Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học

Tháp dân số là loại biểu đồ được sử dụng rất rộng rãi trong dạy học Địa lí dân cư. Tuy nhiên,

việc xây dựng tháp dân số trên Excel và hiểu được tháp dân số để phân tích là một thách thức khá lớn

đối với cả giáo viên và sinh viên khi học về Địa lí dân cư. Bài báo tập trung vào việc hướng dẫn phương

pháp xây dựng tháp dân số trên Excel từ thế hệ 2007 - 2013 theo hai cách khác nhau: cách đơn giản

nhất là vẽ tháp dân số có một trục tung chung cho cả nam và nữ; cách thứ hai phức tạp hơn là vẽ hai

biểu đồ thanh ngang của mỗi giới và quay lưng chúng vào nhau. Bên cạnh đó, bài báo cũng đã đề xuất

các bước tiến hành và một số lưu ý cụ thể khi phân tích tháp dân số.

Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học trang 1

Trang 1

Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học trang 2

Trang 2

Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học trang 3

Trang 3

Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học trang 4

Trang 4

Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học trang 5

Trang 5

Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học trang 6

Trang 6

pdf 6 trang viethung 5400
Bạn đang xem tài liệu "Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học

Phương pháp xây dựng và phân tích tháp dân số trong dạy và học Địa lí dân cư ở bậc đại học
UED Journal of Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
 Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 3(2015), 107-112 | 107 
a, b Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 
* Liên hệ tác giả 
Trương Văn Cảnh 
Email: trvcanh1712@gmail.com 
Nhận bài: 
 05 – 07 – 2015 
Chấp nhận đăng: 
 25 – 09 – 2015 
PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH THÁP DÂN SỐ 
TRONG DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ DÂN CƯ Ở BẬC ĐẠI HỌC 
Trương Văn Cảnha*, Đoàn Thị Thôngb 
Tóm tắt: Tháp dân số là loại biểu đồ được sử dụng rất rộng rãi trong dạy học Địa lí dân cư. Tuy nhiên, 
việc xây dựng tháp dân số trên Excel và hiểu được tháp dân số để phân tích là một thách thức khá lớn 
đối với cả giáo viên và sinh viên khi học về Địa lí dân cư. Bài báo tập trung vào việc hướng dẫn phương 
pháp xây dựng tháp dân số trên Excel từ thế hệ 2007 - 2013 theo hai cách khác nhau: cách đơn giản 
nhất là vẽ tháp dân số có một trục tung chung cho cả nam và nữ; cách thứ hai phức tạp hơn là vẽ hai 
biểu đồ thanh ngang của mỗi giới và quay lưng chúng vào nhau. Bên cạnh đó, bài báo cũng đã đề xuất 
các bước tiến hành và một số lưu ý cụ thể khi phân tích tháp dân số. 
Từ khóa: tháp dân số; dân số; địa lí dân cư; phân tích tháp dân số; Excel 2007 – 2013. 
1. Đặt vấn đề 
Trong dạy học Địa lí dân cư, tháp dân số (hay tháp 
tuổi) là loại biểu đồ quan trọng được sử dụng rất rộng 
rãi. Tháp dân số chứa đựng nhiều kiến thức về địa lí dân 
cư của một quốc gia, khu vực hay vùng lãnh thổ. Nhìn 
vào tháp dân số, người ta có thể đọc được các biểu hiện 
của dân số về mức sinh, mức tử, gia tăng tự nhiên, cơ 
cấu dân số và các nhân tố tác động đến sự biến động dân 
số trong lịch sử 
Tuy nhiên, việc xây dựng tháp dân số trên excel và 
hiểu được tháp dân số để phân tích là một thách thức 
khá lớn đối với cả giáo viên, sinh viên và học sinh khi 
học về Địa lí dân cư. Bài viết chia sẻ một số kinh 
nghiệm của tác giả khi vẽ và phân tích tháp dân số. 
2. Khái quát về tháp dân số [3] 
Tháp dân số là một công cụ thông dụng để biểu thị 
