Phát triển năng lực của người học trong dạy học môn Tâm lý học quân sự ở Trường đại học thông tin liên lạc hiện nay
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) của người học là một
yêu cầu tất yếu trong xu thế dạy học hiện nay và đã được các nhà trường quan tâm thực
hiện. Dạy học theo định hướng phát triển NL là quá trình dạy học hướng vào việc hình
thành và phát triển ở người học những NL cần thiết đáp ứng với yêu cầu nghề nghiệp
trong thực tiễn của họ. Trên cơ sở những kết quả thực tiễn trong việc tổ chức quá trình
dạy học môn Tâm lý học Quân sự ở Trường Đại học Thông tin liên lạc (ĐHTTLL), bài
báo góp phần làm rõ thêm quan niệm về dạy học theo định hướng phát triển của người
học, trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn cũng như đề xuất các biện pháp để nâng cao
hiệu quả dạy học phát triển NL của người học trong dạy học môn Tâm lý học ở các
trường đại học hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển năng lực của người học trong dạy học môn Tâm lý học quân sự ở Trường đại học thông tin liên lạc hiện nay
51 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC MÔN TÂM LÝ HỌC QUÂN SỰ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÔNG TIN LIÊN LẠC HIỆN NAY Ngô Hoài Phương1 Tóm tắt: Dạy học theo định hướng phát triển năng lực (NL) của người học là một yêu cầu tất yếu trong xu thế dạy học hiện nay và đã được các nhà trường quan tâm thực hiện. Dạy học theo định hướng phát triển NL là quá trình dạy học hướng vào việc hình thành và phát triển ở người học những NL cần thiết đáp ứng với yêu cầu nghề nghiệp trong thực tiễn của họ. Trên cơ sở những kết quả thực tiễn trong việc tổ chức quá trình dạy học môn Tâm lý học Quân sự ở Trường Đại học Thông tin liên lạc (ĐHTTLL), bài báo góp phần làm rõ thêm quan niệm về dạy học theo định hướng phát triển của người học, trao đổi những kinh nghiệm thực tiễn cũng như đề xuất các biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy học phát triển NL của người học trong dạy học môn Tâm lý học ở các trường đại học hiện nay. Từ khóa: Năng lực; Dạy học phát triển năng lực; Tâm lý học quân sự; Năng lực người học; Năng lực hoạt động quân sự; 1. Mở đầu Trường Đại học Thông tin liên lạc nằm trong hệ thống các trường Đại học trong nước với chức năng đào tạo học viên quân sự trình độ đại học trở thành những sĩ quan chỉ huy, quản lý ở các đơn vị thông tin trong Quân đội; đào tạo học viên quân sự quốc tế trình độ đại học (Lào, Campuchia) và sinh viên dân sự trình độ đại học chuyên ngành Công nghệ Thông tin và Điện tử truyền thông cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những năm gần đây, trước xu thế đổi mới mạnh mẽ giáo dục và đào tạo cùng với tác động mọi mặt của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Nhà trường đã không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, phát triển NL của người học. Môn học Tâm lý học quân sự (TLHQS) là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo sĩ quan nhằm mục tiêu cung cấp hệ thống kiến thức, hình thành các kỹ năng nghề nghiệp và các phẩm chất tâm lý của người sĩ quan đáp ứng chức trách nhiệm vụ quản lý, chỉ huy sau khi ra trường. Vì vậy, qua thực tiễn đổi mới phương pháp dạy học ở môn TLHQS theo định hướng phát triển NL của học viên (HV) ở nhà trường, chúng tôi đã rút ra những kinh nghiệm cần trao đổi để không ngừng hoàn thiện và phát triển phương pháp dạy học nói chung và dạy học TLH nói riêng đáp ứng thực tiễn hiện nay. 2. Nội dung 1. ThS., Khoa KHXH&NV, Trường ĐH Thông tin liên lạc, Bộ Quốc phòng. 