Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018

Nghiên cứu nhằm xây dựng bản đồ phân bố PM2.5 và đánh giá tác động của PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và ung thư hệ hô hấp tại TPHCM năm 2018. Bản đồ PM2.5 được xây dựng dựa trên quan trắc 96 điểm vào mùa mưa và khô bằng thiết bị AirBeam2 và thuật toán nội suy IDW. Phân tích tác động của PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và hệ hô hấp dựa trên dữ liệu tử vong A6/YTCS Bộ Y tế và mô hình BenMAP. Ở tất cả các quận/huyện nồng độ PM2.5 trung bình cả năm cao hơn tiêu chuẩn an toàn sức khỏe của WHO (PM2.5 < 10 µg/m3). PM2.5 đã đóng góp 6,3% (35/557) tử vong do ung thư phổi và 6,5% (41/629) tử vong do ung thư hệ hô hấp. Mỗi 10 µg/m3 PM2.5 tăng thêm thì số ca tử vong do ung thư phổi sẽ gia tăng thêm 56 ca và do ung thư hệ hô hấp là 64 ca. Cần có những biện pháp ngắn hạn phòng tránh tác hại của PM2.5 và biện pháp dài hạn giảm thiểu ô nhiễm PM2.5

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 1

Trang 1

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 2

Trang 2

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 3

Trang 3

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 4

Trang 4

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 5

Trang 5

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 6

Trang 6

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 7

Trang 7

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 8

Trang 8

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 9

Trang 9

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 5600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018

