Phẫu thuật trong thời đại dịch Covid - 19
COVID-19 là bệnh đại truyền nhiễm gây bởi virus đơn RNA thuộc nhóm corona virus gọi là 2019 nCoV
(SARS-CoV-2). Bệnh lây rất nhiều, phần lớn bởi các giọt bắn hay do tiếp xúc trực tiếp. Tần suất bệnh tăng
rất khủng khiếp, nhân viên y tế phải tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân rất nặng, tiếp xúc với thân nhân bệnh
nhân và các đồng nghiệp khác nên việc lây nhiễm chéo rất dễ xảy ra. Bài này nhắc lại phần tổng quan về
COVID-19 cũng như nhắc lại các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm căn bản cho nhân viên y tế và phẫu
thuật viên trong thời đại dịch COVID-19.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Bạn đang xem tài liệu "Phẫu thuật trong thời đại dịch Covid - 19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phẫu thuật trong thời đại dịch Covid - 19
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 113 PHẪU THUẬT TRONG THỜI ĐẠI DỊCH COVID-19 LÊ QUANG NGHĨA1 Địa chỉ liên hệ: Lê Quang Nghĩa Email: prof.lequangnghia@gmail.com 1GS. Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Bình Dân Ngày nhận bài: 01/10/2020 Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 ĐẠI CƯƠNG Cuối tháng 12 năm 2019, dịch viêm phổi cấp không rõ nguyên nhân xảy ra ở Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc). Nguyên nhân được cho là do dòng Coronavirus chủng mới. Lúc đầu được gọi là coronavirus 2 (SARS-CoV-2) gây hội chứng suy hô hấp cấp và WHO định danh là bệnh coronavirus 2019 (COVID-19). Về sau WHO xác định virus là 2019-nCoV. Virus gây bệnh là một trong nhóm các virus gọi chung là họ coronavirus. Về di truyền virus này gồm một chuỗi RNA. Ngày 11/3/2020 WHO tuyên bố bệnh này là đại dịch và vào ngày 9/5/2020 bệnh đã lan truyền trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3.887.914 người nhiễm và trên 270.537 người tử vong. Đến ngày 24/7/2020 toàn cầu có 15.265.081 bệnh nhân, tử vong 624.370, số người hồi phục là 8.708.362. Ngày 28/8/2020 toàn cầu có 24.215.678 bệnh nhân. Tại Việt Nam đến ngày 24/7/2020 có 412 bệnh nhân và không có tử vong. Ngày 28/8/2020 Việt Nam có 1.036 bệnh nhân, tử vong 30 người. Như vậy 2019- nCoV là nhân tố thứ 7 lây truyền trên người. Trong 2 thập niên qua 2 đại dịch trầm trọng xảy ra do 2 chủng virus mới, đó là hội chứng suy hô hấp cấp SAR-CoV và hội chứng suy hô hấp Trung Đông MERS-CoV. Hai loại virus này này nhiễm hơn 8000 với tỷ lệ tử vong là 10 - 35%[1]. TRUYỀN BỆNH Các báo cáo sớm cho rằng virus 2019-nCoV có trong loài dơi nhưng ký chủ trung gian thì chưa rõ. Người truyền bệnh qua người qua các giọt nhỏ và tiếp xúc trực tiếp giữa người bệnh và người lành. Dù virus được tìm thấy trong nước mắt và phân của bệnh nhân nhưng bệnh có truyền qua ngả miệng. phân và kết mạc mắt hay không thì không rõ[1]. Bệnh rất hay lây. Vài báo cáo cho thấy hệ số lây R0 là 2.20 đến 3.58 nghĩa là 1 người bệnh có thể lây qua 2 hay 3 người khác[1]. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Thời kỳ ủ bệnh của virus là 14 ngày, trung bình là 5,2 ngày. Một trường hợp không có triệu chứng có một trong các triệu chứng sau 12,5 ngày sau tiếp xúc. Bệnh nhân bị COV-19 có thể không có triệu chứng hoặc có triệu chứng xếp từ nhẹ đến suy hô hấp hay suy đa tạng. Chủ yếu là bệnh nhân có sốt, ho khan, đau cơ, mệt và khó thở. Các triệu chứng khác ít gặp hơn gồm tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, ho có đàm, đau ngực và ho ra máu[4]. Các tác giả Trung Quốc chia bệnh nhân ra làm 4 loại: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Thể nhẹ có triệu chứng nhẹ và trên X quang không có tổn thương phổi. Thể trung bình có sốt và triệu chứng hô hấp và trên X quang có dấu viêm phổi. Thể nặng có triệu chứng khó thở, thở nhanh (nhịp thở > 30/phút), nồng độ Oxy/máu < 93% và tổn thương phổi thâm nhiễm trên 50% trong 24 - 48 giờ. Thể rất nặng có sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và suy đa tạng. Đánh giá bước đầu thì tỷ lệ tử vong là 4,49%[1][5]. TÓM LƯỢC COVID-19 là bệnh đại truyền nhiễm gây bởi virus đơn RNA thuộc nhóm corona virus gọi là 2019 nCoV (SARS-CoV-2). Bệnh lây rất nhiều, phần lớn bởi các giọt bắn hay do tiếp xúc trực tiếp. Tần suất bệnh tăng rất khủng khiếp, nhân viên y tế phải tiếp xúc chăm sóc bệnh nhân rất nặng, tiếp xúc với thân nhân bệnh nhân và các đồng nghiệp khác nên việc lây nhiễm chéo rất dễ xảy ra. Bài này nhắc lại phần tổng quan về COVID-19 cũng như nhắc lại các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm căn bản cho nhân viên y tế và phẫu thuật viên trong thời đại dịch COVID-19. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 114 Ngày 29/4/2020 Trung tâm CDC (Mỹ) chính thức bổ sung 6 triệu chứng mới của bệnh COVID- GS. Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Bình Dân 19: ớn lạnh, run rẩy, đau cơ, đau đầu, đau họng và mất vị giác hoặc khứu giác. ĐỊNH BỆNH LÂM SÀNG Trong giai đoạn rất sớm của bệnh thì công thức bạch cầu bình thường. Triệu chứng thường gặp của COVID-19 là leucopenia, lymphopenia. Một số bệnh nhân có tăng lactate dehydrogenase, creatinine kinase, alanine aminotransferase và aspartate aminotransferase[1][2][3]. Lymphopenia được xem là triệu chứng chính của bệnh này. Khoảng 30% bệnh nhân có gia tăng bất thường lượng D-Dimer. Trong đa số các trường hợp thì procalcitonin bình thường, C-reactive protein tăng. Hình ảnh CT[6] liên hệ với 4 thể lâm sàng: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Ở thể nhẹ thì CT bình thường. Ở thể trung bình thì có solid plaque shadow và halo sign (ground glass opacity bao quanh một nhân hay một khối nhu mô phổi). Các tổn thương này hiện diện trong 91% các trường hợp. Trường hợp nặng có fibrous strip shadow với thay đổi ground glass, tổn thương đa dạng thấy trong 95% các trường hợp. Đông đặc phổi là tổn thương chính trong thể nặng[1]. Hình 1. X quang phổi cho thấy viêm phổi hai bên và ở ngoại biên Hình 2. X quang phổi cho thấy diễn tiến sau 5 ngày Hình 3. X quang chụp nghiêng. Diễn tiến sau 5 ngày Hình 4. CT ngực cho thấy bilateral peripheric ground glass opacities (kính mờ) Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 115 Hình 5. Các tổn thương (mũi tên đỏ) a. Ground glass opacity[6] Hình 6. Các tổn thương (mũi tên đỏ) b. Đông đặc (consolidation) Hình 7. Các tổn thương (mũi tên đỏ). c. Đông đặc và Ground glass opacities Hình 8. Các tổn thương (mũi tên đỏ). d. Nhân