Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre

Nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm điều chỉnh lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật, đa dạng hóa sản xuất và phòng ngừa rủi ro. Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng từ hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb - Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 170 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở các huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ chỉ ở mức trung bình (53,9%) và có sự chênh lệch lớn giữa các hộ (7,0% - 89,7%). Kết quả hồi quy Tobit cho thấy hộ nuôi tôm áp dụng các biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ và điều chỉnh kỹ thuật góp phần tăng hiệu quả kỹ thuật. Đồng thời, nếu hộ áp dụng càng nhiều biện pháp thích ứng hơn thì hiệu quả sẽ càng cao. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện cho người nuôi tôm tiếp cận với các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu cũng giúp cải thiện đáng kể hiệu quả kỹ thuật

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 1

Trang 1

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 2

Trang 2

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 3

Trang 3

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 4

Trang 4

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 5

Trang 5

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 6

Trang 6

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 7

Trang 7

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 11060
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre

Phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre
127
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(119)/2020
PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP 
THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HIỆU QUẢ KỸ THUẬT 
CỦA HỘ NUÔI TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI TỈNH BẾN TRE
Võ Thái Hiệp1, Đặng Thanh Hà2
TÓM TẮT
Nghiên cứu nhằm phân tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu đến hiệu quả kỹ thuật của 
các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại tỉnh Bến Tre. Các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm điều chỉnh 
lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật, đa dạng hóa sản xuất và phòng ngừa rủi ro. Hiệu quả kỹ thuật được ước lượng từ 
hàm sản xuất biên ngẫu nhiên Cobb - Douglas, dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 170 hộ nuôi tôm thẻ chân 
trắng ở các huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú. Hiệu quả kỹ thuật của các hộ chỉ ở mức trung bình (53,9%) và có 
sự chênh lệch lớn giữa các hộ (7,0% - 89,7%). Kết quả hồi quy Tobit cho thấy hộ nuôi tôm áp dụng các biện pháp 
điều chỉnh lịch thời vụ và điều chỉnh kỹ thuật góp phần tăng hiệu quả kỹ thuật. Đồng thời, nếu hộ áp dụng càng 
nhiều biện pháp thích ứng hơn thì hiệu quả sẽ càng cao. Bên cạnh đó, nâng cao trình độ học vấn, tạo điều kiện cho 
người nuôi tôm tiếp cận với các nguồn thông tin về biến đổi khí hậu cũng giúp cải thiện đáng kể hiệu quả kỹ thuật. 
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, biện pháp thích ứng, hiệu quả kỹ thuật và tôm thẻ chân trắng
1 Nghiên cứu sinh, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
2 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tôm nước lợ đang được nuôi tại 30 tỉnh thành 
và trở thành sản phẩm hàng hóa lớn ở nước ta gồm 
2 loài là tôm sú (loài bản địa) và tôm thẻ chân trắng. 
Từ năm 2008, sau khi Bộ Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn có chủ trương cho phép nuôi tôm thẻ 
chân trắng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nó đã 
trở thành đối tượng nuôi quan trọng. Đến năm 2013, 
