Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình

Tư vấn tâm lý học đường là một nhu cầu bức thiết trong xã hội. Đây là một hoạt

động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi học sinh. Tư vấn tâm lý học đường

cần sự kết hợp của cả nhà trường, phụ huynh và học sinh để đạt kết quả tốt nhất. Bài viết

đánh giá tổng quan thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các

trường Trung học cơ sở (THCS) nói chung và các trường THCS ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh

Bình nói riêng, qua đó đưa ra những giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động này

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình trang 1

Trang 1

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình trang 2

Trang 2

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình trang 3

Trang 3

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình trang 4

Trang 4

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình trang 5

Trang 5

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình trang 6

Trang 6

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 8500
Bạn đang xem tài liệu "Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình

Quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường trung học cơ sở huyện Kim sơn, tỉnh Ninh Bình
TẠP	CHÍ	KHOA	HỌC	-	SỐ	42/2020	 129	 
	QUẢN	LÍ	HOẠT	ĐỘNG	TƯ	VẤN	TÂM	LÝ	HỌC	ĐƯỜNG	CHO	HỌC	SINH	CÁC	TRƯỜNG	TRUNG	HỌC	CƠ	SỞ	HUYỆN	KIM	SƠN,	TỈNH	NINH	BÌNH	
Lê Thị Thu Hà 
Trường Trung học cơ sở Văn Hải 
Tóm tắt: Tư vấn tâm lý học đường là một nhu cầu bức thiết trong xã hội. Đây là một hoạt 
động đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của mỗi học sinh. Tư vấn tâm lý học đường 
cần sự kết hợp của cả nhà trường, phụ huynh và học sinh để đạt kết quả tốt nhất. Bài viết 
đánh giá tổng quan thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các 
trường Trung học cơ sở (THCS) nói chung và các trường THCS ở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh 
Bình nói riêng, qua đó đưa ra những giải pháp để quản lý hiệu quả hoạt động này. 
Từ khóa: Tư vấn tâm lý, tư vấn tâm lý học đường trung học cơ sở. 
Nhận bài ngày 19.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.7.2020 
Địa chỉ liên hệ tác giả: Lê Thị Thu Hà; Email: thuhalegv@gmail.com 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật trên nhiều lĩnh vực và đặc biệt là công 
nghệ thông tin (CNTT) đã tác động đến nhiều mặt trong đời sống của mỗi cá nhân và toàn 
xã hội. Như một quy luật, khi xã hội càng phát triển thì các vấn đề tâm lý, tình cảm cũng 
càng nảy sinh phong phú, đa dạng và phức tạp hơn. Từ đó, hoạt động tư vấn tâm lý xuất hiện 
và ngày càng phát triển để đáp ứng nhu cầu của xã hội, nhất là ở khu vực thành thị. Các lĩnh 
vực tư tâm lý được ứng dụng ở nhiều loại hình, đối tượng khác nhau, trong đó tư vấn tâm lý 
trong trường học đang trở thành một nhu cầu cấp bách của xã hội, cần được đáp ứng kịp thời. 
Hoạt động tư vấn tâm lý học đường (HĐTVTLHĐ) đóng vai trò quan trọng đối với mỗi học 
sinh. Sự kỳ vọng quá cao của gia đình, nhà trường tạo ra những áp lực rất lớn và gây ra căng 
thẳng cho học sinh trong cuộc sống, trong học tập và trong quá trình phát triển của các em. 
Mặt khác, sự hiểu biết của các em về chính bản thân mình, về kiến thức, kỹ năng ứng phó 
để đối diện với sức ép nói trên còn nhiều hạn chế. Theo khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào 
tạo thì hiện nay có đến 95,33% học sinh trung học cơ sở (THCS) gặp phải những khó khăn, 
