Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8

Đảng và nhà nước ta đã khẳng định con người là vốn quý nhất của xã hội,

là nguồn lực to lớn nhất, quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển

đất nước, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn

minh”. Đồng thời cũng khẳng định sức khỏe là vốn quý nhất của con người và

sự cường tháng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người,để tạo ra tài sàn trí

tuệ vật chất cho xã hội.Vì thế sinh thời Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam

ta đã dạy “Mỗi một người dân yếu,tức là cả nước yếu,mỗi một người dân mạnh

khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện, tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là

bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Nghe lời dạy của người trong sự nghiệp

giáo dục, xây dựng nền tảng hết sức quan trọng nhằm phát triển nguồn lực con

người cho đất nước. Chính vì thế môn giáo dục thể chất được đưa vào tất cả các

bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta nhằm phát triển toàn diện

con người Việt Nam – xã hội chủ nghĩa kể cả Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ.Vậy

chương trình giáo dục trong mỗi nhà trường,biết được tầm quan trọng của thế hệ

trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước,nhất là việc phát triển thể chất cho

các em học sinh THCS. Ở lứa tuổi này các em đang có sự phát triển mạnh về

tâm sinh lí,giới tính và tình cảm. Chính vì thế rất cần có sự giáo dục, định hướng

cho sự phát triển tâm sinh lí và thể chất cho các em. Trong đó việc định hướng

và giáo dục thể chất cho các em là một trong những nhiện vụ giáo dục mang

tính cấp thiết.Qua nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất tôi

nhận thấy việc giáo dục sức bền cho bậc THCS gặp nhiều khó khăn,như điều

kiện cơ sở vật chất phục vụ môn học, sức ì của học sinh, thái độ của học sinh

còn coi môn thể dục là môn phụ, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến phát

triển thể chất cho con em mình.Do đó đã thôi thúc tôi trăn trở phải làm thế

nào để rèn ý thức tự giác cho các em học sinh của mình trong việc rèn luyện

thân thể. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh lớp 8 sức ì lớn, nhưng thể chất phát

triển mạnh mẽ hơn so với các khối học khác. Chính vì vậy bằng những kiến đã

học trong trường chuyên nghiệp và những kinh nghiệm đã tích lũi được trong

công tác giảng dạy, tôi viết lên sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực

của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8”. Mong đây cũng là một tư liệu

tham khảo để chia sẽ với bạn bè động nghiệp.

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang minhkhanh 03/01/2022 5560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8

