Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh Đề tài
Môn mĩ thuật ở cấp THCS là một trong những môn học có đặc thù rất riêng, nó
không nhằm đào tạo nên những họa sĩ tương lai, hay những người chuyên nghiệp
làm về công tác mĩ thuật. Mục đích chủ yếu của môn học là giúp học sinh biết cách
cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của
mình nhằm phát huy óc sáng tạo, tính độc lập để tạo ra cái đẹp. Môn mĩ thuật đã
góp phần hỗ trợ các em trong các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện
cả về Đức - Trí - Thể - Mĩ cùng các kỹ năng sống cơ bản.
Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con
người có một trình độ thẩm mĩ nhất định ngày càng quan trọng. Vì vậy trong những
năm qua giáo dục thẩm mĩ thông qua môn học môn học mĩ thuật của chương trình
giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập với mục tiêu, chương trình sách giáo
khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết
quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc.
Trên thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng
ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì
sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng
khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau (từ lớp 6 tới lớp 9) mà giáo viên biết
quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận
thức của tất cả học sinh bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động
từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt
được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học.
Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự
ham thích tìm tòi học tập
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh Đề tài
1 MỤC LỤC I/Lý do chọn đề tài Trang 1. Đặt vấn đề. ...2 2. Mục đích đề tài..3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ...... 4 II/ Nội dung ..4 1. Thực trạng đề tài. .4 1.1. Thuận lợi5 1.2. Khó khăn5 2. Nguyên nhân6 3. Nội dung cần giải quyết...7 3.1 Vai trò của giáo viên.7 3.2 Chuẩn bị đồ dùng dạy học8 3.3 Phát triển các năng lực của học sinh trong tiết học.13 3.4 Phương pháp tổ chức lồng ghé các trò chơi...18 4. Một số biện pháp22 5. Kết quả chuyển biến. 35 III/ Kết luận ...37 1. Kết luận chung...37. 2. Những kiến nghị, đề xuất. ...38 3. Tài liệu tham khảo.39 4. Những nhận xét đánh giá. .......40 2 I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Đặt vấn đề Môn mĩ thuật ở cấp THCS là một trong những môn học có đặc thù rất riêng, nó không nhằm đào tạo nên những họa sĩ tương lai, hay những người chuyên nghiệp làm về công tác mĩ thuật. Mục đích chủ yếu của môn học là giúp học sinh biết cách cảm nhận cái đẹp, yêu cái đẹp để từ đó biết cách rèn luyện đôi bàn tay trí óc của mình nhằm phát huy óc sáng tạo, tính độc lập để tạo ra cái đẹp. Môn mĩ thuật đã góp phần hỗ trợ các em trong các môn học khác giúp các em phát triển toàn diện cả về Đức - Trí - Thể - Mĩ cùng các kỹ năng sống cơ bản. Trong xã hội phát triển nhu cầu thẩm mĩ ngày càng cao, do vậy việc đào tạo con người có một trình độ thẩm mĩ nhất định ngày càng quan trọng. Vì vậy trong những năm qua giáo dục thẩm mĩ thông qua môn học môn học mĩ thuật của chương trình giáo dục phổ thông, là một môn học độc lập với mục tiêu, chương trình sách giáo khoa, sách hướng dẫn, thiết bị riêng cho dạy và học, giáo viên được đào tạo, kết quả học tập của học sinh được theo dõi và kiểm tra, đánh giá một cách nghiêm túc. Trên thực tế chúng ta nhận thấy học sinh rất ham thích học vẽ. Nếu như chúng ta xây dựng cho các em có ý thức học tập tốt tạo ra không khí thoải mái khi học thì sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất. Nhưng tùy theo từng trình độ nhận thức và năng khiếu của từng em, từng độ tuổi khác nhau (từ lớp 6 tới lớp 9) mà giáo viên biết quá trình nhận thức diễn ra ở từng em. Vậy không thể tác động đến quá trình nhận thức của tất cả học sinh bằng một biện pháp như nhau. Có học sinh ta phải tác động từ từ, có học sinh phải vừa trực tiếp và vừa gián tiếp ở nhiều phía mới nắm bắt được. Có học sinh chỉ cần tác động ít lâu đã nắm bắt ngay được nội dung bài học. Nếu như không có sự gợi mở gây hứng thú của giáo viên thì học sinh không có sự ham thích tìm tòi học tập. 3 Với mục tiêu là: “Phải làm gì để thực hiện yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng bài dạy của mình” và để các em học sinh nắm bắt được kiến thức của giáo viên, cảm nhận được cách sâu sắc về vẻ đẹp của con người, thiên nhiên xung quanh mình qua đó phát huy được trí tưởng tượng và óc sáng tạo, hình thành thị hiếu thẩm mỹ, hoàn thiện nhân cách thông qua nội dung các bài học mĩ thuật. Là một bộ môn năng khiếu, thông qua những nét vẽ, học sinh diễn đạt khả những suy nghĩ, sáng tạo của mình vẫn còn nhiều khó khăn. Đặc biệt là phân môn vẽ tranh đề tài. Vì thế trong khi học và khi học sinh thực hành rất dễ gây ra tình trạng chán nản, mất hứng thú vì phân môn vẽ tranh đề tài đòi hỏi sự tưởng tượng, sáng tạo, sự tìm tòi,đưa ra ý tưởng của mình như thế nào cho hợp lý, phù hợp với khả năng vẽ của bản thân. Để khơi dậy cho học sinh khả năng trong giờ học vẽ tranh đề tài, đòi hỏi người giáo viên cần phải thực sự say mê giảng dạy, luôn không ngừng trau dồi kiến thức, bồi dưỡng bản thân để từ đó tìm ra những cách dạy mới phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm tạo được sự hứng thú, lôi cuốn, đam mê trong giờ học mĩ thuật. Vì vậy mà tôi chọn đề tài: “ Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài”. Là một đề tài hay nên năm nay tôi vẫn tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Đây cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số phương pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh đề tài” cho sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015- 2016. 2. Mục đích đề tài - Giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản về vẽ tranh,đề tài (các bước vẽ, lỗi cần tránh khi vẽ tranh đề tài, biết lựa chọn những nội dung vẽ phù hợp với khả năng của bản thân...) biết kết hợp, vận dụng linh hoạt các kỹ năng và tư duy sáng tạo khi làm bài vẽ tranh đề tài. Biết vận dụng một cách sáng tạo khi kết hợp cả các chất liệu khác nhau để tạo thành tranh mà không cứ phải là màu vẽ như: giấy màu, vải vụn, xốp màu, các loại hạt ngũ cốc 4 - Từ đó xây dựng cho các em những kỹ năng sống đẹp hơn, tốt hơn để các em có những cái nhìn đẹp hơn về con người cũng như cuộc sống xung quanh. - Với mỗi tiết học, người giáo viên cần khơi gợi và phát huy tối đa năng lực của học sinh như: năng lực tư duy, sáng tạo, năng lực cảm nhận, đánh giá, năng lực làm việc theo nhómĐây chính là những kỹ năng rất cần thiết cho học sinh sau này. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đề tài này tôi sẽ hướng đến học sinh từ lớp 6 đến lớp 9. Đồng thời cũng có thể với các em ở độ tuổi làm quen với chương trình học năng khiếu ngành mĩ thuật, các em sẽ vững tin hơn với kỹ năng của mình và mạnh dạn hơn trong việc sáng tác tranh theo đề tài bài vẽ của chính mình có hiệu quả tốt nhất, phân ra từng khối học và mức độ yêu cầu cũng khác nhau. Chỉ ra cho học sinh thấy yêu cầu của mình rõ ràng, cụ thể với mỗi khối. Để từ đó các em dần hình dung ra công việc cần làm đối với bài học. - Phân loại học lực của học