Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở

Như chúng ta đã biết về việc giáo dục âm nhạc cho học sinh ở các bậc

học là bộ môn mới mẻ, hơn nữa thị hiếu thưởng thức âm nhạc của xã hội cũng

mới có sự phát triển trong những năm gần đây, chính vì thế, dạy và học âm nhạc

ở các trường phổ thông là một vấn đề quan trọng và cấp 3/31/2016thiết, trong đó

vấn đề dạy học hát cho các em là một phân môn có tính thu hút cao, tạo sự hưng

phấn, phấn khởi để học tập các môn khác.

Vấn đề quan trọng là người giáo viên xây dựng bài hát và phần đệm hát

cho các em làm sao gây được sự hứng thú, yêu thích những bài hát được học.

Trong thực tế đã có rất nhiều thử nghiệm cho thấy giữa hai phương pháp dạy

học hát không sử dụng nhạc cụ và có sử dụng nhạc cụ thì số các em thích thú khi

học hát có nhạc đệm rất cao, qua đó đã cho thấy tầm quan trọng của việc đệm

hát trong quá trình dạy học âm nhạc là cực kỳ quan trọng.

Một trong những cơ sở quan trọng đối với người giáo viên âm nhạc ở các

trường THCS đó là thực hiện nhiệm vụ dạy và học, ngoài ra cần tham gia các

phong trào văn hoá, văn nghệ, ngoại khoá của trường lớp.

Tóm lại : Qua nghiên cứu tài liệu có liên quan và quá trình dạy và học

môn âm nhạc ở trường THCS, kết hợp vốn hiểu biết kiến thức và kinh nghiệm

tích luỹ của bản thân, tôi đã tìm tòi nghiên cứu đề tài “Đặt phần đệm cho các

ca khúc trong phân môn âm nhạc THCS ”. Thông qua nghiên cứu đề tài

nhằm năng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy của bản thân, đồng thời góp thêm

phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường

THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 20 trang minhkhanh 6820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở

