Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con

của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Tuy nhiên, phụ huynh bảo bọc con

mình quá kỹ, khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả

năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì

thế nhà trường và gia đình cần phải tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0

đến 6 tuổi phù hợp để trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ bậc học mầm non.

Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé “điểm khởi đầu”

của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống

cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước

đầu tiên vào đời, đang từng bước “ học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được

hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều

khoa học chứng minh rằng: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là

chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.”

Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rễ

ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ

năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy

cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm

kiếm sự giúp đỡ của người lớn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang minhkhanh 03/01/2022 8400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 – 4 tuổi ở trường mầm non
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
1/25 
UBND QUẬN HOÀN KIẾM 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ 
MẪU GIÁO BÉ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo 
Năm học 2017 - 2018 
MÃ SKKN 
 UBND QUẬN HOÀN KIẾM 
TRƯỜNG MẦM NON HỌA MI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRẺ MẪU 
GIÁO BÉ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 
 Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo 
 Cấp học: Mầm non 
 Họ và tên: LÊ THỊ HÀ 
 Chức vụ: Giáo viên 
 ĐT: 0986460614 
 Email: 
 Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Họa Mi 
 Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội 
Hoàn Kiếm, tháng 4 năm 2018 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
2/25 
MỤC LỤC: 
PHẦN I: Đặt vấn đề..3 
PHẦN II: Giải quyết vấn đề.4 
1. Những nội dung lý luận4 
2. Thực trạng vấn đề ......................5 
3. Các biện pháp đã tiến hành..7 
3.1. Biện pháp 1...8 
3.2. Biện pháp 2 .10 
3.3. Biện pháp 3 .16 
3.4. Biện pháp 4 20 
3.5. Biện pháp 5.21 
4. Hiệu quả SKKN 21 
PHẦN III: Kết luận...................................23 
Tài liệu tham khảo.25 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
3/25 
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
 Cha mẹ nào cũng luôn mong muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con 
của mình từ miếng ăn cho đến giấc ngủ. Tuy nhiên, phụ huynh bảo bọc con 
mình quá kỹ, khiến bé không thích nghi được với môi trường xung quanh, khả 
năng tự lập thấp và dẫn đến những sai lệch trong nhận thức lẫn hành động. Vì 
thế nhà trường và gia đình cần phải tìm ra những phương pháp nuôi dạy trẻ từ 0 
đến 6 tuổi phù hợp để trẻ rèn luyện tính tự lập ngay từ bậc học mầm non. 
 Đối với trẻ mầm non, mà đặc biệt là lứa tuổi mẫu giáo bé “điểm khởi đầu” 
của quá trình hình thành nhân cách con người thì việc giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ là quan trọng và rất cần thiết. Bởi trẻ đang chập chững bước những bước 
đầu tiên vào đời, đang từng bước “ học làm người”. Nếu các kỹ năng sớm được 
hình thành thì trẻ sẽ có nhân cách phát triển toàn diện và bền vững. Có nhiều 
khoa học chứng minh rằng: “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ từ lúc đầu đời là 