tôm thẻ chân trắng đã vượt tôm sú về sản lượng và 
giá trị xuất khẩu (Đỗ Hương, 2017). Nghề nuôi tôm 
đã tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho 
nhiều cư dân ở vùng ven biển.Vì thế, nuôi tôm được 
xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn 
của nhiều địa phương trong cả nước, trong đó có 
tỉnh Bến Tre. 
Nghề nuôi tôm tỉnh Bến Tre phát triển mạnh và 
khá lâu đã làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời 
sống nông dân vùng ven biển được cải thiện và nâng 
lên rõ rệt. Bến Tre thuộc nhóm 05 tỉnh dẫn đầu 
Đồng bằng sông Cửu Long về diện tích và sản lượng 
tôm nước lợ. Năm 2017, diện tích là 37.285 ha và sản 
lượng là 54.870 tấn, chiếm 21,13% trong tổng sản 
lượng nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh (BSO, 2017). 
Tuy nhiên, giá cả thức ăn, con giống, thuốc thú y 
phục vụ nuôi tôm gia tăng do nguồn nguyên liệu 
khan hiếm đã gây nhiều khó khăn. Đặc biệt, trong 
điều kiện biến đổi khí hậu (BĐKH), nắng nóng kéo 
dài, độ mặn tăng cao và xâm nhập sâu làm phát sinh 
nhiều dịch bệnh có tính chất ngày càng phức tạp, dễ 
lây lan và gây chết hàng loạt (UBND tỉnh Bến Tre, 
2015). Đứng trước tình hình đó, người nuôi tôm đã 
từng bước tìm kiếm các biện pháp thích ứng nhằm 
giảm các tác động tiêu cực để duy trì, cải thiện năng 
suất và hiệu quả. 
Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu đánh giá 
hiệu quả tài chính của các hộ nuôi tôm thâm canh ở 
các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Nguyễn Thanh 
Long và Huỳnh Văn Hiền, 2015; Lê Thị Phương Mai 
và ctv., 2014; Đỗ Minh Vạn và ctv., 2016). Gần đây, 
đánh giá hiệu quả tương đối của hộ nuôi tôm bằng 
phương pháp “phân tích màng bao dữ liệu, DEA” và 
“phân tích hàm biên ngẫu nhiên, SFA” cũng được 
một số tác giả thực hiện như Nguyễn Thị Hồng Liễu 
(2020), Phạm Lê Thông và Đặng Thị Phượng (2015); 
Nguyễn Thùy Trang và cộng tác viên (2018), Đặng 
Thị Phượng và cộng tác viên (2020). Dựa vào mức 
hiệu quả được tính toán và ước lượng, các tác giả 
tiếp tục phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu 
quả, thông thường là tuổi, trình độ học vấn, kinh 
nghiệm, diện tích canh tác, tham gia khuyến nông. 
Tuy nhiên, hầu như chưa có nghiên cứu phân 
tích ảnh hưởng của các biện pháp thích ứng với 
BĐKH đến hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ 
chân trắng. Vì thế, nghiên cứu này là hết sức cần 
thiết để bổ sung thêm khoảng trống kiến thức này 
dưới góc nhìn kinh tế. Kết quả nghiên cứu là tiền 
đề quan trọng để nâng cao khả năng thích ứng với 
BĐKH, cải thiện hiệu quả cho ngành nuôi tôm nói 
chung và tôm thẻ chân trắng nói riêng.
128
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(119)/2020
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các biện pháp thích ứng 
với biến đổi khí hậu và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu 
quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm 
canh tại tỉnh Bến Tre.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cơ sở lý thuyết
a) Thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất 
nông nghiệp
Thích ứng với biến đổi khí hậu là sự điều chỉnh 
của các hệ thống tự nhiên hay xã hội để ứng phó với 
các kích thích do biến đổi khí hậu đang hoặc được 
dự báo sẽ xảy ra hay với các tác động của chúng, để 
từ đó, giảm nhẹ sự thiệt hại hoặc khai thác nhưng cơ 
hội thuận lợi mà nó mang lại (IPCC, 2007). Trong 
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến 
đổi khí hậu là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc 
con người đối với hoạt động canh tác nông nghiệp 
nhằm giảm khả năng bị tổn thương do biến đổi khí 
hậu gây ra và có thể tận dụng các cơ hội do biến đổi 