Sáng kiến kinh nghiệm Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
1/18
SƠ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
“ĐẶT PHẦN ĐỆM CHO CÁC CA KHÚC TRONG 
MÔN ÂM NHẠC TRUNG HỌC CƠ SỞ” 
 Môn: ÂM NHẠC 
 Cấp học: THCS 
NĂM HỌC: 2016 - 2017 
MÃ SKKN 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
2/18
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 
1- Lý do chọn đề tài 1 
2- Mục đích nghiên cứu 1 
3- Đối tượng nghiên cứu 2 
4- Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2 
5- Nhiệm vụ nghiên cứu 2 
6- Phương pháp nghiên cứu 2 
7- Thời gian nghiên cứu 3 
Phần thứ hai: NỘI DUNG 4 
Chương I: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI 4 
Chương II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 4 
I. Xây dựng các phương pháp cơ bản và vận dụng các phương 
pháp đó vào thực tế 
4 
1. Lựa chọn tiết tấu 5 
2. Lựa chọn âm sắc . 7 
II. Xây dựng phần đệm cơ bản cho một số ca khúc tiêu biểu của 
từng thể loại 
8 
1. Giới thiệu chung về phần đệm các bài hát THCS 8 
2. Xây dựng phần đệm với từng thể loại 9 
III. Một số giải pháp cho việc xây dựng phần đệm các ca khúc 
THCS 
16 
Phần thứ ba: KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ 17 
I. Kết luận 17 
II. Khuyến nghị 18 
Tài liệu nghiên cứu 19 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
3/18
Phần thứ nhất : ĐẶT VẤN ĐỀ 
1. Lý do chọn đề tài: 
 Như chúng ta đã biết về việc giáo dục âm nhạc cho học sinh ở các bậc 
học là bộ môn mới mẻ, hơn nữa thị hiếu thưởng thức âm nhạc của xã hội cũng 
mới có sự phát triển trong những năm gần đây, chính vì thế, dạy và học âm nhạc 
ở các trường phổ thông là một vấn đề quan trọng và cấp 3/31/2016thiết, trong đó 
vấn đề dạy học hát cho các em là một phân môn có tính thu hút cao, tạo sự hưng 
phấn, phấn khởi để học tập các môn khác. 
 Vấn đề quan trọng là người giáo viên xây dựng bài hát và phần đệm hát 
cho các em làm sao gây được sự hứng thú, yêu thích những bài hát được học. 
Trong thực tế đã có rất nhiều thử nghiệm cho thấy giữa hai phương pháp dạy 
học hát không sử dụng nhạc cụ và có sử dụng nhạc cụ thì số các em thích thú khi 
học hát có nhạc đệm rất cao, qua đó đã cho thấy tầm quan trọng của việc đệm 
hát trong quá trình dạy học âm nhạc là cực kỳ quan trọng. 
 Một trong những cơ sở quan trọng đối với người giáo viên âm nhạc ở các 
trường THCS đó là thực hiện nhiệm vụ dạy và học, ngoài ra cần tham gia các 
phong trào văn hoá, văn nghệ, ngoại khoá của trường lớp. 
 Tóm lại : Qua nghiên cứu tài liệu có liên quan và quá trình dạy và học 
môn âm nhạc ở trường THCS, kết hợp vốn hiểu biết kiến thức và kinh nghiệm 
tích luỹ của bản thân, tôi đã tìm tòi nghiên cứu đề tài “Đặt phần đệm cho các 
ca khúc trong phân môn âm nhạc THCS ”. Thông qua nghiên cứu đề tài 
nhằm năng cao chất lượng hiệu quả giảng dạy của bản thân, đồng thời góp thêm 
phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn âm nhạc ở trường 
THCS . 
2. Mục đích nghiên cứu. 
 Tôi nghiên cứu đề tài này với mục đích đưa ra những phương pháp chung 
để xây dựng phần đệm cho các ca khúc THCS, đặc biệt là tìm ra một số phương 
pháp đệm nhạc phù hợp với khả năng và thực trạng của từng địa phương. Ví dụ: 
Ở nơi vùng cao với các dân tộc ít người thì việc học hát và đệm hát phải phù hợp 
với khả năng và năng lực của học sinh. Đóng góp một phần nhỏ công sức vào 