đặc Hình 9. CT: Hình ảnh đông đặc và ground glass opacities Hình 10. CT 2 ngày sau, đậm độ tổn thương bớt nhiều Hình 11. CT của bệnh nhân sốt 8 ngày Hình 12. CT của bệnh nhân 4 ngày sau Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 116 a. Hình ảnh ground glass và đông đặc b. Hình ảnh không bớt Hình 13. Bệnh nhân sốt 1 ngày a. Tổn thương ground glass Hình 14. Bệnh nhân 3 ngày sau. b. Kích thước tổn thương và đậm độ lớn hơn Hình 15. CT của bệnh nhân sốt và ho 3 ngày. a. Không có tổn thương Hình 16. CT của bệnh nhân 4 ngày sau. b. Xuất hiện nhiều tổn thương ground glass Tóm lại, CT cho thấy tổn thương thường gặp là ground glass (kính mờ) ở ngoại vi 2 bên phổi và thay đổi rất nhanh nhất là khi có tiền sử dịch tễ và có giảm tế bào lympho[1][6]. Có một số bệnh nhân hình phổi bình thường nhưng NAT (Nucleic Acid Testing) dương tính[1][6]. Tìm ra RNA của virus qua xét nghiệm real-time reverse transcriptase-polymerase chain reaction (rRT-PCR) là xác nhận định bệnh lâm sàng. Nhạy nhất để xác định COVID-19 là lấy cả 2 mu dịch hô hấp trên và dưới. Dịch rửa khí quản cho kết quả dương tính cao nhất 93% các trường hợp, kế đến đàm 72%, phết mũi 63%, chải khí quản 46% và phết hầu 32%. Thử phân chỉ dương tính 29% và thử máu 1%. Dù dịch rửa khí quản dương tính cao nhất nhưng CDC Mỹ khuyến cáo chỉ lấy mẫu phết hầu - họng vì an toàn cho nhân viên y tế ít nguy cơ bị các giọt bắn[1]. Một xét nghiệm bổ sung là serology thử kháng thể IgM và IgG. Xét nghiệm rRT-PCR, thử IgM, IgG cộng với CT ngực là bộ 3 xét nghiệm cần thiết để xác định bệnh COVID-19. TRƯỚC NHẬP VÀ KHI NHẬP VIỆN[1][3][5][7][8][9] Tất cả mọi bệnh nhân trước khi mổ đều được phân ra 3 loại xem có nguy cơ nhiễm nCoV-2019 không: - Không nhiễm - Có nhiễm nhưng không triệu chứng - Bị nhiễm Cần làm rõ thể trạng chung của bệnh nhân, có bệnh hô hấp hay tiêu hóa đang diễn tiến hay gần đây không, thay đổi khứu giác (anosmia), có tiền sử đi vào vùng dịch trong vòng 14 ngày hay có tiếp xúc với bệnh nhân bị nCoV-19. Mọi bệnh nhân đi mổ cần thử nghiệm dù rằng không có triệu chứng. Dù tình trạng nhiễm bệnh như thế nào thì mọi cuộc mổ chương trình đều được hoãn lại. Mọi bệnh nhân nghi ngờ hay có bệnh đều phải đánh giá rõ xác định có bệnh. Nếu định bệnh rõ rồi thì cho cách ly. Mặt khác bệnh nhân không nghi ngờ hoặc đã khỏi bệnh cần cho nằm phòng riêng để ngừa nhiễm chéo với bệnh nhân trong thời ủ bệnh Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 117 hay bệnh nhân không có triệu chứng (25 - 50% các trường hợp). Trong trường hợp cấp cứu đe dọa mạng sống mà không thử được PCR thì đều phải xem như có bệnh CoVID và xử trí y như người bị bệnh. Mọi biện pháp trước trong và sau mổ đều được thực hiện cho đến khi định ra bệnh hay khi bệnh nhân được xuất viện[3][4][7][8][9]. Bảng 1. Các loại phẫu thuật[5]. Chỉ định Độ khẩn cấp Loại phẫu thuật Tối khẩn (emergent) < 1 giờ - Đe dọa tính mạng - Sốc mất máu - Chấn thương nặng - Vết thương/tắc mạch máu - Bóc tách động mạch chủ - Viêm hoại tử cân - Viêm phúc mạc - Tắc ruột/thủng ruột Khẩn (urgent) < 24 giờ - Viêm ruột dư/viêm túi mật - Viêm khớp nhiễm trùng - Gãy xương hở - Gãy xương chậu xuất huyết - Gãy thân xương đùi/gãy khớp háng - Chấn thương thần kinh cấp/ chấn thương cột sống - Nhiễm trùng ngoại khoa Khẩn chọn lọc (Urgent elective) < 2 tuần - Mổ cardiothoracic/ cardiovascular - Mổ phình mạch máu não - Đặt lỗ dò mạch máu - Ghép da, khâu vết mổ - Gãy xương kín - Gãy cột sống/ gãy khớp háng Elective (essential) 1 - 3 tháng - Mổ ung thư/ sinh thiết - Sửa van tim bán cấp - Mổ thoát vị - Cắt tử cung - Mổ tạo hình Elective (discretionary) >3 tháng - Mổ thẩm mỹ - Mổ điều trị béo phì - Thay khớp - Mổ thể thao - Cột thừng tinh/ cột vòi trứng - Mổ vô sinh BIỆN PHÁP CHU PHẪU Ở BỆNH NHÂN BỊ COVID- 19[1][7][8][9] Biện pháp tiền phẫu Mọi nhân viên y tế đều phải mang găng, đội mũ và mang khẩu trang đúng đắn. Đối với bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã có bệnh thì phải áp dụng biện pháp phòng ngừa thật nghiêm ngặt đến mức cao nhất. Mọi nhân viên đều phải dùng personel protective equipment (PPE) gồm có khẩu trang N95, face shield, áo quần cách ly, ủng, 2 lớp găng, bọc ủng để tránh tiếp xúc tối đa với giọt bắn. Mọi nhân viên y tế phải rửa tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tháo găng. Vì nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân, với thân nhân và với đồng nghiệp thì nguy cơ lây nhiễm chéo rất cao vì vậy mỗi ngày họ cần được đánh giá về sức khỏe và đo nhiệt độ. người nào nhiệt độ cao đều phải được cách ly và phải xác định xem có nhiễm bệnh không. Chuyên viên gây mê trang bị đầy đủ oxy 100% cho bệnh nhân trong 3 đến 5 phút rồi dẫn mê và đặt nội khí quản nhanh để tránh vương vãi virus. Sau khi gở bỏ PPE rồi thì phải rửa tay trước khi chạm đồ vật chung quanh. Nên dùng Heat and Moisture Exchange Filter (HMEF) giữa mask và hệ thống ống thở như vậy có thể lấy đi 99,97% các giọt nhỏ theo không khí có kích thước lớn hơn 0,3 microns. Các thiết bị gây mê chỉ dùng một lần cho một bệnh nhân và máy gây mê phải được tẩy trùng đúng nguyên tắc sau đó. Biện pháp trong khi mổ Bệnh nhân rất nghi ngờ hay bị CoVID-19 cần mổ trong phòng mổ áp lực âm. Cần giữ độ chênh áp lực với bên ngoài là - 4.7. Pa. Nhân viên y tế cần có mặt tối thiểu và cần đo nhiệt độ phòng mổ trước khi mổ. Phẫu thuật viên và đồng nghiệp cần lưu ý đến máu và dịch tiết, cần làm sạch dịch này trên dụng cụ. Các thủ thuật gây ra xì hơi làm dễ bị lây nhiễm chéo cho nhân viên như đặt nội khí quản, rút nội khí quản, đặt ống thông ngực (chest tube), nội soi khí quản, bóp bóng, nội soi tiêu hóa, nội soi hầu - họng, nội soi ổ bụng và việc dùng máy đốt thì cần dùng năng lượng tối thiểu để tránh khói và dùng thiết bị hút khói. Cần cẩn thận khi chọn giữa mổ mở (laparotomy) và mổ nội soi ổ bụng (laparoscopy). Mổ ngả nội soi ổ bụng dành cho bệnh nhân có tình trạng Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 118 tim-phổi và thể trạng tốt. Cần lưu ý cẩn thận khi bơm hơi vào ổ bụng. Bơm hơi vào ổ bụng làm giảm thể tích phổi, tăng áp lực ống thở, tăng độ ứ đọng CO2 và làm giảm co giãn phổi. Vì vậy nhiễm trùng chu phẫu nCoV-19 sẽ cao. Để làm giảm tai hại của bơm hơi ổ bụng trên chức năng phổi, trên hệ tuần hoàn và trên việc nhiễm vi trùng thì áp lực bơm hơi và áp lực CO2 phải thấp nhất. Khói trong phòng mổ và xì hơi ổ bụng phải dùng thiết bị nối với máy