chìa khoá thành công cho tương lai của mỗi đứa trẻ.” 
 Tuy nhiên hiện nay vẫn có nhiều giáo viên, phụ huynh chưa nhận thức rễ 
ràng về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có rất nhiều trẻ thiếu kỹ 
năng sống: Trẻ sống thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy 
cấp, không biết cách tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân trước nguy hiểm, luôn tìm 
kiếm sự giúp đỡ của người lớn. 
 Từ thực tế trên, từ đó trăn trở suy nghĩ nếu chúng ta làm tốt việc giáo dục 
kỹ năng sống cho trẻ chính là giúp trẻ trở thành con người mới, năng động, sáng 
tạo. Giúp trẻ có được những kinh nghiệm trong cuộc sống, biết được những điều 
nên làm và không nên làm; Giúp trẻ tự tin, chủ động và biết cách ứng xử trong 
cuộc sống, khơi gợi khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Đặt nền tảng để trẻ trở 
thành người có trách nhiệm và có tự chủ trong cuộc sống của bản thân mình. Do 
nhận thấy hoạt động này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nên tôi đó cố gắng để 
tìm biện pháp khắc phục thực trạng trên. Tôi xin mạnh dạn trao đổi cùng các bạn 
đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà tôi cho là tâm đắc với đề tài “ Một số biện 
pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi ở trường mầm 
non ” 
* Mục đích của đề tài 
 - Đánh giá thực trạng kỹ năng sống của trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. 
 - Đề xuất một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 
 3- 4 tuổi. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
4/25 
* Đối tượng nghiên cứu : 
- Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi. 
- Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức tổ chức sinh động, hấp dẫn 
nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
*Đối tượng khảo sát thực nghiệm : 
- Lớp mẫu giáo bé C2. 
* Phương pháp nghiên cứu : 
Đề tài này được thực hiện với một số phương pháp sau: 
-Phương pháp khảo sát, phuơng pháp lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ, phuơng pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua các giờ hoạt động 
chung, phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, phương 
pháp lấy cô giáo làm tấm guơng cho trẻ noi theo, phương pháp phối kết hợp với 
phụ huynh. 
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ (NỘI DUNG GIẢI PHÁP, CẢI 
TIẾN) 
1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu 
tổng kết kinh nghiệm (các văn bản pháp quy, quy chế, định hướng, hướng 
dẫn) : 
 Khi xây dựng một toà nhà cao tầng thì việc xử lý nền móng là hết sức 
quan trọng. Mà nền móng ngôi nhà lại là phần nằm sâu trong lòng đất, người ta 
chỉ nhìn thấy những tầng cao ở trên. Chỉ có người xây dựng, người có chuyên 
môn mới thấy tầm quan trọng, giá trị đích thực của nền móng đó. Bậc học mầm 
non , nhất là lứa tuổi mẫu giáo bé cũng được coi như nền móng của “ngôi nhà 
nhân cách trẻ” “ Ngôi nhà nhân cách ” ấy sẽ không phát triển bền vững nếu 
không được giáo dục kỹ năng sống. Do vậy cần phải có một số giải pháp thích 
hợp để nâng cao hiệu quả trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
 Những nghiên cứu gần đây về trẻ cho thấy rằng khả năng giao tiếp với mọi 
người, khả năng tự kiểm soát, thể hiện cảm giác của mình, biết cách ứng xử phù 
hợp với yêu cầu, biết giải quyết vấn đề cơ bản một cách tự lập có những ảnh 
hưởng rất quan trọng đối với kết quả học tập của trẻ tại trường. 
 Trên thực tế, nếu trẻ được giáo dục tốt về các kỹ năng như: tính tự tin, sự 
hợp tác, tính tự lập, khả năng thấu hiểu và giao tiếp trong cuộc sống, điều này sẽ 
giúp trẻ xử lý tốt các tình huống khi không có người lớn bên cạnh, tránh được 