52 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC... 2.1. Quan niệm về năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học 2.1.1. Quan niệm về năng lực Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa về năng lực trên hai khía cạnh: 1) Những điều kiện đủ hoặc vốn có để làm một việc gì. 2) Khả năng đủ để thực hiện tốt một công việc [8-trang 1172]. Trong đó, khả năng là: 1) Cái có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định; 2) là năng lực, tiềm lực [8-trang 882]. Trong Tuyển tập Tâm lý học, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Năng lực là nói tới quan hệ tác động của một con người cụ thể vào một đối tượng nào đó (kiến thức, đối tượng lao động, quan hệ xã hội) để có một sản phẩm nhất định” [2-Trang 552]. Tâm lý học quan niệm “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính cá nhân con người, đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động bảo đảm cho hoạt động đó nhanh chóng đạt kết quả cao”. Theo tác giả PGS,TS. Nguyễn Huy Vị, “Năng lực là khả năng thực hiện, mang kiến thức đã được học áp dụng vào một hoàn cảnh cụ thể” [7 - trang 550]. Như vậy, tuy có những các tiếp cận khác nhau, nhưng nhìn chung các quan niệm đều thống nhất NL của cá nhân chính là tổ hợp các thuộc tính của cá nhân bảo đảm tiến hành một cách hiệu quả hoạt động nào đó trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất tương ứng với hoạt động đó đã được chủ thể tiếp nhận từ trước. Trên cơ sở nghiên cứu, kế thừa các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng: Năng lực chính là một thuộc tính trong nhân cách của cá nhân, bảo đảm cho họ tiến hành một cách có hiệu quả hoạt động nào đó trên cơ sở kiến thức, kỹ năng, các phẩm chất tương ứng với hoạt động đó đã được chủ thể tiếp nhận từ trước. 2.1.2. Dạy học phát triển năng lực Đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau về kiểu phân loại NL nên cũng có những quan niệm không giống nhau về dạy học phát triển NL người học. Tác giả Hồ Thị Hồng Cúc quan niệm: Dạy học phát triển năng lực là quá trình dạy học làm cho người học biến đổi, nâng cao khả năng nhận thức, rèn luyện kĩ năng, các thao tác tư duy và thái độ học tập lên một trình độ mới cao hơn [1, trang 232]. Dạy học phát triển năng lực là dạy học nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng NL vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn.. [6, trang 525]. Tác giả Trần Hữu Thanh quan niệm, dạy học theo hướng phát triển NL người học là nhằm phát huy vai trò chủ thể của người học trong hình thành và phát triển hệ thống năng lực theo mục tiêu đào tạo đã xác định [5, tr 180-184] Trên cơ sở tiếp cận định nghĩa về NL và quá trình tổ chức dạy học, chúng tôi quan niệm: Dạy học phát triển NL là quá trình tổ chức dạy học nhằm giúp cho người học đạt 53 NGÔ HOÀI PHƯƠNG được những mục tiêu được xác định trong chương trình đào tạo sau khi đã người học hoàn thành, bảo đảm cho người học thực hiện một cách có hiệu quả các hoạt động nghề nghiệp tương ứng trong thực tiễn của họ trong tương lai. Dạy học phát triển NL người học là kiểu dạy học lấy người học làm trung tâm. Ở đây, người học được coi như là “khách hàng” của quá trình đào tạo với các “đơn đặt hàng” của họ chính là những cam kết được xác định một cách lượng hóa trong mục tiêu của chương trình đào tạo. Mục tiêu của dạy học theo định hướng phát triển NL người học là hướng vào hình thành và phát triển ở họ hệ thống kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất nghề nghiệp tương ứng với lĩnh vực