Sáng kiến kinh nghiệm Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
1/17 
 MỤC LỤC 
Phần một. Đặt vấn đề: ...................................................................................... 2 
I. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 2 
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 2 
2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 2 
II. Đối tượng- thời gian- địa điểm ...................................................................... 3 
III. Đóng góp về mặt thực tiễn ............................................................................ 3 
Phần hai. Giải quyết vấn đề ............................................................................ 4 
I. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4 
II. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 4 
III. Phân tích nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 4 
1. Phân tích nhiệm vụ 1 ...................................................................................... 4 
2. Phân tích nhiệm vụ 2 ...................................................................................... 9 
2.1. Biện pháp thực hiện .................................................................................... 9 
2.2. Phương pháp thực hiện ............................................................................. 10 
3. Kết quả nghiên cứu ...................................................................................... 12 
Phần ba. Kết luận và khuyến nghị ............................................................... 15 
1. Kết luận ....................................................................................................... 15 
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 16 
Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 17 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
2/17 
PHẦN MỘT: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài: 
1. Cơ sở lý luận: 
Đảng và nhà nước ta đã khẳng định con người là vốn quý nhất của xã hội, 
là nguồn lực to lớn nhất, quan trọng nhất trong sự nghiệp xây dựng và phát triển 
đất nước, nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn 
minh”. Đồng thời cũng khẳng định sức khỏe là vốn quý nhất của con người và 
sự cường tháng về thể chất là nhu cầu của bản thân con người,để tạo ra tài sàn trí 
tuệ vật chất cho xã hội.Vì thế sinh thời Bác Hồ kính yêu của dân tộc Việt Nam 
ta đã dạy “Mỗi một người dân yếu,tức là cả nước yếu,mỗi một người dân mạnh 
khỏe, tức là cả nước mạnh khỏe. Việc rèn luyện, tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là 
bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Nghe lời dạy của người trong sự nghiệp 
giáo dục, xây dựng nền tảng hết sức quan trọng nhằm phát triển nguồn lực con 
người cho đất nước. Chính vì thế môn giáo dục thể chất được đưa vào tất cả các 
bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta nhằm phát triển toàn diện 
con người Việt Nam – xã hội chủ nghĩa kể cả Đức – Trí – Lao – Thể - Mỹ.Vậy 
chương trình giáo dục trong mỗi nhà trường,biết được tầm quan trọng của thế hệ 
trẻ chính là chủ nhân tương lai của đất nước,nhất là việc phát triển thể chất cho 
các em học sinh THCS. Ở lứa tuổi này các em đang có sự phát triển mạnh về 
tâm sinh lí,giới tính và tình cảm. Chính vì thế rất cần có sự giáo dục, định hướng 
cho sự phát triển tâm sinh lí và thể chất cho các em. Trong đó việc định hướng 
và giáo dục thể chất cho các em là một trong những nhiện vụ giáo dục mang 
tính cấp thiết.Qua nhiều năm làm nhiệm vụ giảng dạy môn giáo dục thể chất tôi 
nhận thấy việc giáo dục sức bền cho bậc THCS gặp nhiều khó khăn,như điều 
kiện cơ sở vật chất phục vụ môn học, sức ì của học sinh, thái độ của học sinh 
còn coi môn thể dục là môn phụ, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến phát 
triển thể chất cho con em mình....Do đó đã thôi thúc tôi trăn trở phải làm thế 