khí hậu mang lại (Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu, 
2013). Hay thích ứng với biến đổi khí hậu liên quan 
đến những thay đổi trong biện pháp quản lý nông 
nghiệp để đối phó với những thay đổi của thời tiết 
(Akinnagbe and Irohibe, 2014). Thích ứng với biến 
đổi khí hậu sẽ góp phần cải thiện năng suất và hiệu 
quả sản xuất cây trồng, vật nuôi. 
b) Đo lường hiệu quả kỹ thuật
Hiệu quả kỹ thuật là tối thiểu hóa lượng các yếu 
tố đầu vào với đầu ra cho trước hoặc tối đa hóa các 
yếu tố đầu ra với lượng yếu tố đầu vào cho trước 
(Farrell, 1957). Có hai phương pháp đo lường hiệu 
 ...  Trong khi 
đó, diện tích nuôi tôm có ảnh hưởng nghịch biến 
đến hiệu quả kỹ thuật. 
131
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(119)/2020
Bảng 3. Kết quả hồi quy Tobit các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật
Tên biến Hệ số Sai số chuẩn t P> |t| dy/dx
Điều chỉnh lịch thời vụ (D1) 0,080** 0,031 2,60 0,010 0,079
Điều chỉnh kỹ thuật (D2) 0,172*** 0,036 4,76 0,000 0,170
Đa dạng hóa sản xuất (D3) 0,031 0,025 -1,24 0,216 -0,030
Phòng ngừa rủi ro (D4) 0,033 0,031 1,06 0,292 0,033
Số lượng biện pháp thích ứng 
với BĐKH mà hộ áp dụng (Z1) 0,013
** 0,005 2,27 0,024 0,013
Tuổi chủ hộ (Z2) 0,001 0,001 0,13 0,899 0,001
Trình độ học vấn chủ hộ (Z3) 0,015*** 0,004 3,79 0,000 0,015
Diện tích ao nuôi (Z4) -0,032* 0,179 -1,77 0,079 -0,031
Số lượng nguồn thông tin 
về BĐKH mà hộ tiếp cận (Z5) 0,023
** 0,011 2,14 0,034 0,023
Số năm nhận biết thời tiết 
thay đổi thất thường (Z6) 0,002 0,005 0,50 0,615 0,002
Hằng số 0,063 0,069 0,91 0,362
Prob > Chi2 0,0000        
Log likelihood 81,191        
LR χ2 112,84         
Nguồn: Kết quả khảo sát (2018).
Ghi chú: ***, ** và *: chỉ mức ý nghĩa thống kê tương ứng 1%, 5%, 10%.
Hộ nuôi tôm áp dụng biện pháp điều chỉnh lịch 
thời vụ (D1) bằng cách thay đổi thời điểm thả giống 
hay thu hoạch để phù hợp với sự thay đổi thời tiết. 
Hệ số ước lượng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và 
đồng biến với hiệu quả kỹ thuật. Nếu hộ nuôi tôm 
áp dụng biện pháp điều chỉnh lịch thời vụ thì hiệu 
quả kỹ thuật sẽ tăng thêm 7,9% (dy/dx = 0,079). 
Tương tự, hộ nuôi tôm áp dụng các biện pháp điều 
chỉnh kỹ thuật (D2) sẽ ảnh hưởng đồng biến và có ý 
nghĩa thống kê rất cao đến hiệu quả kỹ thuật (1%). 
Hơn nữa, khi hộ nuôi tôm áp dụng biện pháp điều 
chỉnh kỹ thuật thì hiệu quả sẽ tăng thêm 17,0% 
(dy/dx = 0,170) so với hộ không áp dụng biện pháp 
này. Cho nên, biện pháp điều chỉnh các kỹ thuật là 
rất quan trọng để tăng năng suất tôm nuôi. Bên cạnh 
đó, hệ số của biến số lượng biện pháp thích ứng với 
BĐKH mà hộ nuôi tôm áp dụng (Z1) có dấu dương 
và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%. Điều này chứng 
tỏ rằng, khi hộ nuôi tôm áp dụng càng nhiều biện 
pháp thích ứng để đối phó với thời tiết thay đổi thì 
hiệu quả nuôi tôm mang lại sẽ càng cao. Cụ thể là 
khi hộ nuôi tôm áp dụng thêm 1 biện pháp thích 
ứng thì hiệu quả kỹ thuật mang lại sẽ tăng thêm 1,3%
 (dy/dx = 0,013). Vì thế, việc các cơ quan hữu quan 
cần phổ biến và khuyến khích nông hộ áp dụng các 
biện pháp để đối phó với sự thay đổi thời tiết là thực 
sự quan trọng. 
Mặc dù hệ số ước lượng của biện pháp phòng 
ngừa rủi ro (D4) không có ý nghĩa thống kê nhưng 
nó đồng biến với hiệu quả kỹ thuật. Hộ nuôi tôm 
tăng cường theo dõi thông tin dự báo thời tiết để có 
kế hoạch ứng phó kịp thời, thường xuyên đắp cao bờ 
bao ao tôm cũng có thể nâng cao được hiệu quả kỹ 
thuật (dy/dx = 0,033). Mặt khác, hệ số ước lượng của 
biện pháp đa dạng hóa sản xuất (D3) lại mang dấu 
âm và không có ý nghĩa thống kê. Qua phỏng vấn 
cho thấy những thành viên phụ trách nuôi tôm thẻ 
chân trắng thâm canh hầu như dành toàn bộ thời 
gian để chăm sóc, theo dõi quá trình sinh trưởng của 
