Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang

Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản

quang (CTA) là một phương tiện chẩn đoán nhanh,

không xâm lấn, có độ chính xác cao đã được đối

chứng với chụp mạch vành can thiệp[7][12].

Do tính ưu việt này nên sách hướng dẫn thực

hành về chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành

của Hiệp hội tim mạch châu Âu 2019, đã cho phép

chụp CTA động mạch vành là phương tiện chẩn

đoán hình ảnh không xâm lấn ban đầu giúp phát

hiện bệnh lý động mạch vành mạn với mức độ

khuyến cáo và chứng cứ Class Ia.

Những năm gần đây sự cải thiện về độ phân

giải thời gian và không gian, cũng như thể tích phủ

một vòng xoay của các máy CT thế hệ sau (> 64 dãy

đầu thu) giúp đánh giá tốt bệnh lý động mạch vành,

màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh và đặc biệt là

các thương tổn gần tim với chất lượng hình ảnh rất

tốt[7][12].

Tuy nhiên việc chụp CTA động mạch vành bằng

các trường chụp (FOV) chuyên dụng dành cho tim,

sẽ bỏ sót các thương tổn gần tim và để khắc phục

giới hạn trên, ta nên dựng hình lại và mở rộng FOV

sau khi chụp[1][2][6][8]

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 1

Trang 1

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 2

Trang 2

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 3

Trang 3

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 4

Trang 4

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 5

Trang 5

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 6

Trang 6

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 7

Trang 7

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9660
Bạn đang xem tài liệu "Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang

