Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Đặt vấn đề: Nghiện internet đang ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là ở thanh thiếu niên và có thể gây nên những tác động tiêu cực. Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến nghiện internet ở học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 1492 học sinh tại 4 trường trung học cơ sở (khối 8, 9) và 4 trường trung học phổ thông (khối 10, 11, 12). Học sinh trả lời bộ câu hỏi tự điền bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân, thói quen sử dụng internet, nghiện internet, sự gắn kết với cha mẹ và sự gắn kết với trường lớp. Nghiện internet được đánh giá bằng thang đo IAT. Kết quả: Tỉ lệ học sinh nghiện internet là 59,0%. Kết quả từ mô hình đa biến cho thấy học sinh có thời gian truy cập internet nhiều hơn, truy cập internet để đăng ảnh, gửi thư điện tử, sử dụng mạng xã hội có tỉ lệ nghiện internet cao hơn. Trong khi học sinh được mẹ bảo vệ quá mức có tỉ lệ nghiện internet cao hơn thì sự quan tâm của cha và mẹ là yếu tố bảo vệ của nghiện internet. Kết luận: Tỉ lệ nghiện internet của học sinh tại TP. HCM ở mức cao và có mối liên quan với thói quen sử dụng internet. Sự quan tâm của cha mẹ giúp giảm nghiện internet. Vì thế, gia đình cần có những biện pháp hỗ trợ phù hợp cho học sinh

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 5100
Bạn đang xem tài liệu "Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh

Nghiện internet và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 153 
NGHIỆN INTERNET VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Võ Kim Duy1, Dương Thị Huỳnh Mai1, Trần Nguyễn Giang Hương1, Đặng Thị Thiện Ngân1, 
Thái Thanh Trúc1 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Nghiện internet đang ngày càng trở nên phổ biến đặc biệt là ở thanh thiếu niên và có thể gây 
nên những tác động tiêu cực. Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan đến nghiện internet ở 
học sinh tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang được tiến hành trên 1492 học sinh tại 4 
trường trung học cơ sở (khối 8, 9) và 4 trường trung học phổ thông (khối 10, 11, 12). Học sinh trả lời bộ câu hỏi 
tự điền bao gồm các thông tin về đặc điểm cá nhân, thói quen sử dụng internet, nghiện internet, sự gắn kết với 
cha mẹ và sự gắn kết với trường lớp. Nghiện internet được đánh giá bằng thang đo IAT. 
Kết quả: Tỉ lệ học sinh nghiện internet là 59,0%. Kết quả từ mô hình đa biến cho thấy học sinh có thời gian 
truy cập internet nhiều hơn, truy cập internet để đăng ảnh, gửi thư điện tử, sử dụng mạng xã hội có tỉ lệ nghiện 
internet cao hơn. Trong khi học sinh được mẹ bảo vệ quá mức có tỉ lệ nghiện internet cao hơn thì sự quan tâm của 
cha và mẹ là yếu tố bảo vệ của nghiện internet. 
Kết luận: Tỉ lệ nghiện internet của học sinh tại TP. HCM ở mức cao và có mối liên quan với thói quen sử 
dụng internet. Sự quan tâm của cha mẹ giúp giảm nghiện internet. Vì thế, gia đình cần có những biện pháp hỗ 
trợ phù hợp cho học sinh. 
Từ khóa: nghiện internet, trung học cơ sở, trung học phổ thông 
ABSTRACT 
INTERNET ADDICTION AND ASSOCIATED FACTORS 
AMONG SECONDARY AND HIGH SCHOOL STUDENTS IN HO CHI MINH CITY 
Vo Kim Duy, Duong Thi Huynh Mai, Tran Nguyen Giang Huong, Dang Thi Thien Ngan, 
Thai Thanh Truc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 25 - No. 2 - 2021: 153 - 160 
Background: Internet addiction has become more and more popular especially among adolescents, resulting 
in adverse effects. This study estimated the prevalence and associated factors of internet addiction among students 
in Ho Chi Minh city. 
