Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt

Bài báo nghiên cứu về hiện tƣợng phủ định và tiêu điểm cùng sự tƣơng tác của chúng

trong ngữ liệu tự nhiên của tiếng Việt. Qua tìm hiểu những mẫu câu phủ định trong thực

tế, chúng tôi tập trung làm rõ sự phân biệt giữa phủ định logic và phủ định siêu ngôn ngữ;

trình bày sự kết hợp giữa phủ định và tiêu điểm trên bình diện ngữ dụng học. Bên cạnh

đó, chúng tôi cũng phân tích các chỉ tố đánh dấu tiêu điểm phủ định, phạm vi tác động

của một số tác tử phiếm định trỏ tiêu điểm trong câu phủ định tiếng Việt (nhƣ ―đâu‖, ―đâu

có‖, ―đâu còn‖, ―không‖, ―không phải‖, ). Từ các phát hiện trong nghiên cứu, chúng tôi

đúc kết một số vấn đề đặc trƣng của hiện tƣợng phủ định và tiêu điểm trong tiếng Việt

trên các bình diện cú pháp và ngữ dụng

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 1

Trang 1

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 2

Trang 2

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 3

Trang 3

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 4

Trang 4

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 5

Trang 5

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 6

Trang 6

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 7

Trang 7

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 8

Trang 8

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 9

Trang 9

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang minhkhanh 12120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt

Phủ định và tiêu điểm trong Tiếng Việt
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 265 
PHỦ ĐỊNH VÀ TIÊU ĐIỂM TRONG TIẾNG VIỆT 
Nguyễn Thuỳ Nƣơng 
Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 
Tóm tắt 
Bài báo nghiên cứu về hiện tƣợng phủ định và tiêu điểm cùng sự tƣơng tác của chúng 
trong ngữ liệu tự nhiên của tiếng Việt. Qua tìm hiểu những mẫu câu phủ định trong thực 
tế, chúng tôi tập trung làm rõ sự phân biệt giữa phủ định logic và phủ định siêu ngôn ngữ; 
trình bày sự kết hợp giữa phủ định và tiêu điểm trên bình diện ngữ dụng học. Bên cạnh 
đó, chúng tôi cũng phân tích các chỉ tố đánh dấu tiêu điểm phủ định, phạm vi tác động 
của một số tác tử phiếm định trỏ tiêu điểm trong câu phủ định tiếng Việt (nhƣ ―đâu‖, ―đâu 
có‖, ―đâu còn‖, ―không‖, ―không phải‖,). Từ các phát hiện trong nghiên cứu, chúng tôi 
đúc kết một số vấn đề đặc trƣng của hiện tƣợng phủ định và tiêu điểm trong tiếng Việt 
trên các bình diện cú pháp và ngữ dụng. 
Từ khóa 
 phủ định logic, phủ định siêu ngôn ngữ, tiêu điểm, chỉ tố tiêu điểm phủ định, phạm vi tác 
động 
1. Mở đầu 
Trong logic, phủ định là một thao tác cơ bản, để nhờ đó mà từ một phán đoán này ngƣời ta sẽ 
tạo ra một phán đoán mới sao cho nếu phán đoán xuất phát là chân lí thì sự phủ định ấy sai, 
còn nếu phán đoán xuất phát sai thì sự phủ định là chân lí. Sự phủ định phán đoán đƣợc xác 
định trên một quy tắc duy nhất: nếu phán đoán (P) là đúng thì phán đoán (~P) là sai và ngƣợc 
lại. 
 Trong ngôn ngữ, phủ định và khẳng định là các hành vi nhận thức tình thái của con 
ngƣời đối với hiện thực cũng nhƣ đối với những điều đƣợc nói ra. Chính vì thế, phủ định 
đƣợc coi là một hiện tƣợng ngôn ngữ phổ quát trên thế giới. Phủ định trong ngôn ngữ đƣợc dễ 
dàng xác định thông qua các phƣơng tiện biểu đạt là những từ/cụm từ mang nghĩa phủ định. 
Những phƣơng tiện này đƣợc gọi là tác tử phủ định. 
 Trong khi đó, tiêu điểm thông tin (focus) là một khái niệm quan trọng thuộc địa hạt lý 
thuyết thông tin/ phân đoạn thực tại câu trên bình diện ngữ dụng học. Tiêu điểm là phần thông 
tin đƣợc đánh dấu là phần thông tin điểm nhấn hoặc phần thông tin mới trong câu. 
 Đề tài này đƣợc thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu sự kết hợp giữa phủ định và tiêu 
điểm trong một số khuôn câu tiếng Việt khi hành chức trên bình diện cú pháp và ngữ dụng. 
Từ đó, xem xét các phƣơng diện tƣơng tác giữa phủ định và tiêu điểm trong các câu phủ định, 
tầm tác động, và các phƣơng diện hành chức ngữ dụng của chúng. 
 Nghiên cứu này tập trung tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi: 
(a) Phủ định và tiêu điểm kết hợp nhƣ thế nào trong các câu phủ định tiếng Việt? 
Các tác tử/chỉ tố đặc thù nào tham gia vào quá trình kết hợp giữa phủ định và tiêu điểm 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 266 
2. Cơ sở lý luận 
2.1. Phủ định và phủ định siêu ngôn ngữ 
 Phủ định là một phạm trù cơ bản của tƣ duy và của logic hình thức, đƣợc dùng với tƣ 
cách là phạm trù đối lập với khẳng định. Vì thế, từ thời Aristotle, đây là một đối tƣợng nghiên 
cứu của cả logic học và ngôn ngữ học. Nguyễn Đức Dân (1987) có bàn về hiện tƣợng phủ 
định trong logic và phủ định trong ngôn ngữ. Theo đó, ông thuật lại sự đối lập giữa phán đoán 