Phát hiện tình cờ sang thương ung bướu khi chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản quang
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 148 
PHÁT HIỆN TÌNH CỜ SANG THƯƠNG UNG BƯỚU 
KHI CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐỘNG MẠCH VÀNH CÓ CẢN QUANG 
DƯƠNG PHI SƠN1, PHAN THANH HẢI2 
Địa chỉ liên hệ: Dương Phi Sơn 
Email: drphison0912@gmail.com 
Ngày nhận bài : 01/10/2020 
Ngày phản biện : 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng : 05/11/2020 
1 ThS. Khoa Tim mạch - Trung tâm Y Khoa Medic TP.HCM 
2 BS. Trung tâm Y Khoa Medic TP. HCM 
 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có cản 
quang (CTA) là một phương tiện chẩn đoán nhanh, 
không xâm lấn, có độ chính xác cao đã được đối 
chứng với chụp mạch vành can thiệp[7][12]. 
Do tính ưu việt này nên sách hướng dẫn thực 
hành về chẩn đoán và điều trị bệnh động mạch vành 
của Hiệp hội tim mạch châu Âu 2019, đã cho phép 
chụp CTA động mạch vành là phương tiện chẩn 
đoán hình ảnh không xâm lấn ban đầu giúp phát 
hiện bệnh lý động mạch vành mạn với mức độ 
khuyến cáo và chứng cứ Class Ia. 
Những năm gần đây sự cải thiện về độ phân 
giải thời gian và không gian, cũng như thể tích phủ 
một vòng xoay của các máy CT thế hệ sau (> 64 dãy 
đầu thu) giúp đánh giá tốt bệnh lý động mạch vành, 
màng ngoài tim, bệnh tim bẩm sinh và đặc biệt là 
các thương tổn gần tim với chất lượng hình ảnh rất 
tốt[7][12]. 
Tuy nhiên việc chụp CTA động mạch vành bằng 
các trường chụp (FOV) chuyên dụng dành cho tim, 
sẽ bỏ sót các thương tổn gần tim và để khắc phục 
giới hạn trên, ta nên dựng hình lại và mở rộng FOV 
sau khi chụp[1][2][6][8]. 
Sự phát hiện ngẫu nhiên sang thương ngoài 
tim, đặc biệt là sang thương ung bướu ở giai đoạn 
sớm, sẽ có lợi cho bệnh nhân trong việc theo dõi và 
điều trị sau này[6][9]. 
Mục tiêu nghiên cứu của chúng tôi là phát hiện 
và đánh giá tần suất sang thương ung bướu trên 
bệnh nhân chụp CT động mạch vành có bơm thuốc 
cản quang sau khi mở rộng FOV. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu hồi cứu cắt ngang, mô tả hàng loạt 
các ca lâm sàng, thu thập số liệu tại Trung tâm Y 
Khoa Medic TPHCM trong 2 tháng, từ tháng 07/2020 
đến 08/2020. 
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Toàn bộ bệnh nhân đồng ý 
chụp cắt lớp vi tính động mạch vành có bơm thuốc 
cản quang theo chỉ định của bác sĩ lâm sàng và 
được chụp MSCT động mạch vành theo quy trình 
chuẩn. 
Tiêu chuẩn loại trừ: Bệnh nhân chụp CT động 
mạch vành đã biết trước có thương tổn vùng ngực 
hay vùng bụng trên. 
Phương pháp nghiên cứu 
Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 23.0 và 
Excel 2007. Các biến số định tính được trình bày 
theo tần suất và tỉ lệ %. Các biến số định lượng 
được trình bày theo trị số trung bình và độ lệch 
chuẩn. 
Có 500 bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn nghiên cứu. 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Đặc điểm chung của dân số 
Có 500 bệnh nhân (263 nam và 237 nữ) được 
chụp CT động mạch vành, tuổi trung bình 59,3 ± 
11,2 (tuổi thấp nhất 28 tuổi, cao nhất 92 tuổi). 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 149 
Đặc điểm lâm sàng 
Hình 1. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng 
Phần lớn bệnh nhân đến chụp MSCT động mạch vành là do triệu chứng đau ngực trái. 
Tần suất mắc bệnh động mạch vành: 
Bảng 1. Tần suất mắc bệnh động mạch vành 
Bệnh động mạch vành Tần suất (n = 500) 
Không bệnh 154 (30.8%) 
Có bệnh 346 (69.2%) 
Bệnh nhân hẹp động mạch vành có ý nghĩa (≥ 50%) chiếm tỷ lệ cao (69.2%). 
Tần suất phát hiện thương tổn ngoài tim và sang thương ung bướu 
Bảng 2. Tần suất phát hiện thương tổn ngoài tim 
Thương tổn phát hiện ngoài tim Tần suất (n = 500) 
Không 315 (63%) 
Có 185 (37%) 
Một số lượng đáng kể (37%) sang thương ngoài tim được phát hiện tình cờ khi chụp CTA động mạch vành. 
Bảng 3. Tần suất phát hiện sang thương ung bướu 
