Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói

của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay

đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy người giáo viên

chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng

lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các công việc của lớp một

cách hiệu quả phải có biện pháp phù hợp. Trong những năm học gần đây

ngành giáo dục đã phát động phong trào: trường học thân thiện, học sinh tích

cực. Để hưởng ứng phong trào này giáo viên phải làm thế nào để học sinh

tích cực hơn trong học tập và các hoạt động phong trào đồng thời giáo viên

và học sinh phải thân thiện nhau để thực hiện các công việc do nhà trường

giao có hiệu quả hơn và đồng thời gần gũi hơn với học sinh. Chính vì thế,

giáo viên cần phải có biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm để

phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và hoạt động phong trào

nhưng học sinh phải thực hiện nội quy của nhà trường.

Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ

chuyên môn, người thầy còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ

nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt

cho xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng

không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường

hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa

sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá

biệt, chậm tiến.

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang minhkhanh 03/01/2022 6140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
- 1 - 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
 MÃ SKKN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
ĐỀ TÀI: 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP 
 XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH 
Lĩnh vực: Chủ nhiệm 
Cấp học: Trung học cơ sở 
Năm học:2016-2017 
- 2 - 
MỤC LỤC 
 NỘI DUNG Trang 
Phần 1. Đặt vấn đề 
1. Tên đề tài..........................................................................................................2 
2. Lý do chọn đề tài.......................................................................................2 
2. 1 Cơ sở lí luận...........................................................................................2 
2.2 Cơ sở thực tiễn.........................................................................................3 
2.3 Tính mới của đề tài.......................................................................................4 
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................5 
4. Đối tượng nghiên cứu...............................................................................5 
5. Thời gian và phạm vi nghiên cứu............................................................5 
6. Nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................................5 
7. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................5 
Phần 2. Những biện pháp đổi mới 
1. Khảo sát thực tế.......................................................................................6 
1.1. Thuận lợi.................................................................................................6 
 1.2. Khó khăn ...............................................................................................7 
2. Những biện pháp, giải pháp đã thực hiện...............................................7 
2.1Yêu cầu sư phạm đối với GVCN lớp.........................................................7 
2.2 Nắm tình hình lớp chủ nhiệm...................................................................8 