công tác giáo dục chung của toàn xã hội tạo sự phong phú hơn về đời sống tinh 
thần của các em học sinh. 
3. Đối tượng nghiên cứu 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
4/18
Những bài hát THCS, khả năng hát và cảm thụ âm nhạc của các em học 
sinh, đặc biệt là các em học sinh vùng cao, vùng dân tộc ít người. 
 Các phương pháp đệm cơ bản cho những ca khúc THCS và việc ứng dụng 
những phương pháp đó với những thể loại như dân ca, những bài hát sử dụng 
chất liệu dân ca, những bài hát nước ngoài và những bài hát viết theo phong 
cách phương tây. 
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 
Do thời gian và điều kiện vừa tham gia giảng dạy vừa tham gia nghiên cứu 
cho nên tôi chỉ tiến hành thực hiện thực nghiệm xây dựng ở một số các ca khúc 
trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 9 với những thể loại như trên để từ cơ sở đó 
tìm ra những phương pháp chung nhất, hiệu quả, đơn giản áp dụng thực tiễn một 
cách rộng rãi. Chính vì điều kiện không cho phép, hơn nữa do trình độ nghiên 
cứu có hạn, kinh nghiệm điều tra nghiên cứu chưa sâu nên đề tài chỉ đáp ứng 
được phần nào yêu cầu đề ra, rất mong được sự ủng hộ và đóng góp ý kiến để đề 
tài thêm sinh động và đầy đủ hơn. 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Để thực hiện tốt đề tài này tôi đưa ra một số nhiệm vụ sau: 
a. Cơ sở lý luận về phương pháp đệm các ca khúc trong phân môn âm nhạc ở 
trường THCS. 
b. Thực trạng về tình hình giáo dục âm nhạc cũng như việc thực hiện xây dựng 
phần đệm cho các ca khúc trong phân môn âm nhạc ở trường THCS. 
c. Thực nghiệm xây dựng phần phương pháp đệm cho một số ca khúc ở các thể 
loại âm nhạc như: Dân ca, các bài hát nước ngoài, các bài hát sử dụng chất liệu 
âm nhạc của các dân tộc miền núi và các bài viết theo phong cách phương tây. 
d. Từ thực tế rút ra những kết luận chung về phương pháp và cách thức xây 
dựng phần đệm cho các ca khúc trong phân môn âm nhạc của trường THCS. 
6. Các phương pháp nghiên cứu 
Đề tài này tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 
+ Đọc tài liệu tham khảo. 
+ Đàm thoại, quan sát. 
+ Phương pháp phân tích. 
+ Phương pháp tổng hợp. 
 + Phương pháp phân loại hệ thống hoá kiến thức. 
6.1. Phương pháp đọc tài liệu tham khảo: Sử dụng những giáo trình về tâm lý 
học lứa tuổi, hoà thanh cơ bản, phương pháp đệm các ca khúc THCS, SGK từ 
lớp 6 đến lớp 9. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
5/18
6.2. Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức đệm và xây dựng phần đệm 
của một số giáo viên giầu kinh nghiệm, quan sát qúa trình biểu diễn và các 
chương trình văn nghệ, từ đó phát hiện ra những điểm mạnh điểm yếu trong quá 
trình ca hát của các em học sinh. 
6.3. Phương pháp ... ựa chọn tiết tấu dựa vào ca từ 
- Những bài hát có ca từ mềm mại như lời ru viết ở nhịp 2 hoặc 4 phách 
chúng ta có thể sử dụng tiết tấu Ballad. 
 - Ví dụ: Bài hát “Bàn tay mẹ” ngoài chương trình SGK cấp II của nhạc sỹ 
Bùi Đình Thảo viết ở nhịp 2/4 nội dung các từ êm ái, trìu mến thương yêu, 
chúng ta có thể sử dụng tiết tấu Ballad. 
- Những bài hát có nội dung các từ vui nhộn được viết ở nhịp 2 hoặc nhịp 
4 phách như bài “Lý dĩa bánh bò”, “Tia nắng hạt mưa” chúng ta có thể sử dụng 
những tiết tấu Country, Bossa nova, Dissco. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