Methods: A cross-sectional study was conducted among 1492 students in 4 secondary schools (grade 8, 9) 
and 4 high schools (grade 10, 11, 12). Students completed a self-report questionnaire including information about 
demographic characteristics, internet-using habits, internet addiction, parental bonding and school 
connectedness. Internet addiction was measured through IAT. 
Results: The prevalence of internet addiction was 59.0%. Multivariable analysis showed that students who 
had more time to access the internet or accessed the internet to post photos, send email, use social networking sites 
had higher prevalence of internet addiction. While students with overprotective mothers had higher prevalence of 
internet addiction, parental care was the protective factor against internet addiction. 
1Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: BS. Võ Kim Duy ĐT: 0357600067 Email: kimduyvo08@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 154 
Conclusion: The prevalence of internet addiction among students in Ho Chi Minh City was high and was 
associated with internet-using habits. Parental care helped decrease internet addiction. Therefore, families should 
take appropriate strategies to support students. 
Keywords: internet addiction, secondary school, high school 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Với tốc độ phát triển nhanh chóng, internet 
đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và 
trở thành một phương tiện hữu ích không thể 
thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Theo báo cáo 
vào tháng 5 năm 2020, thế giới có hơn 4,6 tỉ 
người sử dụng internet và tại Việt Nam ghi nhận 
hơn 68 triệu người với chủ yếu là thanh thiếu 
niên(1). Lứa tuổi thanh thiếu niên là giai đoạn 
quan trọng cho sự phát triển thể chất, nhận thức 
và hành vi(2). Vì thế, nghiện internet ở thanh 
thiếu niên là một vấn đề đáng quan tâm trong 
các chương trình giáo dục sức khỏe(3). 
Tỉ lệ nghiện internet ở thanh thiếu niên ngày 
càng gia tăng ở các nước Châu Á. Nghiên cứu 
năm 2014 về tình trạng nghiện internet ở sáu 
nước Châu Á ghi nhận tỉ lệ nghiện internet cao 
nhất tại Philippin (50,9%), Nhật Bản (47,5%) và 
thấp nhất tại Hàn Quốc (13,7%)(3). Tại Việt Nam, 
nghiên cứu khảo sát tỷ lệ nghiện internet thực 
hiện trên học sinh trung học cơ sở (THCS) thuộc 
Đồng Nai năm 2017 là 51,1%(4), trên học sinh 
trung học phổ thông (THPT) tỉnh Phú Yên năm 
2018 là 56,7%(5). Bên cạnh mức độ phổ biến ở lứa 
tuổi thanh thiếu niên, nghiện internet còn gây ra 
những hậu quả nghiêm trọng. Theo một phân 
tích tổng hợp gồm tám bài báo với 1641 bệnh 
nhân nghiện internet cho thấy mối liên quan 
giữa nghiện internet và tình trạng lạm dụng 
rượu, tăng động giảm chú ý, lo lắng và trầm 
cảm(6). Việc sử dụng Internet quá nhiều còn dẫn 
tới các tác động không tốt đến não bộ, sức khỏe, 
giáo dục và tương tác xã hội của thanh thiếu 
niên(7). Do đó, việc đánh giá và có biện pháp 
ngăn ngừa sớm là hoàn toàn cần thiết. 
Nghiên cứu này nhằm xác định tỉ lệ và các 
yếu tố liên quan của nghiện internet ở học sinh 
tại TP. HCM. Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa, 
giáo dục lớn nhất của Việt Nam nên tạo điều 
kiện cho học sinh tiếp cận dễ dàng với internet. 
