Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck

Bài viết này xác định và phân tích quan niệm về nhân vật nữ của John

Steinbeck ở kiệt tácChùm nho phẫn nộ. Nhân vật nữtrong tác phẩm phải chịu đựng

nhiều bi kịch. Trong hành trình đến với miền đất hứa, họ đã mất đi chồng và con của

mình. Tuy nhiên, những người phụ nữ trong tác phẩm vẫn vượt qua nỗi đau của bản

thân để giành lấy vai trò trụ cột trong gia đình. John Steinbeck nói rõ người phụ nữ

dễ thích nghi hơn đàn ông, đặc biệt là khi người đàn ông bất lực trước sự khủng

hoảng của nền kinh tế. Steinbeck chọn những người phụ nữ thất học biểu tượng cho

sức mạnh của niềm tin, tình yêu và sự tái sinh

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 1

Trang 1

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 2

Trang 2

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 3

Trang 3

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 4

Trang 4

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 5

Trang 5

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 6

Trang 6

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 7

Trang 7

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 8

Trang 8

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 9

Trang 9

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 8880
Bạn đang xem tài liệu "Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck

Quan niệm về nhân vật nữ trong chùm nho phẫn nộ của john steinbeck
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 21 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chris Baldick, The Concise Oxford Dictionary of Literary Terms, Oxford 
University Press, New York, 2001, p. 43. 
2. Donald Barthelme,Sixty Stories, Putnam, 1981. 
3. Friedrich Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra, trans: Adrian del Caro, Cambridge 
University Press, Cambridge, 2006. 
DEFAULTICS OF SEMIOTICS 
 Abstract: Sign is an object, phenomenon or a material-spirit attribute that exists 
outside and affects human senses, to cognize, reason and speculate its “meaning”. Sign is 
to survive, it must have the default. This article builds and determinesthe concept 
“defaultics”. It is a science which researches on the default of “meanings”, 
“materialities”,“compatibilities” and “legalizations”of signs in communicative language. 
Keywords: sign, default, communicative language. 
QUAN NIỆM VỀ NHÂN VẬT NỮ 
TRONG CHÙM NHO PHẪN NỘ CỦA JOHN STEINBECK 
22 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
Nguyễn Thị Thu Hằng1 
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế 
Tóm tắt: Bài viết này xác định và phân tích quan niệm về nhân vật nữ của John 
Steinbeck ở kiệt tácChùm nho phẫn nộ. Nhân vật nữtrong tác phẩm phải chịu đựng 
nhiều bi kịch. Trong hành trình đến với miền đất hứa, họ đã mất đi chồng và con của 
mình. Tuy nhiên, những người phụ nữ trong tác phẩm vẫn vượt qua nỗi đau của bản 
thân để giành lấy vai trò trụ cột trong gia đình. John Steinbeck nói rõ người phụ nữ 
dễ thích nghi hơn đàn ông, đặc biệt là khi người đàn ông bất lực trước sự khủng 