9/18
 => Như vậy để lựa chọn một tiết tấu cho bài hát ta cần phụ thuộc vào 
nhiều yếu tố âm nhạc : 
 + Như số chỉ nhịp. 
 + Tính chất của bài. 
 + Ca từ của bài. 
2. Lựa chọn âm sắc . 
 Để lựa chọn âm sắc sao cho phù hợp với tình cảm và tính chất của bài hát 
chúng ta cần chu ý đến những yếu tố sau: 
+ Tính chất sắc thái. 
+ Phong cách tác phẩm. 
+ Thể loại tác phẩm. 
Trước tiên, ta cần nắm cơ bản những nhạc cụ thường dùng của từng thể loại . 
 - Với dàn nhạc giao hưởng: Flute, Violin, Oboe, Trumpet....đó là những 
nhạc cụ thường dùng. 
 - Đối với dàn nhạc nhẹ có: Ghi ta, Saxphone, Bass... 
 - Âm sắc ảo là những âm sắc không thuộc nhạc cụ nào, đây là sản phẩm 
của âm thanh điện tử như: Sunbell, Fantsia...... 
- Đối với những làn điệu dân ca, những bài hát mang âm hưởng dân ca, 
dân tộc của nước ta, ta có thể sử dụng những âm sắc sau đó căn chỉnh cho giống 
với nhạc cụ truyền thống. 
 + Tiếng Flute, Picolo - giả tiếng sáo. 
 + Tiếng Hatback, Bett, Sitar, Dulicimer- giả tiếng đàn tranh. 
 + Tiếng Koto- giả tiếng đàn nguyệt. 
 + Tiếng Banjo- giả tiêng đàn tình tẩu dân tộc tày. 
 + Tiếng Xilophone, Mariba, Kalimba- giả tiếng đàn đá , đàn Tơrưng của Tây 
Nguyên. 
 + Tiếng Pic bass, Finger bass- giả tiêng đàn bầu. 
 + Tiếng Mel, Carinet, Oboe- giả tiếng sáo H’mông. 
 - Đối với nhũng bài hát theo phong cách âm nhạc phương tây chúng ta có 
thể sử dụng những âm sắc tươi sáng như: Sunbell, Fantia. 
 - Đối với những bài hát mang tính chất hành khúc chúng ta sử dụng 
những âm sắc khoẻ khoắn như: Trumpet, Acordion, Brass.... 
- Đối với những bài hát mang tính chất ngộ nghĩnh tinh nghịch chúng ta 
có thể lựa chọn âm sắc: Muted, Trumpet, Harmonica, Paraglide, Portatone. 
 Như vậy, để lựa chọn được âm sắc cho phù hợp với từng bài hát phải dựa vào 
những yếu tố: 
 + Tính chất của bài. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
10/18
 + Sắc thái bài hát. 
 + Chất liệu chính của bài. 
II. Xây dựng phần đệm cơ bản cho một số ca khúc tiêu biểu của từng thể 
loại: 
1. Giới thiệu chung về phần đệm các bài hát THCS 
- Để tiến hành đệm được một số ca khúc THCS hoặc bất kỳ đòi hỏi người giáo 
viên âm nhạc cần nắm rõ những yếu tố sau: 
 + Sử dụng thành thạo nhạc cụ quen dùng. 
 + Tìm hiểu ca khúc đệm hát. 
 + Xây dựng hoà thanh cơ bản. 
 + Xây dựng bài đệm gồm phần dạo đầu, dạo giữa và kết bài. 
 + Tìm hiểu tầm cữ giọng cho từng đối tượng học sinh hay người hát. 
 Như vậy, ngoài việc sử dụng đàn tốt, khả năng lựa chọn tiết tấu và âm sắc, 
người giáo viên cần có kiến thức cơ bản về hoà thanh (T- D- S) và cách thức xây 
dựng một bài gồm phần dạo đầu, dạo giữa và kết thúc như thế nào? 
2. Xây dựng phần đệm với từng thể loại: 
 - Trong chương trình THCS các bài hát được chia làm 3 thể loại chính: 
 + Các làn điệu dân ca được đặt lời mới. 
 + Các bài hát nước ngoài. 
 + Các bài hát viết theo phong cách phương tây. 
 a. Các làn điệu dân ca và các bài dân ca được đặt lời mới. 
- Với các thể loại dân ca ta cần phải hiểu kĩ bài hát dân ca thuộc vùng 
miền nào, cách thức xây dựng thuộc nhóm chất liệu gì? 
- Ví dụ: Bài dân ca Nam Bộ “Lý kéo chài”. 
- Với bài dân ca “Lý kéo chài” người giáo viên cần xác định đây là bài 
dân ca Nam Bộ được viết theo điệu thức 5 âm. 
 * Phân tích bài hát lý kéo chài. 
 + Giọng rê thứ. 