sự kết hợp cơ cấu tuổi và giới của dân số dưới dạng biểu 
đồ. Tháp dân số được xây dựng theo các lớp tuổi cách 
nhau 5 năm một. Nó bao gồm những băng hình chữ nhật 
nằm ngang thể hiện những lớp tuổi kế tiếp nhau theo 
trình tự lớp tuổi thấp nhất ở đáy, cao nhất ở đỉnh. Phần 
bên trái của trục thẳng đứng ở trung tâm chỉ cơ cấu tuổi 
của giới nam, bên phải là của giới nữ. Độ dài của băng 
chữ nhật, nằm ngang của mỗi lớp thể hiện số lượng 
tương đối (% so với tổng số dân), cũng có thể theo số 
lượng tuyệt đối (nghìn hoặc triệu người). Hình dạng cụ 
thể của tháp tuổi phụ thuộc vào số liệu dân số ở thời 
điểm xác định. 
Trong quá trình phát triển dân số của một quốc gia 
(khu vực hay từng vùng lãnh thổ), do các đặc trưng về 
mức độ sinh, chết và chuyển cư mà tháp dân số có thể 
có các hình dạng khác nhau. Nhìn chung có 3 kiểu tháp 
cơ bản: 
- Kiểu mở rộng: đáy tháp rộng, đỉnh tháp nhọn, các 
cạnh thoai thoải thể hiện mức sinh cao, trẻ em đông, tuổi 
thọ trung bình thấp, dân số tăng nhanh. Đây là kiểu cơ 
cấu dân số trẻ. 
- Kiểu thu hẹp: tháp có dạng phình to ở giữa, thu hẹp 
về phía đáy và đỉnh tháp, tỉ suất sinh giảm nhanh, trẻ em 
ít và đang giảm, tỉ suất chết thấp, tuổi thọ trung bình cao, 
gia tăng dân số có xu hướng giảm dần. Đây là kiểu tháp 
chuyển tiếp từ dân số trẻ sang dân số già. 
 Trương Văn Cảnh, Đoàn Thị Thông 
108 
- Kiểu ổn định: tháp có dạng hẹp ở đáy và mở rộng 
hơn ở phần đỉnh, thể hiện tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử 
thấp ở nhóm trẻ nhưng cao ở nhóm tuổi già, song nhìn 
chung gần tương đương với tỉ suất sinh và trong nhiều 
năm không thay đổi, tuổi thọ trung bình cao, dân số ổn 
định cả về qui mô và cơ cấu. Đây là mô hình dân số của 
các nước phát triển với dân số già và tăng chậm. 
Như vậy, hình dạng của tháp dân số không chỉ cung 
cấp các thông tin chung nhất về cơ cấu tuổi và giới của 
dân số vào thời điểm xác định, mà còn có thể chỉ ra các 
yếu tố làm thay đổi qui mô và cơ cấu dân số ở thời kì 
trước đó (chiến tranh, di dân...) 
Hình 1. Ba kiểu tháp dân số cơ bản 
3. Phương pháp xây dựng tháp dân số trên 
Excel 2007 - 2013 
Việc vẽ tháp tuổi cần có một số thủ thuật. Ta có 
Bảng dân số 2010 của nước ta như sau: 
Để vẽ tháp tuổi, ta có thể sử dụng cả số liệu thô là 
dân số phân theo giới tính và nhóm tuổi, nhưng thông 
thường, số liệu thô này được xử lí ra %. Giáo viên nên 
hướng dẫn người học xử lí số liệu bằng các thuật toán 
đơn giản trên Excel để tính được tỉ lệ % mỗi nhóm tuổi 
của mỗi giới trong tổng số dân. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 3(2015), 45-49 
 109 
Thực chất của tháp tuổi là hai biểu đồ thanh ngang 
quay lưng vào nhau có chung gốc tọa độ với trục tung là 
các nhóm tuổi. Thường phía trái gốc toạ độ biểu diễn 
dân số nam, phía phải - dân số nữ. Đương nhiên, cả hai 
phía của trục hoành, các trị số đều có giá trị dương. Ta 
có hai cách để vẽ được tháp dân số bằng Excel. 
Cách 1 
Ta cần chuyển các trị số về dân số nam (dù tính 
bằng nghìn người hay bằng phần trăm) về giá trị âm 
(nhân với -1). Ta được cột Nam (1) và Nam (2) trong 
bảng 1. 
Sử dụng số liệu của các cột số liệu Nam (2) và Nữ 
(1), ta sẽ vẽ được tháp dân số. Đầu tiên cần bôi đen toàn 
bộ khối dữ liệu có chứa các nhóm tuổi, cột Nam (2) và 
Nữ (1). Sau đó vào Insert → Chart → Bar chart. Ta 
được tháp dân số có hình dạng ban đầu như sau: 
Lúc này cần có có các thủ thuật đặc biệt để chỉnh 
sửa tháp dân số cho phù hợp. Muốn chỉnh sửa tháp tuổi, 