2.3 Ổn định nề nếp, xây dựng tập thể lớp ......................................................10 
2.4 Hoạt động phối kết hợp giữa GVCN với các lực lượng giáo dục khác...18 
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị ........................................24 
- 3 - 
I.NỘI DUNG ĐỀ TÀI 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH TẠI 
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 
 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
2. Lý do chọn đề tài 
2.1 Cơ sở lý luận: 
“Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói 
của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay 
đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy người giáo viên 
chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng 
lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các công việc của lớp một 
cách hiệu quả phải có biện pháp phù hợp. Trong những năm học gần đây 
ngành giáo dục đã phát động phong trào: trường học thân thiện, học sinh tích 
cực. Để hưởng ứng phong trào này giáo viên phải làm thế nào để học sinh 
tích cực hơn trong học tập và các hoạt động phong trào đồng thời giáo viên 
và học sinh phải thân thiện nhau để thực hiện các công việc do nhà trường 
giao có hiệu quả hơn và đồng thời gần gũi hơn với học sinh. Chính vì thế, 
giáo viên cần phải có biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm để 
phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và hoạt động phong trào 
nhưng học sinh phải thực hiện nội quy của nhà trường. 
Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về nghiệp vụ 
chuyên môn, người thầy còn được trang bị những kiến thức về công tác chủ 
nhiệm nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, trở thành công dân tốt 
cho xã hội. Đây là công tác mà bất kì người giáo viên nào có tâm huyết cũng 
không thể xem nhẹ được. Tuy nhiên công tác chủ nhiệm trong nhà trường 
hiện nay gặp phải không ít khó khăn trong việc quản lý, giáo dục học sinh sa 
sút về đạo đức, thiếu ý thức trong việc học tập, đặc biệt là những học sinh cá 
biệt, chậm tiến. 
Đã là một giáo viên chủ nhiệm, việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là 
bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là khẳng định mình 
về năng lực và nhất là có lương tâm. Giáo viên chủ nhiệm nhận thấy rõ mỗi tập 
thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể 
tốt chắc chắn sẽ có những học sinh tốt, những con người vừa có đủ cả “ đức” lẫn 
“ tài”. Như vậy nhiệm vụ của người giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng, 
ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện nhân cách của học 
sinh. 
Về bản thân, tôi rất mong muốn mình là người đồng nghiệp được tin yêu, 
được phụ huynh tin tưởng khi gửi gắm con em mình đến để giáo dục, dạy dỗ, 
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của trường nói riêng của Quận Thanh 
Xuân nói chung. 
- 4 - 
2.2 Cơ sở thực tiễn 
Công tác chủ nhiệm là một công việc thường xuyên, khá gắn bó với người 
giáo viên và hầu như giáo viên dạy bộ môn nào cũng từng trải qua công tác này. 
Vì vậy, đối với mỗi nhà giáo trong quá trình đảm nhiệm trọng trách này đều tích 
luỹ cho mình một số kinh nghiệm riêng. Hơn nữa trong thời đại ngày nay, cùng 
với sự tiến bộ của xã hội, sự giao lưu văn hoá, kinh tế rộng rãi như đã nói ở trên 
thì vấn đề làm sao để đáp ứng tốt vai trò một giáo viên chủ nhiệm là vấn đề 
không hề cũ. Kéo theo, những kinh nghiệm mà giáo viên chủ nhiệm tích luỹ 
được cần được quan tâm, chia sẻ, bồi dưỡng thêm nhằm mục đích làm tốt công 
tác chủ nhiệm, làm tốt nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó là 