Pm2.5 làm gia tăng tử vong do ung thư hệ hô hấp tại thành phố hồ chí minh năm 2018
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
108 TCNCYH 142 (6) - 2021
PM2.5 LÀM GIA TĂNG TỬ VONG DO UNG THƯ HỆ HÔ HẤP 
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2018
Nguyễn Trường Viên1, Nguyễn Ngọc Nhật Thanh1, Phan Hoàng Thùy Dung1, 
Nguyễn Đào Thiên Ân1, Trương Thị Thùy Dung1, Đinh Thị Giang1, và Trần Ngọc Đăng1, 
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Từ khóa: PM2.5, ung thư hệ hô hấp, tử vong.
Nghiên cứu nhằm xây dựng bản đồ phân bố PM2.5 và đánh giá tác động của PM2.5 đến tử vong do ung thư 
phổi và ung thư hệ hô hấp tại TPHCM năm 2018. Bản đồ PM2.5 được xây dựng dựa trên quan trắc 96 điểm vào 
mùa mưa và khô bằng thiết bị AirBeam2 và thuật toán nội suy IDW. Phân tích tác động của PM2.5 đến tử vong do 
ung thư phổi và hệ hô hấp dựa trên dữ liệu tử vong A6/YTCS Bộ Y tế và mô hình BenMAP. Ở tất cả các quận/huyện 
nồng độ PM2.5 trung bình cả năm cao hơn tiêu chuẩn an toàn sức khỏe của WHO (PM2.5 < 10 µg/m3). PM2.5 đã 
đóng góp 6,3% (35/557) tử vong do ung thư phổi và 6,5% (41/629) tử vong do ung thư hệ hô hấp. Mỗi 10 µg/m3 
PM2.5 tăng thêm thì số ca tử vong do ung thư phổi sẽ gia tăng thêm 56 ca và do ung thư hệ hô hấp là 64 ca. Cần 
có những biện pháp ngắn hạn phòng tránh tác hại của PM2.5 và biện pháp dài hạn giảm thiểu ô nhiễm PM2.5.
Tác giả liên hệ: Trần Ngọc Đăng
Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Email: ngocdangytcc@gmail.com
Ngày nhận: 01/03/2021
Ngày được chấp nhận: 22/04/2021
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ô nhiễm không khí là một yếu tố nguy cơ 
lớn đối với sức khỏe, đặc biệt là ô nhiễm không 
khí ngoài trời. Trong đó, phơi nhiễm chất dạng 
hạt kích thước nhỏ < 2,5μm (PM2.5) xếp thứ 6 
trong nguy cơ gây tử vong trên toàn cầu vào 
năm 2018.1 PM2.5 là các hạt bụi có đường kính 
dưới 2.5 micromet chứa chất rắn hoặc các giọt 
chất lỏng siêu nhỏ mang các chất.2, 3 Với kích 
thước nhỏ và lơ lửng trong không khí, PM2.5 
dễ dàng xâm nhập vào sâu trong phổi gây kích 
thích, ăn mòn thành phế nang dẫn đến suy giảm 
chức năng phổi làm tăng nguy cơ các bệnh 
đường hô hấp, sau một thời gian dài tiếp xúc 
có thể dẫn đến các ung thư đường hô hấp, đặc 
biệt là ung thư phổi.2, 4 Theo Song và cộng sự, 
giai đoạn 2014-2016 PM2.5 đã đóng góp 23,9% 
số ca tử vong do ung thư phổi và 15,5% cho tất 
cả các trường hợp tử vong.5 Theo Báo cáo Đo 
lường gánh nặng bệnh tật toàn cầu, phơi nhiễm 
dài hạn với PM2.5 đã đóng góp 16% số ca tử 
vong do ung thư phổi trong năm 2016.6 
Chất lượng không khí của Việt Nam từ năm 
2010 đến nay đang ở mức báo động và có diễn 
tiến theo chiều hướng xấu bằng cách so sánh 
kết quả đo quan trắc bụi PM2.5. Tại TPHCM, dữ 
liệu từ WHO đã cho thấy mức độ ô nhiễm hạt 
mịn cao hàng đầu cả Việt Nam chỉ sau Hà Nội. 
Nồng độ hạt mịn PM2.5 trung bình năm 20167 
là 42 µg/m3 cao hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn 
của WHO với giới hạn lần lượt là 10 µg/m3.8 
Trước tình hình ô nhiễm không khí, đặc biệt 
là ô nhiễm PM2.5 đang hiện hữu, người dân 
TPHCM đối diện với nguy cơ cao về sức khỏe 
liên quan đến ung thư phổi và hệ hô hấp. Tuy 
nhiên, chưa có các đánh giá tác động của ô 
nhiễm PM2.5 đến sức khỏe, cụ thể là tác động 
của PM2.5 lên gánh nặng tử vong do ung thư 
phổi và hệ hô hấp. Do đó, chúng tôi thực hiện 
nghiên cứu này với mục tiêu đánh giá tác động 