vướng mắc cần phải chia sẻ trong học tập và đời sống hằng ngày. Các em có những rối loạn 
về tâm lý, rối loạn phát triển và kỹ năng như đọc, viết, tính toán, rối loạn cảm xúc như lo 
âu, trầm cảm hay những rối loạn về hành vi như gây rối, bỏ học, trộm cắp, hậu quả là ngày 
130 TRƯỜNG	ĐẠI	HỌC	THỦ	ĐÔ	HÀ	NỘI	
càng có nhiều học sinh gặp không ít khó khăn trong học tập, tu dưỡng đạo đức, cần xây dựng 
lý tưởng sống cho mình cũng như xác định cách thức ứng xử cho phù hợp với các mối quan 
hệ xung quanh. Vì vậy, sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý, nhà chuyên môn, của các thầy 
cô giáo và cha mẹ là rất cần thiết. Trước thực trạng trên, HĐTVTLHĐ không chỉ cần thiết 
cho học sinh mà còn giúp cho giáo viên hiểu biết rõ hơn về những vấn đề liên quan đến sự 
hình thành và phát triển nhân cách của các em, giúp đỡ và hướng cho các em phát triển một 
cách đúng đắn, lành mạnh, hiểu về bản thân và người khác tốt hơn. 
Mặc dù hiện nay các cơ quan quản lí đã có nhiều động thái trong công tác lãnh đạo, chỉ 
đạo, đề ra các chủ trương, ban hành các văn bản hướng dẫn, nhiều địa phương ban đầu đã có 
cơ chế, phần việc riêng của mình trong tác tăng cường các biện pháp giải quyết các vấn đề 
phát sinh có liên quan đến hoạt động tư vấn tâm lý học đường nhưng hoạt động tư vấn tâm 
lý học đường vẫn chưa được thực hiện một cách quy củ, thường xuyên, chưa có các quy trình 
quản lí phù hợp. Các trường THCS có thành lập các phòng tư vấn tâm lý nhưng hoạt động 
chưa có hiệu quả do nhiều yếu tố khách quan, chủ quan khác nhau. Hoạt động tư vấn tâm lý 
tại một số trường THCS còn nặng tính hình thức, đối phó. Do vậy, cùng với các chính sách 
hiện có, vận dụng nghiên cứu, phân tích nguyên nhân đưa ra quy trình quản lí phù hợp, áp 
dụng hiệu quả cho công tác tư vấn tâm lý học đường hiện nay là rất cần thiết. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Thực trạng quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường 
trung học cơ sở huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 
2.1.1. Thực trạng công tác quản lí lập kế hoạch quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường 
cho học sinh Trung học cơ sở 
Kết quả khảo sát lấy ý kiến đội ngũ CBQL, GV ở 04 trường THCS thuộc 04 tiểu khu 
trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh bình, được tổng hợp qua bảng bên dưới: 
Bảng 1. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về công tác quản lí lập kế hoạch quản lí 
hoạt động TV TLHĐ cho học sinh THCS 
STT Nội dung 
Kết quả thực hiện 
Tốt Khá TB Yếu ĐTB Thứ bậc 
1 Xây dựng kế hoạch, chương trình TVTLHĐ của lãnh đạo nhà trường 3 35 92 0 2.32 4 
2 
Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình 
TVTLHĐ theo thời gian (tuần, tháng, năm) cho 
từng khối, lớp 
9 32 89 0 2.38 1 
3 Duyệt kế hoạch, chương trình TVTLHĐ theo định kỳ thời gian 7 33 90 0 2.36 2 
4 Có biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình TVTLHĐ 8 30 92 0 2.35 3 
Bảng 1 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về công tác quản lí lập kế 
hoạch quản lí hoạt động TV TLHĐ cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh 
Ninh Bình, qua 4 nội dung khảo sát 4 tiêu chí,kết quả thực hiện thu được kết điểm trung bình 
TẠP	CHÍ	KHOA	HỌC	-	SỐ	42/2020	 131	 
từ 2.32 đến 2.38 đạt mức độ trung bình, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất là “Chỉ 
đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình TVTLHĐ theo thời gian (tuần, tháng, năm) cho 
từng khối, lớp” thu được điểm trung bình 2.38, đạt mức độ trung bình. 