Kết quả của nghiên cứu sẽ phản ánh mức độ phổ 
biến của tình trạng nghiện internet ở học sinh và 
gợi ý các yếu tố liên quan. Từ đó, gia đình và 
nhà trường có thể định hướng được các chiến 
lược phòng ngừa hiệu quả để ngăn chặn những 
hậu quả nghiêm trọng xảy ra trên các học sinh có 
nguy cơ nghiện internet. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Được thực hiện ở học sinh THCS (khối 8,9) 
và THPT (khối 10, 11, 12) từ tháng 9/2019 đến 
tháng 7/2020 thuộc các quận 3, 5, Tân Phú  ... ) 
Mục đích truy cập internet 
Mạng xã hội 1379 (92,4) 832 (94,4) 547 (89,5) 0,001 1,99 (1,35-2,93) 
Nghe nhạc 1161 (77,8) 716 (81,3) 445 (72,8) <0,001 1,62 (1,27-2,07) 
Xem phim 1120 (75,1) 692 (78,6) 428 (70,1) <0,001 1,57 (1,24-1,98) 
Học tập 1086 (72,8) 656 (74,5) 430 (70,4) 0,082 1,23 (0,97-1,55) 
Nói chuyện với người khác 1073 (71,9) 673 (76,4) 400 (65,5) <0,001 1,71 (1,36-2,14) 
Chơi game 1046 (70,1) 641 (72,8) 405 (66,3) 0,007 1,36 (1,09-1,70) 
Tìm kiếm thông tin 1037 (69,5) 643 (73,0) 394 (64,5) <0,001 1,49 (1,19-1,86) 
Đọc tin tức 796 (53,4) 495 (56,2) 301 (49,3) 0,008 1,32 (1,07-1,62) 
Mua sắm 608 (40,8) 395 (44,8) 213 (34,9) <0,001 1,52 (1,23-1,88) 
Gửi thư điện tử 565 (37,9) 384 (43,6) 181 (29,6) <0,001 1,84 (1,47-2,28) 
Đăng ảnh 515 (34,5) 358 (40,6) 157 (25,7) <0,001 1,98 (1,58-2,48) 
Hơn 90% học sinh sử dụng internet hàng 
ngày và trong đó chủ yếu truy cập từ 2-4 
giờ/ngày (45,8%). Học sinh dùng càng nhiều thời 
gian sử dụng internet thì khả năng nghiện 
internet càng cao. Phần lớn học sinh thường truy 
cập internet ở nhà trong phòng riêng (85,0%). 
Tình trạng nghiện internet có mối liên quan có ý 
nghĩa thống kê với các địa điểm truy cập internet 
(p <0,05). Điện thoại di động là thiết bị mà học 
sinh thường dùng nhất để truy cập internet 
(92,0%). Các phương tiện như điện thoại di 
động, máy tính bảng, máy tính cá nhân hay 
dùng chung đều có mối liên quan đến nghiện 
internet (p <0,05). Đa số học sinh khi sử dụng 
internet đều truy cập vào các trang mạng xã hội 
(92,4%), một số hoạt động cũng chiếm tỉ lệ cao 
như nghe nhạc (77,8%), xem phim (75,1%), học 
tập (72,8%), nói chuyện với người khác (71,9%), 
chơi game (70,1%). Hầu hết các yếu tố này đều 
liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng 
nghiện internet ở học sinh (Bảng 2). 
Phần lớn các học sinh đều sống chung với cả 
cha và mẹ (85,5%). Gần một nửa số học sinh 
tham gia cảm nhận được sự quan tâm của cha 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 158 
(48,2%) và mẹ (41,1%). Trong khi đó có gần hai 
phần ba học sinh cảm thấy cha mẹ bảo vệ quá 
mức (với cha là 62,1% và mẹ là 61,8%). Sự quan 
tâm của cha mẹ là yếu tố góp phần làm giảm 
nghiện internet ở học sinh. Tỷ lệ học sinh nghiện 
internet có sự quan tâm của cha (48,2%), hoặc sự 
quan tâm của mẹ (34,1%) là thấp hơn so với tỷ lệ 
này ở nhóm học sinh không nghiện internet lần 
lượt là 58,2% và 50,9%. Trong khi đó, nhóm học 
sinh nghiện internet lại có tỷ lệ bảo vệ quá mức 
của cha hoặc của mẹ lại cao hơn so với nhóm học 
sinh không nghiện internet (Bảng 3). 