của PM2.5 đến tử vong do ung thư phổi và ung 
thư hệ hô hấp của người dân sống tại TPHCM 
năm 2018. 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
109TCNCYH 142 (6) - 2021
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Dữ liệu quan trắc
Nồng độ PM2.5, nhiệt độ, độ ẩm được quan 
trắc trực tiếp bởi nhóm nghiên cứu sau khi tập 
huấn về lựa chọn địa điểm và kỹ thuật quan trắc. 
Tại mỗi quận/huyện, 4 điểm quan trắc được 
lựa chọn theo hướng dẫn chọn mẫu xếp hạng 
của Cơ quan bảo vệ mô trường Hoa Kỳ.9 Giao 
thông được xác định là một trong những nguồn 
phát thải ô nhiễm quan trọng tại TPHCM, do đó, 
nghiên cứu đã chọn điểm đo cách lề 5m tại 4 
đoạn đường ứng với 4 mức mật độ giao thông 
vào giờ cao điểm (7h00 và 18h00) theo dữ liệu 
Google Map. Ứng với 24 quận/huyện, đã có tổng 
cộng 96 điểm quan trắc trên toàn TPHCM. Quá 
trình quan trắc chia thành hai đợt ứng với mùa 
mưa (tháng 12 - 4 năm sau) và mùa khô (tháng 5 
- 11). Trong từng đợt, mỗi điểm được quan trắc 2 
ngày gồm 1 ngày trong tuần và 1 ngày cuối tuần 
do ô nhiễm thường khác biệt giữa ngày trong 
tuần với cuối tuần, mỗi ngày 2 lần (từ 6h00 - 
8h00 và 17h00 - 19h00), mỗi lần kéo dài 2h.
Thiết bị AirBeam2 được sử dụng để quan 
trắc trong nghiên cứu. Đây là thiết bị giá rẻ với 
mức giá tham khảo là $249 USD (khoảng dưới 
6 triệu đồng Việt Nam), có sẵn trên thị trường, 
và có độ tin cậy cao khi so sánh với thiết bị 
quan trắc tự động cố định tiêu chuẩn với hệ số 
tương quan đạt 0,84.10
Dữ liệu tử vong
Hồi cứu dữ liệu thống kê nguyên nhân tử 
vong năm 2018 theo sổ A6/YTCS Bộ Y tế. 
Nguyên nhân tử vong được mã hóa lại dựa 
trên phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10. Dựa 
trên mã ICD-10, các trường hợp ung thư phổi 
(C33 - C34.9, C39.8, C45.7), ung thư hệ hô hấp 
được xác định (C11, C32, C33 - C34.9, C39.8, 
C45.7). Những ca báo cáo tử vong trước đó 
phải có ít nhất 1 năm liên tục sinh sống tại địa 
phương đó. Các ca tử vong thiếu ít nhất một 
trong số các dữ kiện tuổi, giới, ngày tử vong, 
nguyên nhân tử vong, địa chỉ (quận) bị loại khỏi 
nghiên cứu.
Dữ liệu dân số, địa lý
Dữ liệu tổng dân số cấp độ quận/huyện năm 
2018 được thu thập dựa theo báo cáo của Cục 
Thống kê TPHCM. Dữ liệu địa lý được trích 
xuất lớp địa giới hành chính từ Trung tâm Ứng 
dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TPHCM.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu sinh thái đánh giá tác động sức 
khỏe dựa trên dữ liệu hồi cứu tử vong, dân số 
và quan trắc PM2.5 sử dụng thiết bị cảm biến 
giá rẻ AirBeam2.
3. Xử lý số liệu
Xây dựng bản đồ phân bố nồng độ PM2.5:
Thuật toán nội suy IDW được sử dụng để 
xây dựng bản đồ phân bố PM2.5 với dữ liệu đầu 
vào là nồng độ ô nhiễm trung bình năm của 96 
điểm đo, tọa độ điểm đo, và lớp bản đồ địa giới 
quận huyện TPHCM. IDW được  ... (GreenID), năm 2017 nồng độ PM2.5 trung 
bình tại TPHCM là 29,6 μg/m3; số ngày thành 
phố có nồng độ PM2.5 vượt tiêu chuẩn trung 
bình 24 giờ của WHO (25 μg/m3) là 222 ngày 
và vượt tiêu chuẩn trung bình 24 giờ QCVN là 
14 ngày (50 μg/m3).17 Các bằng chứng trước 
đây kết hợp với kết quả nghiên cứu của chúng 
tôi đã cho thấy tình trạng ô nhiễm PM2.5 tại 
TPHCM có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe 
người dân. Xây dựng bản đồ phân bố PM2.5 là 
bước nền tảng để có thể đánh giá tác động sức 
khỏe của PM2.5; nhờ đó các nhà hoạch định có 
những cảnh báo và biện pháp phòng ngừa và 
