Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19

Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là đưa ra một số giải

pháp phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre

đan tại làng nghề xã Nam Phương Tiến trong bối cảnh dịch Covid-19.

Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua điều tra bằng

bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 150 cá nhân làm nghề trên địa bàn xã

Nam Phương Tiến. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh

tế, kết quả nghiên cứu đưa ra năm giải pháp phát triển hoạt động sản xuất

và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại địa bàn xã Nam Phương Tiến

trong bối cảnh dịch Covid-19: (1) Nhà nước cần triển khai những chính

sách hỗ trợ giúp làng nghề ổn định và phát triển sản xuất trong đại dịch;

(2) Chính quyền xã cần quy hoạch nguồn nguyên liệu, hình thành chợ bán

nguyên liệu; (3) Làng nghề cần sáng tạo mẫu mã mới, chú trọng khai thác

thị trường nội địa; (4) Xây dựng mô hình Hợp tác xã làng nghề, tạo dựng

thương hiệu nhằm tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường qua các sàn

thương mại điện tử; (5) Khuyến khích các xưởng liên kết với nhau nhằm

tạo ra sức cạnh tranh cao, chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động.

Các giải pháp đưa ra đều có ý nghĩa và mang tính thực tiễn cao.

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 7

Trang 7

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 10000
Bạn đang xem tài liệu "Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19

Phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại làng nghề xã Nam Phương tiến trong bối cảnh dịch Covid-19
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 378 - 385 
 378 Email: jst@tnu.edu.vn 
DEVELOPING THE PRODUCTION AND BUSINESS OF BAMBOO AND 
RATTAN PRODUCTS IN THE CRAFT VILLAGE OF NAM PHUONG TIEN 
COMMUNE IN THE COVID-19 PANDEMIC 
Dao Thi Hong 
*
Vietnam National University of Forestry 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 26/5/2021 The research was subjected to offer a number of solutions to develop the 
production and business activities of bamboo and rattan products in the craft 
village of Nam Phuong Tien commune in the context of the Covid-19 
Pandemic. The research used data collection method through the 
questionnaire survey with a sample size of 150 individuals working in Nam 
Phuong Tien commune. Using statistical methods of description and 
economic analysis, the research results show that there are five solutions to 
develop the production and business activities of bamboo and rattan 
products in Nam Phuong Tien commune in the context of the Covid-19 
Pandemic: (1) The State needs to implement supportive policies to help 
craft villages stabilize and develop production during the pandemic; (2) The 
commune authorities need to plan raw materials, establish a market for 
selling materials; (3) Craft villages need to create new designs, focusing on 
exploiting the domestic market; (4) Building a model of craft village 
cooperatives, building a brand to consume products and develop the market 
through e-commerce platforms; (5) Encouraging factories to link together to 
create a high level of competition, focusing on improving the skills of 
employees. The solutions offered are meaningful and highly practical. 
Revised: 23/6/2021 
Published: 25/6/2021 
KEYWORDS 
Rattan and bamboo products 
Nam Phuong Tien 
Market 
Manufacturing and trading 
Craft village 
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH CÁC SẢN 
PHẨM MÂY TRE ĐAN TẠI LÀNG NGHỀ XÃ NAM PHƢƠNG TIẾN 
TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19 
Đào Thị Hồng 
Trường Đại học Lâm nghiệp 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 26/5/2021 Nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu chính là đưa ra một số giải 
pháp phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre 
đan tại làng nghề xã Nam Phương Tiến trong bối cảnh dịch Covid-19. 
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua điều tra bằng 
bảng câu hỏi với kích thước mẫu là 150 cá nhân làm nghề trên địa bàn xã 
Nam Phương Tiến. Bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh 
tế, kết quả nghiên cứu đưa ra năm giải pháp phát triển hoạt động sản xuất 
và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan tại địa bàn xã Nam Phương Tiến 
trong bối cảnh dịch Covid-19: (1) Nhà nước cần triển khai những chính 
sách hỗ trợ giúp làng nghề ổn định và phát triển sản xuất trong đại dịch; 
(2) Chính quyền xã cần quy hoạch nguồn nguyên liệu, hình thành chợ bán 
nguyên liệu; (3) Làng nghề cần sáng tạo mẫu mã mới, chú trọng khai thác 
thị trường nội địa; (4) Xây dựng mô hình Hợp tác xã làng nghề, tạo dựng 
thương hiệu nhằm tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường qua các sàn 
thương mại điện tử; (5) Khuyến khích các xưởng liên kết với nhau nhằm 
tạo ra sức cạnh tranh cao, chú trọng nâng cao tay nghề cho người lao động. 
Các giải pháp đưa ra đều có ý nghĩa và mang tính thực tiễn cao. 
Ngày hoàn thiện: 23/6/2021 
Ngày đăng: 25/6/2021 
TỪ KHÓA 
Sản phẩm mây tre đan 
Nam Phương Tiến 
Thị trường 
Sản xuất và kinh doanh 
Làng nghề 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4552 
Email: hongdao23990@gmail.com 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 378 - 385 
 379 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Mở đầu 
Trong những năm gần đây, mây tre đan (MTĐ) là một trong những mặt hàng thủ công mỹ 
nghệ có giá trị xuất khẩu lớn ở Việt Nam, được nhiều nước ưa thích như: Mỹ, Nhật Bản, 
EU,[1]. Không chỉ góp phần vào giá trị xuất khẩu, ngành MTĐ còn tạo ra công ăn việc làm, 