cần làm như sau: 
- Click chuột phải lên vùng đồ thị chọn lệnh Fomat 
Data Series. 
- Khai báo Series Overlap = 100, Gap Width = 0. 
Nhấn Close. 
- Cũng trong thẻ lệnh này, ta có thể thay đổi nền 
màu cho các thanh ngang của mỗi giới tùy thuộc vào 
tính thẩm mĩ của người vẽ. 
Chúng ta còn thấy tình trạng các số ghi nhóm tuổi 
ngay sát trục tung, cản trở việc trình bày trên vùng đồ 
thị. Chúng ta nên để chúng sang bên trái của tháp dân 
số. Cách sửa như sau: 
- Kích phải chuột vào số ghi nhóm tuổi trên tháp, 
chọn Format Axis. Trong thẻ lệnh Axis Options, ở mục 
Axis labels, chọn Low. Nhấn OK. Dòng số sẽ đặt ở phần 
phía trái của tháp dân số. Chỉnh sửa lại biểu đồ cho phù 
hợp, kết quả cuối cùng ta có được như sau: 
-6.0 -4.0 -2.0 0.0 2.0 4.0 6.0
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80-84
85+
Nữ
Nam
Hình 2. Tháp dân số Việt Nam 2010 
Tuy nhiên, trong nghiên cứu và giảng dạy Địa lí 
dân cư, ta thường hay gặp trường hợp phải so sánh hai 
tháp dân số của hai lãnh thổ khác nhau, hoặc hai tháp 
dân số của một nước, một vùng tại hai thời điểm khác 
nhau. Ta có thể hình dung qua bài tập dưới đây. 
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 3(2015), 107-112 
110 
Bài tập: Hãy vẽ hai tháp dân số 1989 và 2010 theo bảng số liệu sau [2]. 
• Nếu vẽ hai tháp dân số riêng rẽ, thì cần sử 
dụng thống nhất một tỉ lệ vẽ cả tỉ lệ chia trên trục hoành 
và độ lớn của 2 tháp. Ta có thể thực hiện như sau: 
- Vẽ tháp tuổi thứ nhất (năm 1989) (dùng tỉ lệ % 
dân số của từng nhóm tuổi). 
- Vẽ tháp tuổi thứ hai (năm 2010) và đặt tháp này 
ngang hàng với tháp 1989. 
Nếu tỉ lệ ở trục hoành của tháp tuổi 2010 không 
 cùng tỉ lệ chia như tháp 1989, ta có thể thay đổi bằng 
cách kích phải chuột vào dãy số trên trục hoành, chọn 
thẻ Format Axis. Trong thẻ lệnh Axis Options ta có thể 
thay đổi các thông số và khoảng chia cho phù hợp và 
thống nhất giữa 2 tháp tuổi. 
- Chú ý là khi kéo tháp tuổi cho lớn lên, hoặc to 
ra, ta nhấn giữ Shift và chọn cả 2 tháp để thay đổi cùng 
một lúc. 
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80-84
85+
Nữ
Nam
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80-84
85+
Nữ
Nam
1989 2010
Hình 3. Tháp dân số Việt Nam 1989 và 2010 (%) 
ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 5, số 3(2015), 107-112 
 111 
• Trong trường hợp vẽ hai tháp tuổi chồng lên 
nhau (để thấy rõ hơn sự thay đổi của cấu trúc tuổi - giới 
tính), thì chỉ cần lưu ý: 
- Các dãy số liệu đặt trong cùng một bảng. 
- Các cột số liệu về cùng một giới thì cùng dấu 
(chẳng hạn, trong ví dụ này, các trị số về dân số nam 
năm 1989 và 2010 đều là âm). 
- Các thao tác vẽ tháp tuổi như đã nêu ở trên. 
-8 -6 -4 -2 0 2 4 6 8
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80-84
85+
Nữ-2010
Nam-2010
Nữ-1989
Nam-1989
Hình 4. Tháp dân số Việt Nam 1989 và 2010 (%) 
Cần lưu ý rằng: về nguyên tắc không thể có dấu âm 
trên trục hoành ở phần tháp biểu thị cho dân số Nam. Để 
xoá được các dấu âm (-) trên trục hoành ta có thể che 
giấu bằng cách Textbox có nền trắng hoặc khi copy biểu 
đồ từ Excel sang Word ta sử dụng Paste Special 
Paste as Picture. Với biểu đồ ở dạng Picture trong file 
Word, ta có thể sửa nó bằng lệnh kích phải chuột và 
chọn Edit Picture. 
Cách 2 
Các tháp dân số được trình bày trong các sách giáo 
khoa với hai trục tung song song với nhau và độ tuổi 
được ghi chú ở giữa hai trục này. Trên nguyên tắc, đây là 