khẳng định và phán đoán phủ định là trung tâm trong logic cổ điển, hai phán đoán này có mối 
quan hệ chặt chẽ về giá trị chân lí. Theo nhận thức luận của Aristotle, con ngƣời nhận thức thế 
giới và biểu hiện nó qua phán đoán khẳng định P và phán đoán phủ định nó ―không P‖ luôn 
trái ngƣợc nhau về giá trị chân lí. Từ phạm trù của tƣ duy và logic, các nhà ngôn ngữ học đã 
nhanh chóng nhận ra vai trò của phán đoán phủ định và câu phủ định trong hệ thống ngôn 
ngữ. Công trình tiêu biểu của Jesperson (1917, 1924), công trình của Panfilov (1982) đều là 
những nghiên cứu cổ điển về câu phủ định trên thế giới. Trong Việt ngữ học, các công trình 
ngữ pháp đều đề cập đến câu phủ định ở mức độ khác nhau nhƣ Trần Trọng Kim (1939), Lê 
Văn Lý (1948), Hoàng Tuệ (1962), Trƣơng Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Nguyễn 
Kim Thản (1964), Hoàng Trọng Phiến (1980), 
 Khái niệm ―phủ định siêu ngôn ngữ‖ đƣợc đề xuất đầu tiên bởi Ducrot (1972, 1973) khi 
ông phân biệt phủ định miêu tả và phủ định siêu ngôn ngữ. Sau đó, Horn (1985, 1989) đã phát 
triển nghiên cứu về phủ định trong ngôn ngữ tự nhiên và ông cho rằng có thể chia nhỏ phủ 
định miêu tả và phủ định siêu ngôn ngữ. Trƣờng phái nghiên cứu của Horn đã phân tích sâu 
hiện tƣợng phủ định siêu ngôn ngữ trên nhiều khía cạnh. 
 Trọng tâm trong lí thuyết của Horn là ý niệm cho rằng các tiểu từ phủ định không chỉ 
luôn lấp đầy chức năng tƣơng tự nhau trong sử dụng ngôn ngữ. Ông xác nhận với cùng một ý 
tƣởng, trong một hay vài hình thái khác có đề xuất bởi Ducrot (1972) Grice (1967) Horn 
(1989, tr. 377). 
 Phủ định siêu ngôn ngữ chuẩn thể hiện ―một phát ngôn phủ định hình thức mà thƣờng 
đƣợc dùng để phản đối lại phát ngôn trƣớc đó trên bất cứ cơ sở lý lẽ gì bao gồm cả cách nó 
đƣợc phát âm‖ (Horn 1989, 2001, tr. 374). Nó hiệu chỉnh phần phát âm của từ ngữ, bản chất/ 
cấu tạo hình thái học của nó (cấu tạo) nhƣ (b), tính ngôn ngữ học xã hội (a, c), tác động ngữ 
dụng (d, e). 
a. They don‘t have kids, they have children. 
b. She‘s not interesting, she‘s interested. 
c. I don‘t want to buy pants, but trousers. 
d. He isn‘t a proto-fascist demagogue, he‘s a POTUS. 
e. She hasn‘t seen many of Murnau‘s films, she‘s seen all of them. 
 Hiện tƣợng này hiện nay đang đƣợc các công trình quốc tế xem xét ở nhiều khía cạnh 
khác nhau, từ cú pháp, ngữ nghĩa, phạm vi tác động, hành vi ngôn ngữ, mơ hồ ngữ dụng, 
Phủ định trong trƣờng hợp này là một công cụ siêu ngôn ngữ rất đặc thù. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 267 
2.2. Tiêu điểm, tác tử tiêu điểm thông tin 
 Thuật ngữ Tiêu điểm (Focus) cùng với Cơ sở/Nền (Backgro ...  – với một trọng âm tiêu điểm trên một điểm vi phạm và một 
đoạn đi lên nhỏ tại đƣờng biên ngôn điệu (tone) (nhƣ hình ảnh 2). 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 270 
L% 
H% 
Cô ấy không đi làm trễ 
Hình 1: Trần thuật 
Cô ấy không đi làm trễ 
Hình 2: Tƣơng phản 
4.2. Phân biệt tác tử “không” và “không phải” 
―Không phải‖ là một tác tử phủ định trong logic. Vị trí của nó là đặt trƣớc một mệnh đề. 
Trong trƣờng hợp này, ―không phải‖ là yếu tố tác tử siêu ngôn ngữ. 
Còn ―không‖ là tác tử phủ định ngôn ngữ, vị trí của nó đặt trƣớc một từ. Ví dụ: 
(4.2.1) Có quan hệ đồng nhất ―A là B‖. Khi cần phủ định nó thì sử dụng (1) ―Không phải 
