Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống

Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ

hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách đối với giáo

dục về đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực cho thời đại mới. Nghị quyết

Đại hội TW Đảng khóa XII đặt ra mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo

dục và đào tạo nhằm hướng đến xây dựng một nền giáo dục hiện đại, nhân

văn đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mở cửa, hội nhập

quốc tế. Một trong 6 giải pháp để đạt được mục tiêu đó là: Tiếp tục đổi mới

mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng

coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.Tập trung đổi mới

chương trình, SGK; đổi mới phương pháp, mục tiêu dạy và học, chú trọng giáo

dục phát huy tư duy sáng tạo, phẩm chất năng lực; đổi mới thi cử, kiểm tra, bảo

đảm chất lượng đầu ra. Chuyển từ quan điểm dạy học truyền thống: Dạy chữ -

dạy nghề - dạy người sang Dạy người - Dạy chữ - Dạy nghề, trong đó đào tạo

con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng

bào, sống tốt và làm việc hiệu quả.

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 1

Trang 1

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 2

Trang 2

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 3

Trang 3

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 4

Trang 4

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 5

Trang 5

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 6

Trang 6

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 7

Trang 7

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 8

Trang 8

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 9

Trang 9

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 52 trang minhkhanh 04/01/2022 3400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống

Phát triển năng lực giao tiếp Tiếng Anh cho học sinh tiểu học thông qua các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống
 0 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
------------------------------ 
NGUYỄN THỊ ÁI LIÊN 
TÀI LIỆU 
BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CẤP TIỂU HỌC 
NĂM HỌC 2017-2018 
NỘI DUNG: 
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIAO TIẾP TIẾNG ANH 
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG 
ỨNG DỤNG, BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 
Tháng 10, 2017 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Lý do biên soạn tài liệu: 
Sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 
với những ảnh hưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ 
hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu hết sức cấp bách đối với giáo 
dục về đào tạo con người, đào tạo nguồn nhân lực cho thời đại mới. Nghị quyết 
Đại hội TW Đảng khóa XII đặt ra mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo nhằm hướng đến xây dựng một nền giáo dục hiện đại, nhân 
văn đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mở cửa, hội nhập 
quốc tế. Một trong 6 giải pháp để đạt được mục tiêu đó là: Tiếp tục đổi mới 
mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng 
coi trọng phát triển năng lực và phẩm chất của người học.Tập trung đổi mới 
chương trình, SGK; đổi mới phương pháp, mục tiêu dạy và học, chú trọng giáo 
dục phát huy tư duy sáng tạo, phẩm chất năng lực; đổi mới thi cử, kiểm tra, bảo 
đảm chất lượng đầu ra. Chuyển từ quan điểm dạy học truyền thống: Dạy chữ - 
dạy nghề - dạy người sang Dạy người - Dạy chữ - Dạy nghề, trong đó đào tạo 
con người Việt Nam phát triển toàn diện, yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng 
bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. 
 Đề án Đổi mới chương trình và sách giáo khoa của Bộ Giáo dục Đào tạo 
đã dự kiến chuẩn đầu ra cho các cấp học từ Tiểu học, Trung học cơ sở đến 
Trung học phổ thông gồm sáu phẩm chất và chín năng lực. Trong số chín năng 
lực học sinh cần hình thành và phát triển thì năng lực giao tiếp là một trong 
những năng lực cốt lõi, quan trọng cần hình thành và phát triển, đặc biệt cần 
phải đi trước một bước so với các năng lực khác, vì nó là tiền đề, là cơ sở cho 
việc phát triển các năng lực khác. Đồng thời, đây cũng là một năng lực cốt lõi 
cần phát triển ở học sinh, giúp các em làm chủ bản thân, làm chủ các tình 
huống đặt ra trong cuộc sống, giải quyết các vấn đề một cách nhanh nhất bằng 