hoạt động của người học và thực tiễn, xã hội đòi hỏi chứ không phải đào tạo những gì mà nhà t ... nh đào tạo là vừa phải tạo ra những định lượng để xác định CĐR của từng bài học. CĐR phải bao hàm hệ thống kiến thức, kỹ năng và thái độ (phẩm chất) và có thể lượng hóa được. Chẳng hạn đối với bài “Tâm lý học nhân cách quân nhân” CĐR của bài học được thiết kế như sau: Về kiến thức: HV hiểu rõ khái niệm nhân cách; phân tích được bản chất của nhân cách theo quan điểm Tâm lý học Mác-xít và các yếu tố quy định đến sự hình thành, phát triển nhân cách quân nhân; Nắm vững các biện pháp tâm lý - xã hội cơ bản nhằm hình thành các phẩm chất nhân cách quân nhân. Về kỹ năng: Đánh giá, phân tích đúng đắn về nhân cách quân nhân thuộc quyền; tự rèn luyện, xây dựng nhân cách của bản thân; có khả năng vận dụng tốt các biện pháp tâm lý vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách quân nhân theo chức trách nhiệm vụ. Về thái độ: Đúng đắn, nghiêm túc trong quá trình tự rèn luyện, xây dựng nhân cách của bản thân; tích cực xây dựng nhân cách cho quân nhân thuộc quyền đồng thời đấu tranh chống các biểu hiện đánh giá tùy tiện, không dựa vào cơ sở khoa học khi xem xét, đánh giá nhân cách của quân nhân. Như vậy theo bảng phân loại của Bloom, CĐR đạt được ở cấp độ: Hiểu (Comprehension), phân tích (Analysis), vận dụng (Application), đánh giá (Evaluation) hướng đến hình thành và phát triển cho HV NL nhận thức, NL tư duy, NL vận dụng và các phẩm chất tâm lý cần thiết theo chức trách, nhiệm vụ của họ sau khi ra trường trên cương vị là người cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị bộ đội. * Thiết kế nội dung Trên cơ sở CĐR đã được xây dựng, việc xác định, lựa chọn thiết kế những nội 56 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC... dung của bài học phải xuất phát từ những tình huống trong thực tiễn hoạt động quân sự (hoặc thực tiễn của xã hội) để chuyển tải nội dung cốt lõi trong giáo trình, cung cấp đến người học để thực hiện được mục tiêu đó. Hay nói khác đi, GV sử dụng kiến thức trong giáo trình đã có để lý giải, phân tích, giải thích, kết luận các tình huống xảy ra trong thực tiễn. Trong dạy học phát triển NL, nội dung phải được chọn lọc những kiến thức cốt lõi mà người học cần có chứ không nhất thiết đầy đủ như giáo trình, tài liệu đã có. Chẳng hạn ở bài “Tâm lý học nhân cách quân nhân”, để người học đạt được CĐR đã xác định thì giảng viên đưa ra câu chuyện về cô bé “người rừng” H’Pnhiêng được tốp thợ săn tìm thấy ở Campuchia dù 18 tuổi, cơ thể bình thường nhưng không thể nói tiếng người, không giao tiếp và chẳng khác gì một động vật Từ đây người học tiếp cận phân tích, giảng viên dùng những kiến thức căn bản trong giáo trình để giải thích. Qua đó người học hiểu được bản chất nhân cách và các yếu tố quy định đến sự hình thành phát triển nhân cách cũng như kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề. 2.3.2. Thiết kế kế hoạch giảng bài (giáo án) theo định hướng phát triển năng lực Xây dựng kế hoạch giảng bài (kịch bản, giáo án) là bước cụ thể hóa của mục tiêu và nội dung của bài học. Đây chính là ý tưởng về phương pháp trước khi lên lớp dạy của GV và nó có vị trí vô cùng quan trọng. Kịch bản tốt sẽ có những giờ dạy học tốt và ngược lại. Trong dạy học phát triển NL người học, kế hoạch giảng bài phải được thiết kế công phu, chi tiết bao hàm các tình huống thực tiễn cần phân tích, nội dung cần chuyển tải, phương pháp truyền thụ, các hoạt động cơ bản của GV và HV trên lớp. Thiết kế trình tự giảng bài cần thể hiện như