A là B‖, nhƣng không thể sử dụng ―*Không A là B‖. 
(4.2.2) Có sự tình S = ―Ba mua chiếc áo này ở Huế‖. Phủ định nó thì sử dụng (2) ―Không 
phải Ba mua chiếc áo này ở Huế‖, nhƣng không thể sử dụng ―*Không Ba mua chiếc áo này ở 
Huế‖. 
Nhƣng ―không phải‖ cũng là một cụm từ tiếng Việt, với cƣơng vị này ta thấy có sự 
chuyển đổi vị trí để tạo ra điểm nhấn tiêu điểm (focus) nhƣ sau: 
(4.2.3) Không phải A là B =>A không phải là B. Lúc này A trở thành tiêu điểm (focus). 
(4.2.4) Không phải NP – VP =>NP – không phải – VP. Lúc này NP (Noun Phrase) trở 
thành tiêu điểm (focus). 
Không phải Ba mua chiếc áo này ở Huế => BA không phải mua chiếc áo này ở Huế. 
Lúc này BA trở thành tiêu điểm. Và những từ còn lại (―mua‖, ―chiếc áo này‖, ―ở Huế‖) không 
thể là tiêu điểm đƣợc nữa. Chúng có thể đƣợc hiểu theo cách diễn giải phạm vi tác động ―ràng 
buộc‖ mà chúng tôi sẽ trình bày dƣới đây. 
Bình thƣờng chúng ta có thể sử dụng ―Ba không mua chiếc áo này ở Huế‖ chứ không nói 
―Ba không phải mua chiếc áo này ở Huế‖, trừ phi muốn nhấn mạnh vào từ Ba, lúc này (BA) 
là một tiêu điểm hẹp. 
(4.2.5) Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi 
rồi. (Thơ Phạm Tiến Duật) 
Trong trƣờng hợp này, ―không có kính‖ trở thành tiêu điểm, và những từ còn lại không thể 
thành điểm nhấn đƣợc nữa. Trƣờng hợp này cho thấy tiêu điểm sau ―không phải‖ có thể là cụm 
từ. 
4.3. Phủ định, tiêu điểm và phạm vi tác động 
Với bài viết này, chúng tôi quan tâm là làm rõ vấn đề sự tƣơng tác giữa phủ định và 
thành tố tiêu điểm, kết hợp của tiêu điểm (Association with Focus) trong tiếng Việt. Khái 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 271 
niệm ―sự tương tác phạm vi‖ (scope interaction) hay ―sự mơ hồ phạm vi‖ (scope ambuiguity) 
là những điều đƣợc nhắc tới khi bàn về mối quan hệ giữa phủ định và tiêu điểm. 
Trong công trình Negation, Matti Miestamo (2017) nhận định rằng các ngôn ngữ có 
nhiều cách khác nhau để biểu diễn phạm vi tác động của phủ định, và giới hạn nó với những 
thành tố đặc thù. Ông cho rằng điều này liên hệ rất gần với đánh dấu tiêu điểm trong một 
ngôn ngữ: phủ định có xu hƣớng tƣơng tác với tiêu điểm, và khi một thành tố đƣợc tiêu điểm 
hoá xuất hiện trong một sự phủ định, kết quả là thƣờng có một phạm vi hẹp với thành tố đƣợc 
tiêu điểm hoá đơn độc trong phạm vi của phủ định. Sự kết hợp giữa phủ định và tiêu điểm có 
nhiều vấn đề nảy sinh: trong tiêu điểm lệ thuộc vào vị trí phủ định, phủ định tố đóng tại vị trí 
có liên quan tới thành tố trong tiểu điểm, trong khi đó trong vị từ lệ thuộc vị trí phủ định, phủ 
định tố đƣợc đặt ở vị trí có liên quan tới vị từ và tiêu điểm đƣợc biểu hiện theo những cách 
khác, chẳng hạn nhƣ với sự điệu tính hay các trợ từ tiêu điểm. 
Khi bàn đến vấn đề kết hợp của tiêu điểm trong câu phủ định, chúng tôi chú ý tới hiện 
tƣợng thành tố tiêu điểm sẽ mơ hồ (ambiguity) với phủ định, đây cũng là điều mà Jackendoff 
(1972) đã từng đề cập tới. 
Xem xét câu phủ định: 
(4.3.1) Không phải tôi mua chiếc xe này ở Huế. 
(4.3.1a) Không phải tôi (mua chiếc xe này ở Huế)_FocP. 
(4.3.1b) Không phải tôi (MUA)_Foc chiếc xe này ở Huế. 
(4.3.1c) Không phải tôi mua (CHIẾC XE NÀY)_Foc ở Huế. 
(4.3.1d) Không phải tôi mua chiếc xe này (Ở HUẾ)_Foc. 