con đường tư duy và ngôn ngữ. Nếu giao tiếp tốt các em có thể thành công dễ 
dàng trong cuộc sống, thể hiện tư duy, trí óc nhanh nhạy, khéo léo và biệt tài 
ngoại giao. Đúng như Brian Tracy đã khẳng định: “Giao tiếp là một kĩ năng mà 
bạn có thể học. Nó cũng giống như đi xe đạp hay tập đánh máy. Nếu bạn sẵn 
sàng nhọc công vì nó, bạn có thể nhanh chóng cải thiện chất lượng của mọi 
phần cuộc sống của mình”. 
Việc tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành và phát triển năng, 
phẩm chất, đặc biệt là năng lực giao tiếp không phải là mới tuy nhiên quá trình 
tổ chức dạy học để thể hiện được rõ nét việc phát huy năng lực cá nhân, tạo điều 
kiện cho học sinh phát huy được tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau 
trong học tập, vận dụng được các đơn vị kiến thức trong mỗi tiết học, mỗi hoạt 
 2 
động giáo dục vào trong cuộc sống hàng ngày vẫn cần sự thay đổi và thay đổi cụ 
thể trong mỗi giáo viên. Một thay đổi cần làm cụ thể, thiết thực và quan trọng để 
dạy học hình thành, phát triển phẩm chất, năng lực của cá nhân, năng lực giao 
tiếp là đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục, cách 
đánh giá học sinh, đặc biệt là đổi mới cách thức soạn bài, thiết kế các hoạt động 
ứng dụng, các bài tập tình huống nhằm phát triển tối đa năng lực, phẩm chất của 
học sinh. 
Trong những năm qua, toàn thể giáo viên tiểu học nói chung, giáo viên 
Tiếng Anh đã thực hiện nhiều công việc trong đổi mới phương pháp dạy học, 
kiểm tra đánh giá và đã đạt được những thành công bước đầu. Đây là những tiền 
đề vô cùng quan trọng để chúng ta tiến tới việc việc dạy học và kiểm tra, đánh 
giá theo theo định hướng phát triển năng lực của người học. Tuy nhiên, vẫn còn 
không ít giáo viên còn hạn chế về năng lực chuyên môn, chưa đạt yêu cầu về năng lực 
sư phạm, một số nhà giáo tinh thần trách nhiệm chưa cao, ngại đổi mới. Sự sáng 
tạo trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực của 
học sinh chưa nhiều. Dạy học vẫn nặng về truyền thụ kiến thức. Việc rèn 
luyện kỹ năng, năng lực chưa được quan tâm. Nhiều giáo viên còn lúng túng 
trong việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy tiên tiến, việc vận dụng, kết hợp các 
hình thức và phương pháp dạy học, các cách thức tổ chức hoạt động học theo hướng 
nâng cao năng lực cho học sinh, chưa thực sự tạo cơ hội cho học sinh được vận dụng 
kiến thức đã học vào cuộc sống. Tất cả những điều đó dẫn tới học sinh học thụ 
động, thiếu tự tin, thiếu linh hoạt khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. 
Nhằm góp phần hỗ trợ cán bộ quản lý các nhà trường, giáo viên tiếng Anh 
tiểu học về nhận thức, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học và các kĩ thuật 
thiết kế các hoạt động dạy học, các hoạt động ứng dụng theo định hướng phát 
triển năng lực giao tiếp, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn tài liệu: Phát 
triển năng lực giáo tiếp cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ứng dụng 
và các bài tập tình huống. 
 2. Mục tiêu của tài liệu: Giúp cán bộ quản lí và giáo viên tiếng Anh: 
- Hiểu sâu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực, các kĩ thuật 
dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho học sinh. 
- Các hoạt động ứng dụng, các bài tập tình huống phát triển ngăng lực 
giao tiếp cho học sinh. 
- Có kĩ năng thiết kế các bài tập tình huống, tổ chức các hoạt động ứng 
dụng phát triển năng lực giao tiếp. 
3. Cấu trúc nội dung tài liệu: 
Ngoài phần Mở đầu, nội dung chính của tài liệu gồm 4 phần: 
 3 
Phần 1. Những vấn đề cơ bản về dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực. 
Phần 2. Hoạt động ứng dụng với các bài tập tình huống phát triển năng 
lực giao tiếp cho học sinh. 
Phần 3. Cách thức thiết kế các hoạt động ứng dụng, bài tập tình huống 
phát triển  ... 2: Share ideas 
Step 3: Listen and repeat 
II. Practice: 
Activity 2: Point and say 
Step 1: Aims of this activity 
- Ask and answer about someone’s age 
Step 2: Focus on the structure, pre-teach vocabulary 
Step 3: Modelling 
Step 4: Point and say 
III. Production: 
Activity 3: Let’s talk 
Aims: Ss can use the new structure in a particular situation. 
Step 1: Draw your family picture with the following symbol: 
Step 2: Work in pairs, ask and answer about your picture. 
Step 3: Introduce about your family 
2. Thực hiện giờ dạy học 
 39 
Một giờ dạy học nên được thực hiện theo các bước cơ bản sau: 