sinh trong vẽ tranh đề tài. - Thái độ học tập của học sinh khi được học đến phân môn vẽ tranh đề tài. II/. NỘI DUNG 1. Thực trạng của việc dạy và học môn Mĩ thuật ở nhà trường Trường THCS mới được thành lập vào năm 2011. Từ năm học 2011-2012 tôi được phân công giảng dạy tại trường, tôi chỉ phụ trách giảng dạy khối 6, 7 vì khối 8, 9 chưa có lớp. Đến năm học 2012-2013, trường có 8 lớp học với các khối 6,7,8. Và từ năm học 2013 -2014, trương học đã có đủ bốn khối học 6, 7, 8, 9. Đến năm học 2015-2 ... học sinh quốc tế. 25 Giáo viên đặt câu hỏi cụ thể như sau: Em có ước mơ gì? Bức tranh miêu tả ước mơ gì? (Đoạn phim nói về những ước mơ như: được thám hiểm đại dương, được bay, có những chiếc xe ô tô mơ ước). GV: Hình dáng, điệu bộ của người trong đoạn phim như thế nào? (Hình dáng: sinh động, mỗi người một tư thế, người khom lưng, người xoay ngang, ) GV: Nêu nhận xét gì về màu sắc trong bức tranh này? ( Màu sắc tươi sáng, ấm áp tạo không khí tươi, hình chính, phụ phải có độ đậm nhạt sáng, tối) Những câu hỏi vừa hợp lý vừa tạo được sự hưởng ứng phát biểu của học sinh do đó một việc không thể thiếu khi giáo viên biết khai thác nội dung và chú ý đến tinh thần học tập tích cực của các em tạo sự say mê và học tập tốt hơn nữa, giáo viên tận tình giúp đỡ, động viên Sau những câu trả lời của các em không được chê sẽ làm các em mất hứng thú và xấu hổ với bạn cùng lớp và dần dần sẽ lười phát biểu, mặc cảm, tự ti. Sau khi học sinh trả lời giáo viên phải chỉ vào những nơi, những hình ảnh mà học sinh nói tới trong bức tranh. Các em mới thấy rõ câu trả lời của mình đúng hay chưa đúng. Lúc đó giáo viên cần chốt và bổ xung lại cho học sinh nghe không quên lời khen nếu các em có ý hay trong câu trả lời. Trong bất kỳ một tiết học mĩ thuật nào, mục đích cuối cùng của người giáo viên đó chính là làm sao giúp học sinh hiểu được bài, làm tốt các bước vẽ, phát huy toàn diện tính sáng tạo, khả năng vẽ tranh để có được những bức tranh đẹp về nội 26 dung, phong phú về hình thức. Muốn vậy, trong mỗi tiết dạy, người giáo viên cần hướng dẫn các bước vẽ thật tốt. a. Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài Bằng một “phương pháp tạo tình huống” nội dung có thể phù hợp theo từng lớp để hướng dẫn các em chọn nội dung và đề tài như: trò chơi, câu chuyện ngắn, đoạn video clip,có những hình ảnh nói đến trong bài học. Phương pháp hướng dẫn khác: “phương pháp trực quan, quan sát, gợi mở, học nhóm,” Giáo viên có thể cho học sinh xem tranh với những đề tài cụ thể, phù hợp. Cho học sinh xem và phân tích theo yêu cầu của từng bức tranh. VD: “vẽ tranh đề tài trò chơi dân gian” ở lớp 7 thì giáo viên sẽ cho các em trực tiếp tham gia vào một số trò chơi dân gian, qua đó các em sẽ thấy rõ hơn về nội dung và hình ảnh ấy sẽ khắc sâu hơn và lôi cuốn hơn rất nhiều nếu giáo viên chỉ cho xem tranh, ảnh và cho các em nhận xét. Đồng thời cũng giúp các em có thêm phương pháp học tích cực “phương pháp tự khám phá, tìm tòi kiến thức mới” 27 Hình 11 : Một số tranh mẫu của học sinh 28 Hình 12: Tranh vẽ về đề tài lễ hội của họa sĩ. b. Hướng dẫn học sinh cách vẽ Với học sinh ngày nay, việc học vẽ có phần thụ động hơn, các em ngại tìm tòi, tưởng tượng mà chỉ chăm chăm vào những hình ảnh sẵn có (trên truyện tranh, sách báo, mạng internet, tivi). Điều này vô hình chung khiến các em trở thành những người thụ động. Bởi vậy ở bước hướng dẫn cách vẽ, giáo viên áp dụng triệt để “phương pháp minh hoạ trực quan và giải thích”. Với phương pháp này theo kinh nghiệm từ đồng nghiệp và bản thân đã vận dụng cách hướng dẫn minh họa trực tiếp cho học sinh thì tôi nhận thấy