giúp cải thiện cuộc sống của người lao động. Là một xã thuần nông, chủ yếu hoạt động trong các 
lĩnh vực như chăn nuôi gia cầm, gia súc, trồng lúa nước với mức thu nhập thấp thì trong 20 năm 
trở lại đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội đã tiến hành sản xuất nghề thủ 
công nghiệp là các sản phẩm (SP) mây tre đan. Tính đến nay, làng nghề thủ công MTĐ tại xã 
Nam Phương Tiến vẫn đang phát triển khá tốt, giúp người dân có thêm thu nhập cho kinh tế gia 
đình, thậm chí đây còn là nghề chính của nhiều hộ gia đình. Như vậy, việc đẩy mạnh sản xuất và 
kinh doanh các sản phẩm MTĐ sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình nói 
riêng và của xã Nam Phương Tiến nói chung. Tuy nhiên, so với các làng nghề nổi tiếng khác tại 
Việt Nam thì việc sản xuất MTĐ tại xã Nam Phương Tiến còn tồn tại một số hạn chế nhất định. 
Bên cạnh đó, khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào giữa tháng 1/2020 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt 
động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm MTĐ nói chung, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thị 
trường nội địa cũng bị sụt giảm mạnh [2]. Trong bối cảnh đó, hoạt động sản xuất và kinh doanh 
các sản phẩm MTĐ tại xã Nam Phương Tiến cũng bị ảnh hưởng nặng nề về quy mô sản xuất, số 
lượng và thu nhập của lao động tham gia làm nghề. 
Qua lược khảo tài liệu, đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá thực trạng và 
đưa ra giải pháp phát triển làng nghề tại Việt Nam [3] cũng như các khu vực hoặc tỉnh thành có 
làng nghề thủ công như: Khu vực Đông Nam Bộ [4], An Giang [5], Thừa Thiên Huế [6], Quảng 
Ninh [7], Thái Nguyên [8], Hà Nội [9]. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh 
giá thực trạng hoạt động sản xuất và kinh doanh tại làng nghề xã Nam Phương Tiến, đặc biệt 
trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động tại các làng nghề nói chung và 
tại làng nghề xã Nam Phương Tiến nói riêng. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm chỉ ra quy 
trình sản xuất và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh các sản phẩm MTĐ qua đó đề xuất 
một số giải pháp phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm MTĐ tại ... ng chỉ còn 11,07% (năm 2020), sản phẩm 
song guột có số lượng, chủng loại giảm qua các năm nhưng lại có sự gia tăng về tỷ trọng số 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 378 - 385 
 382 Email: jst@tnu.edu.vn 
lượng sản phẩm từ 54,02% (năm 2018) lên 63,89% (năm 2020) xuất phát từ nhu cầu sản phẩm 
hộp được làm từ guột sử dụng để đựng đồ sinh hoạt, trưng bày bán hàng có sự gia tăng mạnh 
trong năm 2018, 2019. Trong năm 2020, đại dịch Covid-19 bùng phát làm nhiều đơn hàng xuất 
khẩu bị hủy, lượng tiêu thụ các mặt hàng MTĐ trong những tháng đầu năm bị giảm mạnh kéo 
theo số lượng và chủng loại sản phẩm sản xuất bị sụt giảm tương ứng, hoạt động sản xuất MTĐ 
chỉ có được sự phục hồi nhẹ trong những tháng cuối năm 2020 khi dịch bệnh đã ổn định hơn. 
3.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mây tre đan tại xã Nam Phương Tiến 
3.2.1. Chi phí để sản xuất các sản phẩm mây tre đan 
Chi phí trong quá trình sản xuất ra sản phẩm MTĐ tại làng nghề xã Nam Phương Tiến sẽ 
đánh giá rõ hơn việc sử dụng nguyên liệu và công cụ dụng cụ và các chi phí khác, chi tiết trong 
bảng 4. 
Bảng 4. Chi phí nguyên liệu, công cụ dụng cụ tại làng nghề MTĐ 
xã Nam Phương Tiến giai đoạn 2018-2020 
Đơn vị: tr.đồng 
STT Loại nguyên liệu ĐVT 2018 2019 2020 ɸbq (%) 
I Nguyên liệu 28.663,8 22.119,66 13.837,60 69,48 
1.1 Song Kg 21.427,2 15.705 10.074,36 68,57 
1.2 Mây M 2.109,24 967,86 336,75 39,96 
1.3 Guột Bó 2.937,87 3.182,4 2.277,37 88,04 
1.4 Sợi nhựa Kg 682,89 734,4 368,82 73,49 
1.5 Cói Kg 1.506,6 1.530 780,30 71,97 
II Công cụ dụng cụ 43,08 20,50 9,60 47,21 
III Chi phí khác 1,68 1,87 0,65 62,20 
Tổng (I+II+III) 28.708,56 22.142,03 13.847,85 69,45 
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của UBND xã Nam Phương Tiến) 
Chi phí sản xuất có xu hướng giảm liên tục trong giai đoạn 2018-2020 chủ yếu do lượng sản 
phẩm MTĐ sản xuất bị giảm mạnh còn giá nguyên liệu vẫn tăng trong năm 2019 do tình hình 