một kịch bản chi tiết với 5 cột: Nội dung, thời gian, phương pháp của GV, phương pháp của HV, phương tiện bảo đảm. Cột nội dung: ở cột này, chỉ nên liệt kê kiến thức mấu chốt, không phải là dàn bài chi tiết. Săp xếp kiến thức mấu chốt theo trật tự hợp lý đảm bảo logic nhận thức và trình tự diễn ra của hoạt động dạy. Cột thời gian: Phân chia thời gian chủ yếu căn cứ vào mức độ cần thiết phải tổ chức hoạt động nhận thức, rèn luyện cho người học. Cột phương pháp của GV, HV: Ghi rõ tên của các hoạt động chủ đạo mà GV và HV thực hiện đối với mỗi vấn đề kiến thức mấu chốt; liệt kê chi tiết các thao tác kỹ thuật trong thực hiện hoạt động đó. Ví dụ: Đối với phương pháp giải quyết vấn đề, các hoạt động của GV như: Nêu vấn đề (hoặc tình huống có vấn đề); hướng dẫn HV hướng giải quyết; tổ chức điều khiển HV trả lời; kết luận vấn đề. Các hoạt động của HV trong phương pháp này gồm: Lắng nghe tình huống (câu hỏi); suy nghĩ, huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân; nghiên cứu tài liệu; thảo luận với người xung quanh; trả lời câu hỏi; nghe, tranh luận; Ghi kết luận. Phương tiện: Liệt kê những trang bị kỹ thuật dạy học, các cơ sở vật chất được huy động để giải quyết tương ứng với nội dung và phương pháp hoạt động ở mục đó. Ví dụ thiết kế kế hoạch giảng bài của Bài “Tâm lý học tập thể cơ sở quân nhân” 57 NGÔ HOÀI PHƯƠNG THỨ TỰ, NỘI DUNG THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆNGIẢNG VIÊN HỌC VIÊN Mở đầu 07' Khởi động trí tuệ Khởi động - Cho HV xem 4 bức ảnh: 1.Đám đông, 2.Nhóm, 3.Tập thể, 4.Tập thể quân nhân - Quan sát có chủ ý Máy tính, Máy chiếu - Đặt câu hỏi: Điều gì giống và khác nhau trong 4 bức hình này? - Lắng nghe câu hỏi, tư duy và huy động kinh nghiệm - Tổ chức cho HV phát biểu. - Xung phong phát biểu, tranh luận. - Kết luận: (Trong bài giảng) - Dẫn vào bài: Tại sao cũng nhiều người trong các bức hình nhưng lại có tên gọi khác nhau? Điều gì để phân biệt giữa chúng? Tập thể quân nhân là kiểu tập thể gì? Mục đích? - Nghe, liên tưởng, tò mò trong suy nghĩ I. Những vấn đề chung về tập thể 20' 1. Khái niệm nhóm, tập thể 20' Tổ chức nghiên cứu khái niệm Thực hành nghiên cứu khái niệm a) Khái niệm nhóm - Lấy ví dụ các nhóm trong thực tiễn như: Nhóm phượt, nhóm bạn học tập, nhóm chơi xe mô tô phân khối lớn.. - Nghe, liên tưởng thực tế, - Nêu câu hỏi: Từ những nhóm trong thực tế cuộc sống, hãy cho biết thế nào là nhóm? - Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tư duy rút ra những điểm chung trong ví dụ đã nêu - Tổ chức cho HV phát biểu, tranh luận - Phát biểu, lắng nghe, tham gia tranh luận, phản biện. - Rút ra kết luận khái niệm “Nhóm” - Nghe, ghi kết luận Việc thiết kế kế hoạch giảng bài đòi hỏi có sự đầu tư lớn về thời gian, sự tâm huyết cũng như kinh nghiệm thực tiễn của từng GV trong quá trình dạy học. 58 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC... 2.3.3. Tổ chức có hiệu quả quá trình lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng cho người học Đây là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học phát triển NL của người học. Trên cơ sở kế hoạch giảng bài đã thiết kế, GV cần tổ chức hoạt động lĩnh hội tri thức, hoạt động rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ của từng HV và tập thể HV một cách phong phú, thiết thực. Các hoạt động hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, kiểm tra của GV đối với HV thông qua các giờ dạy học cụ thể. Quá trình tổ chức dạy học phát triển NL, các hoạt động GV và HV tuân theo chuỗi các hoạt động cơ bản: 1. Khởi