vẽ trực tiếp các thao tác từng bước lên trên bảng vẽ để học sinh quan sát trực quan nhưng khi hướng dẫn và vẽ thì không phải giáo viên ai cũng làm được có khi vẽ mà không 29 giải thích, cũng có khi giải thích mà ngừng vẽ liền mạch và giáo viên phải chú ý khi vẽ không được che khuất hình, vừa vẽ vừa giải thích theo trình tự bước vẽ để học sinh hiểu rõ hơn, nắm vững kiến thức cần có được khi ở vị trí người vẽ có thể đạt kết quả tốt, đặc sắc hơn, khác hẵn so với các bước minh họa do giáo viên chuẩn bị hình mẫu, làm trên máy tính,ở điểm này làm cho học sinh không chắc chắn, không yên tâm khi vẽ. Một trong những phương pháp hay sử dụng nhất trong giảng dạy mĩ thuật đó là “phương pháp minh họa trực quan”, có thể nói bước đầu tiên để người giáo viên giúp học sinh tiếp cận với mĩ thuật đó là các hình ảnh trực quan, thông qua nó chúng ta tổ chức tiết học một cách hợp lý nhất để học sinh tiến hành các thao tác tư duy bao gồm : Phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa. hình thành nên kiến thức hơn, hiểu sâu hơn, nhớ chính xác hơn. Phương pháp này quan trọng đến mức mà đôi khi người ta chỉ cần nhìn vào nó đã có thể đánh giá được tiết học đó “thành công” đến mức nào. Minh hoạ đẹp, phong phú, “phương pháp minh họa trực quan” sinh động sẽ làm tăng thêm tính hấp dẫn của tiết học và thuyết phục học sinh, nó có tác động quan trọng đến việc cảm nhận tác phẩm, hình thành nên nhận thức thẩm mỹ của các em, rèn luyện cho các em một trực giác nhạy bén, khả năng quan sát và phát hiện những vấn đề trong cuộc sống. c. Hướng dẫn học sinh thực hành Ở những bước vẽ trên, người giáo viên chỉ cần hướng dẫn chung cho cả lớp, nhưng đến khi thực hành ngoài việc bao quát lớp xuyên suốt thời gian thực hành, thì người dạy cần động viên, khuyến khích tới từng em, tùy vào khả năng các em, tạo ra được không khí cạnh tranh trong học tập, kích thích sự sáng tạo, xóa bỏ tư tưởng chán học không muốn trong học tập. Trong đó nhóm học sinh khá, giỏi là giáo viên ta có thể dùng làm hạt nhân kích thích gây ra một làn sóng hứng thú lan truyền trong tiết học. 30 Tuy vậy phải biết động viên khích lệ tế nhị để tránh sự tự cao tự đại ở những học sinh giỏi hay làm cho học sinh yếu kém càng tự ti. d. Hướng dẫn học sinh nhận xét đánh giá bài vẽ Giáo viên không nên quá áp đặt để học sinh nhận xét, đánh giá theo kiểu nhìn của người lớn sẽ không phù hợp so với nét hồn nhiên trong tranh của các em học sinh. Một số câu hỏi hướng dẫn các em tự nhận xét đánh giá bài mình và bài bạn: - Bố cục hợp lý chưa, vì sao? - Hình ảnh trong bài hợp lý chưa? - Màu sắc có tươi sáng, phù hợp chưa ( Tuỳ vào bài nhưng đa số học sinh chọn màu sắc tươi sáng, nổi bật, hoặc bài vẽ màu theo gam màu nóng hay lạnh) - Bài vẽ có tính sáng tạo về nội dung, hình ảnh? - Theo các em thích nhất bài nào, vì sao? Giáo viên cần kết luận lại ý nhận xét của các em học sinh: Nội dung phải sát đề tài; bố cục phải hợp lý, hình ảnh; màu sắc, thể hiện được cảm xúc; tính sáng tạo trong bài vẽ ra sao... Đặc biệt trong phân môn vẽ tranh đề tài thì giáo viên cần có phương pháp phù hợp khi hướng dẫn cách thực hành cho các em theo đúng lần lượt các bước vẽ tranh đề tài như trên. Cuối cùng,điều quan trọng không thể thiếu là việc nhận xét bài của học sinh, treo bài của các em lên lúc cuối giờ yêu cầu học sinh phải tự nhận xét bài của nhau và người giáo viên sẽ chốt kiến thức cần nhớ của tiết học. Đồng thời qua đó kích lệ, động viên các em cố gắng trong bài học của mình còn những bài chưa đẹp ta sẽ động viên bạn cố gắng, rút kinh nghiệm cho bài học cho tiết sau để đạt kết quả cao hơn, 31 Một số lỗi học