2.1.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động tư vấn 
tâm lý học đường cho học sinh Trung học cơ sở 
 Kết quả khảo sát lấy ý kiến đội ngũ CBQL, GV ở 04 trường THCS thuộc 04 tiểu khu 
trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh bình, được tổng hợp qua bảng bên dưới: 
Bảng 2. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch 
quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS 
STT Nội dung 
Kết quả thực hiện 
Tốt Khá TB Yếu ĐTB Thứ bậc 
1 Hướng dẫn qui trình tổ chức TVTLHĐ 6 32 92 0 2.34 3 
2 Xây dựng lực lượng tham gia TVTLHĐ trong nhà trường 9 32 89 0 2.38 1 
3 Thống nhất mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp thực hiện TVTLHĐ 5 31 94 0 2.32 5 
4 Chỉ đạo tổ chức thực hiện TVTLHĐ cho từng khối lớp 4 30 96 0 2.29 6 
5 Tổ chức chuyên đề giao lưu, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về TVTLHĐ 8 29 93 0 2.35 2 
6 Theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh TVTLHĐ của GV 2 31 97 0 2.27 7 
7 
Phối hợp các lực lượng đoàn thể xã hội trong và 
ngoài nhà trường tổ chức tuyên truyền, giáo dục 
nhận thức về TVTLHĐ 
6 30 94 0 2.32 4 
Bảng 2. tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về công tác tổ chức, chỉ đạo 
thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Kim 
Sơn, tỉnh Ninh Bình. Qua 7 nội dung khảo sát với 4 tiêu chí, kết quả thực hiện thu được kết 
điểm trung bình từ 2.27 đến 2.38 đạt mức độ trung bình, trong đó nội dung được đánh giá 
cao nhất là “Xây dựng lực lượng tham gia TV TLHĐ trong nhà trường” thu được điểm trung 
bình 2.38, đạt mức độ trung bình. 
2.1.3. Thực trạng công tác giám sát, kiểm tra đánh giá kế hoạch quản lí hoạt động tư vấn 
tâm lý học đường cho học sinh Trung học cơ sở 
 Kết quả khảo sát lấy ý kiến đội ngũ CBQL, GV ở 04 trường THCS thuộc 04 tiểu khu 
trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh bình, được tổng hợp qua bảng bên dưới: 
Bảng 2.9 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về công tác giám sát, kiểm 
tra đánh giá kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS trên địa bàn huyện 
Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, qua 4 nội dung khảo sát với 4 tiêu chí, kết quả thực hiện thu được 
kết điểm trung bình từ 2.32 đến 2.38 đạt mức độ trung bình, trong đó nội dung được đánh 
giá cao nhất là “Xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá TVTLHĐ” thu 
được điểm trung bình 2.38, đạt mức độ trung bình. 
132 TRƯỜNG	ĐẠI	HỌC	THỦ	ĐÔ	HÀ	NỘI	
Bảng 2. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về công tác giám sát, kiểm tra đánh giá 
kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS 
STT Nội dung 
Kết quả thực hiện 
Tốt Khá TB Yếu ĐTB Thứ bậc 
1 Xây dựng các tiêu chuẩn, phương pháp kiểm tra đánh giá TVTLHĐ 9 32 89 0 2.38 1 
2 Đánh giá TVTLHĐ một cách thường xuyên và theo định kỳ 7 33 90 0 2.36 2 
3 Thông qua đánh giá của giáo viên tham gia TVTLHĐ 3 35 92 0 2.32 4 
4 Phối hợp các phương pháp đánh giá TVTLHĐ 8 30 92 0 2.35 3 
2.1.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học 
đường cho học sinh Trung học cơ sở 
Kết quả khảo sát lấy ý kiến đội ngũ CBQL, GV ở 04 trường THCS thuộc 04 tiểu khu 
trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh bình, được tổng hợp qua bảng bên dưới: 
Bảng 3. Đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác 
quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS 
STT Nội dung 
Mức độ ảnh hưởng 
ĐTB Thứ bậc 
Rất 
ảnh 
hưởng 
Ảnh 
hưởng 
Bình 
thường 
Không 
ảnh 
hưởng 
1 
