Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Năm học 2010- 2011, được sự phân công của các cấp lãnh đạo, tôi được

chuyển về Hà Nội công tác, giảng dạy môn Ngữ văn của một trường THCS. Về

giảng dạy nơi đây, tôi nhận thấy đây là ngôi trường có bề dày thành tích, đội ngũ

giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có tr×nh độ chuyên môn vững vàng. Nhiều

đồng chí được công nhận là giáo viên giỏi cấp Thành phố khi tuổi đời, tuổi nghề

còn rất trẻ. Trong nhiều năm giảng dạy tại trường tôi luôn được Ban giám hiệu

nhà trường quan tâm, phân công cho dạy môn học mà tôi tâm đắc nhất: môn

Ngữ văn. Càng tìm hiểu kỹ về bộ môn này tôi nhận thấy rõ người xưa nói thật

không sai: “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời

sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Bộ môn văn học là một môn

học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo

dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học

thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học

khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại,

các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng

cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực

tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống .

Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học,

Tiếng việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập làm văn là

phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy

làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần

bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn

nói”. . . (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục,

số 28, 11/1973)

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 21 trang minhkhanh 03/01/2022 8040
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN BIỂU CẢM 
CHO HỌC SINH THCS 
 Lĩnh vực : Ngữ văn 
Cấp học : Trung học cơ sở 
NĂM HỌC 2016- 2017
MÃ SKKN 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
MỤC LỤC 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: .............................................................................................. 1 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ............................................................................... 2 
1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: “Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho 
học sinh THCS” .............................................................................................. 2 
2. Thực trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: ............................................... 2 
3. Các biện pháp thực hiện: ............................................................................. 4 
3.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 4 
3.2. Đối với học sinh .................................................................................. 11 
4. Hiệu quả của sáng kiến: ............................................................................. 11 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 17 
1. Kết luận: .................................................................................................... 17 
2. Một số kiến nghị: ...................................................................................... 17 
2.1. Đối với thầy cô: ................................................................................... 17 
2.2. Đối với trò: .......................................................................................... 17 
2.3. Đối với phụ huynh ............................................................................... 17 
2.4. Đối với các cấp lãnh đạo ngành: .......................................................... 17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 19 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 1/19 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 
N¨m häc 2010- 2011, được sự phân công của các cấp lãnh đạo, tôi được 
chuyển về Hà Nội công tác, giảng dạy môn Ngữ văn của một trường THCS. Về 
giảng dạy nơi đây, tôi nhận thấy đây là ngôi trường có bề dày thành tích, đội ngũ 
giáo viên nhiệt tình giảng dạy, có tr×nh độ chuyên môn vững vàng. Nhiều 
đồng chí được công nhận là giáo viên giỏi cấp Thành phố khi tuổi đời, tuổi nghề 
còn rất trẻ. Trong nhiều năm giảng dạy tại trường tôi luôn được Ban giám hiệu 