nhiều rủi ro đáng tiếc. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
5/25 
 Học để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện nay của 
giáo dục. Xu hướng giá ... Qua đó giáo 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
18/25 
dục trẻ phải biết quan tâm, chia sẻ, yêu mến bạn bè và người thân, muốn đi chơi 
phải xin phép. Bên cạnh đó, qua góc chơi phân vai mẹ con, trẻ học được các kỹ 
năng như: Kỹ năng giao tiếp ( giao tiếp giữa mẹ với con, trẻ biết nói nựng con, 
dặn dò con), kỹ năng chăm sóc (biết lấy nước cho con uống, xúc bột cho con 
ăn), kỹ năng hợp tác ( trẻ học được cách chơi trong nhóm như biết trò chuyện 
chia sẻ với bạn bên cạnh. Sau khi chơi xong trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi 
quy định. 
Bé chơi ở góc phân vai bác sĩ 
c. Giáo dục trẻ kỹ năng sống thông qua hoạt động ngoài trời: 
- Lí luận : trong chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ tại trường thì hoạt động 
ngoài trời đóng một vai trò quan trọng. Hoạt động này là cơ hội cho trẻ trải 
nghiệm vể thế giới bên ngoài, trẻ được giao lưu với cô, với bạn, được học hỏi, 
hình thành những kỹ năng sống cần thiết . 
 - Cách làm: 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
19/25 
+ Khi tổ chức cho trẻ hoạt động giao lưu, tôi thường cho trẻ giao lưu với 
bạn theo nhiều hình thức khác nhau : 
Ví dụ giao lưu giữa các tổ trong lớp , giao lưu giữa nhóm bạn trai và 
nhóm bạn gái dưới hình thức hát hoặc đọc thơ theo chủ đề, hoặc giao lưu các trò 
chơi như : kéo co, mèo đuổi chuột. 
+ Khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời với giờ hoạt động lao động, tôi 
cho trẻ tưới cây, nhặt lá rụng, bỏ rác vào thùng. Tôi hỏi trẻ “ con tưới cây, nhổ 
cỏ để làm gì? sao lại phải nhặt rác cho vào thùng rác? ở nhà con cũng trồng cây 
thì các con phải làm gì để cây phát triển tốt? “Qua đó dạy trẻ thực hiện một số 
quy định ở lớp, ở gia đình và nơi công cộng: biết vâng lời ông bà, bố mẹ, ăn 
bánh kẹo phải bỏ vỏ vào thùng rác, biết yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, biết chăm 
sóc cây xanh, tuới nước, nhổ cỏ cho cây. 
 Bé tưới nước cho cây 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
20/25 
 Bé nhặt rác bỏ vào thùng 
* Kết quả: thông qua việc giỏo dục kỹ năng sống cho trẻ trong các giờ 
hoạt động ngoài trời, tôi thấy trẻ lớp tôi rất mạnh dạn,tự tin, luôn thích chia 
sẻ, giao lưu cùng bạn. Trẻ thực hiện tốt các quy định của trường lớp : nhặt 
rác bỏ vào thùng, không dẫm chân lên hoa, thảm cỏ, khi chơi đồ chơi ngoài 
trời biết nhường nhịn, chia sẻ với bạn. 
3.4. Biện pháp 4 : Cô luôn là tấm gương để cho trẻ noi theo 
Ở lứa tuổi của trẻ, trẻ luôn thích được cô yêu thương, gần gũi, mọi hành vi 
của cô đều được trẻ chú ý. Vì vậy, cô phải luôn là tấm gương cho trẻ soi. Trẻ 3-4 
là lưa tuổi đang học bắt chước , nhất là những hành vi, hành động của cô. Nên, 
trước hết cô giáo phải là tấm gương mẫu mực trong lời ăn tiếng nói, trong các cử 
chỉ, hành động của mình, trong cách giải quyết vấn đề, luôn yêu thương, tôn 
trọng, đối xử công bằng với trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ. 
 Ý thức được điều đó nên tôi luôn chú ý đến cách đi đứng, lời nói, hành 
vi, cử chỉ của mình. Giao tiếp với trẻ luôn nhẹ nhàng, xưng hô cô và con. Giờ 
đón trả trẻ luôn ân cần với trẻ, khiêm tốn lịch sự trong giao tiếp với phụ huynh. 
 Phải giữ đúng lời hứa với trẻ nếu tôi đã hứa, nếu trẻ có hành vi, lời nói 
không hay, tôi nhẹ nhàng góp ý và khuyến khích trẻ tránh sai phạm lần sau. Trẻ 
rất thích cô giáo trẻ trung, xinh tươi vì thế tôi luôn chú ý đến cách ăn mặc sao 