- Những biến đổi về mặt giải phẫu 
sinh lí và thể chất sự cải tổ của các 
cơ quan nội tiết với mối tương quan 
của hệ thần kinh thường là cơ sở gây 
ra sự mất cân bằng chung, khiến 
thiếu niên dễ bị kích thích, dễ nổi 
nóng, gây gổ, sự uể oải và thờ ơ. 
31 97 2 0 3.22 1 
2 
- Đội ngũ giáo viên là người hiểu rõ 
nhất về học sinh của mình, biết được 
cá tính, năng lực, điểm mạnh, điểm 
yếu của học sinh. Nên lời khuyên và 
sự hướng dẫn của giáo viên với học 
sinh trong việc chọn nghề luôn được 
các em quan tâm, lựa chọn. 
31 91 8 0 3.18 3 
3 
- Bạn bè có nhiều ảnh hưởng quan 
trọng tới thiếu niên, cả tích cực và 
tiêu cực. 
29 94 7 0 3.17 4 
4 
- Yếu tố gia đình thiếu niên không 
còn là trẻ con, nhưng cũng chưa phải 
là người lớn. 
29 93 8 0 3.16 5 
TẠP	CHÍ	KHOA	HỌC	-	SỐ	42/2020	 133	 
STT Nội dung 
Mức độ ảnh hưởng 
ĐTB Thứ bậc 
Rất 
ảnh 
hưởng 
Ảnh 
hưởng 
Bình 
thường 
Không 
ảnh 
hưởng 
5 
- Yếu tố truyền thông là vấn đề mới 
trên thế giới, nhất là ở những nước 
phát triển. Yếu tố truyền thông như 
“con dao hai lưỡi” đối với thanh 
thiếu niên, truyền thông có thể ảnh 
hưởng tích cực và tiêu cực đến tâm 
lý các em. 
32 92 6 0 3.20 2 
Bảng 2 tổng hợp ý kiến đánh giá của đội ngũ CBQL, GV về các yếu tố ảnh hưởng đến 
công tác quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh 
Ninh Bình, qua 5 nội dung khảo sát với 4 tiêu chí mức độ ảnh hưởng thu được kết quả điểm 
trung bình từ 3.16 đến 3.22 đạt mức độ ảnh hưởng, trong đó nội dung được đánh giá cao nhất 
là “Những biến đổi về mặt giải phẫu sinh lí và thể chất, sự cải tổ của các cơ quan nội tiết với 
mối tương quan của hệ thần kinh thường là cơ sở gây ra sự mất cân bằng chung, khiến thiếu 
niên dễ bị kích thích, dễ nổi nóng, gây gổ, sự uể oải và thờ ơ;” thu được điểm trung bình 
2.38, đạt mức độ trung bình. 
Như vậy, thông qua kết quả khảo sát thực trạng hoạt động TVTLHĐ và quản lí hoạt 
động TVTLHĐ cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, có thể 
thấy: Về mặt nhận thức về hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS, phần lớn đội ngũ CBQL, 
GV và HS điều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, nó góp phần quan trọng 
định hướng, tư vấn cho học sinh về những vấn đề tâm sinh lý và việc học tập của các em. Về 
nội dung, đội ngũ cũng đánh giá các nội dung này phù hợp cho lứa tuổi học sinh THCS, và 
để cho hoạt động TVTLHĐ hiệu quả hơn thì cần bổ sung nhiều nội dung hơn nữa để phù 
hợp với tình hình phát triển của đất nước. Về hình thức, quy trình, đội ngũ làm công tác 
TVTLHĐ hiệu quả, phù hợp với lứa tuổi học sinh THCS. Tuy nhiên, về kết quả công tác lập 
kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS, qua khảo sát ở các nội dung trong 
công tác này chỉ thực hiện ở mức trung bình. Hơn nữa, bảng kế hoạch là kim chỉ nam, là 
bảng đồ tổng thể, vì vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan nên công tác này 
chưa thực hiện tốt. Về công tác tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lí hoạt động 
TVTLHĐ cho học sinh THCS, qua khảo sát cũng chỉ dừng lại mức trung bình, điều này cũng 
rõ ràng một khi kế hoạch chưa làm tốt thì các nội dung khác cũng chưa thực sự tốt trong chu 
trình quản lí của chủ thể quản lí. Về công tácgiám sát, kiểm tra đánh giá kế hoạch quản lí 
hoạt động TVTLHĐ cho học sinh THCS: Công tác này nhằm rà soát lại, đánh giá lại những 
việc đã làm được và chưa làm được, để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. Tuy nhiên, qua 
khảo sát cho thấy, công tác này cũng chỉ ở mức độ trung bình. 
