Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật

Ngôn ngữ cơ thể hay ngôn ngữ không lời có lẽ là dạng nguyên thuỷ và ban sơ nhất trong việc giao

tiếp của con người. Từ thuở chưa có ngôn ngữ và chữ viết, tổ tiên chúng ta đã d ng các hành động,

cử chỉ và ký hiệu để truyền đạt thông tin hay diễn đạt cảm xúc của mình. Ngày nay khi ngôn ngữ

phát triển mạnh mẽ, ngôn ngữ không lời không những không mất đi, mà trái lại ngày càng phát

triển đa dạng theo nhu cầu của cuộc sống và chiếm giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn

ngữ. Đồng thời, kể cả khi bạn đã trang bị cho mình rất nhiều vốn từ vựng tiếng Nhật, cụm từ giao

tiếp, nhưng vẫn có lúc bạn quên hoặc không có từ nào để diễn đạt, thì lúc đó các “bộ phận cơ thể”

sẽ góp vai trò không nhỏ trong việc truyền đạt thông tin cho người nghe. Vì vậy, chúng tôi quyết

định chọn đề tài “Phương thức biểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật” để nghiên cứu,

từ đó tìm ra những giải pháp hợp lý cải thiện các kỹ năng trong giao tiếp tiếng Nhật

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 1

Trang 1

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 2

Trang 2

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 3

Trang 3

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 4

Trang 4

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 5

Trang 5

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 6

Trang 6

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 7

Trang 7

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 5300
Bạn đang xem tài liệu "Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật

Phương thức iểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật
2555 
PHƯƠNG THỨC IỂU ĐẠT NGÔN NGỮ CƠ THỂ 
TRONG GIAO TIẾP TIẾNG NHẬT 
Nguyễn Gia ảo, Đặng Thị Hoàng Châu, 
Nguyễn Thị Thu Thảo, L Huyền Trân 
Khoa Nhật Bản học, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Hồ Tố Liên, CN. Nguyễn Thị Thúy Vi 
TÓM TẮT 
Ngôn ngữ cơ thể hay ngôn ngữ không lời có lẽ là dạng nguyên thuỷ và ban sơ nhất trong việc giao 
tiếp của con người. Từ thuở chưa có ngôn ngữ và chữ viết, tổ tiên chúng ta đã d ng các hành động, 
cử chỉ và ký hiệu để truyền đạt thông tin hay diễn đạt cảm xúc của mình. Ngày nay khi ngôn ngữ 
phát triển mạnh mẽ, ngôn ngữ không lời không những không mất đi, mà trái lại ngày càng phát 
triển đa dạng theo nhu cầu của cuộc sống và chiếm giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống ngôn 
ngữ. Đồng thời, kể cả khi bạn đã trang bị cho mình rất nhiều vốn từ vựng tiếng Nhật, cụm từ giao 
tiếp, nhưng vẫn có lúc bạn quên hoặc không có từ nào để diễn đạt, thì lúc đó các “bộ phận cơ thể” 
sẽ góp vai trò không nhỏ trong việc truyền đạt thông tin cho người nghe. Vì vậy, chúng tôi quyết 
định chọn đề tài “Phương thức biểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật” để nghiên cứu, 
từ đó tìm ra những giải pháp hợp lý cải thiện các kỹ năng trong giao tiếp tiếng Nhật. 
Từ khóa: Cúi chào, Kỹ năng nghe, Kỹ năng nói, Ngôn ngữ cơ thể, Văn hoá ứng xử. 
 H I QU T VỀ NG N NGỮ CƠ THỂ 
1.1 Ngôn ngữ cơ thể - body language là gì? 
Giao tiếp là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, thông qua giao tiếp chúng 
ta thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc, tính cách của bản thân mình và tiếp nhận thông tin tương tự từ 
những người xung quanh. Để đạt được hiệu quả trong quá trình giao tiếp, bên cạnh phương tiện 
ngôn ngữ (verbal) thì phi ngôn ngữ (non-verbal) hay còn gọi là ngôn ngữ cơ thể (body language) là 
yếu tố không thể thiếu, mang nhiều ý nghĩa đặc biệt. Hiểu một cách chung nhất, ngôn ngữ cơ thể là 
tất cả những gì mà chúng ta bộc lộ ra ngoài trong quá trình giao tiếp với người khác, nhưng không 
ở dạng lời nói. Ngôn ngữ cơ thể được tạo nên từ chuyển động của các bộ phận cơ thể và kết quả là 
những gì có thể quan sát được như cử chỉ, biểu cảm khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười, động tác tay và 
giọng điệu. 
 Gi trị của Ngôn ngữ cơ thể 
Văn hoá phương Đông và phương Tây có nhiều điểm khác nhau trên nhiều phương diện, trong đó 
có văn hoá ứng xử. Khác với các nước phương Tây, các nước phương Đông, đặc biệt là Nhật Bản, 
quốc gia rất coi trọng lễ nghi và việc sử dụng kính ngữ trong giao tiếp. Điểm khác biệt đầu tiên phải 
nói đến là văn hóa giao tiếp. Người Nhật thường xuyên sử dụng những câu như “cảm ơn” và “xin 
2556 
lỗi” khi nói chuyện với người khác. Điều này cũng gây nhiều bất ngờ cho những ai lần đầu đến Nhật 
Bản. Trong khi đó, người Việt chỉ nói cảm ơn khi bản thân mình nhận được một ân huệ hay sự giúp 
đỡ nào đó và chỉ xin lỗi khi họ cảm thấy đã khiến người khác thực sự cảm thấy phiền lòng. Vì vậy, 
có thể thấy Văn hoá giao tiếp là đặc trưng nổi bật của người Nhật. Nhưng giao tiếp thì không thế 
chỉ bằng lời nói khô khan, vô vị. Thực tế, Ngôn ngữ cơ thể (hay còn gọi là Phi ngôn từ) làm tăng giá 
trị và sự phong phú cho lời nói cao gấp đôi so với khi bạn sử dụng hình ảnh hoặc video. 
1.3 Ngôn ngữ cơ thể trong văn ho ứng xử của người Nhật 