giáo dục, rèn luyện các em ngày càng tốt hơn, giúp các em trở thành những con 
người lao động “vừa hồng, vừa chuyên”, sống hoàn thiện, có ích trong tương lai. 
 Chính vì những lẽ đó tôi mạnh dạn trình bày đề tài “Một số biện pháp 
xây dựng tập thể lớp vững mạnh tại trường trung học cơ sở” đúc kết kinh 
nghiệm từ quá trình chủ nhiệm lớp của bản thân tôi trong năm học vừa qua. Rất 
mong sự góp ý chân ... ớp tiến hành hoạt động theo sự quản lí và theo dõi của Ban 
Cán sự lớp có sự kiểm tra đôn đốc của GVCN. Ở mỗi tuần, mỗi tháng tôi đều có 
lời khen đúng lúc cũng như kịp thời uốn nắn những hành vi sai trái. 
Việc làm này tôi thực hiện thường xuyên liên tục, kiên trì không hề bỏ 
qua dù bất cứ lí do nào. Tôi luôn luôn giữ uy tín đối với học sinh, nói và làm 
luôn đi đôi với nhau, việc làm phải tới nơi tới chốn. Là giáo viên chủ nhiệm 
cũng là giáo viên dạy bộ môn Âm nhạc ở lớp, tôi luôn ứng dụng phương pháp 
mới. Sử dụng thường xuyên đồ dùng dạy học trực quan, đầu tư giáo án điện tử 
để thu hút học sinh, tạo hứng thú học tập cho các em. Bởi giáo viên không có 
trình độ cao kiến thức rộng thì khó mà thành công trong công tác giáo dục. 
Ngoài ra, tôi còn sắp xếp thời gian để đọc nhiều tài liệu, thường xuyên 
theo dõi thời sự, tin tức, nhằm làm phong phú kiến thức cho bản thân từ đó 
giúp cho việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả cao hơn. 
Giáo viên chủ nhiệm phải là một người khéo léo, ứng xử và giao tiếp tốt. 
Nghĩa là giáo viên phải xử trí trong mọi tình huống, phải nhẹ nhàng, tế nhị, phải 
- 20 - 
tôn trọng danh dự của học sinh. Đến lớp giáo viên luôn tạo sự vui vẻ lạc quan 
nhiệt tình không nên chán nản, buồn rầu nhất là những chuyện buồn của cá nhân 
(riêng theo bản thân tôi, nếu có tôi cũng không giấu kín mà sẵn sàng tâm tình 
với các em vì các em đã lớn, đã có thể hiểu được, chia sẻ được, và khi được các 
em chia sẻ tôi càng nhanh chóng định hướng lại tư tưởng của mình theo hướng 
lạc quan, tích cực không làm ảnh hưởng đến tinh thần chung của lớp). Khi vào 
lớp phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng, lịch sự nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp cho học 
sinh cũng như phụ huynh học sinh vì muốn người khác tôn trọng ta thì trước hết 
ta phải tôn trọng người, đặc biệt phải tôn trọng chính mình. 
Tóm lại giáo viên chủ nhiệm là đại diện cho quyền lợi chính đáng cho học 
sinh, bảo vệ cho học sinh về mọi mặt một cách hợp lí. Giáo viên chủ nhiệm còn 
là cầu nối để phản ánh những tâm tư tình cảm nguyện vọng của học sinh đến với 
Ban Giám Hiệu nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình và các đoàn thể xã hội 
khác. Để đạt được hiệu quả của công tác chủ nhiệm ở trường Trung học cơ sở 
cần có sự phối hợp tốt giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường 
cộng với ý thức trách nhiệm sự khéo léo tinh tế của giáo viên chủ nhiệm. 
4. Hoạt động kết hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với các lực lượng giáo dục 
khác 
 4.1. Phối hợp với gia đình học sinh 
Thông thường, ở bất kì một học sinh nào khi bị điểm xấu hoặc vi phạm 
nội qui trường lớp thường về nhà sợ bị la rầy, thậm chí bị đánh đập nên các em 
thường “ém nhẹm”, giấu cha giấu mẹ. Vì vậy tôi có kế hoạch thông báo cho gia 
đình học sinh biết kết quả học tập, rèn luyện đạo đức, lao động, thường xuyên 
hàng ngày, hàng tuần trong suốt cả năm học. Và khi nhận được kết quả từ giáo 
viên chủ nhiệm thì gia đình cũng kịp thời nắm bắt được tinh thần học tập, hành 
vi của con em mình. Từ đó có biện pháp giáo dục kịp thời. 
Không chỉ liên hệ qua thư mời, điện thoại mà tôi còn đến thăm và trao đổi 
với gia đình học sinh nhất là gia đình các em học sinh cá biệt. Theo tôi đây là 