2.2. Biện pháp quản lí hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh các trường 
Trung học cơ sở, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình 
134 TRƯỜNG	ĐẠI	HỌC	THỦ	ĐÔ	HÀ	NỘI	
2.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh và phụ huynh 
học sinh về công tác tư vấn tâm lý học đường cho học sinh Trường trung học cơ sở 
Giáo viên làm công tác tư vấn cần hiểu và thực hiện đúng chức năng của một nhà tham 
vấn chứ không phải là một nhà tư vấn. Nghĩa là giáo viên phải biết lắng nghe, thấu hiểu, 
đồng cảm với những vấn đề của người đến tham vấn là học sinh. Đối với CBQL, qua các 
buổi họp Hội đồng sư phạm đầu năm, hàng tháng nhà trường cần tổ chức tuyên truyền, giải 
thích cho đội ngũ CBQL, GVCN hiểu và có một cách nhìn đúng, hiểu một cách sâu sắc về 
tầm quan trọng của hoạt động TVTLHĐ trong việc giáo dục toàn diện học sinh, để từ đó có 
sự thay đổi thái độ của họ đối với hoạt động này. Đối với học sinh, thông qua các buổi sinh 
hoạt đầu tuần, sinh hoạt lớp, nhà trường tuyên truyền cho học sinh về vai trò, tầm quan trọng 
của sự hỗ trợ khi gặp khó khăn, đồng thời làm cho các em nhận thức được những lợi ích khi 
được giúp đỡ từ hoạt động TVTLHĐ. Qua đó,các em ý thức được tính phổ thông của nhu 
cầu tham vấn bởi ai cũng có những lúc, những vấn đề cần được hỗ trợ tư vấn tâm lý vì đây 
là một nhu cầu bình thường của con người, cần đa dạng các hình thức tham vấn, nội dung 
sinh hoạt chuyên đề, rèn kỹ năng cho học sinh, làm cho hoạt động. TVTLHĐ phong phú, 
hấp dẫn về nội dung, hình thức tổ chức, nhằm làm cho học sinh cảm thấy yêu thích, tin tưởng 
tích cực tham gia, góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động này. 
2.2.2 Đổi mới xây dựng kế hoạch hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho phù hợp với lứa 
tuổi Trung học cơ sở 
Hiệu trưởng giúp đỡ GVTV, GVCN xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học với 
những gợi ý công việc. Trước hết xác định các căn cứ và điều kiện để xây dựng kế hoạch 
dựa trên các yếu tố về mục tiêu và nhiệm vụ năm học của nhà trường, đặc điểm tình hình 
của các HS, gia đình HS, đội ngũ GVCN của nhà trường, các yếu tố thuận lợi và không thuận 
lợi bên trong và bên ngoài tác động đến nhà trường, và các nguồn lực cần thiết cho từng hoạt 
động. Tiếp đó cần triển khai các yêu cầu khi xây dựng kế hoạch quản lí hoạt động TVTLHĐ 
như việc yêu cầu GVTV xây dựng kế hoạch hoạt động tham vấn theo tháng, theo học kì. Kế 
hoạch tham vấn phải bám sát với kế hoạch hoạt động trong tháng của nhà trường và yêu cầu 
GVTV thường xuyên nắm bắt được những vấn đề chủ yếu HS đang gặp phải để hàng tháng 
báo cáo với lãnh đạo trường. Khuyến khích GVTV trao đổi chuyên môn với những đồng 
nghiệp nhằm hoàn thiện kế hoạch tham vấn của trường mình. 
2.2.3. Lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ tư vấn tâm lý học đường cho học sinh Trung học cơ sở 
Tổ chức lựa chọn, phân công công việc cho GVTV phù hợp với yêu cầu công việc.Việc 
lựa chọn giáo viên là công việc rất quan trọng trong việc triển khai hoạt động TVTLHĐ vì 
giáo viên tư vấn đủ năng lực thì hoạt động tư vấn học đường tại trường mới đem lại hiệu quả 
cao nhất. Đối với việc tuyển mới GVTV, cần ưu tiên chọn lựa những ứng viên đã được đào 
tạo chuyên môn về tham vấn. Trong điều kiện nguồn tuyển GVTV còn hạn chế, Hiệu trưởng 
cần có kế hoạch cho GVTV tham gia các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng tham vấn 
trước khi đảm nhận công việc một cách chính thức. Đối với GVTV đang công tác, Hiệu 