cho đẹp và lịc sự, phù hợp với môi trường sư phạm. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
21/25 
 Đây là những yêu cầu rất cao và đòi hỏi mỗi cô giáo cũng luôn phải tự rèn 
luyện mình để công tác giáo dục trẻ hiệu quả hơn. Cô giáo thực sự là tấm gương 
sáng cho trẻ noi theo. 
3.5. Biện pháp 5: Luôn trao đổi, phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục 
kĩ năng sống cho trẻ. 
 Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã trao đổi với với cha mẹ trẻ về 
mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Phổ 
biến những nội dung có liên quan đến giáo dục kỹ năng sống, những kiến thức, 
kỹ năng trẻ cần để cha mẹ học sinh phối hợp cùng giáo viên rèn luyện trẻ ở gia 
đình. 
 Phụ huynh cần dạy trẻ những nguyên tắc cơ bản của kỹ năng sống là rèn 
luyện dần cho trẻ tính tự giác tích cực. Nên cho trẻ thường xuyên tham gia vào 
những công việc phù hợp với lứa tuổi giúp trẻ phát huy tinh thần trách nhiệm và 
sự thân thiện với mọi người xung quanh, để trẻ giúp mình những công việc vừa 
sức như lấy nước cho mẹ khi mẹ mệt, lấy tăm cho ông bà sau khi ăn. Điều này 
giúp trẻ có ý thức trách nhiệm biết quan tâm chia sẻ, giúp đỡ cha mẹ ngay từ 
nhỏ. 
Cha mẹ cũng phải chú ý đến những hành vi, lời nói, cử chỉ đối với bạn bè 
và họ hàng là một cách hiệu quả để dạy trẻ biết thế nào là sống tốt với 
mọi người. 
 4. Hiệu quả SKKN : 
 Sau khi áp dụng các biện pháp trên, kết quả giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ lớp tôi có những chuyển biến rõ rệt. Tôi tiến hành khảo sát trên trẻ, kết quả 
khảo sát lần 2 thu được như sau: 
Sau một thời gian áp dụng và thực hiện các biện pháp trên vào quá trình 
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ MGB 3-4 tuổi. Qua thời gian nghiên cứu, khảo sát 
thực trạng và đề ra những biện pháp thực hiện, tôi đã đạt kết quả. Đó là sự nỗ 
lực cố gắng của bản thân tôi. Bên cạnh đó tôi luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao 
của ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp đỡ tạo điều kiện 
thuận lợi về cơ sở vật chất, tinh thần, động viên cô và trò sớm hoàn thành nhiệm 
vụ. Tôi đã thu được một số kết quả đáng mừng sau: 
- Trẻ lớp tôi đều khỏe mạnh, sạch sẽ, mạnh dạn, hồn nhiên, có ý thức học 
tập tốt, biết lao động tự phục vụ bản thân, có thói quen vệ sinh ở mọi lúc, mọi 
nơi. Nắm chắc kiến thức yêu cầu từng độ tuổi đề ra. 
- Tự tin, tự lập, chủ động, sáng tạo trong các hoạt động 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
22/25 
- Trẻ ngoan ngoãn, biết vâng lời ông bà, bố mẹ và người lớn tuổi. 
- Trẻ biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình với mọi người, biết 
mình đang học lớp nào, thích cái gì và địa chỉ nhà mình ở đâu. 
- Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Biết cảm ơn khi nhận được 
sự giúp đỡ từ người khác, khi được người khác tặng quà. Biết nói lời xin lỗi khi 
làm điều sai trái. Biết lắng nghe, chia sẻ, yêu quý, giúp đỡ ông bà, bố mẹ, bạn 
bè, cô giáo và những người xung quanh. 
- Trẻ biết hợp tác, chơi với bạn, biết liên kết với các bạn khác trong lớp, 
biết chia sẻ, chăm sóc, lắng nghe, trình bày và diễn đạt ý trong nhóm bạn. 
- Trẻ biết nhận xét, đánh giá các ưu khuyết điểm của bản thân mình và 
của bạn. 
- Nhận biết những hoàn cảnh không an toàn và cách giữ an toàn cho mình 
và nơi công cộng ( trong sân trường, ngoài đường, trong công viên, khi gặp 
người lạ) 
Bảng tổng hợp kết quả so sánh chất lượng kĩ năng sống của trẻ 
 Kết quả khảo sát trên cho thấy, % trẻ có kỹ năng sống ở mức đạt tăng lên 
nhanh. Trẻ đó có được những kỹ năng tương đối bền vững. Đáng mừng là % trẻ 
ở mức chưa đạt giảm xuống. Kết quả này đó chứng minh ưu điểm của việc thực 