Sở dĩ có hiện tƣợng mơ hồ giữa tác tử phủ định và thành tố tiêu điểm nhƣ diễn giải nhƣ 
các trƣờng hợp ở trên là do phạm vi hoạt động của ―không phải‖ quá rộng – chính xác hơn là 
bị hạn chế phạm vi tác động (scope) của từ phủ định, với vị trí phát triển trƣớc ngữ tiêu điểm 
(FocP) thì nó có thể tác động đến từng thành phần khác nhau trong ngữ tiêu điểm nhƣ (4.3.1b) 
(4.3.1c) (4.3.1d). Lúc này, ngữ nghĩa phủ định trong câu bị mơ hồ là do phủ định đã không 
kết hợp chặt đƣợc với tiêu điểm, tạo ra sự diễn giải ―tự do‖ đối lập với diễn giải ―ràng buộc‖. 
Tức là, nếu sự phủ định đƣợc thể hiện trong vùng phạm vi tác động của tác tử phủ định thì nó 
tạo ra diễn giải ―ràng buộc‖, còn nếu phủ định nằm trong vùng hạn chế của các tác tử thì nó 
tạo ra diễn giải ―tự do‖. Khi muốn xác định tiêu điểm ràng buộc, chúng ta có thể dùng sự lên 
– xuống đƣờng nét ngôn điệu để nhấn mạnh tiêu điểm. 
(4.3.1b*) không phải~(MUA)_Foc chiếc xe này ở Huế. (~tôi bán) 
(4.3.1c*) không phải mua ~(CHIẾC XE NÀY)_Foc ở Huế. (~chiếc xe khác) 
(4.3.1d*) không phải mua chiếc xe này ~(Ở HUẾ)_Foc. (~ở Hà Nội) 
Giải thích cách diễn giải ―tự do‖ và ―ràng buộc‖ trong các câu mơ hồ phủ định, chúng ta 
có thể dùng sơ đồ phóng chiếu vị trí cú pháp của phủ định (neg-projection). Với cách diễn giải 
―tự do‖, nó sẽ tƣơng ứng với các cấu trúc cú pháp mơ hồ phủ định. Theo đó, yếu tố phủ định 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 272 
(+neg) sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm của phủ định (Neg-head), tại ngay nơi bắt đầu ngữ phủ 
định. Theo Tomoko Kawamura (2007), vị trí biểu diễn của đặc trƣng (+neg) quyết định vị trí 
phạm vi (scope) của phủ định, theo đó nếu đặc trƣng phủ định (+neg) xuất hiện tại vị trí trung 
tâm tiêu điểm (Foc-head) thì sẽ có diễn giải ―ràng buộc‖, trong khi đó nếu nó xuất hiện tại vị 
trí trung tâm phủ định (Neg-head) nằm trong ngữ phủ định (NegP) thì sẽ có diễn giải ―tự do‖. 
Hình 1: Cách diễn giải ―tự do‖ về vị trí thành tố phủ định 
Trong khi đó, với trƣờng hợp (4.1.3) và (4.1.4) ở trên, phân tích cách diễn giải ―ràng 
buộc‖ là thể hiện ở vị trí của tác tử phủ định (+neg) sẽ xuất hiện ở vị trí trung tâm tiêu điểm 
(Foc-head) thông qua thao tác chuyển vị chỉ tố phủ định ―không‖. 
Hình 2: Cách diễn giải ―ràng buộc‖ vị trí của tác tử phủ định 
Trong các diễn ngôn quảng cáo, chúng tôi cũng thấy hiện tƣợng sự phủ định không có sự 
tƣơng hợp với các tiêu điểm câu, dẫn đến hiện tƣợng mơ hồ ngữ nghĩa phủ định. 
(4.3.2) Không chỉ_(+neg) (LÀM SẠCH VÀ CHĂM SÓC)_Foc nhƣ kem đánh răng thông 
thƣờng. (Quảng cáo kem đánh răng Ngọc Châu). 
(4.3.2*) Không chỉ_(+neg) làm sạch và chăm sóc (NHƯ KEM ĐÁNH RĂNG THÔNG 
THƯỜNG)_Foc. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 273 
(4.3.3) POND‘S MEN mới không chỉ (+neg) (là sữa rửa mặt THÔNG THƢỜNG)_Foc, 
chứa chiết xuất từ hạt cà phê, giúp da sáng, trông đầy năng lƣợng. (Quảng cáo POND‘S MEN 
energy charge). 
4.4. Tác tử phiếm định trỏ tiêu điểm 
Trong tiếng Việt, các tác tử phủ định siêu ngôn ngữ đƣợc hình thành do hành vi chất vấn 
– bác bỏ những yếu tố ―phiếm định‖ nhƣ ―ai, gì, nào, đâu, sao, bao giờ, bao nhiêu‖. 
―Đâu‖ là một đại từ phiếm định có phạm vi hoạt động rất rộng trong tiếng Việt, chúng 
cũng có phạm vi tác động (scope) cú pháp rộng với tiêu điểm trong câu phủ định. Có những 