hoảng của nền kinh tế. Steinbeck chọn những người phụ nữ thất học biểu tượng cho 
sức mạnh của niềm tin, tình yêu và sự tái sinh. 
Từ khóa: Quan niệm, nhân vật nữ, John Steinbeck, Chùm nho phẫn nộ 
1. MỞ ĐẦU 
Chùm nho phẫn nộ là thiên tiểu thuyết nổi tiếng gắn với tên tuổi của John Steinbeck, 
nhà văn Hoa Kỳ đoạt giải Nobel văn chương năm 1962. Tác phẩm đã khái quát lại một thời 
kì bi đát, đầy đau đớn trong lịch sử dân tộc Mỹ. Xen kẽ giữa những chương miêu tả thiên 
nhiên thấm đẫm chất thơ, sự nhũng loạn của chủ đồn điền, “con quái vật” ngân hàng và sự 
phẫn uất ngày một lớn trong đám dân di cư thất nghiệp, Steinbeck đã khéo léo tái hiện lại 
hành trình thống khổ của gia đình Joad từ Oklahoma đến “miền đất hứa” California. 
Theo Steinbeck “Tối hậu là ngôi Lời và ngôi Lời là Con Người - và ngôi Lời mãi mãi 
đi cùng mọi Con Người” [3], quan niệm sùng kính con người được ông thể hiện xuyên suốt 
hành trình sáng tạo văn chương. Là nhà văn luôn bênh vực những giá trị nhân văn, ông đặc 
biệt dành sự ưu ái cho những con người nghèo khổ, đặc biệt là những người phụ nữ. Ở 
Chùm nho phẫn nộ, Steinbeck đã đem đến một quan niệm mới về người phụ nữ và sẽ 
không ngoa khi cho rằng Chùm nho phẫn nộ đã góp phần xác lập lại vị trí của nhân vật nữ 
trong lịch sử văn học Hoa Kỳ. Nhà văn không chỉ cảm thông với những bi kịch, những nỗi 
thống khổ của người phụ nữ. Đi đến tận cùng sự thấu hiểu, Steinbeck còn nhận ra sự đổi 
thay về vai trò trụ cột trong gia đình khi thời thế thay đổi, ở đó, người đàn ông mất đi tiếng 
nói và người phụ nữ đứng lên nắm quyền chỉ huy. Và vượt lên trên sự thấu hiểu là sự ngợi 
ca, Chùm nho phẫn nộ còn là một thiên anh hùng ca về sức mạnh của người phụ nữ và 
1
 Nhận bài ngày 28.11.2015, gửi phản biện và duyệt đăng ngày 10.12.2015 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 23 
thiên chức của riêng họ, đó là sự tái sinh. 
2. NỘI DUNG 
2.1 Bi kịch trong thời đại khủng hoảng 
Tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ lấy bối cảnh xã hội Mỹ cuối những năm 20 đến đầu 
những năm 30 của thế kỉ XX. Đó là thời kì nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng, kéo theo 
đó là sự thất nghiệp của công nhân thành thị. Ở nông thôn, thực tế còn bi đát hơn khi người 
nông dân mất đi ruộng đất. Thiên tai, mất mùa khiến họ trở thành con nợ của các chủ đồn 
điền; sự phát triển của máy móc, sự mở rộng của ngân hàng, của các điền chủ cướp hết đất 
đai, nhà cửa của người nông dân, biến họ trở thành kẻ vô gia cư. Số phận trớ trêu đã đẩy 
những con người nghèo khổ bước vào hành trình đến với “miền đất hứa” xa vời. 
Cũng như bao gia đình khác, gia đình Joad buộc phải từ bỏ mảnh đất tổ tiên họ để lại, 
“một nơi chả còn tốt đẹp gì, nhưng là quê hương” [1, tr.234] của họ. Hành trình gia đình 
Joad đến California là một hành trình đầy bi kịch. Cả gia đình chen chúc trên một chiếc xe 
Ford cũ kĩ, số tiền ít ỏi buộc họ phải chi tiêu dè sẻn để duy trì sự sống cho đến lúc đặt chân 
xuống California, trong lúc cái đói, cái chết luôn rình rập, đe dọa bủa vây. Gia đình khốn 
khổ ấy những tưởng vượt bao gian khó sẽ được đến một vùng đất tươi đẹp, nơi sẽ cho họ 