hiện có hiệu quả các biện pháp trên. Trẻ lớp tôi có được những kỹ năng sống cơ 
bản, cần thiết của lứa tuổi này. Đồng thời cũng lĩnh hội được những kỹ năng kỹ 
xảo, thói quen hành vi, nếp sống văn hoá, làm nền tảng cho việc phát triển nhân 
Trẻ 
lớp 
MGB- 
C3 
 Kỹnăng 
vận động 
 Kỹnăng 
nhận thức 
 Kỹnăng 
giao tiếp và 
phát triển 
ngụn ngữ 
Kỹ năng thể 
hiện tỡnh 
cảm và kỹ 
năng xó hội 
 Kỹnăng 
thẩm mĩ 
Đầu 
năm 
Đ CĐ 
Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ Đ CĐ 
15 
43% 
20 
57% 
14 
40% 
21 
60% 
15 
43% 
20 
57% 
13 
37% 
22 
63% 
12 
34% 
23 
66% 
Cuối 
năm 
33 
94% 
2 
5,7% 
33 
94 % 
2 
5,7% 
33 
83% 
2 
5,7% 
33 
94% 
2 
5,7% 
32 
92% 
3 
8,5% 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
23/25 
cách trẻ toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng với mọi biến động của xã 
hội, biết tự khẳng định mình trong xã hội. Góp phần làm cho xã hội ngày càng 
phát triển vững mạnh. 
 Về phía phụ huynh, sự chuyển biến tích cực từ phía trẻ đã làm cho phụ 
huynh cảm thấy vui mừng, phấn khởi, tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà 
trường. Các bậc phụ huynh đã có thói quen phối hợp với giáo viên, tích cực 
tham ra các hoạt động giáo dục trẻ ở nhà trường. 
 Bản thân, qua việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tôi 
cũng có điều kiện để rèn luyện các kỹ năng sống của mình, có một số kinh 
nghiệm và tự tin hơn khi tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ trong đó có hoạt 
động giáo dục kỹ năng sống. 
 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Để giáo dục trẻ có kỹ năng sống tốt thì: 
- Giáo viên cần nắm vững khái niệm, mục đích, nội dung và phương pháp 
rèn kỹ năng sống cho trẻ. Tự học và xây dựng kế hoạch cá nhân, kế hoạch rèn 
kỹ năng sống cho trẻ cụ thể, rõ ràng, phù hợp tình hình thực tế trẻ trong lớp. 
Luôn tự giác trong công việc và tâm huyết với việc rèn kỹ năng sống cho trẻ. 
- Giáo viên phải nắm vững tâm sinh lý trẻ, biết tính cách, sở thích của 
từng trẻ để sử dụng những biện pháp rèn kỹ năng sống phù hợp. Người giáo 
viên phải nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, thực sự yêu trẻ như yêu con mình, luôn 
tìm tòi sáng tạo những phương pháp mới để giáo dục trẻ đạt hiệu quả. 
- Giáo viên phải linh hoạt trong quá trình tổ chức các hoạt động, phát hiện 
nhanh các tình huống biết tạo các tình huống, tận dụng các tình huống xảy ra 
trong cuộc sống hàng ngày và biết cách xử lý để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 
- Giáo viên bao quát trẻ mọi lúc, mọi nơi, luôn nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng khi 
trẻ làm điều sai, động viên khen ngợi trẻ khi trẻ làm tốt. 
- Giáo viên phải gương mẫu trong lời nói, cử chỉ, hành động. Đi đứng nhẹ 
nhàng, ứng xử văn minh lịch sự, là tấm gương cho trẻ noi theo. 
- Giữa nhà trường và gia đình phải có sự kết hợp chặt chẽ, thường xuyên 
trao đổi với phụ huynh về kết quả của trẻ để đề ra các biện pháp giáo dục trẻ 
hợp lý. 
 Nhờ việc rèn kỹ năng sống cho trẻ mà những kỹ năng còn thiếu hụt của 
trẻ được bổ sung, được rèn dũa rất nhiều. Trẻ mạnh dạn, tự tin hơn, biết quan 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
24/25 
tâm, giúp đỡ mọi người. Đồng thời tạo tâm thế sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp 
một. Qua đề tài này tôi muốn khẳng định: Việc rèn kỹ năng sống cho trẻ trong 
trường mầm non là việc rất cần thiết và quan trọng. 
- Qua kết quả đó đạt được ở trên tôi thấy rằng để giáo dục kỹ năng sống 
cho trẻ đạt kết quả tốt giáo viên cần : 
- Lắng nghe ý kiến của trẻ không gò bó ép đặt trẻ. Cô luôn là người chỉ 