tác tử nhƣ đâu còn, còn đâu, đâu có, có đâu, đâu phải+P (P là một cụm từ, một mệnh đề 
bất kỳ). Khi khảo sát các trƣờng hợp ―đâu còn p‖, ―còn P đâu‖, ―còn đâu P‖ trong các câu 
phủ định, chúng tôi thấy chúng khác nhau bởi sự phát triển ý nghĩa vị trí và phạm vi tác động 
(scope). 
(4.4.1) Vắng tuyển Anh, Euro 2008 đâu còn (+neg) (HẤP DẪN)_Foc (Báo VnExpress) 
(4.4.2) Thời buổi này đâu còn (+neg) (CẢNH ―CHỒNG CHÚA VỢ TÔI‖)_Foc... (Báo 
Lao Động) 
(4.4.3) Tiêu chuẩn Ramsar thế giới là bảo vệ tính toàn vẹn, nay mình không quản lý, bảo 
vệ nổi thì đâu còn (+neg) (LÀ DI SẢN)_Foc? (Báo Lao Động) 
(4.4.4) Sáng cà phê, chiều nhậu, tối lƣớt Facebook - còn đâu (+neg) (THỜI GIAN TẬP 
THỂ DỤC)_Foc (Báo VnExpress) 
(4.4.5) Còn đâu (+neg) (năm mùi khó chịu). (Quảng cáo Comfort) 
(4.4.5*) Đâu còn (+neg) (năm mùi khó chịu). 
Xét về ngữ nghĩa, cách dùng ―còn đâu‖ và ―đâu còn‖ khác nhau bởi ý nghĩa vị trí của tác 
tử phủ định ―đâu‖, vị từ tồn tại ―còn‖ đứng trƣớc tác tử phủ định ―đâu‖ thì nghĩa là xác định 
sự tồn tại của một điều phủ định, từ đó có hàm ý ―nuối tiếc‖; trong khi đảo lại trật tự, tác tử 
phủ định ―đâu‖ đứng trƣớc vị từ tồn tại ―còn‖ thì không còn hàm ý ―nuối tiếc‖ nữa mà chỉ là 
một ngữ phủ định ―không còn năm mùi khó chịu‖, ―không còn hấp dẫn‖, 
Chúng ta có thể thấy rằng sự khác biệt về phạm vi tác động (scope) của phủ định trong 
các trƣờng hợp trên là đến từ việc khác nhau về vị trí cú pháp của phủ định. Thủ pháp biểu 
diễn phóng chiếu phủ định (the Neg-projection) có thể giúp xác định phạm vi tác động 
(scope) của phủ định. 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 274 
Hình 3: Sơ đồ cú pháp của vị trí ―còn đâu‖ trong câu 4.4.5 
Hình 4: Sơ đồ cú pháp của vị trí ―đâu còn‖ trong câu 4.4.5* 
5. Thảo luận và đề xuất 
 Kết quả từ nghiên cứu về phủ định và tiêu điểm cùng sự tƣơng tác của chúng trong các mẫu 
câu phủ định tiếng Việt đã xác định đƣợc ý nghĩa của chúng trên bình diện cú pháp và ngữ dụng 
học. 
 Thứ nhất, sự tƣơng tác giữa chúng thể hiện rõ phạm vi tác động (scope) của các tác tử 
phủ định trong câu có tiêu điểm. Bên cạnh đó là sự mơ hồ về phạm vi tác động trong các tác 
tử phủ định này trong từng vị trí mà nó tham gia cấu trúc phủ định. Từ đó khi tìm cách triển 
khai câu phủ định cần chú ý hiện tƣợng mơ hồ này. 
 Thứ hai, cần chú ý giá trị sử dụng của các tác tử phủ định nhƣ ―không‖, ―không phải‖, 
―đâu‖. Trong tiếng Việt, chẳng hạn chúng ta có thể tạo ra hai chiều nghĩa khẳng định và phủ 
định khi chúng đƣợc dùng trong các kết hợp (nhƣ ―đâu còn‖, ―còn đâu‖, ―đâu có‖, ―có đâu‖, 
―đâu phải‖, ―đâu đến‖, ―đâu nhƣ‖, v.v) ở các câu chất vấn hay câu bác bỏ. Với sự khác biệt 
về chức năng siêu ngôn ngữ của tác tử phủ định trên bình diện miêu tả của chúng nhƣ điều 
kiện chân trị, chân giá trị, bài viết này đã phân tích sự mơ hồ trong một số trƣờng hợp với 
những thử nghiệm về cấu trúc phủ định, cấu trúc bác bỏ, các khái niệm ngữ nghĩa và ngữ 
dụng trong các câu phủ định, câu bác bỏ tiếng Việt. Các khía cạnh trên sẽ đƣợc dùng để giải 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 275 
thích các chức năng của phủ định siêu ngôn ngữ và hành vi ngôn ngữ siêu phủ định trong 
tiếng Việt. 
 Thứ ba, hành vi phản hồi, hiệu chỉnh thông tin hay bác bỏ chất vấn của một số mẫu câu 