khan hiếm nguồn nguyên liệu sản xuất và chỉ giảm nhẹ trong năm 2020 trước những khó khăn 
của việc sản xuất. Đặc biệt, chi phí sản xuất giảm mạnh nhất trong năm 2020 khi việc sản xuất bị 
ảnh hưởng mạnh từ dịch Covid-19. Trong số các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm MTĐ tại 
làng nghề thì song là nguyên liệu có chi phí lớn nhất do song là loại nguyên liệu chính để sản 
xuất 2 loại sản phẩm mặt hàng được nhiều người ưu chuộng sử dụng là song guột và song mây. 
Chi phí từ nguyên liệu song luôn chiếm trên 70% trong tổng chi phí phát sinh. Chi phí công cụ 
dụng cụ để sản xuất sản phẩm MTĐ tại làng nghề chiếm tỷ trọng rất thấp, dao động từ 0,07-0,4%. 
Các loại công cụ sử dụng chủ yếu như: kìm cắt góc, dao, kéo, dùi, kẹp, máy cắt song. Các loại 
công cụ đều có đặc điểm giá mua ở mức thấp, sử dụng được trong thời gian dài mà ít có sự hư 
hỏng. Các chi phí phát sinh khác có giá trị rất nhỏ trong tổng chi phí như ghế ngồi, bao tay, 
được sử dụng thêm giúp người làm thoải mái hơn trong lúc sản xuất hoặc tránh bị đứt tay. 
3.2.2. Thực trạng tiêu thụ các sản phẩm mây tre đan 
Các sản phẩm từ làng nghề MTĐ tại xã Nam Phương Tiến sau khi sản xuất xong được bán 
toàn bộ tại thị trường trong nước, chưa có sản phẩm được mang đi xuất khẩu do việc sản xuất 
mới chỉ dừng lại ở sản phẩm thô. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo các tiêu chí được thể hiện 
trong bảng 5. 
Doanh thu tiêu thụ các sản phẩm MTĐ cũng biến động giảm liên tục qua các năm với tốc độ 
phát triển bình quân là 66,3%, khá tương đồng với sự sụt giảm của chi phí sản xuất. Trong đó, 
doanh thu từ sản phẩm song mây có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất (dao động 10%-
15%) do ảnh hưởng từ sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Các sản phẩm tại làng nghề của 
xã được bán cho các Xưởng và Công ty tại làng nghề Phú Vinh – Phú Nghĩa. Các sản phẩm song 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 378 - 385 
 383 Email: jst@tnu.edu.vn 
guột và cói sợi sẽ được bán chủ yếu cho các xưởng tại Phú Nghĩa, trong khi đó các công ty MTĐ 
tại Phú Nghĩa lại mua đa số các sản phẩm là song mây. Theo đó, cơ cấu doanh thu từ các Xưởng 
cao hơn so với doanh thu từ công ty. Xét theo sản phẩm, doanh thu đến từ sản phẩm song mây 
giảm liên tục với tốc độ phát triển bình quân là 54,29% do thị hiếu người tiêu dùng thay đổi, 
chuyển sang ưa chuộng và sử dụng các mặt hàng song guột và cói sợi. Doanh thu từ sản phẩm 
song guột mặc dù giảm sút nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất, doanh thu từ các sản phẩm cói sợi 
đứng thứ 2 với tỷ trọng dao động từ 24%-31%. 
Bảng 1. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm MTĐ tại xã Nam Phương Tiến giai đoạn 2018-2020 
TT Chỉ tiêu 
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 
ɸbq 
(%) 
Giá trị 
(tr.đồng) 
TT (%) 
Giá trị 
(tr.đồng) 
TT (%) 
Giá trị 
(tr.đồng) 
TT 
 (%) 
I Theo đối tƣợng khách hàng 
1.1 Xưởng sản xuất 37.042 56,22 35.059 64,38 18.925 65,34 71,48 
1.2 Công ty 28.844 43,78 19.397 35,62 10.039 34,66 59,00 
II Theo chủng loại sản phẩm 
2.1 SP song mây 9.975 15,14 7.367 13,53 2.940 10,15 54,29 
2.2 SP song guột 35.593 54,02 33.720 61,92 17.025 58,78 69,16 
2.3 SP cói sợi 20.318 30,84 13.369 24,55 8.999 31,07 66,55 
III Theo chủ thể sản xuất 
3.1 Xưởng sản xuất 
 Xưởng Loại 1 37.296 56,61 29.376 53,94 18.471 63,77 70,37 
 Xưởng Loại 2 12.342 18,73 10.464 19,22 5.054 17,45 63,99 
 Xưởng Loại 3 6.444 9,78 5.256 9,65 1.060 3,66 40,56 
3.2 Công ty TNHH Sapa 9.804 14,88 9.360 17,19 4.379 15,12 66,84 
Tổng 65.886 132,3 54.456 82,65 28.964 100,00 66,30 
(Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên số liệu của UBND xã Nam Phương Tiến) 
Quy mô sản xuất toàn xã hiện có 13 xưởng sản xuất và một công ty đang hoạt động là công ty 
TNHH Sapa [11]. Trong tổng số 13 xưởng sản xuất sẽ được chia theo 3 quy mô bao gồm: Xưởng 
loại 1 gồm 06 xưởng có quy mô hoạt động của một xưởng lớn, số lượng tham gia khoảng 60 lao 
động, đóng góp trên 50% tổng doanh thu; xưởng loại 2 gồm 04 xưởng có quy mô hoạt động ở 
mức trung bình với số lao động tham gia khoảng 40 người, xưởng loại 03 gồm 03 xưởng có quy 