giảm thiểu tác động sức khỏe.
Nghiên cứu của chúng tôi đã kết hợp bản đồ 
phân bố PM2.5 với dữ liệu dân số và tử vong 
sẵn có tại TPHCM để ước tính tác động sức 
khỏe. Mô hình BenMAP được sử dụng để đánh 
giá tác động lên tử vong của PM2.5.13 Mô hình 
này cũng đã được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ, 
Nigeria, Chi Lê, Trung Quốc, Thái Lan với ưu 
điểm có thể ước tính được số người tử vong 
do ô nhiễm PM2.5 ở từng khu vực trong trường 
hợp có các thông tin về dân số phơi nhiễm và 
tỷ suất tử vong trong năm tại khu vực nghiên 
cứu. Tính chính xác của ước lượng tử vong do 
PM2.5 phụ thuộc vào tham số đầu vào. Nghiên 
cứu đã chọn các tham số đầu vào dựa trên 
các bằng chứng nhằm đảm bảo tính chính xác 
của kết quả. Nồng độ PM2.5 (tham số A, công 
thức 2) được trích xuất từ bản đồ phân bố trên 
toàn TPHCM và giá trị tham chiếu được chọn ở 
ngưỡng 10mg/m3 là ngưỡng an toàn sức khỏe 
do WHO đề xuất.18 Ước tính tác động tăng 
6,2% tử vong khi PM2.5 tăng 10 μg/m3 được 
tham khảo từ nghiên cứu tại Tallin là nguồn dữ 
liệu xác hợp (tham số B, công thức 2).19 Tỉ suất 
tử vong nền do ung thư phổi, hệ hô hấp được 
thu thập từ sổ A6/YTCS Bộ Y tế (tham số C, 
công thức 2). Các dữ liệu về dân số (tham số 
D, công thức 2) được thu thập dựa vào thống 
kê năm 2018 của Cục thống kê TPHCM, và là 
nguồn dữ liệu phù hợp nhất phản ánh phân bố 
dân cư toàn thành phố.13, 20 Dữ liệu địa lý được 
trích xuất lớp địa giới hành chính từ Trung tâm 
Ứng dụng Hệ thống Thông tin Địa lý TPHCM. 
Như vậy, các dữ liệu sử dụng trong ước tính 
tác động sức khỏe có tính xác hợp và chính 
thống cao. Tuy nhiên, các hạn chế đặc thù của 
dữ liệu thứ cấp vẫn tồn tại khi nghiên cứu của 
chúng tôi đã không thể đánh giá đầy đủ chất 
lượng dữ liệu. 
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tỉ suất 
tử vong do ung thư phổi và ung thư hệ hô hấp 
lần lượt là 0,631/10.000 dân và 0,712/10.000 
dân. Theo thống kê từ dữ liệu năm 2018, tỉ 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
115TCNCYH 142 (6) - 2021
suất tử vong chung toàn dân số năm 2018 là 
33,031/10000 dân. Như vậy, tử vong do ung 
thư phổi, ung thư hệ hô hấp chiếm khoảng 2% 
số ca tử vong do mọi nguyên nhân tại TPHCM 
năm 2018. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
đã thể hiện rõ đóng góp của PM2.5 vào 6,3% 
(35/557) số ca tử vong do ung thư phổi và 6,5% 
(41/629) số ca tử vong do ung thư hệ hô hấp 
năm 2018. Tỉ suất tử vong do ung thư phổi và 
ung thư hệ hô hấp cho thấy mối liên quan thuận 
mạnh với nồng độ PM2.5 với hệ số tương quan 
lần lượt là 0,733 và 0,752 với p < 0,001. Với 
dân số 8.831.865 của TPHCM năm 2018, nếu 
nồng độ PM2.5 tăng thêm 10 μg/m3 thì số ca 
tử vong do ung thư phổi sẽ gia tăng thêm 56 
ca và do ung thư hệ hô hấp là 64 ca. Các kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi đã đóng góp thêm 
những bằng chứng về tác động của PM2.5 
đến sức khỏe. Nhiều nghiên cứu trước đây đã 
chỉ ra mối liên quan giữa PM2.5 với giảm tuổi 
thọ,19, 21 tử vong chung,22-24 nhập viện,23, 24 thiệt 
hại kinh tế.20, 23 Các nghiên cứu về tử vong hầu 
như không xác định đóng góp của PM2.5 vào 
những nguyên nhân cụ thể, do đó, kết quả có 
thể bị ảnh hưởng bởi các trường hợp tử vong 
do các nguyên nhân độc lập với PM2.5. Mối liên 
quan giữa PM2.5 và ung thư phổi, hệ hô hấp đã 
được củng cố dựa trên nhiều bằng chứng.25-28 
Do đó, việc tập trung phân tích tử vong do ung 