Bảng 3: Phân bố của tỉ lệ nghiện internet theo các đặc điểm gia đình của học sinh (n=1492) 
Đặc điểm 
Tổng n=1492 
n (%) 
Nghiện internet 
p 
OR 
(KTC 95%) 
Có 
(n=881; 59,0%) 
n (%) 
Không 
(n=611; 41,0%) 
n (%) 
Người đang sống chung 
Cha và mẹ 1275 (85,5) 741 (84,1) 534 (87,4) 0,077 0,76 (0,57-1,03) 
Cha hoặc mẹ 175 (11,7) 111 (12,6) 64 (10,5) 0,210 1,23 (0,89-1,71) 
Họ hàng 140 (9,4) 86 (9,8) 54 (8,8) 0,548 1,12 (0,78-1,59) 
Khác 26 (1,7) 13 (1,5) 13 (2,1) 0,347 0,69 (0,32-1,50) 
Sự gắn kết với cha mẹ 
Quan tâm của cha (n=1365) 658 (48,2) 329 (41,1) 329 (58,2) <0,001 0,50 (0,40-0,62) 
Quan tâm của mẹ (n=1397) 574 (41,1) 277 (34,1) 297 (50,9) <0,001 0,50 (0,40-0,62) 
Bảo vệ quá mức của cha (n=1365) 847 (62,1) 541 (67,6) 306 (54,2) <0,001 1,77 (1,42-2,21) 
Bảo vệ quá mức của mẹ (n=1397) 863 (61,8) 560 (68,9) 303 (51,9) <0,001 2,05 (1,65-2,56) 
Bảng 4: Phân bố của tỉ lệ nghiện internet theo các đặc điểm gắn kết với trường lớp của học sinh 
(n=1492) 
Đặc điểm 
Tổng 
n=1492 
n (%) 
Nghiện internet 
p 
OR 
(KTC 95%) 
Có 
(n=881; 59,0%) 
n (%) 
Không 
(n=611; 41,0%) 
n (%) 
Thấy vui khi học tại trường 
Có 1099 (73,7) 616 (69,9) 483 (79,1) <0,001 0,62 (0,48-0,78) 
Không 393 (24,3) 265 (30,1) 128 (20,9) 1 
Cảm thấy an toàn ở trường 
Có 1079 (72,3) 629 (71,4) 450 (73,7) 0,339 0,89 (0,71-1,13) 
Không 413 (27,7) 252 (28,6) 161 (26,3) 1 
Rất thích là học sinh của trường 
Có 1065 (71,4) 607 (68,9) 458 (75,0) 0,011 0,74 (0,59-0,93) 
Không 427 (28,6) 274 (31,1) 153 (25,0) 1 
Cảm thấy gần gũi với mọi người trong trường 
Có 930 (62,3) 530 (60,2) 400 (65,5) 0,038 0,80 (0,64-0,99) 
Không 562 (37,7) 351 (39,8) 211 (34,5) 
Giáo viên trong trường đối xử công bằng với học sinh 
Có 844 (56,6) 472 (53,6) 372 (60,9) 0,005 0,74 (0,60-0,91) 
Không 648 (43,4) 409 (46,4) 239 (39,1) 1 
Về mức độ gắn kết với trường lớp, phần lớn 
các học sinh cảm thấy vui khi học tại trường 
(73,7%), cảm thấy an toàn ở trường (72,3%), rất 
thích là học sinh của trường (71,4%). Học sinh 
cảm thấy gần gũi với mọi người trong trường 
(62,3%) và cho rằng giáo viên đối xử công bằng 
với học sinh (56,6%). Những cảm nhận của học 
sinh về trường lớp có liên quan đến tình trạng 
nghiện internet. Đối với nhóm học sinh có 
nghiện internet, tỷ lệ các học sinh này cảm thấy 
vui khi học tại trường, cảm thấy an toàn ở 
trường, rất thích là học sinh của trường, cảm 
thấy gần gũi với mọi người trong trường hay 
cảm thấy giáo viên trong trường đối xử công 
bằng với học sinh đều thấp hơn có ý nghĩa thống 
kê so với các tỷ lệ này ở nhóm học sinh không 
nghiện internet với các giá trị OR <1 và p <0,05 
(Bảng 4). 