trưởng đánh giá năng lực làm việc của GVTV một cách công bằng trên cơ sở so sánh kết 
TẠP	CHÍ	KHOA	HỌC	-	SỐ	42/2020	 135	 
quả đạt được và mục tiêu đặt ra. Qua đó giúp GVTV nhận ra những ưu điểm và nhược điểm 
của họ giúp họ tiếp tục phát huy ưu điểm và hạn chế dần những nhược điểm. Cần đảm bảo 
tính kế thừa, khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường và nhu cầu thực tế 
của HS. Ngay từ đầu năm, Hiệu trưởng cần phân công công việc cụ thể cho GVTV. Hiệu 
trưởng qui định rõ quyền hạn và trách nhiệm của GVTV khi thực hiện công việc. Thông báo 
cho GVTV biết những tiêu chuẩn sẽ đánh giá kết quả thực hiện. Việc bồi dưỡng chuyên môn 
nghiệp vụ và các kỹ năng tham vấn cho GVTV là việc làm cần thiết. Do đó, Hiệu trưởng cần 
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu năm học, trong đó có kế hoạch ngắn hạn, kế hoạch 
dài hạn. 
2.2.4. Tăng cường chỉ đạo truyền thông về hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học 
sinh Trung học cơ sở 
Cần chủ động hơn trong các hoạt động đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về ý 
nghĩa, tác dụng của công tác tham vấn trường học đến rộng rãi tập thể HS, GVCN, PHHS 
của trường để đảm bảo mọi thành viên của trường đều nắm bắt thông tin về hoạt động 
TVTLHĐ. Tích cực phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài trường (Tổng phụ 
trách Đội, Trợ lý thanh niên hoặc Tổ trưởng bộ môn các môn xã hội, môn Sinh học,... PHHS, 
Trung tâm tư vấn, Hội chữ thập đỏ,...) tổ chức hoạt động tham vấn cho học sinh như các buổi 
sinh hoạt toàn trường theo từng chủ đề . Nhà trường cũng có thể phối hợp cùng các lực xã 
hội khác như trung tâm tham vấn tâm lý, trung tâm y tế, Hội chữ thập đỏ, trung tâm thể dục 
thể thao nhằm hỗ trợ cho hoạt động TVTLHĐ trong việc tư vấn cho học sinh một số kiến 
thức chuyên môn sâu trong việc chăm sóc sức khỏe thểchất và tinh thần cho học sinh. Tổ 
chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động xã hội như: tổ chức các hoạt động văn nghệ 
chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện trọng đại do địa phương tổ chức. Qua các hoạt 
động đó vừa giúp các em có thêm những hiểu biết về xã hội, cuộc sống, vừa góp phần đẩy 
mạnh hoạt động văn hoá - xã hội ở địa phương. 
2.2.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý học đường cho học sinh trung học cơ sở 
Để nâng cao chất lượng quản lí hoạt động TVTLHĐ, người CBQL cần thay đổi cách 
thức kiểm tra, đánh giá, vì đây là hoạt động giáo dục đặc biệt nên kiểm tra không chỉ nhìn 
vào kết quả của hoạt động mà cần kiểm tra cả một quá trình chuẩn bị, kiểm tra khi hoạt động 
đang diễn ra, xem xét tinh thần, thái độ của tất cả các đối tượng khi tham gia. Trong quá 
trình kiểm tra đánh giá phải có các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng hoạt động, nhà trường 
cần cụ thể hóa các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá hoạt động TVTLHĐ ngay từ đầu 
năm học. Một số tiêu chí có thể đánh giá trong hoạt động tư vấn tâm lý như: Tìm hiểu thông 
tin về học sinh và xây dựng kế hoạch tham vấn các đối tượng HS, GVCN, PHHS; Thực hiện 
các buổi báo cáo, sinh hoạt chuyên đề; Tổ chức hoạt động tham vấn cho HS, GVCN, PHHS; 
Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động rèn kỹ năng sống thông qua việc kết hợp với 
hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho GVCN, 
PHHS; Công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhà trường (Đoàn TNCS HCM, 

File đính kèm:

  • pdfquan_li_hoat_dong_tu_van_tam_ly_hoc_duong_cho_hoc_sinh_cac_t.pdf