thư phổi, hệ hô hấp sẽ loại trừ được các nguyên 
nhân tử vong độc lập với PM2.5 từ đó cung cấp 
các ước tính tin cậy hơn. Bên cạnh đó, các cảnh 
báo dựa trên những bệnh lý cụ thể sẽ giúp tăng 
mức độ quan tâm và đem lại hiệu quả cao hơn 
so với các cảnh báo tử vong chung, đặc biệt đối 
với bệnh lý ung thư đang có xu hướng gia tăng 
và rất được người dân quan tâm. 
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận một số 
hạn chế có thể ảnh hưởng đến các phát hiện. 
Thiết bị quan trắc giá rẻ có độ chính xác thấp 
hơn so với các thiết bị quan trắc cố định tiêu 
chuẩn. Dù vậy, nghiên cứu đã cho thấy thiết bị 
giá rẻ AirBeam có độ tin cậy cao khi so sánh 
với thiết bị quan trắc tự động cố định tiêu chuẩn 
(được xem là tiêu chuẩn vàng); hệ số tương 
quan ghi nhận đạt 0,84. Thêm vào đó, thiết bị 
giá rẻ AirBeam cho phép thu thập dữ liệu có độ 
phân giải lớn hơn với mức chi phí thấp. Tiêu 
chuẩn 1 năm sinh sống tại địa phương có thể 
chưa đủ để làm tăng tỉ lệ mắc bệnh. Tuy nhiên, 
việc chọn giới hạn 1 năm phụ thuộc vào hệ 
thống thu thập dữ liệu tử vong A6/YTCS Bộ Y 
tế. Nghiên cứu đã không tìm được dữ liệu có 
giới hạn dài hơn, do đó đây là một hạn chế mà 
nhóm nghiên cứu đã không khắc phục được. 
Sử dụng thiết kế sinh thái, số liệu phơi nhiễm 
với các yếu tố gây nhiễu không tiếp cận được 
ở cấp độ quận/huyện dẫn đến không thể kiểm 
soát các yếu tố gây nhiễu tiềm ẩn. Đây cũng là 
điểm hạn chế điển hình trong nghiên cứu sinh 
thái. Trong tương lai, các nghiên cứu ước lượng 
gánh nặng tử vong do PM2.5 cần tiếp tục mở 
rộng các kỹ thuật đo lường dựa trên các thiết bị 
giá rẻ để đạt được độ phân giải không gian cao 
hơn phục vụ phân tích ở cấp độ cá nhân hoặc 
cấp hành chính thấp hơn như xã/phường. Cùng 
với đó các dữ liệu về yếu tố gây nhiễu cũng cần 
được tiếp cận ở cấp độ phù hợp để loại trừ các 
tác động gây nhiễu và cung cấp các ước lượng 
chính xác hơn. 
V. KẾT LUẬN
Ô nhiễm PM2.5 ở TPHCM thường xuyên 
được ghi nhận vượt giới hạn an toàn sức khỏe 
của WHO và đóng góp vào tử vong do ung thư 
phổi và ung thư hệ hô hấp năm 2018. Cần có 
những biện pháp ngắn hạn phòng tránh tác hại 
của PM2.5 và biện pháp dài hạn giảm thiểu 
ô nhiễm PM2.5. Những kết quả trên là nguồn 
thông tin quan trọng cho các chương trình 
truyền thông sức khỏe, bảo vệ môi trường, và 
cũng nguồn thông tin tham khảo cho các nhà 
hoạch định chính sách đề ra các mục tiêu giảm 
thiểu ô nhiễm môi trường để bảo vệ sức khỏe.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
116 TCNCYH 142 (6) - 2021
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu nhận được tài trợ từ Đề tài tiềm 
năng Trường Đại học Y Dược Tp.HCM hợp 
đồng số 66/2019/HĐ- ĐHYD do TS. Trần Ngọc 
Đăng làm chủ nhiệm. Ngoài ra, nhóm nghiên 
cứu xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành 
đến: Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, 
Cục thống kê TP.HCM, Cục quản lý môi trường 
y tế - Bộ Y tế, Trung tâm Ứng dụng Hệ thống 
Thông tin Địa lý TPHCM đã tạo điều kiện giúp 
đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập số liệu. 
Chúng tôi cũng chân thành cảm ơn PGS.TS. Tô 
Thị Hiền, trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên 
TpHCM và PGS.TS. Hồ Quốc Bằng, Viện Môi 
Trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc Gia 
TpHCM đã cố vấn chuyên môn cho nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Environmental Pollution Centers. 
Air Pollution Causes. https://www.