một công việc ổn định, “một căn nhà nho nhỏ”, một cuộc sống tốt đẹp hơn nhưng thực tế 
lại bi đát gấp bội lần, tiền công nhận được rẻ mạt và họ vẫn phải chui rúc trong những xó 
lều lụp xụp. California có những trang trại tươi tốt, nhưng người làm thuê vẫn đói, vẫn 
nghèo. “Một triệu người đói khát cần đến những quả cây, thế mà người ta lại tưới dầu hỏa 
lên các núi cam vàng rực. Mùi thối rữa tràn ngập cả vùng” [2, tr.254]. Thế nhưng bi kịch 
vỡ mộng ấy mới chỉ là một phần nhỏ, bi kịch mất người thân mới là nỗi đau gấp ngàn lần, 
nhất là với người phụ nữ, những người sống vì gia đình và luôn mang trong mình nỗi khát 
khao gia đình được toàn vẹn. 
Điển hình cho bi kịch mất người thân là ba nhân vật nữ: Mẹ, Rosasharnvà bà Nội. 
Cùng với nhân vật Tom, bà Mẹ là một nhân vật trung tâm của câu chuyện về gia đình Joad. 
Trên hành trình đến “miền đất hứa”, Mẹ đã lần lượt mất đi bố chồng, mẹ chồng, con trai cả 
(Noah), con rể (Connie) và đứa con trai bà yêu quý nhất (Tom). Ông Nội chết vì trúng 
phong, vì không có tiền để làm đám ma nên cả gia đình đã tự tay chôn cất cụ. Cái chết của 
ông Nội khiến bà Nội suy sụp, sức khỏe của bà yếu dần, bà chết khi cả nhà đang vượt qua 
sa mạc, chính Mẹ là người đã ở bên bà suốt đêm và giấu chuyện bà chết khi có sự kiểm tra 
của cảnh sát, để cả gia đình vượt qua sa mạc an toàn. Sáng hôm sau, khi cả nhà đã tới đất 
California, ...  theo những kiểu khác nhau: Bố trở thành kẻ vô 
tích sự, chú John tìm đến men rượu, Noah và Connie bỏ đi. Chính nhân vật Bố đã bày tỏ 
nỗi chua xót trước sự thay đổi của cuộc sống, ông nhận ra sự thay đổi ấy và miễn cưỡng 
chấp nhận nó: “Hình như chuyện đời đã đổi thay. Ngày trước đàn ông quyết định. Xem ra 
ngày nay đàn bà giành hết quyền ăn nói” [1, tr.260-261]; “Tao có ý kiến là đàn ông trong 
nhà đến quyền ăn nói cũng chả còn nữa” [1, tr.362]; “Tôi chẳng còn được tích sự gì nữa” 
[2, tr.410]. Đánh mất niềm tin vào cuộc sống, không giữ được vai trò của mình, khi đó, gia 
đình chỉ còn là nơi nương tựa của người đàn ông. Bi kịch của họ là bi kịch tự đánh mất vai 
trò trụ cột của mình. 
Nhưng sự đời vốn vậy, có sinh có tử, có thăng có trầm, người phụ nữ tất phải đứng 
lên nắm lấy quyền chỉ huy để giữ lấy sự bình ổn. Tiêu biểu cho mẫu phụ nữ này là nhân vật 
người Mẹ. Trước hết, đó là nhân vật ý thức rõ địa vị “lớn lao và hèn mọn trong gia đình” 
của mình. Vậy nên, “bà có ý thức rằng nếu bà chao đảo, thì cả gia đình sẽ rung chuyển, và 
nếu một ngày nào đó bà suy yếu hoặc tuyệt vọng thật sự, cả gia đình sẽ sụp đổ, toàn bộ ý 
26 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
chí hoạt động của họ sẽ tan biến” [1, tr.159]. Mẹ cũng là người nhận thức được mình đang 
sống dưới chế độ gia trưởng, do đó, quyền quyết định trước hết thuộc về người đàn ông. 
Khi mục sư Casy ngỏ ý muốn cùng gia đình Joad đến miền Tây, Mẹ chờ Tom sử dụng 
quyền của anh, vì anh là đàn ông, nhưng Tom không lên tiếng, khi ấy bà mới cất tiếng nói: 
“Ồ, sao ông lại hỏi thế, có ông đi với chúng tôi, đấy là một vinh dự” [1, tr.198]. Đây cũng 
là lần đầu tiên trong cuộc đời người phụ nữ này được cất lên tiếng nói của riêng mình, bởi 