động; 2. Lĩnh hội; 3. Củng cố; 4. Vận dụng; 5. Mở rộng. Trong dạy học phát triển NL người học, hoạt động khởi động là rất cần thiết để tạo sự hứng thú, và tâm thế sẵn sàng tham gia vào lĩnh hội tri thức của người học. Để khởi động cho một giờ học, GV cần bắt đầu từ những vấn đề đời sống tâm lý trong thực tiễn có liên quan đến nội dung bài học, khéo léo dẫn dắt người học, tạo nên sự tò mò về khoa học, thôi thúc người học muốn khám phá cái chưa biết sắp diễn ra. Khi người học đã sẵn sàng tâm thế, người dạy cần thúc đẩy người học trong lĩnh hội tri thức thông qua các hoạt động dạy và hoạt động học, phát huy tối đa tính tích cực học tập và tự lĩnh hội, thu nhận kiến thức của HV dưới sự hướng dẫn, tổ chức của GV. Trong thực hành giảng dạy, trên cơ sở thiết kế nội dung là các tình huống tâm lý có thật trong hoạt động quân sự, GV là người tổ chức, thúc đẩy, còn HV mới là chủ thể của hoạt động học tập, phải huy động kiến thức, kinh nghiệm và ý thức trách trách nhiệm của bản thân để lý phân tích, lý giải, xử lý tình huống đó. Sau các hoạt động dẫn dắt, GV kết luận trên cơ sở kiến thức cốt lõi của giáo trình, thông qua đó, HV lĩnh hội được tri thức, hình thành kỹ năng cho bản thân. GV khéo léo kích thích được tính tò mò, muốn khám phá và phản biện của người học về các vấn đề tâm lý cá nhân, tâm lý tập thể quân sự trong thực tiễn với tri thức của cá nhân mình. Sau khi lĩnh hội tri thức, hình thành những kỹ năng ban đầu, GV tổ chức các hoạt động ôn luyện nhằm giúp HV củng cố kiến thức kỹ năng đã lĩnh hội được làm cơ sở cho việc vận dụng vào thực tiễn và mở rộng tư duy, liên kết với hệ thống tri thức khác có liên quan, là cơ sở để người học phát triển NL tự thân (induvidual competency). 2.3.4. Đánh giá kết quả người học theo định hướng phát triển năng lực Trong dạy học môn TLHQS ở Trường ĐH TTLL thực hiện đánh giá quá trình, bao gồm: 1. Kiểm tra thường xuyên bằng bài luận ngắn với trọng số 10% điểm; 2. Kiểm tra giữa kỳ bằng một bài tập tình huống 30% điểm; 3. Kiểm tra kết thúc 60% điểm với hệ thống gồm 1 câu hỏi lý thuyết có vận dụng và 1 bài tập xử lý tình huống tâm lý thực tiễn. Điểm của môn học là tổng các lần đánh giá. Thông qua cách tổ chức kiểm tra đó sẽ đánh giá được NL tư duy, NL vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học để xử lý các tình huống tâm lý có thật trong thực tiễn tương ứng với chức trách, nhiệm vụ mà người học đảm nhiệm trong tương lai. Bài tập tình huống trong kiểm tra đó là hệ thống các bài tập tình huống tâm lý có 59 NGÔ HOÀI PHƯƠNG thật thường xảy ra trong thực tiễn hoạt động quân sự đòi hỏi HV vận dụng những kiến thức và kỹ năng đã lĩnh hội để giải quyết nó một cách có hiệu quả và sáng tạo. Chẳng hạn, ở bài “Tâm lý học nhân cách” đã đề cập ở trên, đề thi kiểm tra kết thúc môn được thiết kế như sau: Câu 1: Trên cơ sở khái quát các yếu tố quy định sự hình thành phát triển nhân cách, đồng chí hãy làm rõ tác động của yếu tố hoạt động thực tiễn của cá nhân. Trên cương vị là người chỉ huy đồng chí vận dụng vấn đề này như thế nào để xây dựng nhân cách tốt cho quân nhân thuộc quyền ở đơn vị? Câu 2: Sau khi nhận chiến sĩ mới, có một quân nhân tỏ ra ngang bướng, thiếu thân thiện, hay cáu bẳn, luôn chửi thề trong sinh hoạt và học tập... Là người cán bộ trung đội đồng chí có những đánh giá gì về nhân cách quân nhân này? Đồng chí sẽ tiến hành các biện pháp gì để giáo dục quân nhân này tiến bộ trong tương lai? Như vậy, với cách ra câu hỏi trên sẽ đánh giá được năng lực nhận thức, NL tư duy, NL sáng tạo và NL vận dụng