nhà trường quan tâm, phân công cho dạy môn học mà tôi tâm đắc nhất: môn 
Ngữ văn. Càng tìm hiểu kỹ về bộ môn này tôi nhận thấy rõ người xưa nói thật 
không sai: “Văn học là nhân học”. Văn học có vai trò rất quan trọng trong đời 
sống và trong sự phát triển tư duy của con người. Bộ môn văn học là một môn 
học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn văn có tầm quan trọng trong việc giáo 
dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời cũng là môn học 
thuộc nhóm công cụ, môn văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các môn học 
khác. Học tốt môn văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và ngược lại, 
các môn học khác cũng góp phần học tốt môn văn. Điều đó đặt ra yêu cầu tăng 
cường tính thực hành, giảm lí thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức với thực 
tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống . 
 Môn văn trong nhà trường bậc THCS chia làm ba phân môn: Văn học, 
Tiếng việt, Tập làm văn. Trong thực tế dạy và học, phân môn tập làm văn là 
phân môn “nhẹ kí” nhất. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nói: “Dạy 
làm văn là chủ yếu là dạy cho học sinh diễn tả cài gì mình suy nghĩ, mình cần 
bày tỏ một cách trung thành, sáng tỏ chính xác, làm nỗi bật điều mình muốn 
nói”. . . (Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Nghiên cứu giáo dục, 
số 28, 11/1973) . 
 Trong giảng dạy môn ngữ văn 7, tôi nhận thấy mặc dù biểu lộ tình cảm, 
cảm xúc là một nhu cầu thiết yếu của con người nhưng học sinh chưa biết cách 
bộc lộ cảm xúc của mình để “khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc” ( Văn 7 – 
tập 1). Khi hành văn, các em còn lẫn lộn, chưa phân biệt rõ ràng, rạch ròi giữa 
văn biểu cảm với các thể loại văn khác. Chính vì thế, điểm các bài kiểm tra và 
điểm trung bình môn văn của các em còn thấp. Thực tế đó qủa là đáng lo ngại. 
Thực trạng vấn đề này ra sao? Vì sao học sinh gặp nhiều khó khăn trong việc 
làm văn biểu cảm? Cần phải làm gì để nâng cao chất lượng dạy và học văn biểu 
cảm cho học sinh THCS? Đó là những vấn đề tôi trăn trở,khiến tôi nhanh chóng 
thực hiện đề tài này. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 2/19 
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu: “Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm 
cho học sinh THCS” 
 1.1: Văn biểu cảm là loại văn thể hiện nội tâm, tâm trạng của người viết. 
Ngồi trước trang giấy, nếu tâm hồn trống rỗng không cảm xúc, đầu óc mông 
lung không rõ ý nghĩ gì thì người viết không thể có được một bài văn biểu cảm 
có hồn. Lúc đó, bài văn hoặc khô khan, nhạt nhẽo, ngắn ngủi hoặc giả tạo, vay 
tình mượn ý. Người giáo viên, khi dạy văn THCS nói chung, dạy văn biểu cảm 
nói riêng, ngoài nắm kiến thức, phương pháp lên lớp còn cần có một tâm hồn, 
một trái tim sống cùng tác giả, tác phẩm. 
 1.2: Để dạy và học tốt văn biểu cảm ở THCS, người dạy và người học cần 
nắm vững hệ thống 6 bài học và luyện tập về văn biểu cảm (trong số 14 tiết học 
văn biểu cảm ở lớp 7 – học kì I ) gồm : 
- Tìm hiểu chung về văn biểu cảm 
- Đặc điểm của văn biểu cảm 
- Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm 
- Cách lập ý của bài văn biểu cảm 
- Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm 
- Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học 
2. Thực trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài: 
 Qua nhiều năm giảng dạy chương trình ngữ văn lớp 7, tôi nhận thấy kĩ 
năng nhận diện các phương thức biểu đạt trong văn bản, kĩ năng viết, bộc lộ cảm 
xúc trong bài tập làm văn ... khá nhiều. 
* Tôi ra đề văn biểu cảm cho bài viết tập làm văn số 3: Biểu cảm về một người 
mà em yêu quý( Cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè.) 
Và đây là bài viết của một số em: 
Bài thứ nhất; 
 “Đêm nay con ngủ giấc tròn 
 Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.” 
Trong cuộc đời này, có ai lại không được lớn lên trong vòng tay của mẹ, 
được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, có ai lại không dược chìm vào giấc mơ 
trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và trong cuộc đời này, có ai yêu con 
bằng mẹ, có ai suốt đời vì con giống mẹ, có ai sẵn sàng sẻ chia ngọt bùi cùng 
con như mẹ. Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là 
người mà tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. 
Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái 
nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh mà mẹ chỉ 
có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi 
40,của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp 
hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Đúng vậy, mẹ tôi thông minh, 
nhanh nhẹn, tháo vát lắm. Trên cương vị của một người lãnh đạo, ai cũng 
nghĩ mẹ là người lạnh lùng, nghiêm khắc. có những lúc tôi cũng nghĩ vậy. 
nhưng khi ngồi bên mẹ, bàn tay mẹ âu yếm vuốt tóc tôi, mọi ý nghĩ đó tan 
biến hết. Tôi có cả giác lâng lâng, xao xuyến khó tả, cảm giác như chưa bao 
giờ tôi được nhận nhiều yêu thương đến thế. Dường như một dòng yêu 
thương mãnh liệt qua bàn tay mẹ truyền vào sâu trái tim tôi, qua ánh mắt, đôi 
môi trìu mến, qua nụ cười ngọt ngào,  qua tất cả những gì của mẹ. tình yêu 
ấy chỉ khi người ta gần bên mẹ lâu rồi mói cảm thấy đuợc thôi. Từ nhỏ đến 
lớn, tôi đón nhận tình yêu vô hạn của mẹ như một ân huệ, môt điều đương 
nhiên. Trong con mắt một đứa trẻ, mẹ sinh ra là để chăm sóc con. Chưa bao 
giờ tôi tự đặt câu hỏi: Tại sao mẹ chấp nhận hy sinh vô điều kiện vì con? Mẹ 
tốt, rất tốt với tôi nhưng có lúc tôi nghĩ mẹ thật quá đáng, thật ác. Đã bao 
lần, mẹ mắng tôi, tôi đã khóc. Khóc vì uất ức, cay đắng chứ đâu khóc vì hối 
hận. Rồi cho đến một lần Tôi đi học về, thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của 
mình. Tôi tức lắm, giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to:“ Sao mẹ quá 
đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, 
con không cần mẹ nữa! ” Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 13/19 
không mẹ chỉ lặng người, 2 gò má tái nhợt, Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến 
tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ. Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc 
cho mẹ cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. 
Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt 
hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống 
trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng 
đó đâu lấp đầy dược cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối 
hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương?  Suy nghĩ miên man làm 
tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm 
áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái 
cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây 
phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay 
mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng 
hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà buồn thế. Có cái gì đó thiếu 
đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mỳ, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi 
đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện 
một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. 
Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giữ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, 
chỉ vì nóng giận quá mà đã làm tan vỡ hạnh phúc của ngôi nhà nhỏ này. Tại 
tôi mà mẹ ốm. Cả tuần ấy, tôi rất buồn. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà 
cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu 
những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt hầm của 
mẹ quá luôn. Sau một tuần, mẹ về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa 
thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “ Mẹ xin lỗi con, mẹ 
không nên xem bí mật của con. Con  con tha thứ cho mẹ, nghe con.” Tôi 
xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “ Mẹ ơi lỗi 
tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi. ” . Nhưng sao những lời ấy khó nói 
đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy 
mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao 
mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố 
con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy 
nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan cái 
niềm yêu tương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận 
từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con 
tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa việc 
nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì 
cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 14/19 