2.1. Khởi động hoặc Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Warm-up) 
Hoạt động này nhằm giúp học sinh (HS) huy động những kiến thức, kĩ 
năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học 
mới. 
GV nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về 
các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề. 
Cần hướng dẫn tiến trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt 
động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy 
động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức 
hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực 
hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm. 
2.2. Bài mới (New lesson) 
Hoạt động cơ bản, giới thiệu ngữ liệu (Presentation) 
Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện 
năng lực cảm nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được 
đề cập đến trong chủ đề. 
Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp 
đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm 
hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề. 
Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để thực 
hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động, HS phải trình bày kết quả thảo luận với GV. 
 Hoạt động thực hành (Practice) 
Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu 
được để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được 
kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào. 
Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập, bài thực hành, giúp 
cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức 
thành kĩ năng. 
Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt 
động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình 
học tập hiệu quả hơn. 
 Hoạt động ứng dụng (Production) 
Hoạt động vận dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, 
kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, 
nhà trường và cộng đồng. 
 40 
Với hoạt động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể 
thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo hoặc xã hội. Đa số hoạt động ứng 
dụng của môn ngoại ngữ được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường, 
Ví dụ: Khi HS học bài học về số đếm. 
GV đưa ra mục tiêu: Sau bài học: 
- Hs có thể đếm được từ 1-100 
- Hs có thể nói tuổi của người thân. 
Nếu chỉ dừng lại với những mục tiêu trên thì chỉ mới đạt ở mức độ Học để 
biết, học để làm. Và năng lực của học sinh mới chỉ dừng lại ở Language 
competence (khả năng ngôn ngữ), chưa thể hiện được Language Performance 
(biểu đạt ngôn ngữ). 
Vì vậy GV nên thiết kế hoạt động mang tính ứng dụng. Chẳng hạn như: 
Talk about the number you love. 
I love number 4. My daughter is 4 years old. My family has 4 people. My 
house has 4 rooms. There are 4 students in my groups. 
Như vậy có thể thấy rằng bằng việc tạo ra một hoạt động ứng dụng. GV đã 
tạo cơ hội cho học sinh đưa những con số khô cứng thành những con số biết nói 
qua tư duy hồn nhiên của HS. 
2.3. Hoạt động kết nối ở nhà (Homelink) 
Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến 
thức, nhằm giúp HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất 
nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi, khám phá. 
GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn 
các em tìm những nguồn tài liệu khác, cung cấp cho HS nguồn sách tham khảo 
và nguồn tài liệu trên mạng để HS tìm đọc thêm. 
Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân (hoặc theo nhóm), chủ yếu 
làm ở nhà, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực. 
Lưu ý: Tùy theo đặc trưng môn học, nội dung dạy học, đặc điểm và trình 
độ HS, điều kiện cơ sở vật chất GV có thể vận dụng các bước thực hiện một 
giờ dạy học như trên một cách linh hoạt và sáng tạo, tránh đơn điệu, cứng nhắc. 
Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc 
vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo 
của cả người dạy và cả người học. Những phần trình bày trên đây chỉ là những 
kinh nghiệm được đúc kết từ thực tiễn chỉ đạo triển khai đổi mới PPDH trong 
nhiều năm qua ở trường phổ thông, là những điều mà các GV, các đơn vị có 
thành tích tốt trong dạy học đã làm. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn 
 41 
bị chu đáo theo quy trình trên đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và 
hứng thú đối với cả người dạy, người học. 
II. Một số thiết kế minh họa: 
 1. Tiếng Anh 3, Tập 1: 
UNIT 2: WHAT’S YOUR NAME? 