dẫn, chuyền cho trẻ những kinh nghiệm sống đó được đúc kết từ lâu. 
- Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở 
trẻ. Khai thác tiểm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm 
thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Luôn tạo cho trẻ cơ hội để 
trẻ được thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người. 
- Cần thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục phát huy tính tích 
cực ở trẻ, giúp trẻ hứng thú chủ động khám phá, biết vận dụng vốn kiến thức, kỹ 
năng vào việc giải quyết các tình huống khác nhau . 
- Để giáo dục trẻ kỹ năng, cô giáo cần đưa ra các tình huống cụ thể để trẻ 
trải nghiệm chứ không nên lý thuyết dập khuôn hoặc chỉ “cấm đoán” như : 
“Con không được làm như thế này” sẽ khiến trẻ mất đi khả năng tự phán đoán 
và tự đưa ra quyết định giải quyết . 
- Tuyên truyền với các bậc phụ huynh để cùng tham gia giáo dục trẻ . 
2. Kiến nghị và đề xuất: 
Để trẻ có được các kĩ năng sống hoàn thiện, rất mong muốn lãnh đạo cấp 
trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tổ chức nhiều buổi chuyên đề tập huấn 
nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non để giáo viên học tập, trao đổi, 
học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. 
Bản thân giáo viên chúng tôi sẽ luôn cố gắng và cố gắng hơn nữa trong công tác 
giáo dục kĩ năng sống cho trẻ để trẻ phát triển toàn diện về nhân cách. Cô giáo 
phải không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng chuyên môn, trau dồi học hỏi kinh 
nghiệm với bạn bè đồng nghiệp để cùng đưa ra các biện pháp thiết thực, hiệu 
quả nhất trong việc giáo dục kĩ năng sống cho trẻ. 
 - Để hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này, mặc dù được sự quan tâm 
giúp đỡ của các chị em đồng nghiệp và đặc biệt của chị em giáo viên đồng chủ 
nhiệm lớp. Nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được sự ủng hộ và 
đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo cấp trên và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến 
ngày càng tốt hơn, để giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn về chuyên môn, góp 
phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 
Một số biện pháp giáo dục kĩ năng sống cho trẻ mẫu giáo bé 3-4 tuổi ở trường Mầm non 
25/25 
 Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi nhằm giáo dục kỹ năng sống cho 
trẻ MGB 3-4 tuổi, những kinh nghiệm này đã được tôi áp dụng vào giáo dục trẻ 
ở lớp mình và đạt được một số kết quả đáng mừng. Bản thân tôi đã chia sẻ kinh 
nghiệm này với đồng nghiệp trong trường và được ủng hộ cao. Rất mong được 
sự góp ý của các cấp lãnh đạo để sáng kiến của tôi có chất lượng và phong phú 
hơn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Hà Nội, ngày 5 tháng 04 năm 2018 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lê Thu Hương : Tổ chức hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm 
non theo hướng tích hợp.Nhà XBGD 2008 Đỗ Huyền. 
2. Lê Thu Hương: Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm 
non theo hướng tích hợp . Nhà XBGD năm 2008 
3. Lê Thu Hương: Tổ chức hoạt động giáo dục tình cảm xã hội cho trẻ 
mầm non. Nhà XBGD năm 2008. 
4. Lê Thu Hương : Tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non theo 
hướng tích hợp. Nhà XBGD năm 2008. 
5. Nguyễn Như Mai, Đinh Kim Thoa, Nguyễn Ánh Tuyết: Tâm lí học trẻ 
em lứa tuổi mầm non ( từ lọt lòng đến 6 tuổi ).Nhà XBGD năm 1994. 
6. Nguyễn Hoàng Yến , Nguyễn Ánh Tuyết : Những điều cần biết về sự 
phát triển của trẻ thơ . Nhà xuất bản sự thật năm 1992 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giao_duc_ki_nang_song.pdf