Nhật Bản là một đất nước giàu truyền thống, rất xem trọng văn hóa ứng xử và nổi tiếng với những 
quy định “luật bất thành văn”. Không phải lúc nào họ cũng giao tiếp thông qua lời nói, mà còn 
thông qua cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Trong vài tình huống chúng ta có những cử chỉ dù là vô tình, 
không đáng bận tâm nhưng đối với người Nhật có khi là thiếu lịch sự hoặc thậm chí là khiếm nhã... 
Ngôn ngữ cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến truyền thống văn hoá. Người Nhật rất chú trọng ngôn 
ngữ cơ thể trong cách nói chuyện cho nên chúng ta sẽ dễ bị hiểu lầm là đe doạ hay xúc phạm nếu 
không sử dụng đúng ngôn ngữ cơ thể tại Nhật. Có những cử chỉ là hoàn toàn bình thường khi sử 
dụng tại hầu hết các quốc gia khác nhưng ở Nhật, điều đó lại bị xem là thô lỗ, thiếu tế nhị. Và nguy 
hiểm hơn, chúng ta có thể sẽ không có cơ hội để sửa sai lần thứ hai với người đó nữa. Vì vậy, chúng 
ta cần quan tâm đến ngôn ngữ cơ thể như: nét mặt, cử chỉ khi nói chuyện với người Nhật. Chắc hẳn 
các bạn sẽ ngạc nhiên khi mình có thể nói chuyện mà không cần phát ra âm thanh. 
2 THỰC TRẠNG V ẾT QUẢ HẢO S T 
 Thực trạng ở Việt Nam 
Ngày nay, vai trò Ngoại ngữ được đề cao và là điều kiện cần, giúp sinh viên sau khi ra trường có cơ 
hội tìm được công việc tốt tại môi trường trong nước hoặc quốc tế. Chính vì vậy, không chỉ sinh viên 
học chuyên ngành ngoại ngữ ngày càng nhiều mà cả các sinh viên khối ngành kỹ thuật, kinh tế hay 
xã hội khác cũng đều có nhu cầu học thêm ngoại ngữ. Sau tiếng Anh, rất nhiều bạn trẻ chọn ngôn 
ngữ Nhật là ngôn ngữ cần thiết thứ hai để học tập, nâng cao trình độ ngoại ngữ để có thể thoát 
khỏi tình trạng thất nghiệp tràn lan như hiện nay. Một số khác thì nhận thấy mình có bằng cấp, 
chuyên môn cao, làm việc “đổ mồ hôi sôi nước mắt” nhưng đồng lương không xứng đáng với công 
sức bỏ ra. Rất đông bạn trẻ rơi vào trạng thái chán nản, chẳng biết đi đâu, làm gì khi nhiều ngành 
“thừa thầy thiếu thợ”. Một số khác, vì điều kiện kinh tế, hoàn cảnh chưa cho phép nên trong quá 
trình đang theo học chưa thể học bằng Anh/Tin nên khi ra trường không thể đi xin việc. Hiện nay, 
Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất lớn, với tổng số tiền đầu tư hơn tỷ mỗi năm và đặc 
biệt chú trọng ở các ngành Kỹ thuật, ngân hàng, Tin học, Nhưng người Việt Nam thì không biết 
tiếng Nhật, hoặc là họ giỏi chuyên môn nhưng không giao tiếp được, hoặc là họ giao tiếp được 
nhưng yếu chuyên môn. Nhận thấy, các nhà doanh nghiệp, các công ty rất cần lao động Việt Nam 
vừa biết tiếng Nhật vừa được đào tạo chuyên môn bài bản, nhiều bạn trẻ ở các ngành Tin học, kỹ 
sư, kỹ thuật, ngân hàng đi học tiếng Nhật rất nhiều. 
2557 
2.2 Khảo sát 
Chúng tôi đã thực hiện một cuộc điều tra khảo sát về quá trì ... ện nghe thú vị nhất – Luyện nghe những gì mình thích 
Các bạn luyện nghe thông qua phim ảnh, phim hoạt hình, bài hát, mà mình yêu thích. Vì 
là nghe những điều mình thích cho nên sẽ mang lại hiệu quả rất cao và không gây nhàm chán. 
Các bạn hãy lựa chọn cho mình những bài hát có nhịp điệu vừa phải hoặc những bộ phim có nội 
dung gần gũi với cuộc sống, chắc chắn các bạn sẽ cảm nhận được sự thú vị khi vừa học nghe, vừa 
có thể thư giãn. 
 Cách luyện nghe đơn giản nhất – Luyện nghe học từ vựng 
Khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào thì từ vựng cũng vô cùng quan trọng, học tiếng Nhật cũng vậy, 