Kết quả phân tích đa biến cho thấy nhóm 
học sinh nghiện internet có tỉ lệ sử dụng internet 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 159 
từ 2 giờ trở lên, truy cập các trang mạng xã hội, 
đăng ảnh và gửi thư điện tử cao hơn có ý nghĩa 
thống kê so với các tỉ lệ này ở nhóm không 
nghiện internet với OR>1 và p <0,001. Về sự gắn 
kết giữa học sinh và cha mẹ, nhóm học sinh 
nghiện internet có tỉ lệ được mẹ bảo vệ quá mức 
cao hơn nhóm không nghiện internet. Trong khi 
đó, nhóm học sinh nghiện internet có tỉ lệ cha 
hoặc mẹ quan tâm thấp hơn so với nhóm không 
nghiện internet (Bảng 5). 
Bảng 5. Mô hình đa biến giữa nghiện internet và 
các đặc điểm của học sinh (n=1492) 
Đặc điểm p 
OR 
 (KTC 95 %) 
Thời gian truy cập internet 
<2 giờ/ngày 1 
2-4 giờ/ngày <0,001 1,81 (1,30-2,52) 
>4 giờ/ngày <0,001 2,86 (2,01-4,06) 
Mục đích truy cập internet 
Đăng ảnh 0,003 1,52 (1,16-2,00) 
Mạng xã hội 0,043 1,59 (1,01-2,50) 
Gửi thư điện tử 0,032 1,33 (1,02-1,73) 
Sự gắn kết với cha mẹ 
Quan tâm của cha <0,001 0,65 (0,50-0,85) 
Quan tâm của mẹ 0,047 0,76 (0,58-0,99) 
Bảo vệ quá mức của mẹ <0,001 1,88 (1,47-2,41) 
BÀN LUẬN 
Đây là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành 
tại 4 quận/huyện của TP. HCM. Kết quả 
nghiên cứu cho thấy tỉ lệ học sinh THCS và 
THPT nghiện internet là khá cao so với nghiên 
cứu trước đây ở các nước Châu Á(3). Điều này 
có thể do Việt Nam là một trong tám quốc gia 
có số người sử dụng internet cao nhất Châu 
Á(1). Trong cuộc thăm dò ý kiến toàn cầu với 
hơn 10.000 thanh thiếu niên tại 25 quốc gia do 
UNICEF thực hiện vào năm 2016 cho thấy 72% 
thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng internet(11). 
Tỉ lệ học sinh nghiện internet ghi nhận cũng 
cao hơn so với nghiên cứu trước đây trên khối 
THCS tại Đồng Nai(4,12) hay khối THPT tại Phú 
Yên(5). Có thể thấy tình trạng nghiện internet 
đang ngày càng phổ biến và cần được quan 
tâm ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Internet mang 
lại rất nhiều lợi ích, thế nhưng sử dụng như 
thế nào để không bị lệ thuộc cần phải xem xét 
và có giải pháp phòng ngừa. 