env i ronmenta lpo l lu t ioncenters .org/a i r /
causes/, Accessed Dec19, 2018. 
2. Xing Y-F, Xu Y-H, Shi M-H, Lian Y-X. The 
impact of PM2.5 on the human respiratory 
system. Journal of Thoracic Disease. 
2016;8(1):69-74. 
3. Brook RD, Franklin B, Cascio W, et al. 
Air Pollution and Cardiovascular Disease: A 
Statement for Healthcare Professionals From 
the Expert Panel on Population and Prevention 
Science of the American Heart Association. 
Circulation. 2004;109:2655-2671. 
4. Environmental Pollution Centers. 
What Is Air Pollution? https://www.
environmentalpol lut ioncenters.org/ai r / , 
Accessed Feb 2, 2020. 
5. Song C, He J, Wu L, et al. Health burden 
attributable to ambient PM2.5 in China. 
Environmental Pollution. 2017;223:575-586. 
6. Institute for Health Metrics, Evaluation’s 
Global Burden of Disease Project, The Health 
Effects Institute. The State of Global Air. https://
www.stateofglobalair.org/sites/default/files/
soga-2018-report.pdf, Accessed Feb 12, 2019. 
7. World Health Organization Western 
Pacific Region. Frequently Asked Questions 
about Ambient and Household Air Pollution 
and Health. 
mediacentre/features/air_pollution_QandA/en/, 
Accessed Jun 30, 2019. 
8. World Health Organization. WHO outdoor 
air quality guidelines. 
int/en/health-topics/environment-and-health/
airquality/policy/who-outdoor-air-quality-
guidelines, Accessed 01/05/2020. 
9. Environmental Protection Agency. Guidance 
on Choosing a Sampling Design for Environmental 
Data Collection: for Use in Developing a Quality 
Assurance Project Plan. 2002.
10. Feinberg S, Williams R, Hagler GSW, et 
al. Long-term evaluation of air sensor technology 
under ambient conditions in Denver, Colorado. 
Atmospheric Measurement Techniques. 
2018;11(8):4605-4615. doi:10.5194/amt-11-
4605-2018.
11. Setianto A, Triandini T. Comparison of 
Kriging and Inverse Distance Weighted (IDW) 
interpolation methods in lineament extraction 
and analysis. Journal of Applied Geology. 
2013;5(1):21-29. 
12. Li L, Losser T, Yorke C, Piltner R. 
Fast Inverse Distance Weighting-Based 
Spatiotemporal Interpolation: A Web-Based 
Application of Interpolating Daily Fine 
Particulate Matter PM2.5 in the Contiguous 
U.S. Using Parallel Programming and k-d Tree. 
Environmental Research and Public Health. 
2014;11:9101-9141. 
13. United States Environmental 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
117TCNCYH 142 (6) - 2021
Protection Agency. BENMAP Environmental 
Benefits Mapping and Analysis Program: 
User’s Manual Appendices. 2008:1-14. 
14. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. QCVN 
05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 
về chất lượng không khí xung quanh. 2013. 
15. Michael H, Chris Chaeha Lim. 
AirBeam2 Technical Specifications, Operation 
& Performance. 
airbeam2-technical-specifications-operation-
performance/, Accessed access on June 1st 
2019. 
16. Zhang P, Shen T. Comparison of 
different spatial interpolation methods for 
atmospheric pollutant PM2.5 by using 
GIS and Spearman correlation. Journal of 
Chemical and Pharmaceutical Research. 
2015;7(12):452-469. 
17. Nguyen Thi Anh Thu, Blume L. Báo 
cáo chất lượng không khí năm 2017. 2017:14-
15. 
18. World Health Organization. WHO 
Air quality guidelines for particulate matter, 
ozone, nitrogen dioxide and sulfur dioxide: 
global update 2005 : summary of risk 
assessment. 2005.