vì kể từ đây, bà bắt đầu ý thức rõ mình là trụ cột của gia đình. 
Vai trò trụ cột của Mẹ thể hiện rõ trong các cuộc họp gia đình. Đêm trước ngày lên 
đường đến miền Tây, gia đình Joad cùng nhau bàn bạc, chuẩn bị chu tất cho chuyến đi. 
Trong lúc mọi người đang trù tính có nên để mục sư Casy cùng đi hay không, chính Mẹ là 
người đưa ra tiếng nói quyết định: “Không nên nói có thể hay không mà phải nói muốn hay 
không muốn - bà nói cương quyết” [1, tr.216]. Tiếng nói của bà có trọng lượng ghê gớm, 
nó chỉ ra mấu chốt của vấn đề là mọi người có muốn Casy cùng đi hay không, bởi khi đã 
muốn thì không có việc gì là không thể. Lần thứ hai, Mẹ không chỉ dùng tiếng nói mà còn 
dùng các vũ lực. Ấy là lúc nhà Joad và nhà Wilson bị hỏng xe, Tom ngỏ ý để cả hai gia 
đình lên đường trước, anh và Casy ở lại sửa xe xong sẽ đuổi theo. Bố đồng ý “nếu chỉ còn 
cách đó thì chẳng thà lên đường ngay thôi” [1, tr.359]. Ngay lập tức, Mẹ phản ứng dữ dội, 
đột ngột. Mẹ “bỗng bước lên đứng ngay phía trước ông (trước đây chỉ đứng ở phía sau) 
“Tôi, tôi không đi đâu hết” Bà lôi ra một cái chuôi kích rồi thong thả đu đưa trong tay 
miệng bà bặm lại. Bà nói lầu bầu: ‘Muốn cho tôi đi, chỉ có cách là ông cứ đánh tôi xem - 
một lần nữa, bà lại nhẹ nhàng lúc lắc chuôi kích - Rồi ông sẽ phải xấu hổ với tôi, Bố nó ạ” 
[1, tr.359-360]. Hành động của Mẹ không những cương quyết mà còn dũng cảm, dám 
chống lại người chồng, người mà bà phải tôn thờ. Vì với bà, điều quan trọng nhất là giữ lấy 
sự gắn kết của gia đình, bởi lẽ họ chẳng còn gì hết ngoài gia đình. Trong cuộc chiến với số 
phận, chính Mẹ là người nhận ra gia đình có ý nghĩa lớn lao đối với mỗi con người và với 
cả loài người. Mẹ dần dần giữ lấy vai trò trụ cột của gia đình, là người có uy lực nhất trong 
nhóm. Vì vậy, bà được xem là “người chữa bệnh”, “trọng tài”, “thần nữ” và là “nơi nương 
tựa bất khả xâm phạm”. 
Trên hành trình thống khổ dài vô tận, không ít lần gia đình Joad dừng chân và lại tiếp 
tục lên đường. Vào những thời khắc quyết định, Mẹ luôn là người chỉ huy, sắp xếp công 
việc cho từng thành viên. Dừng chân ở Trại Chính phủ, đó là nơi duy nhất mà cả gia đình 
đều thấy họ được đối xử như con người, có nước nóng để tắm, có nhà vệ sinh sạch sẽ, tối 
thứ bảy lại có cả khiêu vũ. Mẹ tất bật chuẩn bị mọi thứ để đón tiếp Ủy ban Phụ nữ khi biết 
họ sẽ tới thăm lều nhà bà, bà “giục”, “nói như ra lệnh” với cả nhà đang còn ngái ngủ: “Đến 
rửa mặt ở nhà đằng kia kìa” [2, tr.154]; với Bố: “Ông dẫn Ruthie và Winfeild đi tắm rửa 
cho chúng” [2, tr.156]. Sự hối hả của Mẹ khiến Bố sửng sốt: “Chưa bao giờ tôi thấy mẹ 
mày tất tả như vậy” [2, tr.156]. Bởi lẽ, bà biết rằng đây là lúc gia đình bà phải tỏ ra tề 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 27 
chỉnh; bà không muốn người khác chê cười nhà mình. Với người phụ nữ “thép” ấy, niềm 
kiêu hãnh, lòng tự trọng của gia đình cũng quan trọng không kém cái ăn, cái mặc của gia 
đình bà. 
Không chỉ chăm lo cái ăn, cái mặc cho cả nhà, nhân vật nữ trong Chùm nho phẫn nộ 
còn góp sức vào việc kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Ở đây, Steinbeck đã sớm nhận thấy 