con tôm. Cho nên, nếu họ thực hiện thêm các hoạt 
động sản xuất khác ngoài nuôi tôm thì khả năng 
giảm năng suất và hiệu quả là điều có thể xảy ra. Vì 
thế, hộ nuôi tôm cần lưu ý phân bố lực lượng lao 
động trong gia đình giữa các hoạt động khác nhau 
sao cho phù hợp. 
Trình độ học vấn của chủ hộ (Z3) có ảnh hưởng 
đồng biến với hiệu quả kỹ thuật với ý nghĩa thống 
kê 1%. Khi trình độ học vấn của chủ hộ tăng 
132
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(119)/2020
thêm 1 năm thì hiệu quả kỹ thuật tăng thêm 1,5% 
(dy/dx = 0,015). Hộ nuôi tôm có trình độ học vấn 
cao giúp họ dễ dàng ứng dụng những kỹ thuật mới 
vào sản xuất phù hợp với đặc điểm của ao nuôi, tiếp 
nhận và xử lý thông tin có liên quan đến vấn đề biến 
đổi khí hậu tốt hơn và có kế hoạch thích ứng kịp 
thời. Vì vậy, yếu tố này đã góp phần đáng kể trong 
việc tăng hiệu quả kỹ thuật của hộ nuôi tôm. 
Diện tích ao nuôi (Z4) có ảnh hưởng tỷ lệ nghịch 
với hiệu kỹ thuật ở mức ý nghĩa 10%, kết quả này 
cho thấy những hộ có diện tích ao nuôi càng lớn 
thì hiệu quả kỹ thuật sẽ càng thấp. Điều này có thể 
giải thích rằng những hộ có diện tích ao nuôi lớn thì 
việc kiểm soát các yếu tố môi trường ao nuôi biến 
đổi thất thường như nhiệt độ, độ mặn, oxy trong ao 
nuôi trở nên khó khăn hơn. Khi diện tích ao nuôi 
tăng thêm 1ha thì hiệu quả kỹ thuật giảm 3,1% 
(dy/dx = - 0,031). Như vậy, hộ nuôi tôm thẻ chân 
trắng không có lợi thế về quy mô.
Số lượng nguồn thông tin về BĐKH mà hộ tiếp 
cận (Z5) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% 
và mang dấu dương. Nghĩa là khi hộ tiếp cận thông 
tin về biến đổi khí hậu từ nhiều nguồn khác nhau 
như tivi, radio, internet, cán bộ khuyến nông, người 
quen, hàng xóm... thì hiệu quả kỹ thuật tăng lên. Khi 
hộ tiếp cận thêm 1 nguồn thông tin thì hiệu quả kỹ 
thuật tăng 2,3% (dy/dx = 0,023). Qua tiếp xúc với 
các nguồn thông tin về BĐKH giúp hộ có thêm kiến 
thức để ứng phó với thời tiết thất thường nhằm cải 
thiện năng suất tôm nuôi. Ngoài ra, số năm nhận 
biết thời tiết thay đổi thất thường ảnh hưởng đồng 
biến đến hiệu quả kỹ thuật nhưng không có ý nghĩa 
thống kê. Qua nhiều năm quan sát thời tiết thay đổi, 
người nuôi tôm có thể điều chỉnh các biện pháp 
thích ứng một cách hợp lý.
IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận
Kết quả nghiên cứu này dựa trên số liệu thu thập 
từ 170 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh 
Bến Tre. Các nhóm biện pháp thích ứng chủ yếu mà 
hộ nuôi tôm áp dụng là điều chỉnh lịch thời vụ, điều 
chỉnh kỹ thuật, đa dạng hóa sản xuất và phòng ngừa 
rủi ro. Nghiên cứu đã sử dụng hàm sản xuất biên 
ngẫu nhiên Cobb-Douglas để ước lượng hiệu quả kỹ 
thuật của hộ nuôi tôm bằng chương trình Stata 12.0. 
Hiệu quả kỹ thuật của các hộ nuôi tôm dao động 
khá lớn trong khoảng 7,0% đến 89,7%, trung bình là 
53,9%. Kết quả này hàm ý hiệu quả kỹ thuật của các 
hộ nuôi tôm chỉ ở mức trung bình do việc sử dụng 
các đầu vào chưa hợp lý, đồng thời do ảnh hưởng 
của các yếu tố khách quan thời tiết, khí hậu và môi 
trường. Năng suất của hộ nuôi tôm còn có khả năng 
tăng đến 46,1%. Nghiên cứu đã khám phá ra rằng 
các hộ nuôi tôm áp dụng các biện pháp điều chỉnh 
lịch thời vụ, điều chỉnh kỹ thuật sẽ làm tăng hiệu quả 
kỹ thuật. Đồng thời, nếu hộ áp dụng càng nhiều biện 
pháp thích ứng với biến đổi khí hậu thì hiệu quả kỹ 
thuật càng tăng. Bên cạnh đó, chủ hộ có trình độ học 
vấn cao và tiếp cận được nhiều nguồn thông tin liên 
quan đến biến đổi khí hậu cũng góp phần nâng cao 
hiệu quả kỹ thuật. Tuy nhiên, diện tích ao nuôi càng 
lớn thì hiệu quả kỹ thuật càng giảm. 
4.2. Đề nghị
Kết quả nghiên cứu này cho thấy để tăng năng 
suất và cải thiện hiệu quả kỹ thuật, trước tiên cần 