trằn trọc, lấy hết can đảm đẻ nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ 
ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu 
thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn 
giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. 
Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn 
tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng. Mẹ không chỉ là mẹ của con mà là bạn, là chị là 
tất cả của con. Con lớn lên rồi mới thấy mình thật hạnh phúc khi có mẹ ở bên để 
uốn nắn, nhắc nhở. Có mẹ giặt giũ quần áo, lau dọn nhà cửa, nấu ăn cho gia 
đình. Mẹ ơi, mẹ hy sinh cho con nhiều đến thế mà chưa bao giờ mẹ đòi con trả 
công. mẹ là người mẹ tuyệt vời nhất, cao cả nhất, vĩ đại nhất. Đi suốt đời này có 
ai bằng mẹ đâu. Có ai sẵn sàng che chở cho con bất cứ lúc nào. Ôi mẹ yêu của 
con! Giá như con đủ can đảm đẻ nói lên ba tiếng: “ Con yêu mẹ! ” thôi cũng 
được. Nhưng con đâu dũng cảm, con chỉ điệu đà ủy mỵ chứ đâu được nghiêm 
khắc như mẹ. 
Con viết những lời này, dòng này mong mẹ hiểu lòng con hơn. Mẹ đừng 
nghĩ có khi con chống đối lại mẹ là vì con không thích mẹ. Con mãi yêu mẹ, 
vui khi có mẹ, buồn khi mẹ gặp điều không may. mẹ là cả cuộc đời của con 
nên con chỉ mong mẹ mãi mãi sống để yêu con, chăm sóc con, an ủi con, 
bảo ban con là và để con được quan tâm đến mẹ, yêu thương mẹ trọn đời. 
Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất trên đời này. Tình cảm ấy đã nuôi 
dưỡng bao con người trưởng thành, dạy dỗ bao con người khôn lớn. Chính 
mẹ nguời đã mang đến cho con thứ tình cảm ấy. Vì vậy, con luôn yêu 
thương mẹ, mong được lớn nhanh để phụng dưỡng mẹ. Và con muốn nói với 
mẹ rằng: 
 “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ 
 Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con. ” 
 ( Bài viết của em: Nguyễn Phương Ly lớp 7A1) 
Nhận xét: Bài văn của em đã gợi nhiều xúc động cho người đọc bởi tình cảm, 
cảm xúc em dành cho mẹ rất chân thật tự nhiên, ấm áp tình cảm mẹ con mà 
không hề khuôn mẫu. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 15/19 
Bài thứ 2: 
Ngày xửa ngày xưa, trái đất tưới thắm hót ca chào mừng một cô giáo tương 
lai ra đờiThiên sứ đã giao nhiệm vụ cho cô giáo ấy phải đưa những cô, cậu bé 
lần lượt lên đò sang bờ bên kia của kiến thức và đỉnh cao của thành đạt. Đều 
đặn hằng năm cô giáo ấy lại đón rồi đưa, lại chắp thêm đôi cánh cho mấy đứa 
nhóc tẹo vừa ngoan vừa dễ thương và hãy còn ngây ngô khờ khạo bay vào trời 
xanh (trích lưu bút) 
Thế đấy các bạn ạThầy cô của chúng ta hàng năm đều thầm lặng đưa đò, 
đưa chúng ta đến đỉnh cao của thành đạtnhưng có bao giờ khi thành đạt xong 
chúng ta đã quay lại thăm hỏi thầy cô chưa? Phần lưu bút ở trên là của cô giáo 
lớp 5 viết cho mìnhbạn sẽ không biết được niềm vui của những người thầy, 
người cô khi thấy học trò mình thành đạtvà bạn sẽ càng không thể biết được 
cảm giác hạnh phúc của thầy cô khi thấy những chuyến đò đã qua sông rồi 
nhưng vẫn luôn nhớ đến chuyến đò năm cũ 
Nhiều khi những cử chỉ nhỏ bé của bạn thôi nhưng cũng đủ kết thành vòng 
hoa tô thắm cho cái nghề cái nghiệp của thầy cô 
20/11 lại sắp đến rồinăm nay tôi không thể về thăm trường được nhưng 
vẫn muốn gửi một chút tấm lòng theo gió, theo mây vượt ngàn dặm để gửi đến 
thầy cô những lời biết ơn trân tình nhất.. 
Vượt gió, vượt mây 
Vượt ngàn đại dương 
Con đến bên Ngườinhững chuyến đò thầm lặng. 
“Nhất tự vi sư.. bán tự vi sư..” 
Quay tới quay lui, lại một mùa 20/11 nữa về. 
Bâng khuâng nhìn lại mái trường xưa Tìm đến với thầy cô xưa, những 
con người cả đời đưa đò.. thầm lặng.. 
Em biết khóc, biết cười trước những cảnh đời.. biết đứng lên khi té ngã.. biết nhặt 
lấy cây gai trên đường để bảo vệ bàn chân những người đi sau. 
Em biết thế nào là hy sinh, thế nào là cuộc sống.. biết yêu gia đình và yêu quê 
hương.. 
Thầy dạy em biết quý thời gian, trọng chữ tín, biết giữ lòng trong sạch.. để 
ngẩng cao đầu với bạn bè.. 
Cuộc đời thầy đưa biết bao nguời qua dòng sông tri thức.. 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 16/19 
Dòng sông vẫn cứ êm trôi.. tóc thầy bạc đi, mắt thầy nheo lại nhưng vẫn 
luôn vững tay chèo và hết lòng vì thế hệ trẻ.. bao nhiêu người khách đã sang 
sông ? bao nhiêu khát vọng đã vào bờ ? Bao nhiêu ước mơ thành sự thực..? Có 
mấy ai sang bờ biết ngoái đầu nhìn lại thầy ơi.. 
Xin dành riêng nơi đây để chúng em nhìn lại dòng sông xưa, nhìn lại thầy, 