 + Cấu trúc hai đoạn phát triển. 
 * Cách lựa chọn tiết tấu và âm sắc với bài dân ca này ta có thể sử dụng một 
số thể loại tiết tấu phù hợp với tính chất của bài thuộc dòng Ballad hay La tinh. 
 - Với bài lý kéo chài có thể chon tiết tấu: Dissco la tinh, Bossa nova. 
 - Về âm sắc gồm: Dulci mer (đàn tranh), Picolo (tiếng sáo), Pizztinhs (tiếng 
dây), Pic bass (đàn bầu). 
 - Xây dựng hoà thanh. 
 - Xây dựng bao gồm câu dạo đầu, dạo giữa và kết bài. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
11/18
 + Dạo đầu: Với những ca khúc thiếu nhi đặc biệt là bài hát dân ca ta 
thương lấy câu cuối cùng của bài làm câu dạo. 
 + Phần dạo giữa làm tương tự, có thể phát triển trền chất liệu dân ca. 
 + Kết bài có thể kết ngắt hoặc nhỏ dần. 
Đối với bài này người đệm đàn có thể xây dựng cho học sinh cách hát, cách vào 
nhịp sao cho đúng tính chất của bài. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
12/18
* Cùng với thể loại dân ca trong chương trình THCS còn có một số ca khúc viết 
dựa trên chất liệu dân ca của các dân tộc miền núi như: H’mông, Tày, Tây 
nguyên ...Như những bài Niềm vui của em Nhạc và lời( Nguyễn Huy Hùng), bài 
Đi Học Nhạc và lời (Bùi Đình Thảo). 
 - Với những bài hát âm hưởng dân ca của các dân tộc miền núi như: 
H’mông, Tày, Tây Nguyên, người đệm đàn cần phải xác định bài hát đó mượn 
chất liệu cho dân ca vùng nào? Dân tộc gì? Đường nét giai điệu như thế nào? Từ 
đó người giáo viên kựa chọn tiết tấu và âm sắc cho phù hợp với bài . 
 Ví dụ: Xây dựng phần đệm cho bài hát “Đi Học”(Bùi Đình Thảo). 
 - Phân tích bài :Bài hát “Đi Học”được viết ở giọng rê trưởng (D-dur) dựa 
trên chất liệu chính là dân ca Tày, với đường nét giai điệu chủ yếu là quãng 2, 
quãng 3 tạo cho bài hát mang chất liệu âm nhạc rất dễ hát dễ thuộc. 
- Bài hát Đi Học ta có thể lựa chọn đúng tiết tấu như Latinh pop , Country hay 
Bossa Nova. 
- Về âm sắc :Banjo (Đàn Tính Tẩu), Stwet Flute ( Tiếng Sáo ), Chamber String 
(Tiếng Dây). 
- Xây dựng hoà thanh cơ bản của bài : 
- Xây dựng phần đệm. 
+ Câu dạo có thể dạo theo câu dạo có sẵn của bài hoặc sử dụng chất liệu dân ca 
Tày để dạo. 
+ Phần dạo giữa: Tương tự 
+ Câu kết dạo theo bài 
Trong bài hát này ngưòi đệm đàn cần chú ý hướng dẫn học sinh hát đúng và vào 
nhịp đúng sau những câu nhạc nối. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
13/18
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
14/18
 b. Các bài hát , dân ca nước ngoài 
- Trong chương trình THCS có một số bài hát, dân ca nứơc ngoài như: Ca-Chiu-
Sa (Nhạc Nga) Lớp 7, Hành Khúc Tới Trường (Nhạc Pháp) Lớp 6, Nụ Cười 
(Nhạc Nga) Lớp 9, Hô-la-hê,Hô-la-hô (Nhạc Đức) Lớp 6, Khát Vọng Mùa 
Xuân (Nhạc MôDa) Lớp 8. 
=> Cũng tương tự như những thể loại khác, những ca khúc nước ngoài ta cần 
tìm hiểu bài hát đó thuộc thể loại gì, nước nào, tư đó xây dựng phần nhạc đệm 
cho phù hợp với đặc điểm từng bài hát của từng nước. 
 - Ví dụ: Xây dựng phần đệm cho bài hát Ca - Chiu -Sa (Nhạc Nga) Lời việt 
Phạm Tuyên. 
* Phân tích bài: Bài hát Ca - Chiu - Sa, được viết ở giọng Rê thứ với tiết tấu 
nhanh vui trong bài chủ yếu sử dụng những quãng 2, quãng 3 rất dễ hát, dễ 
thuộc phù hợp với lứa tuổi các em. 
 - Với bài hát Ca - Chiu – Sa, chúng ta có thể lựa chọn những tiết tấu nhanh 
vui, hành khúc như: Pasodble, Oberpholka hay Dissco... 