19. Orru H, Erik Teinemaa TL, Tamm 
T, Kaasik M, Kimmel V, al e. Health impact 
assessment of particulate pollution in 
Tallinn using fine spatial resolution and 
modeling techniques. Environmental Health 
Perspectives. 2009;8:7. 
20. Ho Quoc Bang. Modeling PM10 in 
Ho Chi Minh City, Vietnam and evaluation 
of its impact on human health. Sustainable 
Environment Research. 2017;27(2):95-102. 
21. Boldo E, Medina S, LeTertre A, et al. 
Apheis: Health impact assessment of long-
term exposure to PM (2.5) in 23 European 
cities. Eur J Epidemiol. 2006;21(6):449-58. 
doi:10.1007/s10654-006-9014-0.
22. Chen T, Deng S, Li M. Spatial Patterns 
of Satellite-Retrieved PM2.5 and Long-Term 
Exposure Assessment of China from 1998 to 
2016. Int J Environ Res Public Health. Dec 8 
2018;15(12) doi:10.3390/ijerph15122785.
23. Abe KC, Miraglia SG. Health Impact 
Assessment of Air Pollution in Sao Paulo, 
Brazil. Int J Environ Res Public Health. Jul 11 
2016;13(7):694. doi:10.3390/ijerph13070694.
24. Le LTP, Leung A. Associations 
between urban road-traffic emissions, health 
risks, and socioeconomic status in Ho Chi 
Minh City, Vietnam: a cross-sectional study. 
The Lancet. 2018;2:5. 
25. Huang F, Pan B, Wu J, Chen E, Chen L. 
Relationship between exposure to PM2.5 and 
lung cancer incidence and mortality: A meta-
analysis. Oncotarget. 2017;8(26):43322-
43331. doi:10.18632/oncotarget.17313.
26. Yang S, Liucun Z, Fei Y, Xiangyin K, 
Tao H, Yu-Dong C. Analysis of the relationship 
between PM2.5 and lung cancer based on 
protein-protein interactions. Combinatorial 
Chemistry & High Throughput Screening. 
2016;19(2):100-108. doi:
2174/1386207319666151110123345.
27. Li R, Zhou R, Zhang J. Function of 
PM2.5 in the pathogenesis of lung cancer and 
chronic airway inflammatory diseases. Oncol 
Lett. 2018;15(5):7506-7514. doi:10.3892/
ol.2018.8355.
28. Xing Y-F, Xu Y-H, Shi M-H, Lian 
Y-X. The impact of PM2.5 on the human 
respiratory system. Journal of thoracic 
disease. 2016;8(1): E69-E74. doi:10.3978/j.
issn.2072-1439.2016.01.19.
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
118 TCNCYH 142 (6) - 2021
Summary
PM2.5 INCREASED RESPIRATORY MORTALITY IN
HO CHI MINH CITY: A MULTI-SOURCE DATA STUDY
The purpose of this study is to map PM2.5 spatial distribution and to assess the impact of PM2.5 
on lung cancer mortality and respiratory cancer mortality in Ho Chi Minh City, Vietnam in 2018. The 
PM2.5 distribution was mapped based on 96 locations in the wet and dry seasons using the low-cost 
air pollution sensor (named AirBeam2) and the IDW algorithm. Analysis of the PM2.5 impact on lung 
and respiratory cancer mortality was based on the A6/YTCS mortality data from the Ministry of Health 
Vietnam and the BenMAP model. All districts showed that the annual average PM2.5 concentration 
was higher than the WHO health safety standard (PM2.5 <10 µg/m3). PM2.5 contributed to 6.3% 
(35/557) lung cancer mortality and 6.5% (41/629) respiratory cancer mortality. For each increased of 
10 µg/m3 PM2.5 level, lung cancer mortality increased by 56 cases, and respiratory cancer mortality 
increased by 64 cases. We recommend to implement short-term interventions to prevent the effects 
of PM2.5 and long-term solutions to minimize PM2.5 pollution.
Keywords: PM2.5, respiratory cancer, mortality.

File đính kèm:

  • pdfpm2_5_lam_gia_tang_tu_vong_do_ung_thu_he_ho_hap_tai_thanh_ph.pdf