nhìn lại chính bản thân mình. Và gửi tới thầy cô lời biết ơn trân trọng nhất. 
 ( Bài viết của em Nguyễn Khánh Huyền- 7A1) 
Nhận xét: Bài văn biểu cảm về người thầy của em rất xúc động. Em đã biết vận 
dụng các phương pháp làm bài văn biểu cảm: biểu cảm trực tiếp, gián tiếp. Đặc 
biệt là sử dụng dấu chấm lửng và câu hỏi tạo nên sức hấp dẫn của bài văn. 
*Kết quả điểm trung bình môn văn học kì I năm học 2016 – 2017 là rất khả 
quan: 
Tỉ lệ học sinh 
giỏi 
Tỉ lệ học sinh 
khá 
Tỉ lệ học sinh 
trung bình 
Tỉ lệ học sinh 
yếu 
Tỉ lệ học sinh 
kém 
16,5% 71% 12,5% 0 0 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 17/19 
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Có lẽ trong nhà trường không có môn khoa học nào có thể thay thế được 
môn văn. Đó là môn học vừa hình thành nhân cách vừa hình thành tâm hồn. 
Trong thời đại hiện nay, khoa học kĩ thuật phát triển rất nhanh, môn văn sẽ giữ 
lại tâm hồn con người, giữ lại những cảm giác nhân văn để con người tìm đến 
với con người, trái tim hòa cùng nhịp đập trái tim. Sau khi nghiên cứu, tham 
khảo sáng kiến kinh nghiệm này, bản thân người dạy và người học sẽ có cái nhìn 
mới mẻ, tích cực hơn về phương pháp dạy và học văn biểu cảm. Từ đó, rất hi 
vọng kết quả học văn của các em sẽ tốt hơn; các em sẽ yêu thích, ham mê môn 
văn hơn nữa. 
2. Một số kiến nghị: 
2.1. Đối với thầy cô: 
Môn Ngữ văn là một môn khoa học xã hội tương đối khó, văn biểu cảm ở 
lớp 7 khi giảng dạy cho học sinh thật chẳng dễ dàng một chút nào chính vì vậy 
trong quá trình gỉảng dạy người thầy cần tận tình, tỷ mỷ,chu đáo, luôn tìm tòi 
sáng tạo để tìm ra phương pháp giảng dạy thích hợp phù hợp vối mọi đối tượng 
học sinh. Giáo viên cần đưa ra hệ thống bài tập một cách chủ động từ dễ đến 
khó, từ đơn giản đến phức tạp. thầy cần thường xuyên kiểm tra kỹ năng viết của 
học sinh để chấm chữa một cách chính xác, đều đặn. 
2.2. Đối với trò: 
Cần chủ động, tích cực, tự giác tham gia vào quá trình học tập 
2.3. Đối với phụ huynh 
- Quan tâm hơn đến việc học hành của con em mình, đầu tư nhiều về thời 
gian cho con cái học tập, không nên để cho các em phụ giúp nhiều công việc gia 
đình. 
- Hướng dẫn và tạo cho con thói quen đọc sách; chia sẻ tư vấn, định hướng, 
bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận lợi trong việc bộc lộ và 
phát triển cảm xúc, tình cảm trong cuộc sống nói chung và trong việc làm văn 
biểu cảm nói riêng. 
- Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với giáo viên bộ môn văn để tìm hiểu, 
nắm bắt kịp thời tình hình học tập của con em mình. 
2.4. Đối với các cấp lãnh đạo ngành: 
Nhìn chung bộ sách giáo khoa mới được biên soạn rất công phu, tỷ mỷ, 
khoa học hơn rất nhiều so với bộ sách giáo khoa trước đây. Các tiết học đưa vào 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 18/19 
chương trình rất phù hợp, tiện cho việc tích hợp của thầy và trò, phát huy được 
tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên từ thực tế sử dụng, tôi xin mạnh dạn có 
một số kiến nghị: 
- Phần văn biểu cảm được đưa vào chương trình giảng dạy với các 
em học sinh lớp 7 là tương đối khó với các em . Để các em có thể làm văn biểu 
cảm tốt nhất cần tăng thêm các tiết luyện tập cho các em. 
- Phần tiếng Việt các tiết “dùng cụm chủ vị để mở rộng câu”. Hệ 
thống đơn vị kiến thức cũng như các ví dụ đưa vào sách giáo khoa tương đối 
khó với các em. khiến cho việc tiếp thu bài của các em gặp không ít khó khăn. 
Tất nhiên những ý kiến của tôi chỉ mang tính cá nhân do đó còn hạn chế về 
nhiều mặt. Tôi rất mong ý kiến ý kiến của các bạn đồng nghiệp để quá trình 
giảng dạy của tôi thu được những kết quả tốt đẹp. 
Tôi xin trân trọng cám ơn! 
Rèn kỹ năng làm văn biểu cảm cho học sinh THCS 
 19/19 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 7 tập 1 
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu 
kì III (2004–2007 ) môn ngữ văn – quyển 1 và 2 – NXB 
Giáo dục 
3. Phương pháp dạy học ngữ văn ở trường THCS theo 
hướng tích hợp và tích cực – Đoàn Thị Kim Nhung - 
NXB Đại học quốc gia TPHCM 
4. Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – 
NXB Giáo dục 
5. Văn biểu cảm trong chương trình ngữ văn trung học cơ 
sở - Nguyễn Trí, Nguyễn Trọng Hoàn – NXB Giáo dục 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ky_nang_lam_van_bieu_cam_cho_hoc_s.pdf