 - Về âm sắc: Có thể sử dụng những âm sắc truyền thống của nước Nga như 
Maudolin, Violin, Accordion, Harmonica. 
 - Xây dựng hòa thanh cơ bản. 
 - Xây dựng phần đệm. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
15/18
+ Câu dạo (Có thể lấy câu cuối của bài làm câu dạo hoặc phát triển một câu ở 
phần cao trào). 
+ Phần dạo giữa tương tự để học sinh dễ vào bài. 
+ Phần kết có thể kết ngắn theo (T -S -T) hoặc nhỏ dần theo câu hát. 
 c. Các bài hát Việt Nam sáng tác theo phong cách phương tây. 
=>Đối với thể loại này tương đối đa dạng và phong phú, chính vì vậy, người 
giáo viên đệm đàn cần đặc biệt chú ý và tinh tế trong phần đệm của mình. 
 - Các bài hát này thường được viết ở hình thức một đoạn đơn rất dễ thuộc, dễ 
hát, người đệm đàn cần xây dựng bài làm sao cho phong phú từ câu dạo, tiết tấu 
của bài, âm sắc tạo cho học sinh hứng thú học tập say mê ca hát. Ví Dụ: Xây 
dựng phần đệm cho bài hát ( Khúc ca bốn mùa) của Nhạc sĩ Nguyễn Hải: Phân 
tích bài: Bài hát được viết ở nhịp 3/8 với sắc thái hồn nhiên vui tươi, tiết tấu bài 
đều đặn, rất dễ hát, tạo cho các em cảm giác mềm mại thiết tha. 
 - Về tiết tấu: Bài này ta lựa chọn tiết tấu Waltz. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
16/18
 - Về âm sắc: Những âm sắc trong sáng như tiếng chim (Bisd tweet), tiếng sáo 
(Flute), tiếng dây (String), tiếng điên tử (Stardust). 
 - Xây dựng hoà thanh cơ bản. 
 - Xây dựng bài đêm: 
 + Câu dạo có thể lấy câu điệp khúc hay câu kết của bài. 
 + Câu dạo giữa làm tương tự. 
 + Kết bài có thể dạo lại như phần dạo đầu. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
17/18
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
18/18
* Tóm lại: Để xây dựng phần đệm cơ bản cho những bài hát ở những thể loại 
khác nhau đòi hỏi người giáo viên âm nhạc cần nắm vững những yếu tố sau: 
 + Nắm vững lý thuyết hoà thanh cơ bản. 
 + Phân tích bài hát, xác định thể loại bài hát. 
 + Tham khảo nhiều cách thức xây dựng một bài đệm thông qua các thông tin 
đại chúng, băng đĩa nhạc, tài liệu.... 
III. Một số giải pháp cho việc xây dựng phần đệm các ca khúc THCS 
Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu và nắm bắt thực trạng giáo dục âm 
nhạc, đặc biệt là vấn đề nghiên cứu tôi thấy rằng xây dựng phần đệm cho các ca 
khúc THCS là vấn đề rất quan trọng. Từ những nghiên cứu và kinh nghiệm thực 
tế tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cùng nhau tham khảo, đóng góp ý 
kiến cho đề tài được hoàn chỉnh mang tính thực tiễn sâu sắc. 
 1. Là người giáo viên âm nhạc cần rèn luyện thường xuyên lên tục không chỉ 
là chuyên môn tốt mà còn phải thường xuyên nghiên cứu tập duyệt xây dựng 
những phần đệm cho các ca khúc THCS và các ca khúc khác đáp ứng nhu cầu 
thị hiếu thường thức âm nhạc của toàn xã hội. 
 2. Tìm hiểu những phần đệm,những bài hát mới để tạo sự mới lạ trong 
phương pháp giảng dạy cũng như tạo sự hứng thú cho các em học sinh. 
 3. Người giáo viên âm nhạc cần nắm vững khả năng của từng học sinh và 
nắm vững đặc điểm của từng vùng, từng địa phương, đặc biệt là vùng cao, vùng 
dân tộc ít người, từ đó có những phương pháp dạy học phù hợp tạo ra hiệu quả 
cao trong giáo dục. 
 4. Cần thường xuyên tổ chức văn nghệ, giao lưu nghiêm túc tập dượt làm 
những chương trình tạo cho các em môi trường được làm quen với các phương 