hình thức giáo dục có hiệu quả giáo dục cao bởi lẽ qua việc đến thăm gia đình 
- 21 - 
học sinh sẽ tạo được sự đồng cảm, thiện cảm giữa phụ huynh và giáo viên chủ 
nhiệm. Chính mối thiện cảm này giúp học sinh phải tự ý thức để xứng đáng với 
sự quan tâm dạy dỗ của thầy cô. Bên cạnh đó tôi còn đề xuất với nhà trường 
trong những buổi lễ sơ kết hoặc tổng kết năm học mời các phụ huynh có con em 
học giỏi được khen thưởng đến dự lễ để họ tự hào hãnh diện về con mình và 
ngược lại cũng thấy được rằng mình cần phải cố gắng để đem lại niềm vui cho 
cha mẹ. 
Khi phối hợp với gia đình tôi thiết nghĩ giáo viên chủ nhiệm cần linh hoạt 
trong sử dụng các biện pháp và hình thức vì “Mười ngón tay có ngón ngắn ngón 
dài” hoàn cảnh gia đình không ai giống ai. Có gia đình có điều kiện kinh tế, có 
thời gian luôn quan tâm theo dõi sâu sát chuyện học tập của con em thậm chí là 
luôn đưa rước con cái đi học, theo dõi tập vở của các em hàng ngày. Nhưng 
cũng có gia đình cha mẹ phải đầu tắt mặt tối đi sớm về khuya, họ không có thời 
gian để quan tâm con cái, mặc dù ai cũng muốn con mình học giỏi, ngoan 
ngoãn. Vậy làm thế nào để phụ huynh nào cũng nắm bắt kịp thời kết quả học tập 
của con em mình? Đó cũng là điều tôi trăn trở, suy nghĩ. Từ đó tôi đi đến quyết 
định: Mình phải thường xuyên liên hệ phối hợp với gia đình học sinh. 
Tôi thấy rằng GVCN phải huy động tiềm năng trí tuệ và khả năng của các 
bậc phụ huynh vào việc giáo dục toàn diện học sinh đặc biệt là vấn đề tư tưởng 
đạo đức, ý thức học tập cũng như là việc phòng chống các tệ nạn xã hội. Muốn 
có sự phối hợp này rất cần sự nhận thức một cách đầy đủ trách nhiệm của chính 
bản thân phụ huynh học sinh và sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ của GVCN. 
4.2. Phối hợp với Ban Giám Hiệu nhà trường. 
Mỗi tháng Ban giám hiệu tổ chức họp hội đồng sư phạm hai lần đề ra kế 
hoạch chủ nhiệm cho GVCN của cả trường cũng như ở các khối lớp. Kế hoạch 
của Ban giám hiệu chính là “Kim chỉ nam” cho mỗi giáo viên chủ nhiệm. Đồng 
thời trong lần họp định kỳ, Ban giám hiệu cũng được nghe những phản ảnh từ 
GVCN về thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện hoặc có ý kiến đề xuất 
nào tôi trực tiếp gặp Ban giám hiệu để kịp thời điều chỉnh kế hoạch cho phù 
- 22 - 
hợp. Những khó khăn thắc mắc tôi đều xin ý kiến chỉ đạo hoặc nhận sự giúp đỡ 
từ phía Ban giám hiệu. 
4.3. Phối hợp với các Giáo viên bộ môn. 
Khác với cấp tiểu học, ở bậc THCS các em được học rất nhiều môn, mà 
mỗi môn học là một giáo viên phụ trách. Do đó kết quả học tập cũng như từng 
hành vi cử chỉ thái độ của các em, GVCN khi mà tự mình nắm bắt, rất cần sự 
phối hợp, hỗ trợ của với các giáo viên bộ môn. Đây là một hoạt động liên tục, 
thường xuyên gắn bó thống nhất giữa dạy học và giáo dục. Bản thân người giáo 
viên giảng dạy trên lớp cũng là người giáo dục tốt nhất. Để sự phối hợp này 
được nhịp nhàng đồng bộ tôi đã làm các công việc sau: 
 - Thường xuyên thông báo trao đổi với giáo viên bộ môn về tình hình học tập 
của lớp, cũng như của từng học sinh, để giáo viên nắm bắt được khả năng trình 
độ của các em mà có phương pháp giảng dạy thích hợp. Tôi còn đề nghị giáo 
viên bộ môn có kế hoạch phụ đạo thêm những em yếu kém giúp các em lấy lại 
căn bản. Tôi xin phép giáo viên bộ môn được dự giờ thăm lớp mình để biết được 
thực lực từng môn của các em như thế nào, từ đó đề ra biện pháp giúp đỡ phù 
hợp. Còn với những tiết học chính khóa giáo viên bộ môn cần thường xuyên 
kiểm tra bài vở, gọi các em phát biểu ý kiến. Những câu trả lời đúng giáo viên 
tuyên dương hoặc là cộng điểm để các em có hứng thú trong học tập và không 