vai trò về đời sống kinh tế của người phụ nữ trong thời đại khủng hoảng. Sau mỗi lần tất 
bật dọn dẹp, chuẩn bị cơm nước, Mẹ lại hối hả ra phụ giúp cả nhà đang hái quả. Rosasharn 
bụng mang dạ chửa vẫn nằng nặc đòi đi hái bông cùng gia đình. Ruthie đang tuổi ăn tuổi 
chơi cũng biết hái quả, hái bông. Rõ ràng, người phụ nữ đã ý thức rõ vị trí mới của mình 
trong thời kì biến động của xã hội. 
Khắc họa những nhân vật nữ thông minh, quyết đoán, mạnh mẽ, Steinbeck đã góp 
thêm một cách nhìn mới về người phụ nữ. Với ông, phụ nữ dễ thích nghi với những biến 
động xã hội hơn đàn ông. Và mỗi khi người đàn ông chao đảo, không ai khác, chính phụ 
nữ là người sẽ nắm lấy vai trò trước đây của người đàn ông, là trụ cột của gia đình. 
2.3. Sức mạnh của niềm tin và sự tái sinh 
Đến đây, chúng ta tự hỏi làm thế nào mà nhân vật nữ trong tiểu thuyết của John 
Steinbeck có thể vượt qua mọi nỗi đau để đứng lên nắm lấy vai trò mới của mình? Câu trả 
lời là ở sức mạnh của niềm tin. Nhưng trước khi chỉ cho người đọc thấy sức mạnh nội lực 
mạnh mẽ của người phụ nữ Mỹ, nhà văn đã khắc họa chân dung người phụ nữ đậm chất 
Mỹ với vẻ đẹp khỏe khoắn, nhanh nhẹn, trầm tĩnh. Chân dung người Mẹ trong tác phẩm 
tiêu biểu cho vẻ đẹp ấy: “Mẹ đẫy người, nặng nề sau bao lần chửa đẻ và lao động, nhưng 
không xồ xề Đôi mắt màu hạt dẻ hình như đã trải qua tất cả những tấn tuồng bi đát và 
cũng leo lên bấy nhiêu bậc thang của những nỗi nhọc nhằn xót xa tới những vùng cao vợi 
của sự trầm tĩnh và sự thấu hiểu siêu phàm” [1, tr.158]. Có thể nói, vóc dáng, trang phục, 
mái tóc, cánh tay, khuôn mặt và đôi mắt của Mẹ đều toát lên vẻ đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ 
của người phụ nữ Mỹ. Vẻ đẹp ấy lại bao chứa ở bên trong một nội lực mạnh mẽ không 
kém, một tinh thần thép, đó là sức mạnh của niềm tin, tình yêu ở những người phụ nữ. Vậy 
nên, khi giới thiệu các nhân vật trong tác phẩm, Harold Bloom đã khẳng định người Mẹ là 
“nhân vật mạnh mẽ nhất trong tiểu thuyết”. 
Với tác giả, người phụ nữ Mỹ không dễ bị thực tế bi đát quật ngã như người đàn ông 
là bởi vì họ mang trong mình một niềm tin mãnh liệt vào cái gọi là “hôm nay”. Đây cũng là 
một đặc điểm nổi bật của dân tộc Mỹ, một dân tộc được xem là “thực dụng”. Khi người 
đàn ông bất lực trước cuộc đời, không còn nơi bấu víu, niềm tin đối với họ là cái gì đó quá 
xa vời thì người phụ nữ lại là người có cái nhìn thấu thị nhất. Phụ nữ biết rằng: “Ở người 
đàn ông, họ sống chung với bước nhảy - một đứa bé ra đời, một người đàn ông mất, đó là 
mỗi bước nhảy. Đàn ông lấy vợ, rồi vợ mất, một bước nhảy khác. Ở người đàn bà, sự việc 
cứ trôi chảy như con sông, có những xoáy nước nhỏ, có những thác nước nhỏ, nhưng sông 
28 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
vẫn chảy, chảy hoài. Đàn bà họ nhìn sự đời thế đấy. Chúng ta sẽ không chết đâu, Bố nó ạ. 
Người gia đình ta vẫn sẽ còn sống, có thể là thay đổi là thay đổi tí chút, nhưng vẫn tiếp tục 
sống không ngừng” [2, tr.411]. 
Cái nhìn tích cực, lạc quan, đầy hi vọng vào cuộc đời chính là bệ phóng giúp người 