hút chân không. Mổ mở cũng là một chọn lựa. Phẫu thuật viên phải quen thuộc với việc xử dụng các phương tiện phòng ngừa bản thân (PPE). Phòng áp lực âm là phòng cách ly đặc biệt chỉ sử dụng trong điều trị những ca bệnh nặng, nguy cơ lây nhiễm rất cao được các bệnh viện xây dựng để tránh tình trạng lây nhiễm chéo. Phòng áp lực âm là một căn phòng có áp suất thấp hơn xung quanh. Trong căn phòng này, không khí chỉ có thể đi vào từ một phía và không thể thoát ra qua phía ngược lại. Điều này có nghĩa là gió sẽ luôn thổi từ ngoài cửa vào trong. Để duy trì được áp suất âm trong phòng, phòng được thiết kế với trần nguyên khối, cửa ra vào khít với khe hở, vòi nước, ổ cắm điện, cửa sổ đều được bịt kín. Một hệ thống bơm hút gió sẽ giúp áp suất trong phòng giảm xuống. Ống hút gió thường đặt ngay gần đầu giường bệnh. Hình 17. Phối cảnh phòng cách ly áp lực âm. (Ảnh Internet) Không khí ô nhiễm trong phòng sẽ được xử lý bằng hệ thống lọc không khí hiệu quả cao HEPA (High-efficiency particulate air), lọc virus trước khi thoát ra ngoài theo hệ thống thông gió. Thiết kế này giúp giảm khả năng lây lan của virus, tránh hiện tượng lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân và nhân viên y tế. Hình 18. Phòng áp lực âm Hệ thống lọc HEPA hoạt động dựa trên cơ chế khyếch tán và hút tĩnh điện cho phép bắt được các hạt nhỏ hơn kích thước khe hở, 0,3 micromet. Các giọt bắn của mầm bệnh thường có kích thước từ hàng chục micromet trở lên, vì vậy bộ lọc HEPA có thể xử lý >99,99% không khí trong đường ống hút từ phòng áp lực âm. Virus được giữ lại trên các màng lọc này, chúng có thể tự chết hoặc bị chết khi nhân viên kỹ thuật bệnh viện khử trùng bộ lọc và thay mới. Không khí sạch tự nhiên được đưa vào phòng áp lực âm qua các cửa hút. Toàn bộ không khí trong phòng sẽ được thay mới 5 phút một lần. Giữa phòng cách ly và hành lang còn có 2 phòng nhỏ (buồng đệm). Phòng đệm đầu tiên là nơi các nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ gồm quần áo chống nước, găng tay phẫu thuật, khẩu trang, mủ trùm giày (ủng) và mũ trùm đầu trước khi vào phòng cách ly. Sau khi điều trị cho bệnh nhân, nhân viên y tế sẽ rời phòng cách ly bằng phòng đệm thứ hai. Tại đây, quần áo đã tiếp xúc với bệnh nhân và kim phẫu thuật sẽ được lấy ra và mang đi đốt. Biện pháp sau khi mổ Hậu phẫu các mẫu bệnh phẩm phải được ghi chú rõ là nCoV-2019 trước khi gởi đến khoa bệnh lý. Các bệnh nhân không bị nhiễm vẫn được về khoa như bình thường. Với bệnh nhân bị nhiễm thì mỗi ngày cần đo thân nhiệt và theo dõi về hệ hô hấp. Mọi bệnh nhân mới sốt và mới xuất hiện ho thì phải cách ly và phải xét nghiệm rốt ráo để xem có phải là nhiễm nCoV- 2019 không. Bệnh nhân bị nghi ngờ hay đã xác nhận bệnh cần được cách ly trong phòng riêng với áp suất âm, cung cấp đủ oxy và thực hiện việc phun khí. Thăm khám sau mổ, cho thuốc và chăm sóc vết mổ được Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 119 thực hiện với các biện pháp vô trùng thật nghiêm nhặt để tránh tiếp xúc với các dịch tiết. Trường hợp nghi ngờ COVID-19 thì mọi nhân viên y tế đều phải được cách ly và theo dõi cho đến khi bệnh nhân hết bệnh xuất viện. Nếu đã xác định COVID-19 hay trước đó đã biết