Lesson 1: Part 1,2,3 
I. Objectives: By the end of this unit, Ss will be able to: 
- Know 6 proper names, 4 words: my, what, your, name. 
- Ask and answer questions about one’s name. 
- Make question to know their name when meeting a strange person. 
- Express their concern with a new comer. 
- Make a Greeting card 
III. Production: 
Activity: Let’s talk 
Aims: Ss can use the new structure in a particular situation. 
Step 1: Imagine you are in an international class, teacher ask you to 
choose a foreign name for easy calling. Think of a name you like best. 
- Tony, Linda, Joe, Lemon..... 
Step 2: Work in pairs, ask and answer about your names. 
Step 3: Introduce yourself. Each person takes turn to stand up. 
Cues: 
- Hello. 
- I am Tony. How are you? 
Class: I’m fine. Thank you 
IV. Homelink: 
Draw a greeting card. 
 Hello, I am Mai 
 42 
2. Tiếng Anh 3, Tập 1: 
UNIT 10: WHAT DO YOU DO AT BREAK TIME? 
Lesson 2: Part 4,5,6 
I. Objectives: By the end of this unit, Ss will be able to: 
- Revise the words of activities at break time through listening, reading a 
short paragraph. 
- Use the information from the reading to write about break time activities. 
- Write about their own break-time activities. 
- Present a group poster about break-time activities. 
III. Production: 
Activity: Write it out (using the technique “Khăn trải bàn”)Aims: 
Ss can write out their break-time activities 
Step 1: Prepare a poster with 4 corners for 4 persons, the leader ask 
group members “What do you do at break time?” and write their answers 
in their corner: 
Step 2: The representative of groups to tell about their break-
time activities. 
IV. Homelink: 
Write a message to your headmaster to say that you 
wish to do these activities at 
school break-time. 
I play chess 
In my group, H plays... 
- H plays. 
- N plays.. 
- M and A play 
 43 
3. Tiếng Anh 4, Tập 2: 
UNIT 13: WOULD YOU LIKE SOME MILK? 
Lesson 1: Part 1,2,3 
I. Objectives: By the end of this unit, Ss will be able to: 
- Know six words of food and drink (orange juice,.). 
- Ask and answer questions about someone’s favourite drink and food.. 
- Make question to know their name when meeting a strange person. 
- Express their concern with their friend’s hobby. 
- Make a survey to investigate everybody’s favourite drink and food 
III. Production: 
Activity: PROJECT 
Step 1: Draw a food or drink you like best, do not let your friend 
know your picture. 
Step 2: A member is doing the survey with 4 or 6 other members 
in group and make report n front of class. 
EX: Nam, What is your favourite food? 
 Survey sheet: 
Name Favourite food Favourite 
Nam Beef Milk 
Dear Ms.., 
At break-time, WE LIKE 
1. Play traditional games 
2. Read books 
3. Drink milk tea 
4. Do sport dancing 
5. .. 
BEEF MILK 
 44 
Hoa Fish Milk 
N 
K 
X 
Y 
Cues for report: 
- I have interviewed 5 persons about favourite food and drink. 
- About drink, Nam and Hoa like milk. 
- .. 
Step 3: The representative of groups to tell about their reports. 
IV. Homelink: 
Design your favourite menu to suggest to your mother for 
tomorrow dinner 
MENU FOR 
TOMORROW 
DINNER 
From: Daughter 
To: Mom 
1. Rice 
2. Fried chicken 
3. Pork 
4. Vegetable 
5. Fruits: Banana 
 45 
Phần 4: 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 Dạy học ngôn ngữ (DHNN) là lĩnh vực giáo dục gồm các môn học vừa 
mang tính công cụ, vừa mang tính đặc thù nhằm hướng đến mục tiêu phát triển 
năng lực giao tiếp, thẩm mỹ và phát triển các phẩm chất nhân văn cho học sinh 
(HS). Vì thế dạy học ngôn ngữ nói chung và dạy học ngoại ngữ nói riêng phải 
đặc biệt được coi trọng phát triển. 
Trong trường phổ thông, dạy học ngôn ngữ theo hướng đổi mới được thực 
hiện ở tất cả các môn học, trong đó tiếng Việt - ngữ văn, ngoại ngữ 1, ngoại ngữ 
2 và tiếng dân tộc là những môn học cốt lõi. Tiếng Anh là môn học bắt buộc từ 
lớp 1 đến lớp 12. Mục tiêu đề ra cho học sinh tiểu học đối với bộ môn Tiếng 
Anh là đạt năng lực ngoại ngữ bậc 1 (A1), trong đó ghi rõ “Có thể hiểu, sử dụng 
các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao 
tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những 
thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè Có thể giao tiếp 
đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ”. 
 Trong quá trình giảng dạy, nhiều GV đã nhận thức được tầm quan trọng 
của việc phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh, nhiều lớp học đã thực sự trở 