các bạn hãy bắt đầu từ luyện nghe từ vựng. Hãy tìm cho mình một danh sách các từ vựng kèm 
audio, luyện nghe và phát âm theo sẽ giúp các bạn phát âm và nghe chính xác hơn. Khi nghe và 
hiểu được từ thì chắc chắn các bạn sẽ không gặp khó khăn trong các bài hội thoại dài. 
2558 
 Cách luyện nghe thử thách nhất – Luyện nghe những bài khó 
Chúng ta thường có xu hướng bỏ qua những bài khó khi nghe. Nhưng cách luyện nghe mang thử 
thách cao này lại giúp chúng ta rèn luyện khả năng phán đoán khi nghe. Đôi khi việc lựa chọn cho 
mình những bài nghe khó như bản tin, phóng sự, sẽ tạo cảm hứng mới lạ cho những lúc các bạn 
muốn nâng cao trình độ tiếng Nhật của mình. Tuy nhiên, các bạn cần lựa chọn những bài nghe khó 
nhưng phù hợp với khả năng của mình. 
 Cải thiện kỹ năng nói 
Bill Gates đã từng nói: “Tôi luôn chọn những người làm biếng cho những công việc khó khăn bởi vì 
họ luôn biết cách tìm ra những con đường dễ dàng nhất để thực hiện nó”. Chính vì vậy, các bạn 
cũng phải luôn tìm ra thật nhiều cách để học được nhiều mẫu câu, mẫu hội thoại và tốn ít sức lực 
nhất. Chúng tôi sẽ giới thiệu các bước để các bạn có thể nhớ được nhiều hội thoại nhất: 
 ước 1: Nghe và nói lại. Các bạn có thể tự tìm các file mp3 của bài hội thoại, cho vào điện thoại rồi 
đọc theo nó và các bạn đặt mục tiêu mỗi ngày nói 10 hay 20 câu hội thoại. Các bạn bắt chước, âm 
điệu, ngữ điệu, và nói lại theo những gì mà mình nghe được, đầu tiên các bạn nên chọn các câu 
đơn hoặc hội thoại 2 câu. Nhưng điều quan trọng là các bạn phải lặp đi lặp lại khoảng 20-25 lần 
mỗi câu và phải kiên trì mỗi ngày không bỏ cuộc thì khả năng nói của bạn sẽ dần được nâng cao. 
 ước 2: Học thuộc bài hội thoại mẫu. Sau khi các bạn thấy khả năng nhớ từng câu của mình được 
khá tốt rồi thì các bạn chuyển sang nhớ và nói lại một bài hội thoại ngắn. Các bạn có thể tìm thấy 
rất nhiều bài hội thoại mẫu ở các sách học tiếng Nhật, các bạn đọc, nghe và tập nói lại nội dung 
của bài hội thoại. Các bạn nhớ được càng nhiều bài hội thoại thì khả năng ứng dụng trong thực tế 
sẽ càng cao. Tuy nhiên, khi học xong bài 1, học đến bài thứ 2 thì phải ôn lại bài 1, hôm sau bạn đọc 
lại 2 bài đã học hôm qua. Sau 1 ngày thì thường chúng ta sẽ quên khoảng 50% những gì đã học 
hôm qua, điều này đã được minh chứng qua "Forgetting curve". Vì vậy, các bạn phải dành khoảng 
10-20 phút để ôn lại những bài mà hôm trước đã học. 
 ước 3: Các bạn đọc một bài văn tiếng Nhật ngắn (khoảng từ 400-600 chữ) về một chủ đề nào đó 
rồi tóm tắt lại nội dung và cuối cùng là viết một đoạn văn ngắn để tổng kết ý của bài văn đó. Các 
bạn có thể tập đứng trước gương và nói nội dung mình đã tóm tắt. Các bạn tưởng tượng mình đang 
nói chuyện với người Nhật thật sự và mình đang trong tình huống thực tế cuộc sống. Lúc đầu, các 
bạn có thể lúng túng, bối rối không nhớ được trình tự trước sau của bài tóm tắt, và có thể sai từ, sai 
ngữ pháp của câu nhưng chỉ cần các bạn chăm chỉ luyện tập thì dần dần các bạn sẽ tự tin hơn, 
nhớ được chính xác hơn, và nói được nhiều hơn. 
 ước 4: Các bạn bắt đầu tập diễn đạt những suy nghĩ của bản thân, những điều bản thân muốn 
nói. Mỗi ngày các bạn dành ra 15-20 phút đứng trước gương nói ra những điều mình đang suy nghĩ 
trong đầu bằng tiếng Nhật. Sau đó, các bạn viết ra giấy rồi xem lại từ vựng, ngữ pháp đã được 
hoàn chỉnh hay chưa. Vì là những điều mình suy nghĩ, mình muốn nói nên mình sẽ nhớ được lâu và 