phụ nữ dễ dàng vượt qua bi kịch hơn người đàn ông. Thật vậy, trên hành trình thống khổ 
đến “miền đất hứa”, chính phụ nữ là những người không bao giờ từ bỏ ước mơ, những lúc 
xảy ra bất trắc, họ là người đầu tiên đứng lên chống chọi. Mẹ vẫn luôn mơ ước về một ngôi 
nhà nho nhỏ màu trắng. Rosasharn mất chồng nhưng vẫn kiên cường vượt qua nỗi đau. Bà 
Sairy Wilson thầm lặng chịu đựng sự giày vò của bệnh tật. Nguồn sức mạnh vô biên ấy là 
điểm tựa vững chắc để người phụ nữ dễ thay đổi và thích nghi với cuộc sống. Họ là người 
giữ và truyền ngọn lửa tin yêu cho gia đình và xã hội. 
Sức mạnh của niềm tin ở những người phụ nữ chính là chốn nương tựa vững chãi 
nhất của cả gia đình, là sợi chỉ bền vững nhất gắn kết gia đình thành một khối thống nhất. 
Sức mạnh ấy bắt nguồn từ “khát khao giữ lấy sự đoàn kết và thống nhất trong gia đình” 
[5]. Điều đó giúp họ vượt lên trên mọi nỗi thống khổ để “nhằm thẳng mà đi tới”, bởi lẽ 
“Có những người mất đi, nhưng những người khác lại bền bỉ hơn. Đơn giản là chỉ nên sống 
ngày hôm nay, cố gắng sống qua ngày hôm nay” [2, tr.412] và nỗi đau có thể khiến trái tim 
họ đau nhói nhưng không thể cướp đi cái nhìn lạc quan hi vọng của người phụ nữ. Từ nơi 
sâu thẳm của tâm hồn, họ luôn tin tưởng: “Mọi việc sẽ ổn thỏa. Sẽ có những thay đổi. 
Khắp nơi” [2, tr.453]. Niềm tin ấy cũng tựa như cây phong lữ thảo dại đã khô quắt nhưng 
vẫn còn một bông hoa lướt thướt trong mưa. Cái “đốm đỏ” mà cô bé Ruthie phát hiện ra 
sau trận mưa lũ ấy chính là một biểu tượng của niềm hi vọng vào tương lai. 
Khẳng định sức mạnh của người phụ nữ trong thời đại mới không có nghĩa là John 
Steinbeck chỉ đơn thuần ngợi ca, tán tụng. Đôi mắt tinh anh của nhà văn còn thấy ở họ 
những giây phút yếu lòng. Đó là những lúc người phụ nữ không kìm nén được niềm hạnh 
phúc ngập tràn. “Mẹ gục đầu xuống và cố nén tiếng khóc thổn thức muốn bật ra” [2, 
tr.160] khi gia đình Joad đến Trại Chính phủ, qua bao nhiêu ngày tháng rong ruổi trên 
đường, lần đầu tiên họ được đối xử như những con người. Nhưng những giây phút ấy chỉ 
đến trong thoáng chốc, bởi trên hành trình thống khổ dài vô tận, bản năng bảo vệ và tình 
yêu đối với gia đình khiến người phụ nữ trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sức mạnh của 
họ bắt nguồn từ chính bản thân họ và phần nào xuất phát từ hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ. 
John Steinbeck không chỉ ngợi ca sức mạnh của người phụ nữ trong thời kì biến 
động của lịch sử, ông còn khẳng định thiên chức của riêng họ, đó là sự tái sinh. Cuối tác 
phẩm, Rosasharn mất con, đứa bé tội nghiệp chết trước lúc ra đời. Nếu tác giả kết thúc ở 
đó thì chúng ta chỉ mới thấy được hiện thực bi đát của những con người khốn khổ. Không 
dừng lại ở đó, Steinbeck để nhân vật nữ của ông thực hiện thiên chức cao cả ở đoạn kết. 
Gia đình Joad tìm đến một kho thóc để tránh mưa lũ, họ gặp một cậu thanh niên và một 
T¹P CHÝ KHOA HäC Sè 1/2015 29 
ông già sắp chết vì đói. Mẹ nhìn Rosasharn, ánh mắt họ gặp nhau và không cần một lời 
nào, Rosasharn hiểu được tính cấp thiết của tình huống và chỉ có cô mới cứu được người 
đàn ông sắp chết kia bằng dòng sữa của mình. Món quà của Rosasharn là biểu tượng của 