hai biểu đồ thanh ngang được đặt cạnh nhau, với các tỉ lệ 
giống nhau trên trục đứng và trục ngang, nhưng thước đo 
trên trục ngang được ghi theo hai chiều ngược nhau. 
Trở lại với bảng thống kê dân số phân theo độ tuổi 
của nước ta năm 2010 đã nêu ở trên. Giả sử phải vẽ tháp 
tuổi theo cơ cấu % dân số. 
Trước hết, chúng ta lần lượt vẽ tháp tuổi dân số nữ 
và nam theo tỉ lệ % dân số. Sau khi vẽ xong biểu đồ 
thanh ngang cho dân số nữ và dân số nam, cần làm một 
số việc sau: 
- Ta phải quay tháp dân số nam về phía bên trái. Để 
thực hiện được điều này, ta kích phải chuột vào dãy số 
trên trục chọn Format axis và tích vào lệnh Value in 
Reverse Order. Để hai biểu đồ thanh ngang có chung tỉ 
lệ trên trục hoành ta làm tương tự như hướng dẫn ở trên. 
- Chọn Format axis đối với trục đứng (Category 
axis) Pattern Tick-Mark Labels = None (điều này 
là cần thiết để đảm bảo không bị hai nhãn (labels) của 
hai biểu đồ trên trục đứng chồng lên nhau). 
- Ta nên để trắng chữ ở trục tung của 1 trong 2 biểu 
đồ, chỉ sử dụng 1 nhãn chung cho cả 2. Khi thực hiện 
các thao tác kéo giãn hay dài ra của biểu đồ hoặc copy 
sang Word, nên nhấn giữa Ctrl để thực hiện cùng lúc cả 
2 biểu đồ. 
- Sau đó, ta có thể thêm các tiêu đề (Title) và các 
ghi chú cho biểu đồ vừa hoàn thành. 
0246
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40-44
45-49
50-54
55-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80-84
85+
Nam
0 2 4 6
0-4
5-9
10-14
15-19
20-24
25-29
30-34
35-39
40- 4
45-49
50-54
5-59
60-64
65-69
70-74
75-79
80-84
85+
Nữ
Hình 5. Tháp dân số Việt Nam 2010 (%) 
4. Phương pháp phân tích tháp dân số 
Rất nhiều người gặp khó khăn khi phân tích tháp 
dân số. Đầu tiên phải hiểu rằng tháp dân số là công cụ 
hữu hiệu cung cấp các thông tin căn bản về hiện trạng 
và sự biến động cơ cấu tuổi và giới tính của dân số vào 
một thời điểm hoặc thời kì nhất định. Thông qua đó, ta 
có thể đọc được các thông tin liên quan về mức sinh, 
mức tử, tỉ số phụ thuộc, các nhân tố lịch sử ảnh hưởng 
đến sự biến động dân số thể hiện trên tháp tuổi 
Khi phân tích tháp dân số, có thể thực hiện theo các 
bước sau: 
 Trương Văn Cảnh, Đoàn Thị Thông 
112 
- Đầu tiên cần phải có nhận xét khái quát về hình 
dạng tháp tuổi: đáy, thân và đỉnh tháp có đặc điểm gì. 
Những đặc điểm đó biểu thị cho dạng tháp nào (trong ba 
dạng tháp cơ bản của dân số) và là đặc trưng của kiểu cơ 
cấu dân số nào (trong ba kiểu cơ cấu dân số cơ bản: trẻ, 
chuyển tiếp và già). Ví du: khi nhìn tháp dân số của các 
nước đang phát triển, hình dạng tháp thường là đáy 
rộng, đỉnh nhọn, cạnh thoai thoải, đó là hình dạng tháp 
mở rộng, thuộc kiểu cơ cấu dân số trẻ. 
- Thứ hai là nhận xét cụ thể những thể hiện của các 
bộ phận tháp tuổi: đáy tháp thể hiện mức sinh, tỉ lệ 
nhóm dưới độ tuổi lao động; đỉnh tháp thể hiện mức tử, 
tuổi thọ trung bình, tỉ lệ nhóm trên độ tuổi lao động; 
thân tháp thể hiện số lượng người trong độ tuổi lao 
động, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ. Thông qua tỉ 
lệ các nhóm tuổi có thể tính thêm các chỉ số như chỉ số 
già hóa, tỉ số phụ thuộc để nhận xét. 
- Tiếp đến là nhận xét về cơ cấu dân số theo giới, 
có thể tính toán tỉ số giới tính chung và tỉ số giới tính 
cho từng nhóm tuổi căn cứ vào bảng số liệu hoặc có 
thể nhận xét thông qua việc nhìn nhận độ dài của các 
thanh ngang của mỗi nhóm tuổi của mỗi giới trên tháp 
dân số. 
- Cuối cùng có thể lồng những nhận định về thuận 
lợi và khó khăn của các đặc điểm dân số ảnh hưởng đến 
sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở đây cũng phải lưu ý là 
cần phải có tính địa lí cao, nên gắn vào từng hoàn cảnh 
cụ thể của các quốc gia cho phù hợp, không nên nhận 
định kiểu chung chung. 
Cần lưu ý một số điểm sau: 
- Nếu là phân tích tháp dân số ở quá khứ và hiện tại 
hoặc tháp dân số hiện tại và xu hướng biến động trong 
tương lai cần để ý đến sự biến động trong hình dạng 
tháp để đưa ra nhận định. Nên nhận xét tháp dân số ở 
một thời điểm trước, sau đó mới nhận xét đến sự biến 
động của nó và đưa ra dẫn chứng. Ví dụ: năm 1989, 
tháp dân số Việt Nam có đáy rộng biểu hiện cho mức 
sinh cao, số lượng trẻ em lớn (dẫn chứng), nhưng sự thu 
hẹp của ba thanh ở đáy tháp của cả nam và nữ năm 2010 
chứng tỏ mức sinh và tỉ lệ người dưới tuổi lao động của 
nước ta giảm liên tục và nhanh. 
- Nên để ý đến những điểm đặc biệt thể hiện trên thân 
tháp, đó có thể là những ảnh hưởng của lịch sử (chiến tranh 
hoặc di dân) tác động đến cơ cấu dân số. Dân số của 
những vùng nhập cư thường có thân rộng vì số lượng 
người nhập cư chủ yếu là người lao động và ngược lại đối 
với vùng xuất cư. Chiến tranh cũng có thể khiến cho thân 
tháp bị thu hẹp và tạo ra sự chênh lệch giữa hai giới (như 
trên tháp dân số Việt Nam hoặc Nga). 
5. Kết luận 
Địa lí dân cư là một trong những phần kiến thức rất 
quan trọng của Địa lí kinh tế - xã hội. Để hiểu rõ các 
thông tin về dân số, nhất là cơ cấu tuổi và giới tính của 
một lãnh thổ nào đó thì tháp dân số là một công cụ rất 
hữu ích và không thể thiếu được. Tuy nhiên, việc xây 
dựng và phân tích tháp dân số đối với sinh viên và giáo 
viên còn gặp nhiều khó khăn. Bài viết tập trung hướng 
dẫn cách xây dựng tháp tuổi trên Excel áp dụng cho 
phiên bản 2007 – 2013 và có những lưu ý khi phân tích 
tháp tuổi. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo viên 
Địa lí 10, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
[2] Tổng cục Thống kê (2011), Điều tra biến động 
dân số Việt Nam năm 2010. 
[3] Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Nguyễn Viết 
Thịnh, Lê Thông (2006), Địa lí kinh tế - xã hội 
đại cương, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 
[4] Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ (1996), Địa lí dân 
cư, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 
METHODS FOR CONSTRUCTING AND ANALYZING POPULATION PYRAMIDS IN 
TEACHING AND STUDYING POPULATION GEOGRAPHY AT UNIVERSITY 
Abstract: The population pyramid is a type of chart that is very widely used in teaching population geography. However, how to 
construct a population pyramid in Excel and to knowledgeably analyze the population pyramid is quite a big challenge to both 
teachers and students in learning population geography. This paper focuses on guidelines for a method of constructing population 
pyramids in Excel 2007 - 2013 in two different ways: the simplest one is to draw a population pyramid with a vertical axis shared by 
both men and women; the second one is more complex in that two horizontal bar charts representing both genders respectively are 
drawn and turned their backs to one another. Besides, the paper also proposes steps to be taken and specific notice for analyzing 
population pyramids. 
Key words: population pyramids; population; population geography; analyzing population pyramids; Excel 2007 - 2013. 

File đính kèm:

  • pdfphuong_phap_xay_dung_va_phan_tich_thap_dan_so_trong_day_va_h.pdf