nào để rèn ý thức tự giác cho các em học sinh của mình trong việc rèn luyện 
thân thể. Đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh lớp 8 sức ì lớn, nhưng thể chất phát 
triển mạnh mẽ hơn so với các khối học khác. Chính vì vậy bằng những kiến đã 
học trong trường chuyên nghiệp và những kinh nghiệm đã tích lũi được trong 
công tác giảng dạy, tôi viết lên sáng kiến kinh nghiệm: “Phát huy tính tích cực 
của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8”. Mong đây cũng là một tư liệu 
tham khảo để chia sẽ với bạn bè động nghiệp. 
2. Cơ sở thực tiễn: 
Thực tế cho ta thấy trong luyện tập thể dục thể thao,nhằm giúp người tập 
luyện một cách khoa học và đúng phương pháp, hệ thống thì cơ thể mới phát 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
3/17 
triển một cách hài hòa, cân đối sẽ là nền tảng cho sự phát triển thể chất của con 
người,ở lứa tuổi trưởng thành và làm cơ sở cho sức khỏe của cả cuộc đời. Do 
vậy, ở cấp học THCS việc sử dụng các phương pháp,phương tiện, giáo dục thể 
chất phù hợp với: lứa tuổi thiếu niên nhằm để lại hiệu quả trong việc phát triển 
thể chất cho các em có vai trò hết sức quan trọng trong giáo dục thể chất,việc tập 
luyện môn điền kinh nói chung và môn chạy bền nói riêng một cách hệ thống và 
khoa học ,từ đó được các nhà khoa học khẳng định luyện tập thể dục thể thao có 
tác dụng tốt cho việc tăng cường rèn luyện và nâng cao cho chạy bền, để tăng 
cường và củng cố sức khỏe cho con người thì phải luyện tập thường xuyên theo 
kế hoạch,tim co bóp nhiều hơn,thành mạch máu giày tốt hơn, hô hấp sâu hơn 
,người không luyện tập một cách rõ rệt. Để phát huy tính tích cực,tự giác của 
học sinh trong dạy học chạy bền, có tác dụng tốt v ... mỗi người mà tập luyện cho vừa sức. Với học sinh lớp 8 có sức khoẻ 
bình thường cần chạy nhẹ nhàng liên tục 6 phút hoặc chạy hết 500m trở lên mới 
có tác dụng rèn luyện sức bền. 
Tập chạy nhẹ đến nặng: những buổi tập đầu tiên cần chạy nhẹ nhàng với 
tốc độ chậm khoảng 2 - 3 phút hoặc 300 - 350m, sau đó tăng dần thời gian , 
khoảng cách tốc độ lên một chút. Sau một số buổi tập khi cơ thể đã quen có thể 
nâng dần từng chỉ tiêu. Cần theo dõi sức khoẻ của học sinh trong quá trình tập 
bằng cách đặt ra những câu hỏi sau khi học sinh luyện tập như: có cảm thấy 
khoẻ mạnh dễ chịu không , ăn ngon miệng không, ngủ có tốt không, ....nếu thấy 
những biểu hiện nêu trên đều tốt có thể nâng dần cự li hoặc thời gian chạy, 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
11/17 
ngược lại nếu thấy không tốt cần giảm mức độ tập hoặc cho đi kiểm tra sức khoẻ 
để tìm hiểu nguyên nhân và hướng khắc phục. 
Tập thường xuyên hằng ngày hoặc 3 - 4 lần/ tuần một cách kiên trì, không 
nóng vội. 
Trong một giờ học, sức bền phải để học sau các nội dung khác và bố trí ở 
cuối phần cơ bản. 
Tập chạy xong không dừng lại đột ngột, mà thực hiện một số động tác hồi 
tĩnh trong vài phút. 
Song song với tập chạy, cần rèn luyện kĩ thuật bước chạy, cách thở trong 
khi chạy, cách chạy vượt qua một số chướng ngại vật trên đường chạy và các 
động tác hỗi tĩnh sau khi chạy.... 
Ngoài ra để học sinh thực sự tích cực luyện tập thể lực trong các giờ học tôi 
thường xuyên thay đổi cách luyện tập ở từng giờ học để học sinh không cảm 
thấy nhàm chán khi luyện tập bằng cách sử dụng các phương pháp luyện tập: 
Tập sức bền bằng trò chơi vận động hoặc tập một số bài tập như: Nhảy dây, 
tâng cầu tối đa, tập chạy phối hợp với thở “ hai lần hít vào, ba lần thở ra’’ hoặc “ 
chạy vượt chướng ngại vật gặp trên đường chạy tự nhiên....Kết hợp chạy.Tập 
sức bền bằng đi bộ hoặc chạy trên địa hình tự nhiên theo sức khoẻ từ 300m nâng 
dần đến 500m, 600m, 700m , 800m.... hoặc tập theo thời gian từ 3 phút đến 8, 9, 
10, 12 , 20 .... phút. 
Tập sức bền bằng các môn có tác dụng rèn luyện sức bền như: đi bộ thể 
thao, chạy cự li trung bình, chạy cự li dài. Cũng có thể tập các môn cầu lông, 
bóng rổ, bóng đá, bơi cự li trung bình hay dài.... 
