Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 24: Làm quen với phép trừ-dấu trừ

A. Hoạt động khởi động

- HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo cặp hoặc nhóm bàn):

+ Quan sát bức tranh tình huống.

+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh, chẳng hạn: Có 5 con chim đậu trên cây. Có 2 con bay đi. Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?

- GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.

 

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 24: Làm quen với phép trừ-dấu trừ trang 1

Trang 1

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 24: Làm quen với phép trừ-dấu trừ trang 2

Trang 2

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 24: Làm quen với phép trừ-dấu trừ trang 3

Trang 3

docx 3 trang viethung 05/01/2022 13840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 24: Làm quen với phép trừ-dấu trừ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 24: Làm quen với phép trừ-dấu trừ

Giáo án môn Toán Lớp 1 (Cánh diều) - Bài 24: Làm quen với phép trừ-dấu trừ
GIÁO ÁN MÔN TOÁN LỚP 1 SÁCH CÁNH DIỀU
Bài 24. LÀM QUEN VỚI PHÉP TRỪ - DẤU TRỪ
MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS đạt các yêu cầu sau:
Làm quen với phép trừ qua các tình huống có thao tác bớt, nhận biết cách sử dụng các dấu (-, =).
Nhận biết ý nghĩa của phép trừ (với nghĩa bớt) trong một số tình huống gắn với thực tiễn.
Phát triển các NL toán học.
CHUẨN BỊ
Các que tính, các chấm tròn, các thẻ số, các thẻ dấu (-, =), thanh gài phép tính.
Một số tình huống đơn giản dẫn tới phép trừ (với nghĩa bớt).
CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động khởi động
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau (theo cặp hoặc nhóm bàn):
+ Quan sát bức tranh tình huống.
+ Nói với bạn về những điều quan sát được từ bức tranh, chẳng hạn: Có 5 con chim đậu trên cây. Có 2 con bay đi. Trên cây còn lại bao nhiêu con chim?
GV hướng dẫn HS xem tranh, giao nhiệm vụ và gợi ý để HS chia sẻ những gì các em quan sát được.
Hoạt động hình thành kiến thức
HS thực hiện lần lượt các hoạt động sau:
Lấy ra 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính?
HS nói, chẳng hạn: “Có 5 que tính. Bớt đi 2 que tính. Còn lại 3 que tính”.
HS làm tương tự với các chấm tròn: Lấy ra 5 chấm tròn. Bớt đi 2 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn?
GV lưu ý hướng dẫn HS sử dụng mẫu câu khi nói: Có... Bớt đi... Còn ...
Hoạt động cả lớp:
GV dùng các chấm tròn để diễn tả các thao tác HS vừa thực hiện.
HS nghe GV giới thiệu phép trừ, dấu trừ: nhìn 5-2 = 3; đọc năm trừ hai bằng ba.
GV giới thiệu cách diễn đạt bằng kí hiệu toán học 5-2 = 3.
Củng cố kiến thức mới:
GV nêu tình huống khác, HS đặt phép trừ tương ứng rồi gài thẻ phép tính vào thanh gài. Chẳng hạn: GV nêu: “Có 5 chấm tròn. Bớt đi 3 chấm tròn. Hỏi còn lại bao nhiêu chấm tròn? Bạn nào nêu được phép tính”. HS gài phép tính 5-3=2 vào thanh gài.
Theo nhóm (bàn), HS tự nêu tình huống tưcmg tự rồi đố nhau đưa ra phép trừ.
C. Hoạt động thực hành, luyện tập
Bài1
- Cá nhân HS làm bài 1: HS quan sát tranh, chẳng hạn:
+ Có 3 chú ếch đang ngồi trên lá sen, 1 chú ếch nhảy xuống ao. Hỏi còn lại bao nhiêu chú ếch đang ngồi trên lá sen?
+ Đọc phép tính và nêu số thích họp ở ô dấu ? rồi ghi phép tính 3-1=2 vào vở.
- Đổi vở, đặt câu hỏi cho nhau, nói cho nhau về tình huống trong bức tranh và phép tính tưong ứng. Chia sẻ trước lớp.
- GV chốt lại cách làm bài, gợi ý để HS sử dụng mẫu câu khi nói về các bức tranh: Có... Bớt đi... Còn...
Bài 2. Cá nhân HS quan sát tranh vẽ, nhận biết phép tính thích họp với từng tranh vẽ; Thảo luận với bạn về chọn phép tính thích hợp cho từng tranh vẽ, lí giải bằng ngôn ngữ cá nhân. Chia sẻ trước lóp.
GV chốt lại cách làm bài.
Bài 3. Cá nhân HS quan sát các tranh vẽ, nêu phép tính phù hợp với mỗi tranh vẽ dựa trên sơ đồ đã cho, suy nghĩ và kể cho bạn nghe một tình huống theo mỗi tranh vẽ. Chia sẻ trước lớp.
D. Hoạt động vận dụng
HS nghĩ ra một số tình huống trong thực tế liên quan đến phép trừ (với nghĩa bớt) rồi chia sẻ với bạn, chẳng hạn: “Hà có 5 cái kẹo. Hà cho bạn 1 cái kẹo. Hỏi Hà còn lại mấy cái kẹo?”.
E. Củng cố, dặn dò
Bài hôm nay, các em biết thêm được điều gì?
về nhà, em hãy tìm tình huống thực tế liên quan đến phép trừ để hôm sau chia sẻ với các bạn.
(*) Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh
Thông qua việc tiếp cận một số tình huống đơn giản nêu lên nhận biết về phép trừ (với nghĩa bớt) và cách sử dụng các dấu (-, =), HS có cơ hội được phát triển NL giải quyết vấn đề toán học, NL tư duy và lập luận toán học.
Thông qua việc diễn tả tình huống thực tế bằng phép trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL mô hình hoá toán học, NL giao tiếp toán học.
Thông qua việc thao tác với các que tính hoặc các chấm tròn, biểu diễn quá trình thực hiện phép tính trừ hai số, HS có cơ hội được phát triển NL sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_toan_lop_1_canh_dieu_bai_24_lam_quen_voi_phep_tr.docx