luyện thực hành 
mà bản thân đúc rút, thử nghiệm trong quá trình giảng dạy bộ môn. Nhằm giúp 
học sinh có thêm vốn tri thức, vốn kỹ năng, kỹ sảo và trở thành thói quen khi 
viết bài phải có “ dàn ý”. Đó là một mắt xích quan trọng giúp bánh xe văn bản đi 
đúng, đi nhanh và phù hợp với thể loại, đặc trưng môn học. Xây dựng cho học 
sinh niềm cảm hứng - sự tích hợp vận dụng các kỹ năng của phân môn văn và 
tiếng khi thực hành tập làm văn. Hơn nữa, với kỹ năng trên còn giáo dục cái đẹp 
trong ngôn từ, trong hình ảnh văn chương ở việc tái hiện cảnh và con người. 
Giúp bạn đọc như thấy rõ cái đó hiện ra trước mắt mình : Một con người, một 
con vật, một dòng sông ... người đọc có thể nghe được tiếng nói, tiếng kêu, tiếng 
nước chảy. Thậm chí còn ngửi được cả mùi mồ hôi, mùi sữa, mùi hương hoa 
hay mùi rêu, mùi ẩm mốc ... Và đặc biệt, người đọc còn biết thể hiện tình cảm 
yêu thươngh, giận buồn đối với những vật, hình ảnh được giới thiệu. 
2. KHUYẾN NGHỊ. 
Bên cạnh phương châm tích hợp thì quan điểm đòi hỏi sự tích luỹ cũng 
được đặt ra nhằm phát huy trí tò mò chủ động của học sinh. Muốn vậy không chỉ 
mình giáo viên cần có những đổi mới về phương pháp giảng dạy phù hợp đặc 
trưng bộ môn, phù hợp đối tượng mà người học sinh cũng cần có thói quen 
chuẩn bị bài - tiếp thu bài và cảm nhận bài học như thế nào cho tốt nhằm đạt 
hiệu quả cao trong đào tạo. Điều đó là nỗi băn khoăn của không ít của các giáo 
viên trực tiếp giảng dạy bộ môn. Bản thân cũng là người tiếp thu chuyên đề - 
thực hiện chuyên đề nên quá trình giảng dạy tôi đã mạnh dạn nêu ra một vài 
kinh nghiệm để rèn luyện kỹ năng “lập dàn ý cho văn miêu tả ”. Kỹ năng trên 
không chỉ giúp học sinh tìm hiểu, xác định đúng yêu cầu để bài mà nó rèn thói 
quen tự học tập - phát huy sự sáng tạo trong quá trình vận dụng các kiến thức 
văn học - Tiếng Việt và vốn sống để giúp học sinh hoàn thiện hơn về cái nhìn 
“chân, thiện, mỹ” trong cuộc sống. 
Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Nhóm tác giả, Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục VN, 
2012. 
2. Đỗ Ngọc Thống, Bồi dưỡng HSG Ngữ văn THCS quyển 2, NXB Giáo 
dục VN, 2015. 
3. Nguyễn Đăng Điệp, Ngữ văn 6 nâng cao, NXB Giáo dục VN, 2012. 
4. Một số tài liệu tham khảo trên mạng internet. 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_luyen_ky_nang_lap_dan_y_cho_bai_va.pdf