Có thể tập cá nhân hoặc theo nhóm tại chỗ hoặc di chuyển theo vòng số 8 
khi đi bộ, chạy.... thời gian tập thích hợp vào buổi sáng sớm ( hoặc sau khi tập 
bài thể dục sáng ) hoặc vào chiều tối trước khi ăn cơm. Cũng có thể tập dưới 
hình thức đi dạo trên quãng đường dài sau bữa ăn tối khoảng 1 giờ hoặc trước 
khi đi ngủ. 
Tập luyện chạy bền theo nhóm (nam riêng, nữ riêng) từ đó theo dõi được 
thể lực của từng em và phân chia nhóm chạy theo nhóm sức khỏe: nhóm tốc độ 
tốt – sức bền tốt; nhóm tốc độ tốt – sức bền yếu; nhóm sức bền tốt – tốc độ yếu; 
nhóm sức bền yếu – tốc độ yếu. Khi xuất phát sẽ cho nhóm có sức bền yếu – tốc 
độ yếu xuất phát trước nhất...Bên cạnh đó mỗi nhóm cử một em làm nhóm 
trưởng có trách nhiệm bao quát nhắc nhở các bạn nhóm mình đồng thời hướng 
dẫn nhóm mình thực hiện các động tác thả lỏng và đo mạch mỗi khi chạy về. 
Ngoài những phương pháp luyện tập trên tôi còn áp dụng thêm các dụng cụ 
luyện tập được trang bị và các dụng cụ tự làm vào kết hợp cho học sinh luyện 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
12/17 
tâp như: sử dụng các thanh chắn làm chướng ngại vật, dây cao su,vật nặng buộc 
chân, .... để nâng cao và tăng sức chịu đựng cho học sinh. 
- Với những hình thức tập luyện phong phú, phương pháp tập đơn giản, nếu 
có ý thức giữ gìn và nâng cao sức khoẻ bất kì học sinh nào cũng có thể tập được. 
Điểm khó ở đây là cần hướng cho học sinh luyện tập một cách kiên trì theo sức 
khoẻ cả ở trên lớp cũng như ở nhà. 
* Kiểm tra chất lượng đề tài: 
Sau một thời gian thực hiện đề tài tôi đã thu được một số kết quả đáng 
khích lệ so với những năm trước như sau: 
Chất lượng thể lực được đánh giá thông qua kết quả RLTT cuối 
Học kỳ II: Năm học 20018 – 2019 
Khối 8: 74 học sinh 
 G: 8 HS = 10.8% 
 K: 31 HS = 41.9% 
 Đ: 34 HS = 45,9% 
 CĐ: 1HS = 1,4% 
* Kết luận: Mặc dù chất lượng đạt được chưa cao xong thông qua các giờ 
dạy tôi có thể thấy học sinh đã có ý thức tích cực luyện tập không còn các biểu 
hiện chạy cắt vòng, chạy bỏ vòng, chạy không hết cự li yêu cầu, khi chơi trò 
chơi phát triển sức bền thì các em tham gia rất nhiệt tình. Việc được luyện tập 
bằng các phương pháp khác nhau giữa các tiết học đã rèn cho học sinh ý chí 
quyết tâm và nghị lực của bản thân, có hứng thú học tập, có sức khỏe tốt, nâng 
cao thành tích học tập không những của môn chạy bền mà còn của nhiều môn 
thể thao khác. 
 Bên cạnh đó tuyên dương, khen thưởng những học sinh có thành tích tốt, 
có sự cố gắng phấn đấu vươn lên trong học tập kịp thời. Chính vì vậy mà các em 
tập luyện ngày càng tự giác và tích cực hơn. 
3. Kết quả nghiên cứu: 
a) Vài nét về địa bàn nghiên cứu: 
Trường THCS Chu Minh là trường trung tâm của xã, trên địa bàn có nhiều 
cơ quan, học sinh thường xuyên tiếp xúc với các phong trào, trào lưu mới trong 
sự phát triển của xã hội, nhất là trong bối cảnh phát triển mạnh của mạng 
Internet . 
Như hiện nay, đặc biệt trò chơi điện tử đang phát triển rất mạnh đã chi 
phối đến tâm lí của các em rất nhiều, từ đó việc học tập và rèn luyện TDTT của 
các em thực sự bị ảnh hưởng nhiều. 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
13/17 
- Đặc biệt còn có phụ huynh chưa hiểu hết tác dụng của việc luyện tập 
TDTT nên không ủng hộ con em mình luyện tập TDTT. 
* Thực trạng: 
- Trong cuộc thi TDTT của Huyện tổ chức có thể nói môn chạy bền là một 
trong những môn mà Trường THCS Chu Minh tôi giảng dạy luôn có thành tích 
thấp. 
Một phần do môn chạy bền chưa thực sự được quan tâm đúng mức, và một 
phần do tố chất thể lực và ý thức luyện tập của học sinh chưa cao nên dẫn tới kết 
quả không được tốt trong các cuộc thi TDTT. 
* Đánh giá thực trạng: 
 - Từ những vần đề trên có thể thấy việc ý thức rèn luyện sức bền của đại 
đa số học sinh là rất kém, các em thường không có tinh thần cố gắng quyết tâm, 
chỉ cần gặp một khó khăn là sẵn sàng bỏ luyện tập. 
Một phần là do giáo viên chưa nắm vững được tâm lí của học sinh, chưa 