thành tốt cho HS thực hành ngoại ngữ. Tuy nhiên, các hoạt động ứng dụng, bài 
tập tình huống vẫn chưa được thực thực hiện thường xuyên dẫn đến các em còn 
thiếu tự tin, nhút nhát, chưa cởi mở, chưa mạnh dạn bày tỏ quan điểm hay ý kiến 
của mình và thường thiếu phản ứng trước các tình huống thực tiễn. Các em còn 
thiếu các kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày, kỹ năng tư 
duy tích cực, kỹ năng thuyết trình......Để nâng cao kỹ năng, năng lực giao tiếp 
tiếng Anh cho học sinh, GV phải thường xuyên tổ chức các hoạt động, các tình 
huống ứng dụng, các tình huống có vấn đề để giúp HS có nhiều nhất các cơ hội 
được nói, được giao tiếp kiến thức ngôn ngữ mình đang học. 
 Phát triển kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp tiếng Anh không những 
là một yêu cầu cấp thiết đặt ra trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay mà còn nhằm 
hỗ trợ hình thành và phát triển toàn diện trí tuệ và nhân cách cho học sinh tiểu 
học. 
Để sử dụng tốt các nội dung tài liệu bồi dưỡng, các nhà trường, các 
CBQL, giáo viên tiếng Anh cần lưu ý một số vấn đề sau: 
1. Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và tổ chức hoạt động dạy học 
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, thiết kế bài giảng khoa học, sắp 
xếp hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, tập trung vào trọng tâm, dạy sát 
đối tượng, huy động tất cả kiến thức sẵn có về văn hóa, xã hội cũng như ngôn 
 46 
ngữ của học sinh trong luyện tập ngôn ngữ, liên hệ thực tế trong giảng dạy phù 
hợp với nội dung từng bài, thúc đẩy động cơ học tập, phát huy tính tích cực, chủ 
động sáng tạo trong học tập ngoại ngữ của học sinh, đặc biệt coi trọng rèn luyện 
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trình bày trước lớp, trước tập thể bằng tiếng Anh. 
 2. Phát huy tính sáng tạo, tích cực của học sinh, đặc biệt là trong khâu 
chuẩn bị bài mới cần phải có nội dung rõ ràng. Cần phải tạo một không khí lớp 
học thân thiện và hợp tác lấy “động viên, khuyến khích” làm trọng. Xây dựng và 
bồi đắp niềm đam mê học ngoại ngữ trong học sinh thông qua các hoạt động 
ngoại khóa, hội thi đố vui, hùng biện. Rèn luyện cho học sinh tư duy phản 
biện “critical thinking” thông qua hệ thống câu hỏi mở (“open-ended” questions 
or referential questions). Đa dạng hóa các hoạt động trong lớp. Nên tạo yếu tố 
mới bất ngờ trong mỗi giờ học. Có thái độ tích cực đối với lỗi ngôn ngữ của học 
sinh, giúp học sinh học tập từ chính lỗi học sinh và bạn bè. Tạo môi trường học 
ngoại ngữ trong trường và lớp học để học sinh có nhiều cơ hội luyện tập sử dụng 
ngôn ngữ trong các giờ học, tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân, theo cặp và 
theo nhóm hợp lý và hiệu quả. 
 3. Điều chỉnh một số bài tập trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với 
đối tượng học sinh đang giảng dạy, bổ sung các bài tập thực hành phù hợp với 
chương trình nhằm đáp ứng các đối tượng học sinh khác nhau và cập nhật nội 
dung kiến thức và phương pháp dạy học. 
 4. Sử dụng có hiệu quả các phương tiện hổ trợ dạy học, các thiết bị nghe 
nhìn phục vụ việc rèn luyện kỹ năng ngoại ngữ là yêu cầu bắt buộc trong giờ 
học ngoại ngữ. Tích cực đầu tư vào việc sáng tạo sử dụng đồ dùng thật chung 
quanh môi trường sống để phục vụ bài dạy, từng bước ứng dụng công nghệ 
thông tin trong giảng dạy. Việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học được 
coi là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng của các giờ dạy. 
 5. Tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ cho bài 
giảng, sử dụng các phần mềm hỗ trợ dạy học, tư liệu dạy học điện tử. Cần lưu ý 
không lạm dụng công nghệ thông tin để biến “đọc chép” thành “chiếu chép” mà 
phải biết kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống và ứng dụng công 
nghệ thông tin hỗ trợ cho bài giảng. 
Ngoài những vấn đề nêu trên, cán bộ quản lí, giáo viên tiếng Anh cần học 
tập, bồi dưỡng để bổ sung kiến thức trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc 
biệt là những kiến thức liên quan đến công việc, nghề nghiệp của mình, rèn luện 
những phẩm chất năng lực cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. 
Chúc các đồng nghiệp thành công! 
 47 
Một số sản phẩm của HS hoàn thành sau hoạt động ứng dụng: 
 48 
 49 
 50 
 51 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_nang_luc_giao_tiep_tieng_anh_cho_hoc_sinh_tieu_ho.pdf