mô nhỏ với khoảng 20 lao động. Công ty sản xuất thủ công tại xã có số lượng lao động tham gia 
sản xuất cao hơn xưởng lớn khá nhiều với trên 90 lao động, doanh thu chiếm từ 14-17% trong 
tổng doanh thu. 
3.2.3. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm MTĐ tại làng nghề xã Nam 
Phương Tiến giai đoạn 2018-2020 
Kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh MTĐ tại làng nghề giai đoạn 2018-2020 được tính 
toán và thể hiện một số chỉ tiêu trên biểu đồ Hình 1. 
Các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận đều có xu hướng giảm trong giai đoạn 2018-
2020, đặc biệt giảm mạnh nhất trong năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng tới 
quá trình tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là xuất khẩu. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu do chưa xét 
tới yếu tố chi phí lao động nên đều đạt mức khá cao từ 52-59%. Bản chất lao động làm nghề 
MTĐ đều theo khuynh hướng làm trong các thời gian rảnh và lấy công làm lãi. Thu nhập bình 
quân/lao động/năm có giá trị cao nhất trong năm 2018 là 39,89 triệu đồng/năm nhưng giảm 
xuống mức khá thấp trong năm 2020 chỉ còn 23,4 triệu đồng/năm, tức là dao động từ mức 3,32 
xuống mức 1,95 triệu đồng/lao động/tháng. Do thu nhập sụt giảm mạnh khi ảnh hưởng bởi dịch 
Covid trong năm 2020 nên đa số các lao động trẻ đã bỏ nghề và đi làm thêm các công việc thời 
vụ khác để tăng thu nhập cho cuộc sống. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 378 - 385 
 384 Email: jst@tnu.edu.vn 
Hình 1. Biểu đồ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm MTĐ 
tại làng nghề giai đoạn 2018-2020 
3.2.4. Những hạn chế và khó khăn 
- Nguyên liệu để sản xuất sản phẩm mây tre đan hiện đang rất khan hiếm. Tình trạng thiếu 
nguyên liệu dẫn đến giá các nguyên liệu cũng ở mức khá cao và làm giảm lợi nhuận sản xuất. 
- Sản phẩm tại làng nghề chỉ mang tính chất là sản phẩm thô, giá trị bán ra thấp. Bên cạnh đó, 
việc liên kết với các doanh nghiệp lớn để tạo ra chuỗi sản phẩm tiêu thụ mang lại giá trị cao, ổn 
định chưa được thực hiện; thị trường tiêu thụ còn hạn chế. 
- Đại dịch Covid-19 đã làm sụt giảm lượng sản phẩm tiêu thụ do các Hợp đồng xuất khẩu bị 
ngưng trệ, qua đó ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh sản phẩm MTĐ tại làng nghề 
- Việc sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa hình thành Hợp tác xã làng nghề. Trình độ tay 
nghề của người lao động chưa cao, làng nghề hiện không có nghệ nhân, độ tinh xảo trong các sản 
phẩm còn hạn chế nên làm giảm chất lượng và giá trị của sản phẩm. 
- Khả năng tiếp cận thị trường bằng ứng dụng công nghệ còn yếu, việc ứng dụng công nghệ 
thông tin trong tiêu thụ sản phẩm còn hạn chế. 
3.3. Một số giải pháp phát triển hoạt động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mây tre đan 
tại làng nghề xã Nam Phương Tiến trong bối cảnh dịch Covid-19 
3.3.1. Giải pháp về phía Nhà nước và chính quyền địa phương 
- Nhà nước cần triển khai những chính sách hỗ trợ giúp các làng nghề nói chung và làng nghề 
xã Nam Phương Tiến nói riêng ổn định và phát triển sản xuất ngay cả khi đại dịch xảy ra như: Hỗ 
trợ về vốn, lãi suất đối với các doanh nghiệp, xưởng sản xuất hoặc người dân làm nghề có nhu 
cầu vốn; hỗ trợ về xây dựng thương hiệu, nhận diện sản phẩm, tạo điều kiện cho sản phẩm MTĐ 
được giao dịch mua bán trên các sàn thương mại điện tử; đẩy mạnh tuyên truyền khuyến khích 
người dân trong nước sử dụng các sản phẩm MTĐ, tăng cường quảng bá sản phẩm góp phần hỗ 
trợ quá trình tiêu thụ sản phẩm ngay cả trong đại dịch. 
- Chính quyền xã cần có giải pháp quy hoạch nguồn nguyên liệu, hình thành chợ bán nguyên 
liệu MTĐ nhằm cung cấp nguyên liệu tại chỗ cho làng nghề. 
3.3.2. Giải pháp về phía làng nghề 
- Hoàn thiện các công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh nhằm gia tăng giá trị sản 
phẩm, sáng tạo các mẫu mã mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng; thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc khai 
thác thị trường trong nước trong bối cảnh xuất khẩu gặp khó khăn vì dịch Covid-19. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 378 - 385 