Thương tổn phát hiện ngoài tim Tần suất (185/500) 
Thương tổn dạng ung bướu 85 (17%) 
Thương tổn khác 100 (20%) 
Trong số đó sang thương ung bướu ngoài tim được phát hiện gần phân nửa. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 150 
Tần suất sang thương ung bướu được phát hiện 
Hình 2.Tỷ lệ sang thương ung bướu được phát hiện 
Tần suất phát hiện tình cờ thương tổn ung bướu ở phổi chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là thương tổn di 
căn xương cột sống. 
Tỷ lệ thương tổn tại phổi 
Bảng 4. Tỷ lệ phát hiện thương tổn tại phổi 
Thương tổn tại phổi Tần suất (41/500) 
Nốt đơn độc < 10mm 31 (6.2%) 
Nốt đơn độc ≥ 10mm 5 (1%) 
Ung thư phổi 5 (1%) 
Thương tổn nốt đơn độc ở phổi < 10mm chiếm 
tỷ lệ cao nhất. 
Tỷ lệ tổn thương tại gan 
Bảng 5. Tỷ lệ phát hiện các thương tổn tại gan 
Thương tổn tại gan Tần suất (22/500) 
Nang gan 12 (2.4%) 
Hemagioma 2 (0.4%) 
Ung thư gan 8 (1.6%) 
Tỷ lệ thương tổn ở vú 
Bảng 6. Tỷ lệ thương tổn ở vú 
Thương tổn ở vú Tần suất (8/500) 
Thương tổn dạng mô tuyến vú 6 (1.2%) 
Thương tổn có đóng vôi 2 (0.4%) 
Thương tổn dạng mô tuyến vú nhiều hơn 
thương tổn có đóng vôi. 
Tỷ lệ u tuyến thượng thận 
Bảng 7. Tỷ lệ phân bố U tuyến thượng thận 
U tuyến thượng thận Tần suất (6/500) 
U tuyến thượng thận trái 3 (0.6%) 
U tuyến thượng thận phải 3 (0.6%) 
Tỷ lệ phát hiện U tuyến thượng thận trái và phải 
như nhau. 
Tỷ lệ U trung thất 
Bảng 8. Tỷ lệ phân bố U trung thất 
U Trung thất Tần suất (5/500) 
Trước 4 (0.8%) 
Giữa 0 (0.0%) 
Sau 1 (0.2%) 
Không thấy xuất hiện U trung thất giữa, U trung 
thất trước chiếm tỷ lệ cao nhất. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 151 
Tỷ lệ thương tổn di căn xương cột sống: Có 3 ca. 
Hình 3. Tỷ lệ thương tổn ung bướu và di căn xương cột sống 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm chung của dân số 
Nam 52.6% ưu thế nhẹ hơn so với nữ, phù hợp 
với tất cả tác giả có cùng nghiên cứu. Tuổi trung 
bình trong nghiên cứu của chúng tôi (59,3 ± 11,2) 
không có sự khác biệt nhiều so với các tác giả khác. 
Đặc điểm lâm sàng và tần suất mắc bệnh động 
mạch vành 
Phần lớn bệnh nhân đến chụp MSCT động 
mạch vành có cản quang là do đau ngực trái và 
cũng là triệu chứng chính của bệnh động mạch 
vành, nên tần suất mắc bệnh động mạch vành trong 
nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao (69.2%), 
đều này phù hợp với y văn và các tác giả có cùng 
nghiên cứu. 
Tần suất phát hiện tình cờ thương tổn ngoài tim 
Tác giả cùng nghiên cứu Tần suất IEFs 
Christoph I. Lee, Emily B.Tsai[3] (n = 151) 65 (43%) 
Richard Bruce Irwin, Tom Newton[10] (n = 714) 154 (22%) 
Subramaniyan Ramanathan[11] (n = 1713) 600 (35%) 
Nghiên cứu của chúng tôi (n = 500) 185 (37%) 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tần suất 
phát hiện tình cờ thương tổn ngoài tim sau khi chụp 
CT động mạch vành có cản quang gần giống với các 
tác giả người nước ngoài có cùng nghiên cứu[11]. 
Trong số thương tổn phát hiện tình cờ khi chụp 
CTA mạch vành (37%) thì thương tổn ung bướu 
chiếm tỷ lệ gần phân nửa (17%). Trong số này sang 
thương ung bướu hay gặp nhất là phổi (8.2%), kế 
đến là sang thương vùng bụng trên (5.6%), sang 
thương ở vú (1.6%), trung thất (1%) và sang thương 
sang di căn xương cột sống tương đối ít gặp (0.6%). 
Ở phổi sang thương sang thương dạng nốt đơn 
độc < 10mm chiếm tỷ lệ cao nhất, ở vùng bụng trên 
thương tổn tại gan chiếm ưu thế, trong khi đó U ở 
trung thất trước hay gặp hơn các U trung thất khác, 
đều này phù hợp với y văn và hầu hết các tác giả có 
cùng nghiên cứu[6]. 
Mở rộng FOV sau chụp CTA động mạch vành 
Chụp CTA động mạch vành là phương tiện 
chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn có chính xác 
cao, hiệu quả và an toàn (vì liều tia xạ và liều thuốc 
cản quang nằm trong giới hạn cho phép) đã được so 
sánh và chứng minh. 
Nhưng việc chụp CTA động mạch vành bằng 