sinh hay mắc phải khi vẽ tranh đề tài. Hình 13: Bố cục chính, phụ chưa rõ. Hình 14: Thiếu hình phụ Hình 15: Màu sắc nhợt nhạt Hình 16: Màu sắc tối 32 Hình 17: Một số tranh của học sinh được làm trên các chất liệu khác nhau. 33 Hình 19: Một số tranh của học sinh được làm trên các chất liệu khác nhau. 34 Từ nhiều quan niệm với phần lớn học sinh sẽ chú trọng vẽ thế nào cho đẹp, cho giống là được tuy nhiên điều này sẽ làm hạn chế rất nhiều khả năng vẽ của các em, với việc thực hành nếu học sinh chỉ biết vẽ giống như sách giáo khoa, tài liệu tham khảo chuyên môn, hay hoàn toàn như bức tranh một người ngồi cạnh thì cứ như thế sẽ thành thói quen, là giáo viên phải chú ý điều này và phải nghiêm khắc với những trường hợp nêu trên bằng nhiều cách, trước tiên phải thường xuyên động viên, nhắc nhở, động viên khuyến khích các em tự tin vào bản thân, Khi hướng dẫn thực hành phải kết hợp chỉ rõ điểm nào các em thường mắc phải trong khi vẽ tranh, vẽ tranh đề tài, kết hợp với sự gợi mở, vẽ trực quan cho học sinh Trong nhiều phương pháp cụ thể thì phương pháp trực quan là phương pháp rất thực tế trong bộ môn, có thể tạo cho các em được nhiều cảm hứng khi học, tạo thói quen quan sát, tư duy cho học sinh,nhưng không phải lúc nào cũng chuẩn bị nhiều hình ảnh cho các em xem là hiệu quả, cụ thể trong khi hướng dẫn học sinh thực hành là thực tế nhất đối với đặc thù bộ môn, các em muốn tận mắt, nghe tận tai những bước vẽ và giải thích của giáo viên để các em tường tận hơn, rõ hơn so với những bộ tranh vẽ sẵn của giáo viên treo cho học sinh xem các em còn mơ hồ về bức tranh mà chính bản thân các em chưa xác định rõ ai vẽ, vẽ nội dung gì, vẽ ra sao,? 4. Kết quả chuyển biến. Với hai năm áp dụng những phương pháp phù hợp, không ngừng tích lũy, rút kinh nghiệm những khuyết điểm còn vướng mắc khi hướng dẫn học sinh vẽ tranh đề tài. Tôi thấy học sinh đã có những thay đổi, tiến bộ tích cực với kết quả đạt được cụ thể như sau: - Đạt 100% học sinh thể hiện đúng nội dung đề tài, phong phú không còn tình trạng lạc đề, bố cục trong tranh đã có sự phân chia rõ ràng mảng chính phụ. Đặc biệt, các em đã có sự tự tin thể hiện bài vẽ thể hiện ý tưởng của mình, mặc dù đôi chỗ còn 35 lúng túng, ngô nghê. Nhưng cá nhân tôi cho rằng điều này lại tạo nên cái hay, nét hồn nhiên của trẻ thơ. - Học sinh có sự tiến bộ rõ ràng, biết vẽ tranh theo từng bước của phân môn vẽ tranh đề tài biết cân nhắc lựa chọn những hình ảnh đẹp của nội dung để vẽ thành công một bức tranh đề tài. III/. KẾT LUẬN 1. Kết luận chung. Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng muốn nâng cao chất lượng môn học Mĩ thuật nói chung cũng như muốn giúp học sinh vẽ tốt hơn trong phân môn vẽ tranh đề tài thì người giáo viên phải biết vận dụng những phương pháp dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với đối tượng học sinh, nắm vững những yêu cầu đổi mới phương pháp và kĩ năng dạy học, sao cho thu hút được sự tập trung chú ý của học sinh, biến học sinh thành một chủ thể tích cực, chủ động nắm bắt kiến thức một cách tự nhiên, không gò bó giáo viên chỉ cần đứng vai trò là người hướng dẫn... Hiện nay việc dạy và học mĩ thuật còn thiếu thốn về học cụ và học liệu, do vậy việc áp dụng phương pháp dạy học theo yêu cầu đổi mới còn gặp nhiều khó khăn... không thể một sớm một chiều mà chúng ta có thể khắc phục được. Do vậy việc nghiên cứu học hỏi và trang bị cho mình kiến thức về phương pháp dạy học, áp dụng phương pháp một cách khoa học giúp khắc phục tối đa những hạn chế, nâng cao được chất lượng môn học là việc làm cần thiết, là nhiệm vụ quan trọng của mỗi giáo viên. Chính