 385 Email: jst@tnu.edu.vn 
- Xây dựng mô hình Hợp tác xã làng nghề để đẩy mạnh quy mô hoạt động sản xuất kinh 
doanh, tạo dựng thương hiệu nhằm tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường qua các sàn thương 
mại điện tử. 
- Khuyến khích các xưởng liên kết nhằm tạo ra sức cạnh tranh cao và triển khai liên kết với 
các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm MTĐ để tạo thành chuỗi giá trị; chú 
trọng việc thu hút các nghệ nhân, thợ lành nghề và đào tạo nâng cao kỹ năng tay nghề cho người 
lao động. 
4. Kết luận 
Nghề mây tre đan tại xã Nam Phương Tiến - Chương Mỹ - Hà Nội hiện đang có nhiều lợi thế 
và tiềm năng để có thể phát triển với các mặt hàng gia dụng đồ dùng sinh hoạt công nghiệp trên 
thị trường; các sản phẩm được làm ra cũng như các điều kiện cho sản xuất MTĐ tại xã có thể 
cạnh tranh với các làng nghề lớn khác trên các tỉnh thành như làng nghề Phú Vinh, Thanh Oai, 
Thực tế cho thấy hoạt động sản xuất và kinh doanh tại làng nghề cho thấy nghề phụ đã đem lại 
mức thu nhập bình quân cho mỗi lao động từ 2-3 triệu đồng/tháng, góp phần phát triển kinh tế hộ 
gia đình cho người dân làm nghề tại xã. Qua việc đánh giá thực trạng, bài nghiên cứu đã chỉ ra 
một số hạn chế và giải pháp góp phần phát triển hoạt động sản xuất MTĐ tại xã. Trong thời gian 
tới, làng nghề tại xã cần có những chiến lược sản xuất kinh doanh các sản phẩm MTĐ an toàn 
hơn vừa để ứng phó trong những bối cảnh có rủi ro xảy ra như đại dịch Covid-19, vừa để tăng 
cường giá trị sản xuất nhằm cải thiện thu nhập cho người dân, giúp người dân tại xã làm giàu trên 
chính quê hương của mình. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] M. Phuc, “Large export market for bamboo and rattan products,” October 2, 2020. [Online]. Available: 
https://nongnghiep.vn/thi-truong-xuat-khau-rong-lon-cho-san-pham-may-tre-dan-d274364.html/. 
[Accessed April 28, 2021]. 
[2] K. Thoa, “Phu Nghia bamboo and rattan craft village strives to maintain production in the affected 
conditions of the Covid-19 pandemic,” September 7, 2020. [Online]. Available: https://chuongmy.hanoi 
.gov.vn/sr/tin-trong-huyen/-/news/pde1maEQe4QT/1/666728.html/. [Accessed April 15, 2021]. 
[3] X. H. Pham and V. A. Trinh, “Measures for sustainable development of the traditional handicraft 
villages in Vietnam to serve tourism,” Ho Chi Minh University of Education - Journal of Science, no. 
35, pp. 10-17, 2012. 
[4] N. B. Nguyen, “Craft village tourism in south-east Vietnam - Reality and remedies for development,” 
Dong Nai University - Journal of Science, no. 07, pp. 62-76, 2017. 
[5] T. T Truong and M. T. Ly, “Potential, current situation and solutions to tourism development at 
brocade weaving craft village of Khmer ethnic in Van Giao commune, Tinh Bien district, An Giang 
province,” Can Tho University - Journal of Science, no. 54, pp. 137-147, 2018. 
[6] K. H. Nguyen, L. P. H. Hoang, and T. P. T. Le, “Development situation of the rattan and bamboo 
products at the Bao La Cooperative, Quang Dien district, Thua Thien Hue province,” Hue University - 
Journal of Science, no. 126, pp. 137-144, 2017. 
[7] H. S. Do, “Research on the development status of bamboo and rattan craft villages in Thai Nguyen 
province,” TNU Journal of Science and Technology, vol. 57, pp. 15-21, 2008. 
[8] T. H. Le, “Some solutions to develop traditional craft villages in Quang Ninh province today,” Ha Long 
University, June 11, 2019. [Online]. Available:  
-phat-trien-lang-nghe-truyen-thong-o-tinh-quang-ninh-hien-nay-tom-tat/. [Accessed May 12, 2021]. 
[9] H. D. Nguyen, “Solutions to develop production and consumption of bamboo and rattan products of 
Phu Vinh craft village industrial cluster, Chuong My district, Hanoi,” M.S. thesis, Vietnam National 
University of Agriculture, Hanoi, 2012. 
[10] May furniture, “Traditional bamboo and rattan crafts production process,” May 12, 2019. [Online]. 
Available:  
[Accessed May 4, 2021]. 
[11] People's Committee of Nam Phuong Tien commune, Report on the socio-economic situation in 2020, 2020. 

File đính kèm:

  • pdfphat_trien_hoat_dong_san_xuat_va_kinh_doanh_cac_san_pham_may.pdf