được kiến thức, kỹ năng của HV vào giải quyết tình huống tâm lý thực tiễn. Đó cũng chính là đã thực hiện được CĐR đã xác định của bài học. Để đánh giá được NL của HV đòi hỏi GV phải là người có trình độ, có kinh nghiệm thực tiễn công tác ở các đơn vị để có thể thiết kế cách bài tập tình huống sát với thực tiễn gắn với chức trách, cương vị của người học sau này của người học. 3. Kết luận Dạy học theo định hướng phát triển NL người học không phải là vấn đề mới mà đã được các nước phát triển thực hiện khá lâu. Đây là xu hướng dạy học nhằm đào tạo ra các “sản phẩm” đảm bảo chất lượng, đúng với cam kết trong CĐR của chương trình của các nhà trường. Trường ĐHTTLL trong những năm gần đây đã tích cực vận dụng cách tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL người học, bộ môn Tâm lý học và Giáo dục học quân sự cũng đã tích cực đổi mới trong xây dựng chương trình cho đến kiểm tra đánh giá người học và đã đạt được những thành quả nhất định. Qua đó, góp phần giúp HV phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực của bản thân, trở thành người sĩ quan Thông tin trong Quân đội đáp ứng yêu cầu tổ chức quản lý, chỉ huy trong thực tiễn công tác, xây dựng Quân đội chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hồ Thị Hồng Cúc (2018), “Một số vấn đề lí luận về đổi mới phương pháp dạy học các môn lí luận chính trị ở trường chính trị các tỉnh đồng bằng sông cửu long theo hướng phát triển năng lực”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, Tháng 9/2018 [2] Phạm Minh Hạc (2005), “Tâm lý học năng lực – Một cơ sở lý luận của việc phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo học sinh giỏi”, Tuyển tập Tâm lý học, tr 549 - 558. [3] Phạm Văn Huynh (2016), “Một số vấn đề thiết yếu về thiết kế và thực hành giờ 60 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC... dạy học phát triển năng lực”, Chuyên đề báo cáo khoa học Trường Sĩ quan Thông tin, Khánh Hòa. [4] Tổng cục Chính trị (2005), Giáo trình Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, Hà Nội. [5]. [Trần Hữu Thanh, Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2019, tr 180-184] [6] Phan Thị Ánh Tuyết (2017), “Dạy học phát triển năng lực – giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên”, Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, tr 524 - 533. [7] Nguyễn Huy Vị, Trần Minh Cảnh (2017), “Định hướng dạy học theo hướng tiếp cận phát triển năng lực cho sinh viên ngành sư phạm của Trường đại học Phú Yên”, Phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, tr 546 - 554. [8] Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin. Title: LEARNERS’ COMPETENCE DEVELOPMENT THROUGH MILITARY PSYCHOLOGY AT TELECOMUNICATIONS UNIVERSITY NGO HOAI PHUONG Telecommunications University Abstract: Competency-based learning is an essential requirement in current educational trend and applied in many schools and universities. It focuses on developing students’ competencies to meet their future job requirements. Based on the results from practical teaching and learning Military Psychology at Telecommunications University, the paper will make sense of the competency-based approach, exchanging practical experience and giving some suggestions for improving the effectiveness of teaching Psychology and developing students' competence at universities. Key words: Competence, Competence-based learning, Military Psychology, learners’ competence, Military skills.
File đính kèm:
- phat_trien_nang_luc_cua_nguoi_hoc_trong_day_hoc_mon_tam_ly_h.pdf