pháp hát có nhạc đệm, từ đó xây dựng môi trường lành mạnh trong giáo dục. 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
19/18
Phần thứ ba : KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 
I. Kết luận 
 - Giáo dục âm nhạc là môn học rất quan trọng trong chương trình giáo dục 
THCS chính vì thế việc nghiên cứu tìm tòi những phương pháp giáo dục mới 
mang tính tính cực hiệu quả cần thường xuyên và liên tục. 
 - Việc xây dựng phần đệm cho những ca khúc trong chương trìnhTHCS là 
một vấn đề cực kỳ quan trọng đối với công tác giảng dạy và quá trình công tác 
của một giáo viên âm nhạc. Đề tài chỉ là một phần nhỏ tập dượt nghiên cứu về 
vấn đề này và là những bước cơ bản nhất để người giáo viên thực hiện xây dựng 
phần đệm cho các ca khúc 
 * Nói tóm lại: Để xây dựng tốt phần đệm cho các ca khúc người giáo viên 
cần nắm được những phần chính đã nêu trong đề tài . 
 1. Kiến thức hoàn thành cơ bản 
 2. Phương pháp xây dựng hoà thanh cơ bản cho từng bài, từng thể loại. 
 3. Sử dụng thành thạo nhạc cụ, lựa chọn tiết tấu âm sắc phù hợp với từng 
bài. 
 4. Phải thường xuyên liên tuc tập dượt xây dựng những chương trình văn 
hoá văn nghệ cho các em hoc sinh. 
Hiện nay ngành giáo dục đất nước liên tục đổi mới cho phù hợp với điều 
kiện thực tế của từng vùng là người giáo viên nói chung, giáo viên âm nhạc nói 
riêng phải không ngừng vận động, sáng tạo trong giảng dạy và công tác mới đáp 
ứng được nhu cầu của xã hội. 
Vì thời gian và điều kiện không cho phép đề tài chỉ nghiên cứu cơ bản 
chưa thực sự chuyên sâu, tôi rất mong được sự quan tâm theo dõi đóng góp ý 
kiến cho đề tài thêm sinh động và đầy đủ hơn. 
Tôi xin chân thành cảm ơn! 
II. Khuyến nghị 
- Phòng chuyên môn của Phòng GD&ĐT cần tạo điều kiện hơn để các giáo viên 
âm nhạc trong quận được học hỏi, bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn. 
- Các nhóm chuyên môn âm nhạc cần duy trì và nâng cao hiệu quả của việc sinh 
hoạt mạng lưới chuyên môn trong cả năm học. 
- Bản thân các giáo viên âm nhạc cần chủ động và tích cực tự học, sáng tạo trong 
chuyên môn để có đủ kiến thức và hoàn thiện bài giảng một cách hiệu quả nhất. 
 Thanh Xuân, ngày 30 tháng 03 năm 2017 
SKKN: “Đặt phần đệm cho các ca khúc trong môn âm nhạc trung học cơ sở” 
20/18
Tài liệu nghiên cứu: 
Ngoài việc đúc kết kinh nghiệm của nhiều năm giảng dạy, ngoài việc học 
hỏi thêm ở đồng nghiệp trong và ngoài trường, trong quá trình nghiên cứu viết 
đề tài này đồng thời với việc bám sách giáo khoa tôi còn tìm tòi tham khảo và 
vận dụng kiến thức tư liệu, hình ảnh trong các tài liệu sau. 
- Sách giáo khoa Âm nhạc và Mĩ thuật 6, 7, 8, 9 
- Phương pháp đệm đàn Organ của Xuân Tứ. 
- Tìm hiểu các thông tin, các bài hát qua Internet về phương pháp đệm đàn của 
các nhạc sĩ 
của Việt Nam và thế giới. 
- Sách Nhạc Lí Căn bản_ NXB Hà Nội ( quí III - 2000) 
- Tài liệu BDTX Âm nhạc THCS_ Bộ GD - ĐT quyển 1, 2 chu kì III (2004 - 
2007) 
- Bộ đề âm nhạc tham khảo_ Nhiều tác giả 
- Thiết kế bài giảng Âm nhạc 6,7,8,9_ NXB Hà Nội ( quý III – 2004) 
- Sách Giáo viên Âm nhạc 6,7,8,9_ NXB GD ( 8 - 2000) 
-Âm nhạc và phương pháp giáo dục Âm nhạc ở trường Tiểu học_ (Sách BDTX 
chu kì III cho GV tiểu học), NXB GD (8 – 2000) 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_dat_phan_dem_cho_cac_ca_khuc_trong_mon.pdf