có thể nói ngay khi gặp đúng tình huống như thế. 
2559 
Chỉ cần các bạn chăm chỉ, kiên trì và duy trì được nhịp độ luyện tập thì sau một thời gian ngắn thôi 
thì các bạn sẽ nói và diễn đạt được trôi chảy những điều bản thân muốn nói. 
3.2 Phương thức biểu đạt ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật 
3.2.1 Cúi chào 
Có 3 kiểu chào với độ trang trọng tăng dần là Eshaku, Keirei và Saikeirei. 
 Kiểu Eshaku (会釈) hay là kiểu khẽ cúi chào 
Đây là kiểu Ojigi (お辞儀) dùng để chào hỏi những người cùng độ tuổi, cùng tầng lớp và địa vị xã 
hội, thể hiện sự thân mật, nhẹ nhàng. Ở kiểu này, thân và mình chỉ hơi cúi khoảng 15o trong vòng từ 
một đến hai giây, hai tay có thể để bên hông. Eshaku cũng là điệu chào đơn giản nhất và được 
dùng nhiều nhất trong ngày của người Nhật vì họ chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên 
trong ngày, từ những lần gặp sau họ thưởng chỉ khẽ cúi chào. 
 Kiểu chào Keirei (敬礼) là kiểu cúi chào bình thường. 
So với Eshaku thì Keirei thể hiện sự trang trọng ở mức độ cao hơn. Keirei là Ojigi dùng trong chào 
hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn hoặc khách hàng, đối tác làm ăn Khi thực hiện kiểu 
chào này, người Nhật sẽ cúi thấp từ 30 đến 35 độ trong khoảng 2 đến 3 giây. Trong trường hợp 
bạn đang ngồi trên sàn đất mà muốn thực hiện động tác chào này thì hai tai phải úp xuống mặt 
đất và cách nhau từ 10 đến 20 cm, khoảng cách từ đầu tới sàn khi cúi nên ở mức 10 đến 15 cm. 
 Kiểu Saikeirei (最敬礼) là kiểu thay cho những lời chào trang trọng nhất 
Kiểu chào này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Người Nhật thường dùng Saikeirei để 
thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng tới các đấng tối cao và thiêng liêng như Thần, Phật, Chúa Trời, 
quốc kỳ, hoặc đối với các bậc sinh thành như ông bà, cha mẹ Kiểu chào này cũng thay cho lời 
xin lỗi, thể hiện thành ý của người Nhật. Mức độ trang trọng của lời chào tỷ lệ thuận với độ cúi 
người, họ sẽ cúi rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ nguyên trong khoảng 3 giây, thậm chí lâu 
hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước rồi mới cúi đầu hoặc thực hiện song song cả hai 
hành động: vừa nói lời chào vừa cúi đầu. 
3.2.2 Biểu lộ cảm xúc và trạng thái 
Tức giận (怒る): Để bộc lộ sự tức giận, người ta thường phồng má lên và chu môi lại. Biểu cảm 
này thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là khi bạn nói điều gì đó mà chúng không thích hoặc không 
muốn nghe. 
Xấu hổ (恥ずかしい): Với cử chỉ mở rộng bàn tay, đặt sau đầu và biểu cảm hơi ngượng ngùng, 
ngôn ngữ cơ thể này thể hiện vẻ lúng túng, xấu hổ, ngại ngùng. Nếu thấy cử chỉ này của họ thì hãy 
tinh tế và chuyển chủ đề để cả 2 bên khỏi bối rối nhé. 
Biết ơn (感謝): Sau mỗi bữa ăn, người Nhật thường vỗ hai bàn tay lại đặt trước mặt và nói “ごちそ
うさま” (Gochisousama) hay “ごちそうさまでした” (Gochisousama deshita) để tỏ lòng biết ơn với 
món ăn mình vừa được thưởng thức. 
2560 
Quyết tâm (頑張る): Khi người Nhật muốn thể hiện lòng quyết tâm, sẵn sàng chấp nhận thử 
thách hay một việc khó khăn, họ sẽ gập một tay lên (khoe bắp tay), tay còn lại đặt vào phần cơ bắp 
nổi lên. Hành động này khẳng định sự chắc chắn và cố gắng mạnh mẽ của họ. 
Peace Sign: Giơ hai ngón tay lên và cười thật tươi là một cách tạo dáng chụp ảnh phổ biến của 
người Nhật. Tuy nhiên đây cũng được dùng như một cách chào hỏi dành cho người nước ngoài, thể 