nâng cao nhận thức, tuyên truyền phổ biến thông 
tin đến người nuôi tôm về vấn đề biến đổi khí hậu 
(nguyên nhân, tác động của nó đối với sản xuất). 
Hướng dẫn người nuôi tôm áp dụng các biện pháp 
để thích ứng thông qua các lớp tập huấn khuyến 
nông, trên các phương tiện truyền thông như loa, 
đài phát thanh, truyền hình, tờ rơi. Đồng thời, cải 
thiện giáo dục sẽ đẩy nhanh sự thích ứng và gia tăng 
khả năng ra quyết định của các hộ nuôi tôm trong 
việc áp dụng các biện pháp thích ứng. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Thị Kim Anh, Bùi Nguyễn Phúc Thiên 
Chương, Hồ Xuân Hướng và Lê Thị Huyền Trang, 
2013. Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí 
hậu của các hộ dân ven biển tỉnh Bến Tre. Tạp chí 
Kinh tế & Phát triển, 194: 63-73.
Cục Thống kê tỉnh Bến Tre (BSO), 2017. Niên giám 
Thống kê tỉnh Bến Tre. Nhà xuất bản Thanh niên.
Nguyễn Hữu Đặng, 2017. Phân tích hiệu quả kỹ thuật 
của hộ trồng thanh long tại huyện Châu thành, tỉnh 
Long An. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, 
15 (4): 537-544.
Võ Thái Hiệp, Đặng Thanh Hà, Châu Tấn Lực và 
Nguyễn Ngọc Thùy, 2020. Đánh giá tính dễ bị tổn 
thương của hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh 
ven biển tỉnh Bến Tre do biến đổi khí hậu. Tạp chí 
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 15: 112-121.
Đặng Thị Hoa và Chu Thị Thu, 2013. Giải pháp nâng 
cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản 
xuất nông nghiệp của người dân ven biển huyện Giao 
133
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(119)/2020
Thủy, tỉnh Nam Định. Đề tài nghiên cứu khoa học 
công nghệ cấp cơ sở. Trường Đại học Lâm nghiệp, 
Hà Nội.
Đỗ Hương, 2017. Ngành nuôi tôm có lợi thế thuyệt đối, 
ngày truy cập: 4 tháng 10 năm 2020. Địa chỉ truy cập: 
tom-Viet-Nam-co-loi-the-tuyet-doi/298074.vgp.
Đặng Thị Phượng, Huỳnh Văn Hiền, Nguyễn Thị Kim 
Quyên, Lê Nguyễn Đoan Khôi và Nobuyuki Yagi, 
2020. Hiệu quả kỹ thuật của mô hình nuôi tôm thẻ 
chân trắng Litopenaeus vannamei (Boone, 1931) 
qui mô nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp 
chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, tập 56, số 
chuyên đề thủy sản: 110-116.
Nguyễn Thị Hồng Liễu, 2020. Phân tích hiệu quả kỹ 
thuật của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh 
Trà Vinh. Tạp chí Công Thương. Các kết quả nghiên 
cứu khoa học và ứng dụng công nghệ , số 13, 7 trang.
Võ Hồng Tú, 2015. Ứng dụng phương pháp phân tích 
giới hạn sản xuất ngẫu nhiên để đo lường hiệu quả 
môi trường của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tạp 
chí Khoa học và Phát triển, tập 13, số 8: 1519-1526.
Nguyễn Thanh Long và Huỳnh Thanh Hiền, 2015. 
Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô 
hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Cà Mau. Tạp 
chí Khoa học - Trường Đại học Cần Thơ, 1: 105-111.
Lê Thị Phương Mai, Dương Văn Ni và Trần Ngọc Hải, 
2014. Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chánh của 
mô hình nuôi tôm sú (penaeus monodon) thâm canh 
ở Sóc trăng, Bạc Liêu và Cà Mau. Tạp chí Khoa học 
- Trường Đại học Cần Thơ, số chuyên đề thủy sản: 
114-122.
Phạm Lê Thông và Đặng Thị Phượng, 2015. Hiệu quả 
kinh tế của mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán 
thâm canh ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí 
Kinh tế và phát triển, 217: 46-55.
Nguyễn Thùy Trang, Huỳnh Việt Khải và Võ Hồng Tú, 
2018. Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm vùng 
ven biển tỉnh Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học - Trường 
Đại học Cần Thơ. Tập 54(7D): 146-154.
UBND tỉnh Bến Tre, 2015. Báo cáo tóm tắt dự án “Cập 
nhật kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí 