các trường chụp (FOV) chuyên dụng dành cho tim, 
rất dễ bỏ sót các thương tổn gần tim. Việc mở rộng 
FOV sau khi chụp, chẳng qua là một kỹ thuật bung 
rộng trường chụp và tái tạo hình ảnh lại ở trạm xử lý 
hình ảnh, do đó sẽ không ảnh hưởng gì đến liều tia 
hay liều thuốc cản quang. Nếu phát hiện sớm và 
được ghi nhận thêm sang thương ngoài tim khi chụp 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 152 
CTA động mạch vành, sẽ rất lợi cho bệnh nhân về mặt dự hậu sau này. 
Hình 4. Bệnh nhân nam 66 tuổi, đã đặt 2 stent động mạch vành 6 năm, đến khám vì đau ngực trái, 
kết quả CT mạch vành: 2 stent còn hoạt động tốt, có khối choán chỗ thùy dưới phổi trái d = 42x43mm, nhiều 
hạch trung thất và hạch rốn phổi trái, thương tổn gan phải, d = 32x33mm, bắt thuốc cản quang viền, thương tổn 
tăng đậm độ nhiều thân sống, kết quả giải phẫu bệnh Carcinom tuyến, biệt hóa kém, xâm nhập ở phổi 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 153 
Hình 5. Nốt phổi đơn độc hạ phân thùy S6 trái, d = 21mm, có nhiều nốt vôi bên trong và tạo hang 
Hình 6. Trung thất trước có thương tổn đậm độ mô, d = 12x14x16mm, bờ đều, giới hạn rõ, 
theo dõi tồn lưu tuyến ức, phân biệt: U tuyến ức 
Hình 7. Nốt đậm độ mô mềm, d = 6mm trong mô tuyến vú trái, vị trí 3h 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 154 
Hình 8. U tuyến thượng thận phải (d = 10x24mm), U tuyến thượng thận trái (d = 14x23mm) 
Hình 9. Vôi hóa kèm xơ vữa hẹp nhẹ ba nhánh động mạch vành 
Hình 10. Gan phải có thương tổn kích thước d = 20mm, bắt thuốc tương phản mạnh - 
Theo dõi Hemagioma gan phải 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 155 
KẾT LUẬN 
Một số lượng đáng kể sang thương ung bướu 
ngoài tim được phát hiện khi chụp CTA động mạch 
vành. Nếu phát hiện ngẫu nhiên sang thương ở giai 
đoạn sớm, sẽ có lợi cho bệnh nhân trong việc theo 
dõi và điều trị sau này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Budoff MJ, Fischer H, Gopal A (2006) “Incidental 
findings with cardiac CT evaluation: should we 
read beyond the heart? Catheter Cardiovasc 
Interv” 68:965 - 973. [PubMed: 17086525] 
2. Burt JR, Iribarren C, Fair JM, et al (2008) 
“Incidental findings on cardiac multidetector row 
computed tomography among healthy older 
adults: prevalence and clinical correlates” Arch 
Intern Med; 168:756 - 761. [PubMed: 18413559] 
3. Christoph I. Lee, Emily B. Tsai and Geoffrey 
D.Rubin (June 2010) “Incidental Extracardiac 
Findings at Coronary CT: Clinical and Economic 
Impact” Vol.194. 
4. Dewey M, Schnapauff D, Teige F, Hamm B 
(2007) “Noncardiac findings on coronary 
computed tomography and magnetic resonance 
imaging”. Eur Radiol. 17:2038 - 2043. [PubMed: 
17268800]. 
5. Dharam J. Kumbhani et al. American Journal of 
Cardiology 2009. Volume 103, Issue 12, Pages 
1675 - 168 
6. E.Pinto, D.Penha, S. Srivastava (2020) “Cardiac 
CT Lessons : Extra-cardiac findings” ECR 2020 / 
C-09116. 
7. Journal of Cardiovascular Computed 
Tomography 8 ( 2014 ) 254 – 271. 
8. Nicola Flor, Giovanni Di Leo, Silvia Amaryllis 
Claudia Squarza (2012) “Malignant Incidental 
Extracardiac Findings on Cardiac CT: 
Systematic Review and Meta-Analysis”. 
9. Onuma Y, Tanabe K, Nakazawa G, et al (2006) 
“Noncardiac findings in cardiac imaging with 
multidetector computed tomography”. J Am Coll 
Cardiol; 48:402 - 406. [PubMed: 16843193]. 
10. Richard Bruce Irwin, Tom Newton, Charles 
Peebles (2012) “Incidental extra-cardiac findings 
on clinical CMR”. 
11. Subramaniyan Ramanathan, SushilaB. 
Ladumor,Willington Francis, Abdelnasser A. 
Allam, (2019) “Incidental Non-cardiac Findings in 
Coronary Computed Tomography Angiography: 
Is it Worth Reporting? doi:10.25259/JCIS - 41 – 
2019. 
12. Taylor et al. (2010) Appropriate Use Criteria for 
Cardiac Computed Tomography. JACC Vol. 56, 
No. xx. 

File đính kèm:

  • pdfphat_hien_tinh_co_sang_thuong_ung_buou_khi_chup_cat_lop_vi_t.pdf