chịu tìm kiếm các phương pháp luyện tập cho phù hợp với từng lứa tuổi. 
* Đề xuất biện pháp : 
- Để phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền tôi đề 
xuất các biện pháp cụ thể như sau: 
Trong các tiết học cần thường xuyên thay đổi các phương pháp luyện tập 
chạy bền cho phong phú, không làm học sinh nhàm chán trong việc luyện tập. 
Tạo cho học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc luyện tập chạy bền. 
Để học sinh có thể đánh giá việc rèn luyện của mình đạt kết quả đến đâu 
GV cần phải thường tổ chức các cuộc thi chạy bền nhiều cự li từ quy mô lớp đến 
cấp trường để tạo ra hứng thú cho học sinh. 
Để đạt thành tích cao trong các cuộc thi trong thể thao nên tổ chức thành 
các đội năng khiếu cho các môn khác nhau để từ đó có thể tuyển chọn và luyện 
tập tốt hơn cho các em. 
Đưa ra các bài tập rèn luyện sức bền phù hợp cho từng đối tượng học sinh 
để học sinh có thể luyện tập ở trường và ở nhà. 
Trong tập luyện chạy bền nên chia lớp thành các nhóm sức khỏe và trong 
mỗi nhóm cử một em làm nhóm trưởng để hướng dẫn, nhắc nhở các bạn trong 
nhóm mình biết cách kiểm tra sức khỏe của mình bằng cách bắt mạch và thực 
hiện các động tác thả lỏng khi đợt chạy kết thúc, tự đo thành tích của bản thân từ 
đó có cách tập luyện hợp lý để nâng cao thành tích của bản thân. 
Phải hiểu được tâm lý học sinh trong từng tiết dạy, luôn luôn đổi mới 
phương pháp dạy học và làm nhiều đồ dùng phục vụ cho tiết học để gây hứng 
thú cho học sinh. 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
14/17 
Tập chạy cự ly tương đương với cự ly kiểm tra theo từng nhóm sức khỏe, 
lứa tuổi dưới các hình thức thi đấu giữa các tổ, cá nhân. 
Đảm bảo nguyên tắc tăng dần cự ly chạy sau từng buổi tập, không nên cho 
chạy dài trong những buổi tập đầu. 
Bên cạnh đó cần giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh. Việc giáo dục tư 
tưởng phải gắn liền với giáo dục phẩm chất đạo đức và các phẩm chất tâm lý tập 
luyện chuyên môn, bởi nó là yếu tố cần thiết cho học sinh THCS. Những phẩm 
chất này giúp học sinh tham gia tập luyện một cách tập trung có mục đích, tự 
giác, bền bỉ. Chính vì thế cần giáo dục cho học sinh hiểu rằng: Những người tập 
luyện tích cực luôn là tấm gương sáng cho thanh thiếu niên tham gia tập luyện 
TDTT noi theo. 
* Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề ra: 
Qua việc khảo nghiệm (xem xét và đánh giá qua ứng dụng, thử thách trong 
thực tế), tôi nhận thấy các biện pháp đề ra trong đề tài mang tính khả thi, không 
chỉ với trường THCS Chu Minh tôi đang giảng dạy mà còn có thể áp dụng đối 
với nhiều trường THCS trong huyện nhà.Có thể áp dụng trong năm học này và 
trong nhiều năm học tiếp theo. 
* Kết luận : 
Kết quả học tập của học sinh được xem là sản phẩm đầu ra của một quá 
trình tác động có chủ đích của hoạt động dạy học. 
Tác động của quá trình dạy học bao gồm nhiều yếu tố dựa trên các điều 
kiện từ thực trạng đời sống kinh tế, cơ sở vật chất, trình độ nhận thức của học 
sinh, phương pháp cũng như trình độ giảng dạy của giáo viên, chương trình sách 
giáo khoa ... Từ đó sản phẩm (kết quả học tập của học sinh) được nâng cao, tiếp 
tục phát triển ở những giai đoạn tiếp theo của quá trình giáo dục. Kết quả học 
tập của học sinh đối với môn Thể dục phải được thể hiện ở việc phát triển toàn 
diện của học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần. 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
15/17 
PHẦN BA: 
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
- Việc áp dụng các phương pháp rèn luyện thể lực trong quá trình luyện tập 
thể lực đã góp phần nâng cao chất lượng cũng như nâng cao thể lực, ý thức rèn 
luyện, luyện tập của học sinh trong các giờ học. 
- Học sinh được vận động sáng tạo, vui chơi, tìm tòi nhưng vẫn được rèn 
luyện thể lực thường xuyên. 
- Việc giảng dạy bộ môn thể dục muốn đạt hiệu quả cao trong việc rèn 
luyện thể lực giáo viên cần tạo cho học sinh hứng thú trong việc luyện tập và rèn 