sự tái sinh, của tình yêu thương đồng loại. Cảnh cuối của tiểu thuyết toát lên vẻ thiêng 
liêng, bí ẩn của thiên chức ấy: “Cô ngước mắt lên, rồi cúi mắt xuống và nhìn khắp chung 
quanh qua bóng tối của kho thóc, và môi cô khép lại với một nụ cười huyền bí” [2, tr.474]. 
Bàn về cảnh tượng này, J.Paul Hunter cho rằng đoạn kết chứa đựng cả sự hài hước lẫn hi 
vọng [4], còn Daise Lílian Fonseca nhận xét cảnh này là “một biểu tượng của sự sống còn 
và tình mẫu tử dành cho cả nhân loại” [5]. 
Có thể nói, dẫu cận kề bên vực thẳm của đói khát, khốn khổ và những mất mát tinh 
thần không gì bù đắp được, nhưng người phụ nữ trong tác phẩm của Steinbeck vẫn nuôi 
dưỡng một niềm tin bất diệt vào cuộc sống, đó là cội nguồn sức mạnh ở họ. Và chính họ là 
những người mang thiên chức tái sinh cho thế giới. Vậy nên sự sống của con người không 
thể bị hủy diệt, nó có thể thay đổi phần nào đó nhưng vẫn không ngừng tiếp diễn. 
3. KẾT LUẬN 
Chùm nho phẫn nộ là một kiệt tác của John Steinbeck, phản ánh một thời kì bi 
thương của xã hội Mỹ. Tài năng và tấm lòng nhân ái của nhà văn thể hiện ở chỗ, ông 
không những khắc họa một hiện thực bi đát mà còn thể hiện một quan niệm mới về nhân 
vật nữ. Họ là những người phụ nữ chịu nhiều đau thương, mất mát, mang trong mình nhiều 
bi kịch đau đớn, mất chồng, mất con. Nhưng chính họ lại là những người giữ lấy vai trò trụ 
cột của gia đình khi người đàn ông chao đảo trước biến động của xã hội. Và đẹp thay ở 
những người phụ nữ thất học đó là sức mạnh của niềm tin, tình yêu thương và sự tái sinh. 
Quan niệm trên về nhân vật nữ đã giúp John Steinbeck làm đẹp hơn cho hình tượng người 
phụ nữ trong văn học và trong cuộc sống. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. John Steinbeck Chùm nho phẫn nộ (Phạm Thủy Ba dịch, tập 1), NXB Hội Nhà 
văn, H., 1994. 
2. John Steinbeck, Chùm nho phẫn nộ (Phạm Thủy Ba dịch, tập 2), NXB Hội Nhà 
văn, H., 1994. 
3.  Phạm Toàn dịch, Trần Tiễn Cao Đăng hiệu đính, John 
Steinbeck – Diễn từ nhận giải Nobel. 
4. Bloom, Harold, Bloom’s guides: John Steinbeck’s The Grapes of Wrath, New 
York: Chelsea House, 2005. 
5.  Daise Lilian Fonseca DIAS, Gender relations in 
30 Tr-êng §¹i häc THỦ ĐÔ hµ néi 
Steinbeck’s The Grapes of Wrath. 
THE CONCEPTION OF FEMALE CHARACTERS 
IN THEGRAPES OF WRATH BY JOHN STEINBECK 
Abstract: This article defines and analyses the conception of female characters of John 
Steinbeck in masterpiece The Grapes of Wrath. The female characters in the work had to 
endure a lot of tragedies in which they lost their children and husband on the way to a 
promising land. However, they overcame and stood firm as a solid foundation for the 
whole family. John Steinbeck showed clearly that women could adapt better than men, 
especially through hardship of the Great Depression. On the other side, Steinbeck selected 
non-educated women as a symbol of the power of belief, love and revival. 
Keywords: conception, female characters, John Steinbeck, The Grapes of Wrath, 

File đính kèm:

  • pdfquan_niem_ve_nhan_vat_nu_trong_chum_nho_phan_no_cua_john_ste.pdf