từ những việc làm thiết thực đó minh chứng cho chúng ta tham gia một cách tích cực vào việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học... - Phương pháp hướng dẫn để giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh đề tài đối với một người giáo viên thì càng nhiều năm trong nghề sẽ càng nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên với xu hướng học tập và đổi mới như hiện nay thì chúng ta có thể được tiếp cận và trau dồi nhiều hơn nữa để vận dung trong công việc, vào cuộc 36 sống. Muốn dạy giỏi không những nắm vững kiến thức để dạy mà người giáo viên cần phải xem đối tượng mình hướng đến là ai và mình sẽ làm gì để thành quả mang lại sẽ có ý nghĩa cho tất cả chúng ta. - Với những giờ thực hành sẽ là giây phút để xem công việc của tất cả các em say mê làm ra một điều gì để làm hành trang cho chính bản thân các em mai sau khi các em biết tư duy, tự học, tự sáng tạo cho bản thân mình không quá lệ thuộc một cách máy móc rất nhàm chán như các em từng suy nghĩ. Do đó là một giáo viên tôi không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn của mình để làm tốt hơn trong công việc song song đó tôi xâm nhập vào những tâm tư nguyện vọng của các em để nắm rõ hơn những tâm tư tình cảm ấy để có cách hướng dẫn các em thực hành trong giờ mĩ thuật một cách hiệu quả nhất, mang lại cho các em một thành quả do chính các em tự làm ra. 2. Những kiến nghị, đề xuất. Để cho việc dạy và học môn Mĩ thuật được tốt hơn, tôi mong các cấp lãnh đạo quan tâm hơn nữa đến việc giảng dạy bộ môn này, và tôi có một số kiến nghị sau: - Trong chuyên môn cần tổ chức những buổi sinh hoạt theo tổ, nhóm để trao đổi kinh nghiệm, thống nhất những nội dung, chương trình mới để việc dạy và học tốt hơn nữa. - Nhà trường cần có phòng học chức năng riêng với đầy đủ về cơ sở vật chất. - Sở GD&ĐT cần tổ chức các khóa học tập huấn hay những buổi thảo luận về việc giảng dạy môn Mĩ thuật trong THCS để từ đó các giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cũng như đưa ra những biện pháp khắc phục khó khăn. - Bộ GD& ĐT cần có một số đồ dùng dạy phân môn Mĩ thuật cụ thể hơn, nhiều hơn. - Phụ huynh cần quan tâm đến con em mình nhiều hơn, sát thực hơn đối với việc học Mĩ thuật của các em, cụ thể là đồ dùng học tập 37 - Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với chuyên môn. Phải thường xuyên sưu tầm, học hỏi kinh nghiệm cũng như mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới. Rất mong được Phòng GD- ĐT và nhà trường hổ trợ kinh phí tổ chức thường xuyên hơn nữa các phong trào, thi sáng tác tranh ở độ tuổi THCS. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi về việc áp dụng một số phương pháp dạy học để giúp học sinh học tốt hơn phân môn vẽ tranh đề tài, mà tôi đã áp dụng và thu được một số thành công nhất định. Trong lúc viết sáng kiến không tránh phần thiếu sót mong rằng quý thầy cô, đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn! 38 3. Tài liệu tham khảo - Phương pháp giảng dạy Mĩ thuật (Nhà xuất bản Giáo dục ). - Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn mĩ thuật THCS. Tác giả: Đàm Luyện, Bạch Ngọc Diệp, Nguyễn Quốc Toản. Năm 2008. - Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá. Tác giả PGS –TS Đặng Thành Hưng. -Mĩ thuật và phương pháp dạy học mĩ thuật ( phần 1). Tác giả: trần Nguyên Bình, Võ Quốc Thạch, Nguyễn Thị Ngọc Bích. 39 ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG THCS KHƯƠNG MAI ... ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT QUẬN THANH XUÂN ...
File đính kèm:
- sang_kien_kinh_nghiem_mot_so_phuong_phap_giup_hoc_sinh_hoc_t.pdf