hiện thiện chí, hòa hợp, vui vẻ. 
“ anzai!” (万才): Là hành động vừa vui mừng đưa hai tay lên vừa hô “Banzai” thể hiện sự hạnh 
phúc khi chiến thắng hay gặp may mắn. Đặc biệt khi một đội chiến thắng, các thành viên sẽ tập 
hợp lại thể hiện niềm sung sướng hạnh phúc bằng cách cùng hô “Banzai!” 3 lần. 
“Nóng qu !” (暑い!): Khi chạm vào một thứ quá nóng, người Nhật sẽ có phản xạ dùng ngón tay 
cái và ngón út áp lấy dái tai của mình. Điều này xuất phát từ dái tai là bộ phận có thân nhiệt thấp 
nhất trên cơ thể, giúp giảm cảm giác nóng, bỏng. 
“Trông ngon thế!” (美味しそう!): Khi muốn khen ngợi món ăn nào đó, người Nhật sẽ đặt một 
bàn tay ngang bên cằm như mô phỏng lại động tác quệt nước miếng vì sự hấp dẫn khó cưỡng của 
món ăn ấy. 
Che miệng khi cười: Ở Nhật Bản, phụ nữ sẽ bị đánh giá là kém duyên hay thiếu ý tứ nếu nở nụ 
cười lớn đến mức nhìn thấy cả răng và được khuyến khích chỉ nên khẽ mỉm cười và che miệng để 
duyên dáng, cuốn hút hơn. Bên cạnh đó phần lớn còn muốn che đi hàm răng không được đẹp 
lắm, thiếu tự tin của mình. 
Đ ng yêu (可愛い): Mỉm cười và hơi nhìn lên một chút, sau đó chạm nhẹ cả hai ngón trỏ của bạn 
vào má và hơi nghiêng đầu. Cử chỉ này cũng có thể làm chỉ với một bên tay. Đây là cách biểu cảm 
cũ thường được trẻ nhỏ sử dụng trước khi cách giơ tay chữ “V” (tạo bằng ngón trỏ và ngón giữa) trở 
nên phổ biến. 
“Cùng đi ăn/uống nào!”: Để ngón tay cái và ngón trỏ của bạn lại gần nhau giống như bạn đang 
cầm một chiếc cốc nhỏ, sau đó di chuyển lên phía miệng của bạn giống như đang uống một ngụm 
lớn để thay cho lời đề nghị “C ng đi uống nào!”. Nếu bạn muốn rủ người đó đi ăn, bạn có thể giả 
vờ như đang cầm cái bát bằng tay ở trước mặt, sau đó làm “đũa” với tay kia rồi đưa “đũa” về phía 
miệng của bạn rồi lặp lại vài lần. 
Đồng ý (同意): Ngoài cách gật đầu như ở phương Tây, người Nhật còn thể hiện sự đồng ý bằng 
cách tạo một hình chữ O lớn với 2 cánh tay giơ trên đầu. Cũng có thể tạo thành nắm đấm và đập 
vào lòng bàn tay còn lại với ý nghĩa: “Tôi đồng ý với những gì bạn nói”. 
Không đồng ý (反対): Để biểu lộ sự không đồng ý, hãy bắt chéo hai cánh tay trước mặt, tạo 
thành chữ X lớn ngay trước ngực. Cách này cũng có ý nghĩa tương đương với lắc đầu ở phương Tây. 
Nếu bạn thấy ai bắt chéo hai ngón tay thì cử chỉ này lại được xem như xung đột và có ý xúc phạm. 
“Tôi không biết!” (知らない): Vẫy thẳng tay phía trước miệng với ngón cái tiến dần đến mặt khi 
bạn muốn thể hiện “Tôi không biết!”. Cũng có thể lắc đầu cùng lúc, nhưng chuyển động của đầu và 
2561 
tay phải ngược chiều nhau. Nếu bạn hỏi đường và thấy cử chỉ này, điều đó có nghĩa người đó 
không hiểu ngôn ngữ bạn nói hoặc họ không thể chỉ đường, hãy hỏi người khác. 
3.3 Những cử chỉ cần tránh khi giao tiếp với người Nhật 
3.3.1 Đối với mắt 
“Theo truyền thống Nhật Bản, trong một tập thể, người duy nhất có quyền nhìn vào mắt người khác 
phải là người đàn ông lớn tuổi nhất, hoặc là người có địa vị cao nhất”. Do đó, khi nói chuyện với 
người Nhật, chỉ nên trao đổi ánh mắt rất nhanh và sau đó chuyển điểm nhìn đến vị trí khác như là 
mũi hay cổ của họ, như vậy sẽ tránh nhìn chằm chằm mà cũng vẫn thể hiện được rằng bạn đang 
tập trung vào những gì họ đang nói. 
3.3.2 Đối với tay và chân 
Dang rộng cánh tay hay hai chân được cho là hành động rất mất lịch sự đối với người Nhật, 
đặc biệt là khi ở trên các phương tiện giao thông công cộng vì bạn có thể chiếm không gian và gây 