còn phải sợ bị gọi đến tên. 
- Đối với lớp tôi đề nghị các em mạnh dạn đóng góp ý kiến, nên những trở ngại 
trong các bộ môn học trong các môn học đối với giáo viên bộ môn. Các em 
không nên tự ti giấu dốt, có vấn đề gì chưa rõ cứ nhờ giáo viên bộ môn giúp đỡ. 
Tôi luôn tạo mối quan hệ gần gũi giữa học sinh với giáo viên bộ môn bằng cách: 
khuyên các em phải biết kính trọng, quan tâm đến hoàn cảnh các thầy cô. 
- Tôi thường xuyên kiểm tra sổ đầu bài của lớp rồi trao đổi cùng giáo viên bộ 
môn về những nhận xét các tiết học. Tôi đề nghị giáo viên bộ môn ghi thật cụ 
thể đúng người đúng tội để tránh tình trạng chung chung. 
- Nhằm nắm bắt kịp thời tình hình học của các em tôi thường xuyên xem và theo 
dõi sổ điểm của giáo viên bộ môn để xem qua điểm số của các bài kiểm tra 15 
- 23 - 
phút và 45 phút. Với cách làm này tôi sẽ nắm bắt được kết quả học tập của từng 
em và thông báo về gia đình để gia đình cùng nhà trường có biện pháp giáo dục 
tích cực. Theo tôi nghĩ không nên để các em mất căn bản mà phải điều chỉnh kịp 
thời đúng lúc bởi thông thường khi đã mất gốc môn nào rồi thì các em sẽ chán 
học môn đó thậm chí không có cảm tình ngay với giáo viên phụ trách bộ môn 
đó. 
4.4. Phối hợp với Đội TNTP HCM. 
Ngoài việc các em học tập kiến thức văn hóa thì việc các em tham gia các 
hoạt động của Đội là điều tất nhiên. Thông qua những hoạt động của Đội, các 
em sẽ được rèn luyện thêm nhiều phẩm chất của người học sinh cần có như là: 
tình đoàn kết, lòng nhân ái, tinh thần cầu tiến, phối hợp với Đội thiếu niên 
tiền phong là giáo viên chủ nhiệm, hiểu biết về hoạt động Đội của các em, luôn 
động viên nhắc nhở uốn nắn các em trong các hoạt động của Đội. 
Không chỉ thế, Đội còn có biểu điểm thi đua hàng tuần giữa các lớp. Tôi 
luôn nắm chắc biểu điểm này để làm cơ sở đưa ra biểu điểm thi đua cho phù hợp 
với trách nhiệm của mình. Trong biểu điểm thi đua có mức độ khen thưởng và kỉ 
luật. Để làm tốt được điều này cần có sự kết hợp theo dõi của các tổ trưởng, lớp 
trưởng, lớp phó, căn cứ vào sổ đầu bài. Mỗi tuần tổng kết một lần, tuần nào đạt 
điểm xuất sắc và được tặng cờ tôi đều khen ngợi các em đã khích lệ tinh thần 
của các em rất lớn. Đồng thời, tôi luôn dành những lời khen tặng học sinh khi 
tốt, phê bình học sinh vi phạm tùy theo mức độ nặng nhẹ từ khiển trách trước 
lớp đến làm bản kiểm điểm, cảnh cáo dưới cờ. Tất cả các việc làm này tôi đều 
kết hợp với Đội trong giờ sinh hoạt dưới cờ hàng tuần nhằm tạo sự thống nhất 
đồng bộ tránh sự rắc rối không đáng có. 
KẾT QUẢ THỰC HIỆN 
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với sự quan tâm của Ban giám 
hiệu, của tổ chức Đội, và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự cộng 
tác nhịp nhàng ăn ý của phụ huynh học sinh. Tôi đã đạt được kết quả khả quan 
học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ học tập 
đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng 
- 24 - 
tiến bộ. Đặc biệt sau học kì I lớp 8A3 được sự tin tưởng thương yêu của tất cả 
các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy. Riêng bản thân tôi 
được phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu. 
Kết quả HKI đạt được như sau: 
 Học lực: 
Giỏi Khá Trung bình Yếu 
Kém 
31 
66,6 
% 
13 
28,8 
% 
1 
2,2 
% 
0 0% 0 0% 
 Hạnh kiểm 
Tốt Khá Trung bình Yếu 
45 100 % 0 % 0 0% 0 0% 
Các phong trào khác: 
 Dự thi tập san chào mừng ngày 20/11 đạt giải I. 
 Thi lớp học kiểu mẫu đạt giải 1 
 Đạt nhiều giải cao trong Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường. 
Phần 3. Kết luận và khuyến nghị 
Qua quá trình làm công tác chủ nhiệm, với những thành quả đã đạt được 
cho tôi ngày hôm nay. Tôi rút ra được các kinh nghiệm sau: 