thì mọi nhân viên y tế dính vào trường hợp này phải được cách ly 14 ngày sau mổ[1][7][8][9]. KẾT LUẬN Trong thời đại dịch COVID-19 mọi nhân viên y tế đều phải thực thi mọi biện pháp phòng ngừa cá nhân [personel protective equipment (PPE)] để tránh mọi truyền nhiễm và tránh các biến chứng không mong muốn. Với các phẫu thuật cứu mạng mọi bệnh nhân phải được xử lý như đã bị COVID-19 cho đến khi có bằng chứng ngược lại. Các phẫu thuật chương trình đều được hoản lại. Chỉ giải quyết các trường hợp cấp cứu ảnh hưởng tính mạng và các phẫu thuật ung bướu tiên lượng sẽ xấu hơn nếu trì hoãn. Mổ qua nội soi ổ bụng vẫn là chọn lựa với các dự phòng khi bơm hơi ổ bụng, chú ý sinh lý tim - phổi và khi rút khí khỏi ổ bụng. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Al-Balas M-Al- Balas HI- Al-Balas H: Surgery during the COVID-19 Pandemic: A comprehensive overview and perioperative care. Am.J.Surg. 2020.04.018. 2. Loeffelholz MJ et al: Laboratory diagnosis for emerging of human coronavirus infections - the state of the art. Emerg Microb Infec. 2020. 3. Ti LK et al: What we do when a COVID-19 patient needs an operation: operating room preparation and guidance. Can J Anesth/J Can Anesth. 2020. 4. Zhou Zili et al: Effect of gastrointestinal symptoms on patients infected with COVID-19. Gastroenterology. 2020. 5. Stahel Ph F: How to risk-stratify elective surgery during the COVID-19 pandemic ? Patient Safety in Surgery. BMC; 14-8. 2020. 6. Li X et al: CT imaging changes of corona virus disease 2019 (COVID-19): a multi-center study in Southwest China. J Transl Med 18:154. 2020. 7. Patriti A et al: What happened to surgical emergencies in the era of COVID-19 outbreak ? Considerations of surgeons working in an italian COVID-19 red zone. Updates in Surgery. Published online 23 April 2020. 8. Fistenberg MS et al: Isolation protocol for a COVID-2019 patient requiring emergent surgical intervention: case presentation. Patient Safety in Surgery. BMC. 14: 15. 2020. 9. Isabel M et al: The surgeons and the COVID-19 pandemic. Technical Note. Rev Col Bras Cir 47: 2536.2020. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 120 ABSTRACT Surgery during the COVID-19 pandemic COVID-19 disease is a pandemic disease caused by a single stranded RNA virus that belongs to the coronavirus family known as 2019-nCoV (SARS-CoV-2). The disease is and highly contagious and transmitted mainly by droplets or close contact. As the global incidence of COVID-19 disease is increasing dramatically, health systems worldwide started to suffer in terms of its capability to manage affected people and the ability to provide standard treatment for critically ill patients in a safe environment. As Medical staff has extensive contact with patients, families as well as other health care providers, they are very likely to cause cross-infection. This paper aims to provide a comprehensive overview of COVID-19 disease as well as to highlight to essential measures that healthcare providers and surgeons need to take into consideration during their management of the patient during the COVID-19 pandemic.
File đính kèm:
- phau_thuat_trong_thoi_dai_dich_covid_19.pdf