khó chịu cho những người xung quanh. Độ rộng của chỗ ngồi chỉ nên bằng đúng kích thước bàn 
tọa để tránh làm mất chỗ ngồi của người khác ở trên tàu. Hãy ngồi sao cho lịch sự và luôn sẵn 
sàng đứng lên nhường chỗ ngồi cho người già và những người có con nhỏ. 
Bỏ tay vào quần có thể được coi là hành động bình thường ở những quốc gia khác, nhưng với 
người Nhật, nó lại thể hiện sự lười nhác và luộm thuộm. 
Khoanh tay trước ngực và mặt trầm ngâm hoặc nhắm mắt lại thì có thể hiểu được là bạn đang 
đào sâu suy nghĩ về vấn đề đó. Nhưng nếu chỉ khoanh tay thôi thì đó là hành động mang ý nghĩa 
như bạn đang muốn kết thúc một cuộc trò chuyện càng sớm càng tốt, hoặc bạn đang không đồng 
tình với họ. Bạn nên tránh làm như vậy vì điều đó khá là bất lịch sự. 
Chỉ trỏ ngón tay vào người hoặc vật ở Nhật được xem là hành động thô lỗ, thể hiện sự thiếu tôn 
trọng. Khi bạn muốn chỉ vào người hay đồ vật nào đó thì nên mở lòng bàn tay và hướng về phía 
cần chỉ thay vì dùng ngón tay. 
Dựa lưng vào tường và đút tay vào túi áo hay quần: Đây có thể là cách thoải mái nhất để 
đứng và là thói quen bình thường đối với một số người. Nhưng khi đến Nhật Bản, hành động đó lại 
khiến bạn trở thành con người lười biếng và lộn xộn trong mắt mọi người. 
Việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể của người Nhật không thể thành thạo chỉ qua một đêm mà thay vào 
đó, những gì bạn cần là lòng kiên trì xây dựng thói quen cho bản thân. Nên bắt đầu từ những chi 
tiết tinh tế nhỏ, bạn sẽ tạo được sự thay đổi lớn trong cách giao tiếp của mình. Tuy nhiên vẫn phải 
biết cách cân bằng giữa hai nền văn hóa, vì sự khác biệt giữa hai đất nước có thể đẩy bạn vào 
những tình huống hiểu lầm trớ trêu không đáng có. Vẫn luôn có những nét riêng không tương đồng 
nên hãy lựa chọn hợp lý để tìm cách biểu đạt những gì mình muốn nói. 
2562 
4 KẾT LUẬN 
Như vậy, sau khi hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của “ngôn ngữ cơ thể” nói chung và “ngôn 
ngữ cơ thể trong giao tiếp tiếng Nhật” nói riêng thì bản thân mỗi người chúng ta cần phải rèn luyện 
giao tiếp bằng các cử chỉ, điệu bộ, biểu hiện cảm xúc trên gương mặt,... mỗi ngày. Bên cạnh đó, 
chúng ta cũng cần hình thành thói quen nhận biết các cử chỉ qua ánh mắt, bàn tay, nét mặt,... của 
người đối diện và ứng dụng nhiều hơn mỗi khi giao tiếp. Khi các bạn muốn truyền đạt một thông tin 
nào đó với người đối diện thì hãy nhớ rằng: Phi ngôn từ có sức ảnh hưởng còn lớn hơn cả Ngôn từ, 
có thể thay đổi cảm xúc và suy nghĩ của một con người, làm tăng thêm độ hấp dẫn, lôi cuốn của lời
nói, thu hút sự chú ý của một cá nhân, một tập thể. Phi ngôn từ rất dễ thực hiện, nhưng thực hiện 
đúng nơi, đúng lúc thì còn cần có sự luyện tập thường xuyên. Để đạt được mục đích cuối c ng 
là chinh phục tiếng Nhật, giao tiếp tốt với người Nhật, phục vụ tốt cho công việc tương lai sau này thì 
đều phụ thuộc vào ý chí quyết tâm vượt khó, vượt khổ và lòng kiên trì của các bạn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Duy Triệu ( 1 1 ) Cải thiện khả năng nói tiếng Nhật. 
[2] HELINO ( 1 ) Đâu là ngôn ngữ khó học nhất. 
[3] Kosei nihongo senta (28/1/2019) Ngôn ngữ cơ thể của người Nhật Bản. 
[4] Ulrich Ammon University of Dusseldorf ( 1 ) Daily Infographic thống kê. 
[5] Vĩnh Sính (2007) Nhật Bản Cận đại. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_thuc_ieu_dat_ngon_ngu_co_the_trong_giao_tiep_tieng_nh.pdf