hậu tỉnh Bến Tre”. Văn phòng Chương trình Mục 
tiêu Quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đỗ Minh Vạn, Trần Ngọc Hải, Trần Hoàng Tuân và 
Trương Hoàng Minh, 2016. Đánh giá hiệu quả nuôi 
tôm thẻ chân trắng thâm canh theo các hình thức tổ 
chức ở đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khoa học 
- Trường Đại học Cần Thơ, 42d: 50-57.
Akinnagbe O.M. and Irohibe I.J., 2014. Agricultural 
adaptation strategies to climate change impacts in 
Africa: a review. Bangladesh Journal Agricultural 
Research 39 (3): 407-418.
Aigner, D., Lovell, C. and Schmidt, P., 1977. Formulation 
and Estimation of Stochastic Frontier Production 
Function Models. Journal of Econometrics, 6: 21-37.
Bravo-Ureta, Boris E, and Pinheiro, Antonio E., 1997. 
Technical, economic, and allocative efficiency in 
peasant farming: evidence from the Dominican 
Republic. The Developing Economies, 35 (1): 48-67. 
Battese, G.E. and Coelli, T.J., 1992. Frontier production 
functions, technical efficiency and panel data with 
application to paddy farmers in India. Journal of 
Productivity Analysis, 3: 153-169.
Farrell, M. J., 1957. The measurement of productive 
efficiency. Journal of the Royal Statistical Society: 
Series A, 21: 253-281. 
IPCC, 2007. Climate change 2007: Impact, adaptation 
and vulnerability. Contribution of Working 
group II to the Fourth Assessment Report of the 
Intergovernmental Panel On Climate Change, 2007, 
Cambridge University Press., 1000.
Jiri, O., Mafongoya, P., and Chivenge, P., 2015. 
Smallholder farmer perceptions on climate change 
and variability: A predisposition for their subsequent 
adaptation strategies. Journal of Earth Science and 
Climate Change, 6 (5): 1-5.
Khai, Huynh Viet, and Yabe, Mitsuyasu, 2011. 
Productive Efficiency of Soybean Production in the 
Mekong River Delta of Vietnam Soybean - Applications 
and Technology (pp. 111-128): InTech Publishing: 
Rijeka, Croatia.
Analysis of the effects of climate change adaptation measures on technical efficiency 
of the white-leg shrimp farming households in Ben Tre province
 Vo Thai Hiep, Dang Thanh Ha
Abstract
The study aims to analyze the effects of climate change adaptation measures on the technical efficiency of intensive 
white-leg shrimp farming households in Ben Tre province. Climate change adaptation measures include seasonal 
calendar adjustments, technical adjustments, production diversification and risk prevention. The technical 
efficiency was estimated from the Cobb - Douglas random marginal production function, based on primary data 
collected from 170 white-leg shrimp farming households in Ba Tri, Binh Dai and Thanh Phu districts. The level of 
134
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 10(119)/2020
technical efficiency of households was only average (53.9%) and there was a large difference between households 
(7.0 - 89.7%). The Tobit regression results showed that shrimp farming households applied measures of seasonal 
calendar adjustments and technical adjustments could contribute to increasing technical efficiency. At the same 
time, if more adaptation measures were applied by shrimp farming households, the efficiency would be increased. 
The research results also showed that improving education levels, creating conditions for shrimp farming households 
to access sources of information on climate change also significantly improves technical efficiency.
Keywords: Climate change, adaptation measures, technical efficiency and white-leg shrimp
Ngày nhận bài: 05/10/2020
Ngày phản biện: 17/10/2000 
Người phản biện: TS Khổng Tiến Dũng
Ngày duyệt đăng: 22/10/2020

File đính kèm:

  • pdfphan_tich_anh_huong_cua_cac_bien_phap_thich_ung_bien_doi_khi.pdf