Mối liên quan giữa nghiện internet và thời 
gian truy cập internet được tìm thấy tương đồng 
với các nghiên cứu trước đây(13). Tuy nhiên, đây 
là nghiên cứu cắt ngang nên gây khó khăn trong 
việc đánh giá chiều hướng liên quan. Hiện vẫn 
chưa rõ học sinh dành nhiều thời gian để truy 
cập internet góp phần vào nghiện internet hay 
nghiện internet khiến học sinh dùng nhiều thời 
gian sử dụng mạng. Nghiên cứu ghi nhận 
nghiện internet gia tăng ở nhóm học sinh sử 
dụng mạng xã hội, tương đồng với khảo sát tại 
Hà Lan(14). Nghiên cứu còn tìm thấy mối liên 
quan giữa mục đích đăng ảnh và gửi thư điện tử 
với tình trạng nghiện internet của học sinh. Đây 
cũng là phát hiện mới chưa được ghi nhận trong 
các nghiên cứu trước đây. Từ khi xuất hiện, 
internet được các thanh thiếu niên yêu thích vì 
đây là công nghệ hứa hẹn mang lại niềm vui, thú 
vị và sáng tạo. Các học sinh thích tạo một hồ sơ 
trên mạng để kết bạn mới, đăng ảnh và trò 
chuyện(15). Ở độ tuổi này, thanh thiếu niên 
thường biểu lộ rõ tính tự lập, tâm lý cho rằng 
người lớn không đánh giá đúng đắn, nghiêm túc 
những điều các em nghĩ, những việc các em làm 
cũng như sự trưởng thành của các em. Do đó, 
thanh thiếu niên dễ có xu hướng xa lánh người 
lớn(2). Việc nắm bắt được tâm lý lứa tuổi và xác 
định các học sinh có nguy cơ cao nghiện internet 
sẽ giúp ích cho việc đưa ra các biện pháp can 
thiệp phù hợp. 
Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa tình 
trạng nghiện internet và sự gắn kết với cha mẹ. 
Trong khi cha mẹ quan tâm con cái giúp giảm tỉ 
lệ nghiện internet thì sự bảo vệ quá mức làm 
tăng tỉ lệ này. Kết quả tương đồng với nghiên 
cứu được thực hiện tại Ấn Độ(16), Hy Lạp(17) và 
một lần nữa cho thấy vai trò của cha mẹ đối với 
vấn đề nghiện internet ở học sinh. Những thanh 
thiếu niên được cha mẹ quan tâm sẽ dành thời 
gian cho các hoạt động khác thay vì sử dụng 
internet. Điều này thúc đẩy sự phát triển thể 
chất, nhận thức và xã hội. Nếu thiếu đi sự hỗ trợ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 25 * Số 2 * 2021 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Y Tế Công Cộng 160 
từ phía gia đình, thanh thiếu niên có xu hướng 
tìm kiếm sự hỗ trợ từ xã hội thông qua các trải 
nghiệm trên mạng(16,18). Việc kiểm soát con cái 
quá mức của mẹ có thể gây nên những hậu quả 
tiêu cực. Từ đó, gợi ý một cách phong cách nuôi 
dạy phù hợp là khi cha mẹ quan tâm, bảo vệ 
nhưng cần tôn trọng tự chủ của con cái. 
Mặc dù, nghiên cứu đã tiến hành kiểm soát 
các sai lệch thông tin có thể xảy ra. Tuy nhiên, 
công cụ mà nghiên cứu sử dụng là bộ câu hỏi tự 
điền có thể gây ra sai lệnh thông tin do quá trình 
hồi tưởng và tự báo cáo. Đây cũng là hạn chế cần 
được lưu ý của nghiên cứu. 
KẾT LUẬN 
Tỉ lệ nghiện internet ở học sinh ở mức cao và 
có mối liên quan đến thói quen sử dụng internet, 
sự gắn kết với cha mẹ. Vì thế, gia đình cần có các 
biện pháp phù hợp để quản lý tốt quỹ thời gian 
sử dụng internet, các hoạt động trên mạng của 
học sinh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng quan tâm 
con cái nhiều hơn, lắng nghe và chia sẻ với các 
em cách sử dụng internet hiệu quả. Tuy nhiên, 
cũng không nên kiểm soát con cái quá mức 
khiến các em muốn che giấu các hoạt động của 
mình trên internet. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Internet World Stats (2020). Internet Usage in Asia. URL: 
https://www.internetworldstats.com/stats3.htm. 