luyện thể lực. 
- Giáo viên cần nghiên cứu các phương pháp luyện tập mới cũng như sáng 
tạo những dụng cụ luyện tập hỗ trợ cho học sinh luyện tập. 
- Cần phải tổ chức phù hợp một tiết dạy sao cho việc luyện tập và rèn luyện 
một cách hợp lý không quá nặng về một phần nào đó. 
- Tạo cho học sinh ý thức tự quản, ý chí vươn lên, tham gia đánh giá một 
cách công bằng, hợp lý như vậy mới có thể phát huy hết khả năng tố chất của 
học sinh. 
Trên đây là một số kinh nghiệm “Phát huy tính tích cực của học sinh 
trong luyện tập chạy bền lớp 8”, những biện pháp có hiệu quả để nâng cao 
chất lượng giảng dạy bộ môn thể dục ở trường THCS Chu Minh mà tôi đã áp 
dụng. 
Song ngoài ra theo tôi người thầy phải có lòng say mê với nghề nghiệp, yêu 
thích bộ môn mình dạy, có tinh thần trách nhiệm cao, chịu khó học hỏi, dám 
nghĩ dám làm. 
Đặc biệt là có kiến thức cùng với phương pháp dạy bộ môn vững vàng, 
môn dạy mới được nâng cao. Đó cũng là suy nghĩ và việc làm cụ thể mà tôi đã 
áp dụng, đã rút ra được những bài học cho bản thân trong quá trình giảng dạy để 
nâng cao chất lượng bộ môn mình dạy. 
Tôi cũng nhận thấy rằng từ suy nghĩ đến việc làm thực tế là một chặng 
đường khó khăn, vất vả, mong rằng: Những người thầy phải thực sự có tâm 
huyết với nghề nghiệp, hết lòng thương yêu học sinh .“Trò học tốt cần có thầy 
dạy tốt”. Như vậy mới thực sự có chất lượng giáo dục toàn diện để học sinh sau 
khi học hết cấp THCS có đủ sức khỏe và kiến thức bước vào cuộc sống. 
Đó phải chăng chúng ta đã thực hiện được cái gọi là giáo dục kỹ thuật tổng 
hợp của “người thầy”dào tạo ra nhưng con người toàn diện có ích cho xã hội. 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
16/17 
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã học hỏi, đúc rút từ thực tế 
trong công tác giảng dạy. Qua quá trình áp dụng đề tài vào thực tế tôi thấy chất 
lượng giờ học được nâng lên rõ rệt, học sinh hăng say,tự giác, tích cực tập 
luyện, thành tích tăng lên đáng kể và được thể hiện rõ thông qua HKPĐ (hội 
khỏe phù đổng),năm học 2018 – 2019 do Huyện tổ chức.Trường tôi đã đạt được 
một số kết quả như sau: giải nhất môn nhảy cao, giải nhì (400m)cấp huyện... Tôi 
mong rằng đề tài của tôi được áp dụng và phổ biến trong trường THCS tôi dang 
giảng dạy nói riêng và các trường THCS nói chung. 
2. Khuyến nghị: 
- Trang bị đầy đủ các thiết bị dụng cụ hỗ trợ luyện tập. 
- Mở các lớp chuyên đề bộ môn để giáo viên đi dự nâng cao chuyên môn. 
- Mở các lớp bồi dưỡng học chuyên môn để có thể trao đổi các phương 
pháp tập luyện giữa các giáo viên. 
- Giáo viên tích cực sáng tạo, sưu tầm một số tranh, ảnh, đồ dùng phục vụ 
cho giờ dạy... 
- Đầu tư cho nhà trường có sân tập và nhà tập đa năng đạt tiêu chuẩn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, các đồng 
nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành đề tài này. Trong quá trình 
thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, rất mong sợ đóng góp ý kiến của hội đòng 
khoa học nhà trường và các đồng nghiệp giàu kinh nghiệm để đề tài của tôi được 
hoàn thiện hơn, giúp tôi có được phương pháp dạy học tốt hơn nữa và hoàn 
thành tốt công việc được giao. 
Xin chân thành cảm ơn! 
Sáng kiến kinh nghiệm này do tôi tự nghiên cứu,tìm tòi,tham khảo tài liệu 
để viết .Có điều gì tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm.“Tôi xin cam đoan đề tài này 
là do tôi tự viết, không sao chép của người khác” 
 Chu Minh, ngày 15 tháng 05 năm 2019 
 Giáo viên thực hiện 
“Phát huy tính tích cực của học sinh trong luyện tập chạy bền lớp 8” 
17/17 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 - Phân phối chương trình môn thể dục. 
 - Giáo trình môn điền kinh của Trường Đại Học SP TDTT 
 + Giáo trình tâm sinh lý lứa tuổi 
 + Giáo trình sinh cơ 
 + Giáo trình tâm sinh lý thể dục thể thao 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_phat_huy_tinh_tich_cuc_cua_hoc_sinh_tr.pdf