Giáo viên chủ nhiệm cần có lòng nhiệt tình tính chịu khó, năng động sáng 
tạo nhất là thực sự yêu mến quan tâm đến học sinh như chính con em mình. Nói 
đi đôi với làm, tránh nói mà không làm khiến các em mất lòng tin ở cô. 
Người giáo viên cần phải nắm và am hiểu sự phát triển tâm sinh lí của học 
sinh trung học cơ sở đặc biệt la học sinh lớp mình chủ nhiệm để để có biện pháp 
giáo dục. Mỗi con người đều có hoàn cảnh, có tâm sự, có tình cảm, tính tình 
- 25 - 
khác nhau cho nên việc am hiểu các em và tìm biện pháp giáo dục thích hợp quả 
là không đơn giản. Nó vốn đã khó với một giáo viên lại càng khó hơn đối với 
một giáo viên chủ nhiệm. 
 Người giáo viên phải thực sự mẫu mực, phải là tấm gương sáng toàn vẹn 
từ nhận thức đến hành động thực tiễn, từ lời nói cử chỉ điệu bộ đến thái độ ứng 
xử hằng ngày đây là cách giáo dục dùng nhân cách tác động đến nhân cách. 
Giáo viên chủ nhiệm cần phải có lí tưởng nghề nghiệp đúng đắn, phải thực sự 
am hiểu nắm bắt sâu sát, chủ trương đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước 
trong thời kì đổi mới. Chính lí tưởng và lòng yêu nghề mến trẻ sẽ là nghị lực 
niềm tin để người giáo viên vững bước trong sự nghiệp giáo dục mà mình đã 
theo đuổi. 
Giáo viên cần phải không ngừng học tập, trau dồi chuyên môn, phải có 
tay nghề cao. Đây chính là yếu tố quyết định sự thành công của công tác chủ 
nhiệm. 
Tóm lại, để làm tốt công tác chủ nhiệm, đòi hỏi người giáo viên chủ 
nhiệm không chỉ phải là một giáo viên dạy tốt môn học văn hoá, phải quan tâm 
đến chất lượng hai mặt giáo dục là học lực và hạnh kiểm của học sinh mà còn 
phải quan tâm đến sự phát triển ở học sinh về các giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thể 
chất,Do vậy, theo tôi, hai yếu tố cốt lõi không thể thiếu đối là người giáo viên 
chủ nhiệm lớp đó là “cái tài” của một nhà tâm lí và “cái tâm” của một nhà giáo 
dục. Khi kết hợp nhuần nhuyễn, hoà quyện hai yếu tố này thì người giáo viên 
nói chung, người giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng đã có thể làm tốt trách 
nhiệm của mình trong thời đại mới ngày nay và hơn thế làm thăng hoa nhân 
cách của mình trong lòng bao thế hệ đồng nghiệp và học trò yêu dấu. 
Giáo dục là cả một quá trình rất cần sự nỗ lực và kiên trì của mỗi giáo 
viên cần biết lựa chọn và kết hợp sử dụng các phương pháp phù hợp với từng 
đối tượng học sinh. Bằng lòng yêu nghề mến trẻ, bằng sự vị tha, bao dung, độ 
lượng, chắc chắn giáo viên chủ nhiệm sẽ thành công trong công tác giáo dục 
học sinh lớp mình phụ trách. Nói cách khác nhà giáo là một con người trí tuệ, 
đức độ giàu lòng nhân ái khoan dung có vai trò như là người cha, người mẹ 
- 26 - 
đúng như câu nói: “Cha mẹ cho hình hài vóc dáng còn thầy cô cho các em kiến 
thức, nhân nghĩa để các em có thể vững bước trên con đường đời đầy chông gai 
thử thách”. 
Do đó, để làm tốt hơn nữa công tác chủ nhiệm tôi xin có một số kiến nghị 
và đề xuất với nhà trường cũng như phòng Giáo dục như sau: 
- Tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh thực hiện 
các hoạt động giáo dục. 
- Tổ chức thêm các buổi chuyên đề, các buổi gặp mặt để GVCN có cơ hội 
được giao lưu và học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp. 
- Tổ chức thêm các hội thi để GVCN có cơ hội cọ sát và tích lũy thêm kinh 
nghiệm trong công tác chủ nhiệm. 
Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, các tổ chuyên môn, hội 
đồng sư phạm nhà trường. Và đặc biệt là các thầy cô đã từng làm công tác chủ 
nhiệm lớp để cho đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn! 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_lop.pdf