phủ định siêu ngôn ngữ trong tiếng Việt chƣa đƣợc chú ý nhiều. Theo chúng tôi, đây là hiện 
tƣợng thú vị và có nhiều thách thức trong nghiên cứu lý luận ngôn ngữ học. 
6. Kết luận 
 Nghiên cứu của chúng tôi dựa trên việc tìm kiếm các mẫu câu phủ định trong thực tế 
ngôn ngữ tự nhiên của tiếng Việt (sách, báo, tác phẩm văn học, quảng cáo,). Kết quả nghiên 
cứu là những đặc trƣng khi sử dụng câu phủ định trong tiếng Việt với nhiều chức năng ngữ 
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng; nhất là chức năng ―siêu ngôn ngữ‖ của nó. Trong khi đó, tiêu 
điểm là một đơn vị thông tin có phạm vi hành chức và tƣơng tác khác nhau với từng tác tử 
phủ định và vị trí cú pháp của nó trong câu. Vì thế, theo chúng tôi, mối quan hệ cú pháp – 
chức năng giữa tiêu điểm, phủ định và phạm vi tác động trong các khuôn câu trong bài này là 
những câu tiếng Việt tự nhiên và đặc trƣng. Chúng ta có thể áp dụng các khuôn câu phủ định 
và phủ định siêu ngôn ngữ trong nghiên cứu hành vi ngôn ngữ ở cấp bậc diễn ngôn văn bản, 
hoặc lƣu ý về cách sử dụng chúng trong giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. 
Tài liệu tham khảo 
Hole, D. (2008). Even, also and only in Vietnamese. In interdisciplinary studies on information 
structure. Vol 11. Germany: Postdam University Press. 
Hole, D., & Lobel, E. (2013). Linguistics of Vietnamese. De Gruyter Mouton, Germany. 
Horn, L.R. (1989). A natural history of negation. Chicago: University of Chicago Press. 
Jackendoff, R.S. (1972). Semantic interpretation in generative grammar. Cambridge: MIT Press. 
Larrivée, P. (2018). Metalinguistic negation from an informational perspective. Glossa: A journal of 
general linguistic, 3(1), 1-22. 
Miestamo, M. (2017). Negation. In Aikhenvald and Dixon (Eds). The Cambrige handbook of 
Linguistic typology. 
Tomoko, K. (2007). Some interaction of focus and focus sensitive elements. Stony Brook University. 
Nguyễn Đức Dân (1987). Lô gích – ngữ nghĩa – cú pháp. Hà Nội: Nxb ĐH&THCN. 
Nguyễn Thùy Nƣơng (2018). Tiểu từ và tiểu từ tiêu điểm trong tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ & Đời 
sống, 8(275). 
Nguyễn Thùy Nƣơng (2018). Tiêu điểm và kết hợp của tiêu điểm trong tiếng Việt. Kỷ yếu ―Một số 
vấn đề Khoa học xã hội và Nhân văn‖, Hội thảo khoa học Sau đại học. Nxb ĐHQG TP. HCM. 
NEGATION AND FOCUS IN VIETNAMESE 
Abstract 
This paper reports on the negation and focus phenomena in natural Vietnamese sentences. 
Base on negative sentences in written and spoken Vietnamese, we focus on the distinction 
Kỷ yếu điện tử Hội thảo Quốc gia Nghiên cứu liên ngành về Ngôn ngữ và Giảng dạy 
ngôn ngữ lần thứ VI 
 276 
between logic and meta-linguistic negation, the interaction between negation and focus in 
pragmatics. Besides, the analysis of collected data helped find out some negative focus 
marker and their scope in negative sentences in Vietnamese (e.g. ―đâu‖, ―đâu có‖, ―đâu 
còn‖, ―không‖, ―không phải‖). The findings result in this paper, we showed that some 
issues of negation and focus in Vietnamese in syntax and pragmatics aspects. 
Keywords 
Logic negation, meta-linguistic negation, focus, negative focus marker, scope 

File đính kèm:

  • pdfphu_dinh_va_tieu_diem_trong_tieng_viet.pdf