2. Vũ Thị Nho (2008). Những đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên. 
In: Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển, pp.60-64. Nhà xuất bản 
Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
3. Mak K, Lai CM, Watanabe H et al (2014). Epidemiology of 
Internet Behaviors and Addiction Among Adolescents in Six 
Asian Countries. Cyberpsychology, Behavior and Social Networking, 
17(11):720-728. 
4. Nguyễn Trường Viên, Trần Thị Anh Thư, Thái Thanh Trúc 
(2018). Mối liên quan giữa nghiện Internet và trầm cảm ở học 
sinh trung học cơ sở Nguyễn Công Trứ Thành phố Biên Hòa, 
Đồng Nai. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 22(1):339-346. 
5. Đoàn Thị Linh Hiếu (2019). Tỉ lệ nghiện internet và mối liên 
quan với trầm cảm ở học sinh trung học phổ thông Lê Lợi, 
huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên năm 2019. Khóa luận tốt nghiệp 
bác sĩ Y học dự phòng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. 
6. Ho RC, Zang MWB, Tsang TY et al (2014). The association 
between internet addiction and psychiatric co-morbidity: a 
meta-analysis. BMC Psychiatry, 14(1):1-10. 
7. Phạm Thị Thuỳ Linh (2017). Ảnh hưởng của mạng internet đối 
với giới trẻ: Cái nhìn từ phía khoa học thần kinh. Khoa học Đại 
học Quốc gia Hà Nội: Nghiên cứu Giáo dục, 33(3):1-8. 
8. Boysan M, Kuss DJ, Barut Y et al (2017). Psychometric properties 
of the Turkish version of the internet addiction test (IAT). 
Addictive Behaviors, 64(1):247-252. 
9. Milani L, Osualdella D, Blasio PD (2009). Quality of 
Interpersonal Relationships and Problematic Internet Use in 
Adolescence. CyberPsychology & Behavior, 12(6):681-684. 
10. Đặng Hoàng Minh, Nguyễn Thị Phương (2013). Tương quan 
giữa mức độ sử dụng Internet và các vấn đề sức khỏe tâm thần 
của học sinh trung học cơ sở. Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, 
29(2):34-42. 
11. Unicef (2017). Làm cho thế giới công nghệ số an toàn hơn cho trẻ 
em – đồng thời tăng cường khả năng tiếp cận trực tuyến nhằm 
mang lại lợi ích cho những em thiệt thòi nhất. URL: 
https://uni.cf/3iIEX2B. 
12. Lê Minh Công (2013). Tình trạng nghiện internet ở học sinh 
trung học cơ sở tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Y tế 
Công cộng, 28(28):70-78. 
13. Lam LT (2015). Parental mental health and Internet Addiction in 
adolescents. Addictive Behaviors, 42(1):20-23. 
14. Kuss DJ, Van Rooji AJ, Shorter GW et al (2013). Internet 
addiction in adolescents: Prevalence and risk factors. Computers 
in Human Behavior, 29(5):1987–1996. 
15. Yusof SHM, Othman SH (2018). The Cyberpsychology Factors 
of Internet Addiction among School Teenagers. International 
Journal of Innovative Computing, 8(3):31-37. 
16. Bhagat G, Sehgal M (2011). The relationship of parental bonding 
and internet addiction. Indian Journal of Psychological Scienc, 
2(2):29-37. 
17. Floros G, Siomos K (2013). The relationship between optimal 
parenting, Internet addiction and motives for social networking 
in adolescence. Psychiatry Research, 209(1):529–534 
18. Tichon J, Shapiro M (2003). The Process of Sharing Social 
Support in Cyberspace. Cyberpsychology & Behavior, 6(2):161-170. 
Ngày nhận bài báo: 16/11/2020 
Ngày nhận phản biện nhận xét bài báo: 01/02/2021 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020

File đính kèm:

  • pdfnghien_internet_va_cac_yeu_to_lien_quan_o_hoc_sinh_trung_hoc.pdf